Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và
biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt
buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng
lương như đối với quân nhân.
Tại Điều 2 dự
thảo quy định đối tượng áp dụng gồm:
1. Người lao
động quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Người lao
động quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Người lao
động quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công
tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp
quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định
thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này.
4. Người sử dụng
lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo
hiểm xã hội, gồm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định
này.
Tiền
lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Dự thảo đề xuất
2 phương án quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của đối
tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (Hạ sĩ quan, binh
sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên
quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí):
Phương án
1: Hai năm đầu
đóng bằng 02 lần mức tham chiếu, sau đó cứ mỗi năm tiếp theo tăng thêm 0,5 lần
mức tham chiếu, tối đa bằng 04 lần mức tham chiếu.
Phương án
2: Bằng 02 lần
mức tham chiếu.
Cơ quan chủ trì
soạn thảo đề xuất lựa chọn phương án 01 nhằm tạo điều kiện ở mức có lợi nhất
cho đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, nhất là đối với những đồng chí
tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 có thời gian từ 4 đến 7 năm là học
viên các học viện, nhà trường trong Quân đội, mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là toàn bộ thời gian đóng bảo
hiểm xã hội.
Truy
thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Dự thảo cũng đề
xuất 2 phương án quy định về truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Phương án
1: Khi tiền
lương của người lao động được điều chỉnh tăng, làm tăng tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian thực hiện được hồi tố trở về trước
thì người sử dụng lao động và người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3
Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm truy thu, truy đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
số tiền chênh lệch so với số tiền đã đóng đối với các tháng được hồi tố điều chỉnh
tăng tiền lương tương ứng.
Phương án
2: Khi tiền
lương của người lao động được điều chỉnh tăng, làm tăng tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động quy
định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm truy
thu, truy đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội số tiền chênh lệch so với số tiền
đã đóng đối với các tháng được điều chỉnh tăng tiền lương tương ứng.
Cơ quan chủ trì
soạn thảo đề xuất lựa chọn phương án 02 để dễ hiểu trong quá trình triển khai
tổ chức thực hiện.
Cách tính số
tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội được căn cứ trên cơ sở mức đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội
Cách tính số
tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội được căn cứ trên cơ sở mức đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã
hội.
Trường hợp người
lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này phục viên, xuất
ngũ, thôi việc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội, trong
thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi
việc có hiệu lực thi hành, nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm
xã hội thì được nộp lại số tiền bảo hiểm xã hội một lần đã nhận cho cơ quan, đơn
vị quản lý người lao động trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc để hoàn trả
về quỹ bảo hiểm xã hội và được Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội
Công an nhân dân xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Mức đóng, phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của
người lao động, người sử dụng lao động trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Dự thảo quy định
chi tiết mức đóng, phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của
người lao động và người sử dụng lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1
và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 34
Luật Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người
lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này được cấp có thẩm quyền cử
biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, công an, cơ
yếu hoặc được cử sang làm việc tại các doanh nghiệp, liên doanh của quân đội,
công an, cơ yếu mà vẫn do cơ quan, đơn vị cũ quản lý thì tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã
hội.
Trường hợp người
lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này đang giữ chức vụ lãnh đạo ở
một cơ quan, đơn vị trong quân đội, công an, cơ yếu; đồng thời, được bầu cử, bổ
nhiệm, kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác (cả trong và ngoài
quân đội, công an, cơ yếu) thì được hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm theo quy
định của pháp luật về tiền lương; phụ cấp kiêm nhiệm này không dùng để tính
đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được
thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội.
Người lao động
quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thì tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội tính trên mức tham chiếu do Chính phủ quy định ở từng giai
đoạn.
Trường hợp người
lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội mà bị ốm đau
từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng
bảo hiểm xã hội tháng đó với căn cứ đóng bằng căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng
gần nhất. Trường họp bị ốm ngay tháng đầu làm việc thì mức đóng bảo hiểm xã hội
được xác định bằng tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính
tháng đó.
Trường hợp người
lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội mà không làm
việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian người lao động không làm việc theo quy định
tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.
Từ 1/1/2026, sổ bảo hiểm xã hội được cấp bản điện tử, trường hợp
có yêu cầu mới được cấp bản giấy
Dự thảo cũng quy
định: Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho người lao động bằng bản điện tử hoặc bản
giấy và có giá trị pháp lý như nhau; trong đó chứa đựng thông tin cơ bản về
nhân thân, ghi nhận việc đóng, hưởng, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội và
các thông tin cần thiết khác có liên quan và là cơ sở để giải quyết chế độ bảo
hiểm xã hội. Từ 01 tháng 01 năm 2026, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được cấp bản điện
tử; trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội yêu cầu thì được cấp bằng bản
giấy.
Dữ liệu về sổ
bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, được cập
nhật chính xác, kịp thời và quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Bộ trưởng Bộ Công an.
Giao dịch điện
tử về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định
tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, phù hợp với đặc thù hoạt động quân sự, công
an, cơ yếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét