Trong thời đại phát triển
của các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, thói quen tiêu dùng của đại
đa số người dân đang dần thay đổi, mua sắm online có thể mua sắm đa dạng mặt
hàng, dễ dàng lựa chọn và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên nguồn gốc, chất lượng
hàng hóa, công dụng của các sản phẩm vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Cách đây vài năm khi người dùng mới tiếp cận với hoạt động
thương mại qua Internet hoặc kinh doanh qua các nền tảng mạng xã hội, thông
thường người mua hàng phải chuyển tiền sản phẩm trước khi nhận hàng. Các câu
truyện về việc mua hàng quảng cáo một đằng đến khi nhận hàng chất lượng một
nẻo, rồi muôn vàn các hình thức lừa đảo qua mạng phát sinh khiến người dùng có
phần e dè và cảnh giác vào các sản phẩm mình mua.
Đến khi các nền tảng thương mại điện tử xuất hiện sau đó
là các gian hàng mở trên nền tảng mạng xã hội xuất hiện với nhiều lựa chọn cũng
như các đánh giá của người dùng thì hoạt động thương mại điện tử ngày càng tăng
trưởng mạnh với các hình thức Livestream bán hàng của các người nổi tiếng,
người có ảnh hưởng và các công ty, doanh nghiệp thì người tiêu dùng có phần cởi
mở và mua sắm nhiều hơn. Có thể nói rằng mua sắm qua thương mại điện tử khiến
người dùng mua được những gì mình cần với giá cả cạnh tranh, sản phẩm đa dạng,
tự do trong hoạt động tiêu dùng cũng như tạo điều kiện để người sản xuất, hộ
kinh doanh dễ dàng tiếp cận đến khách hàng phục vụ hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên ngoài các lợi ích thì những vấn đề liên quan đến
nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như công dụng thực tế có phần chưa được đảm
bảo, chưa có chế tài có thể quản lý chặt chẽ các vấn đề này. Vừa qua dư luận
đặc biệt quan tâm đến việc Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ xử phạt hành chính đối với Phạm Quang Linh
(thường được biết đến với tên Quang Linh Vlogs) và Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng
Du Mục) vì quảng cáo không đúng đối với sản phẩm Kẹo rau củ Kera. Được biết sản
phẩm Kẹo rau củ Kera chỉ là sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng từ rau hoàn toàn
không thể thay thế rau xanh rong các bữa ăn hàng ngày tuy nhiên lại được quảng
cáo và cung cấp thông tin sản phẩm không đúng sự thật gây ảnh hưởng đến người
tiêu dùng.
Theo thông tin chính thức từ Cục Phát thanh
Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đã lập biên
bản xử phạt vi phạm hành chính với Phạm Quang Linh và Nguyễn Thị Thái Hằng về
hành vi quảng cáo không đúng, gây nhầm lẫn về chất lượng đã được công bố.
Nguyễn Thúc Thủy tiên (người được mời tham gia các buổi quảng cáo) bị nhắc nhở
chú ý hơn trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và các
quy định cung cấp thông tin trên mạng theo Nghị định 147.
Tuy Cục chưa đưa ra mức phạt cụ thể, nhưng cho biết quyết
định xử phạt sẽ sớm được đưa ra. Theo khoản 5, điều 34, Nghị định 38, về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực Văn hoá và Quảng cáo, hành vi quảng cáo không
đúng hoặc gây nhầm lẫn, bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Một số
trường hợp đặc biệt như quảng cáo mỹ phẩm hoặc thực phẩm chức năng gây hiểu lầm
có mức phạt thấp hơn, dao động từ 20 - 40 triệu đồng. Nếu vi phạm do tổ chức
thực hiện, mức phạt sẽ gấp đôi. Ngoài ra các hành vi vi phạm còn bị áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả và xử phạt bổ sung.
Đây mới là vấn đề về quảng cáo và cung cấp thông tin so
với công dụng thực tế của sản phẩm, còn vấn đề về nguồn gốc, chất lượng sản
phẩm còn chưa được đề cập tới. Không chỉ riêng sản phẩm Kẹo rau củ nói trên mà
hầu hết các sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội thường
không đề cập tới nhà sản xuất, chất lượng được quảng cáo mang tính quảng cáo
công dụng và mang tính chất cá thể không có nhiều sự so sánh; đánh giá của
người dùng sau khi nhận sản phẩm là chủ yếu, còn đánh giá sau khi sử dụng một
thời gian không có nhiều.
Do đó khi sử dụng hoạt động thương mại điện
tử người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các sản phẩm về sử dụng
đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc sản phẩm có thể ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe. Đối với người quảng cáo, cung cấp thông tin về các sản phẩm
bán cho người dùng cần phải cung cấp chính xác tác dụng của sản phẩm. Đối với
các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm đề ra cơ chế hiệu quả để bảo vệ quyền lợi
và sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm từ các sàn thương mại
điện tử và mạng xã hội./.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét