Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021
Thực hiện đồng bộ giải pháp ngăn nội dung xấu trên mạng xã hội
Xử lý fanpage “Cảnh Sát Hình Sự” giả mạo kênh thông tin của Bộ Công an
Một số thông tin đáng chú ý trên các trang mạng xã hội
Đổi mới hình thức, phương thức cung cấp thông tin để đội ngũ báo cáo viên lan tỏa thông tin đầy đủ, kịp thời .
Đừng tự đánh mất trí khôn của mình
HỌC NGHỊ QUYẾT CẦN THƯỜNG XUYÊN, LIÊN TỤC Đặt vấn đề như vậy để thấy rằng, việc học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng ở mỗi cán bộ, đảng viên cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Thực tế, hiện sự chủ động trong nghiên cứu, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng ở nhiều cán bộ, đảng viên hoàn toàn phụ thuộc vào các lớp học tập trung do cấp ủy, tổ chức đảng ở từng cấp triệu tập. Chất lượng, việc tổ chức học tập tập trung như phần trên bài viết này đã phân tích. Do không thường xuyên học tập, nghiên cứu nên có không ít cán bộ, đảng viên hiểu và vận dụng chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa đúng với thực tiễn, thậm chí cá biệt có trường hợp vận dụng trái ngược với nghị quyết. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc của cá nhân, đơn vị mà còn gây ra rất nhiều hệ lụy cho người dân, gây rối bận cho tổ chức. Tình trạng đơn thư vượt cấp kéo dài có một phần nguyên nhân chính từ việc đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức ở cơ sở không nắm vững chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để giải quyết trước những đòi hỏi chính đáng của người dân. Nói về vai trò của lý luận, Bác Hồ từng ví đó như “trí khôn của con người”. Sẽ chẳng ai có thể đọc một lần nghị quyết là hiểu ngay, nhớ ngay. Vì vậy, nếu chỉ phụ thuộc vào việc học tập, nghiên cứu nghị quyết của Đảng theo hình thức tập trung, điều chắc chắn là sẽ không mang lại hiệu quả. Bởi vậy, sự chủ động, tích cực, tự giác trong học tập, nghiên cứu nghị quyết của từng cán bộ, đảng viên chính là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Lý luận về giáo dục và quá trình nhận thức đã được các nhà khoa học phân tích kỹ, xin không nhắc lại nhưng ai cũng hiểu rằng: Tự học, tự nghiên cứu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức và sử dụng tri thức. Khi và chỉ khi nào từng cán bộ, đảng viên hiểu được thực chất của vấn đề, nắm vững vấn đề thì khi đó mới biết cách để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn. Hiểu phương phưởng, đại khái, không nắm được bản chất sẽ không bao giờ hy vọng có được kết quả tốt trong hoạt động thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghiên cứu lý luận chính trị không chỉ dừng ở phạm vi trường lớp mà phải nêu cao tinh thần tự học, học ở mọi nơi, mọi lúc: “Học ở trường, ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”. Nêu lại một vài hiện tượng, vấn đề từ thực tiễn và vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của việc học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng để mỗi cán bộ, đảng viên suy ngẫm, tự kiểm điểm lại những việc mà mình đã làm, đang làm và sẽ làm. Chúng ta đều biết, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ ra một trong số biểu hiện để nhận diện sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đó là: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Nghị quyết cũng thẳng thắn thừa nhận: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức”. Như vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức một cách đầy đủ rằng: Lười học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng cũng chính là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đặc biệt là tự đánh mất “trí khôn” của mình. Bởi vậy, nếu không sớm nhận diện, sớm có giải pháp khắc phục thì sự suy thoái này sẽ gây nguy hại khôn lường, không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, một tập thể, một địa phương, đơn vị mà còn ảnh hưởng đến uy tín, năng lực, sức chiến đấu của Đảng. Bởi, "Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt". Theo đó, trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiến hành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về tổ chức học tập, nghiên cứu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, hy vọng mỗi cấp ủy, tổ chức đảng sẽ có nhiều cách thức đổi mới trong tổ chức học tập, nghiên cứu, nhưng điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự giác của từng cán bộ, đảng viên./.
HỌC THẬT, NHƯNG KIẾN THỨC GIẢ
KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN
NGOẠI GIAO, GÓP PHẦN GIỮ VỮNG CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC, TÍNH CHỦ ĐỘNG TÍCH CỰC
CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là
không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời, là địa bàn chiến
lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Kế thừa
và phát triển truyền thống dựng và giữ nước của dân tộc, nhận thức sâu sắc vị
trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển,
đảo. Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là quản lý, khai thác đi đôi với
bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển,
làm cho đất nước giàu mạnh.
Quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng về biển, đảo Việt
Nam, cùng với công tác tuyên truyền, đấu tranh trên thực địa và chính trị, công
tác đấu tranh trên mặt trận đối ngoại đã được thực hiện một cách chủ động, kiên
quyết và kiên trì, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất
nước. Trong công tác đối ngoại, Việt Nam đã chủ động nêu vấn đề Biển Đông trong
các cuộc tiếp xúc ở tất cả các cấp với nhiều nước, tại các diễn đàn đa phương
như Hội nghị các cấp ASEAN, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp
cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị
Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và các hội nghị quốc tế khác.
Chủ động xây dựng và lưu hành tại Liên hợp quốc các tài liệu khẳng
định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bác bỏ và
phản đối các hành động sai trái, xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Các hoạt
động ngoại giao kênh học giả được triển khai đa dạng và đồng bộ; các cuộc hội
thảo thu hút hàng trăm học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông.
Ngay khi có những tình huống nảy sinh trên biển, vi phạm chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, chúng ta đã chủ động, kiên quyết
và kiên trì đấu tranh với các bên liên quan để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc
gia Việt Nam ở Biển Đông. Vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan Hải
Dương - 981 (HD981) và các biện pháp đấu tranh của Việt Nam, trong đó có đấu
tranh trên mặt trận ngoại giao là minh chứng sống động thể hiện quan điểm chủ động,
kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
Với vị thế là quốc gia hướng biển, có vị thế địa - chính trị, địa
- kinh tế then chốt, nằm ở vị trí xung yếu về mặt trận an ninh, quốc phòng. Việt
Nam có nhiều lợi thế và không ít thách thức trong công cuộc đưa đất nước trở
thành “quốc gia mạnh về biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an
toàn” như Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
Khoá XII đã đề ra./.
NHỮNG BIỂU HIỆN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ
LỰC THÙ ĐỊCH
VỀ ĐẠI HỘI ĐẢNG CSVN LẦN THỨ XIII, BẦU
CỬ QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ (2021 – 2026)
Sau đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù
địch, đang ráo riết, triệt để tận dụng in-tơ-nét và phương tiện truyền thông để
chống phá, nhằm xuyên tạc, bôi đen, nói xấu Ðảng.
Thời
gian qua, các thế lực thù địch đã tập trung bịa đặt, xuyên tạc với những luận
điệu phi lý, vô căn cứ nhằm phủ nhận các nội dung hệ trọng, có tính chất chiến
lược, tập trung vào mục đích bảo đảm ích nước lợi dân. Trên các diễn đàn khác
nhau, họ tung tin, phát tán nhiều tài liệu gọi là “thư ngỏ, kiến nghị tâm
huyết” với nội dung tập trung xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, đồng thanh la lối rằng Văn kiện “không có gì mới, lặp lại
nội dung đã nêu tại các kỳ đại hội trước”, “thiếu tầm tư duy chiến lược”,
“không chịu đổi mới”, từ đó họ la lối “Việt Nam đang đi vào ngõ cụt”, “Ðảng Cộng
sản Việt Nam lúng túng, bế tắc”, rồi dựa vào đó để đòi “thay máu tư tưởng”. Nấp
trong cái vỏ bọc “yêu nước”, họ đã công bố một số ý kiến “đổi mới” mà thực chất
là “đổi màu” nhằm hướng lái Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Họ cố
tình chà đạp lên khát vọng về một đất nước phát triển, chà đạp lên mong muốn,
kỳ vọng của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân về tương lai, tiền đồ tươi sáng
của dân tộc.
Những mưu
đồ đó thể hiện qua các luận điệu công khai hay úp mở, mập mờ thì vẫn chỉ nhằm
mục đích duy nhất là phá hoại nền tảng tư tưởng của Ðảng là chủ nghĩa Mác –
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò tổ chức, lãnh đạo cách mạng của
Ðảng Cộng sản Việt Nam,… phục vụ “giấc mộng thay máu tư tưởng”, đưa Việt Nam đi
theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ðể đạt được mục đích họ không từ thủ đoạn
chống phá nào, kể cả chiêu trò hèn hạ, bỉ ổi, tinh vi, xảo quyệt. Tiếp đó là
chống phá bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021 – 2026, tiếp tục thực hiện kế hoạch chống phá Việt Nam một cách
toàn diện bằng mọi thủ đoạn của “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ, tung hỏa mù làm vẩn đục bầu không khí chính trị;
phá hoại khối đoàn kết và thống nhất trong Ðảng, phá hoại khối đoàn kết giữa Ðảng
với nhân dân, gây rối loạn trật tự và an toàn xã hội, gây mất ổn định chính
trị, làm suy giảm tiến tới làm mất niềm tin của người dân với đội ngũ cán bộ
của Ðảng, Nhà nước từ trung ương tới địa phương…
Dự đoán,
trong thời gian tới các thế lực thù địch sẽ đẩy mạnh hoạt động, tìm mọi cách
móc nối, liên kết, hợp lực giữa bên ngoài và bên trong, đẩy mạnh các hoạt động
hoặc công khai, hoặc bí mật dưới nhiều hình thức, biện pháp mới để chống phá
Ðảng, Nhà nước. Thông qua việc xuyên tạc, phủ nhận các quan điểm, đường lối,
chủ trương, chính sách… của Ðảng, Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo
dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; triệt để lợi dụng
các diễn đàn, các phương tiện thông tin truyền thông đa phương tiện, các trang
mạng trên in-tơ-nét, các đối tượng trên sẽ tăng cường phát tán thông tin xấu
độc nhằm tác động tới tâm lý và tư tưởng, tạo tiền đề cho các hoạt động chống
phá Ðảng, Nhà nước.
Do vậy,
chúng ta cần tiếp tục nhận diện, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch đó
là nhiệm vụ của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên,
mỗi người dân Việt Nam cần luôn cảnh giác, hết sức tỉnh táo, vững vàng bản
lĩnh, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc,
phục vụ nhân dân vì cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
CÓ PHẢI VIỆT NAM CHỈ BIẾT QUAN NGẠI
“Trung Quốc điều 200 tàu cá "dân quân" ở Sinh Tồn Đông,
Philippines đưa máy bay và tàu chấp pháp ra ngăn cản, Việt Nam thì chỉ biết
quan ngại, lo lắng"
"Việt Nam hèn kém, không dám lên tiếng, chỉ dám bày tỏ quan
ngại. Máy bay đâu, tàu ngầm đầu, sao không bắn đi mà mặc cho Trung Quốc ngang
nhiên thế".
Vậy, có thực là Việt Nam chỉ biết quan ngại hay không?
Cùng thời điểm mà Trung Quốc điều 200 tàu đóng "tránh"
thời tiết xấu ở gần Sinh Tồn Đông, thì Việt Nam chính thức công bố cảng dầu khí
lớn bậc nhất Đông Nam Á tại giàn khoan Sao Vàng - Đại Nguyệt, gần bãi Tư Chính.
Ngoài việc phục vụ việc phát triển kinh tế, Sao Vàng - Đại Nguyệt còn đóng vai
trò là một "ngọn đuốc giữa biển" khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt
Nam tại Biển Đông.
Trước đó, giàn khoan Sao Vàng - Đại Nguyệt đã hòa những dòng khí đốt
đầu tiên vào đường ống tiếp bờ Nam Côn Sơn 2, đánh dấu việc Việt Nam chính thức
thực hiện quyền khai thác kinh tế tại vùng này, mặc cho Trung Quốc nhiều lần
đăng đàn phản đối. “Sao Vàng” là ngôi sao trên lá cờ đỏ sao vàng. Còn “Đại Nguyệt”
chính là “vầng trăng lớn” đối đầu với “mặt trời lớn” - Trung Quốc, được lấy cảm
hứng từ câu đối “Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô” của Mạc Đĩnh
Chi. Nghĩa gốc của câu đối là: “Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rụng”
mặt trời. Hàm ý của câu đối là một nước nhỏ cũng có thể chiến thắng một nước lớn.
Cần biết rằng, vào những năm 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc từng
đề xuất Việt Nam cùng khai thác dầu mỏ tại bãi Tư Chính. Trung Quốc sẽ bỏ vốn đầu
tư, nhân lực, thiết bị, còn Việt Nam chỉ việc công nhận chủ quyền Trung Quốc tại
bãi Tư Chính và "ngồi đợi tiền về". Nhưng Việt Nam chưa bao giờ đồng
ý và luôn giữ một thái độ rất kiên quyết, nhiều lần điều tàu thực thi chủ quyền
khiến tàu thăm dò Trung Quốc phải rút về.
Trung Quốc từng mong muốn chiếm đóng phi pháp bãi Tư Chính. Nhưng
Trung Quốc chưa bao giờ làm được điều này cả, mà chính Việt Nam đã khẳng định
được chủ quyền lãnh thổ, thực thi quyền lợi kinh tế tại đây. Từ tiền đề đã có từ
Tư Chính, trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ tiếp tục khởi động dự án tại mỏ
Cá Voi Xanh - rất gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Cũng trong những ngày này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định
chi hơn 4800 tỷ đồng, tương đương khoảng 210 triệu USD kéo điện lưới quốc gia
ra Côn Đảo. Mục đích của việc kéo điện này nhằm đảm bảo nguồn cung điện ổn định
cho sự phát triển kinh tế của Côn Đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây là một
trong những dự án kéo điện ra hải đảo tốn kém nhất Đông Nam Á và bị nhiều người
Việt cho là lãng phí.
Nhiều người thường bảo “tư nhân hóa ngành điện”, nhưng nếu tư nhân
hóa ngành điện, thì liệu có doanh nghiệp nào bỏ vốn hàng ngàn tỷ đồng đầu tư
cho một khu vực hải đảo chỉ với khoảng 10 ngàn dân hay không? Mà nếu chấp nhận
bỏ vốn đầu tư, rồi bán điện với giá 400 ngàn/1 số điện, liệu nhân dân có dám
dùng không?
Phú Quốc, Kiên Hải, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ… là những
tiền đồn của Tổ Quốc, có giá trị quan trọng về chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc.
Tiền đồn có mạnh, thì đất liền mới vững.
Tờ Economictimes từng nhận định rằng, tham vọng của Việt Nam là muốn
biến Côn Đảo thành một “cơ sở hậu cần” của quân đội Việt Nam, nơi mà các máy
bay SU có thể cất và hạ cánh, và quan trọng hơn, các tàu ngầm Việt Nam có thể
xuất hiện và đóng quân. Hiện nay, Malaysia và Indonesia nhiều lần bắt bớ ngư
dân Việt Nam vô lý, việc xây dựng Côn Đảo thành một “cơ sở hậu cần” khiến cho
ngư dân Việt Nam thêm an tâm khi hoạt động kinh tế tại thềm lục địa phía Nam,
các lực lượng Việt Nam có nơi cập bờ để tiếp liệu thay vì phải vào tận các cảng
đất liền.
Cũng chính tờ này, khẳng định rằng Việt Nam đã và đang tôn tạo,
xây dựng các đảo tại Trường Sa như Đá Tây hay Sinh Tồn để có thể phòng thủ và tấn
công trước Trung Quốc. Ngoài ra, các đảo Phan Vinh và Nam Yết đều ghi nhận sự
gia tăng về diện tích, xuất hiện thêm nhiều nhà chứa tên lửa, trạm thông tin
liên lạc, tòa nhà hành chính...
Trung Quốc từng đề nghị Philippines “cùng khai thác” tại vùng đặc
quyền kinh tế của Philippines, Tổng thống Duterte đồng ý và bày tỏ sự vui mừng,
mặc cho người dân và đồng minh phản đối gay gắt. Trung Quốc cũng gửi lời đề nghị
tương tự nhưng Việt Nam đáp lại bằng lời từ chối thẳng thừng và còn điều tàu ra
chấp pháp, khiến tàu Trung Quốc phải rút lui.
Trung Quốc điều tàu thăm dò vào bãi Tư Chính, Việt Nam đáp lại bằng
cách xây dựng dàn khoan 14 ngàn tấn - lớn nhất từ trước đến nay, tiến hành khai
thác dầu khí và xây dựng cảng cho tàu siêu trọng cập bến.
Trung Quốc luôn khẳng định bãi Tư Chính là của họ, nhiều lần điều
tàu ra xâm lấn và thăm dò, nhưng Việt Nam mới là quốc gia duy nhất cho đến nay
hiện diện, thực thi quyền chủ quyền và quyền kinh tế tại đây. Nếu Việt Nam sợ
hãi hay quan ngại bằng mồm, thì đã chấp nhận đề nghị "cùng chia sẻ bãi Tư
Chính" vào năm 1994 rồi.
Trên mặt ngoại giao, chúng ta “quan ngại” và nói chuyện đúng sai dựa
trên luật pháp quốc tế. Quan ngại không có nghĩa là sợ hãi và thoái lui. Mà đằng
sau đó, là những nỗ lực khẳng định chủ quyền không ngừng nghỉ và bền bỉ.
CÁC CHIÊU
TRÒ XUYÊN TẠC TRƠ TRẼN CỦA PHẠM TRẦN,
MỘT PHẦN
TỬ THOÁI HÓA, BIẾN CHẤT
Trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam, các thế lực thù địch, phản động đã điên cuồng chống phá bằng
nhiều hình thức và thủ đoạn bỉ ổi. Chúng đã triệt để lợi dụng sự
phát triển của mạng internet để xuyên tạc, nói xấu Đảng, Chế độ và
các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua đó để gây
hoang mang dư luận, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với
Đảng, chế độ và các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta. Một
trong những phần tử tích cực chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng những
lời lẽ xuyên tạc trơ trẽn đó là Phạm Trần.
Sự thật vẫn là sự thật, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đại hội
thành công vô cùng tốt đẹp, kết quả của đại hội đã tạo được niềm
tin và tự hào trong quần chúng nhân cũng như bạn bè quốc tế. Trước
thực tế đó, lẽ ra các thế lực thù địch không còn lý do gì để tiếp
tục công kích, bôi nhọ, phá hoại… Tuy nhiên, với âm mưu, thủ đoạn chống phá
Đảng, Nhà nước, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt, nổi
bật trong vẫn là cái tên Phạm Trần. Mới đây, trên trang mạng xã hội
(Danlambao.com), Phạm Trần đã xuyên tạc, y đưa ra cái gọi là “Quân đội-công
an cũng diễn biến” để lòe, bịp thiên hạ.
Để minh chứng cho nhận định hồ đồ của y, Phạm Trần đã thu thập thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau, y cắt xén, thêm, bớt, bình luận rồi quy kết rằng, cả
lực lượng Quân đội và Công an đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hàng
ngũ, lung lay không nhỏ và sẽ tan hàng trong tương lai,…
Phạm Trần viện dẫn một số vụ việc thoái hóa, tham nhũng của cán bộ (đã
được kết luận, xử lý công khai). Theo như cách “diễn” của y, thì những ai
đang bị thiếu thông tin sẽ bị lừa phỉnh và có thể dễ tin đó là sự thật, song
đằng sau những lời bình luận cực kỳ khiên cưỡng đó của y, chúng ta lại không
thể tin vì sự tráo trở của nó. Và càng không thể tin trong lực lượng Quân đội
và Công an nhân dân của ta đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “hàng ngũ
lung lay”.
Tuy nhiên, tính nguy hiểm của thủ đoạn là nó dễ gây nên sự ngộ nhận, mơ
hồ trong nhận thức giữa đúng- sai, thật - giả lẫn lộn giữa một vài vụ việc
nhằm để “vơ đũa cả nắm”.
Như chúng ta đã biết, một cơ thể sống, một tổ chức muốn phát triển tốt
bao hàm cả việc phòng bệnh và chữa bệnh, trong đó phòng bệnh là chính. Điều này
càng thể hiện rõ khi Đảng, Nhà nước ta đưa ra chủ trương phòng, chống “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Vì vậy, mọi con người, mọi tổ chức trong
hệ thống chính trị đều tiến hành “tự soi, tự sửa” để phát triển lành mạnh, đó
là việc làm hết sức bình thường, hợp quy luật tự nhiên. Theo đó, tổ chức nào
phát hiện cá nhân sai phạm bất kể là ai đều phải được tự phê bình và phê bình,
sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, sai phạm đến đâu, xử lý đến đó (kể cả xử lý hình
sự), đây cũng là việc làm hết sức hiển nhiên không có gì phải bàn cãi.
Sự hằn học của Phạm Trần và đồng bọn, thực chất là để được bố thí từ
hầu bao của các thế lực thù địch, phản động núp bóng phía sau. Bọn
chúng đã “vẽ ra” những điều không có thật nhằm gây sự hoài nghi của nhân dân
vào Quân đội, Công an, vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Luận điệu mà y đưa ra hoàn toàn không đúng với
thực tế ở Việt Nam, đó là những luận điệu cắt xén, bóp méo thông tin, là sự vu
khống trắng trợn… Những kẻ như Phạm Trần là “trở lực” chính cho sự phát triển
bền vững ở Việt Nam và đáng bị lên án, trừng trị thích đáng.
Trước tình hình đó, mỗi chúng ta cần hết sức cảnh giác và thẳng
thắn vạch mặt những chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch như kiểu của
Phạm Trần. Đồng thời, chúng ta phải kiên định, kiên quyết bảo vệ, phát huy
những thành quả đã đạt được để tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
NGĂN CHẶN TRÒ “NÉM ĐÁ GIẤU TAY” PHÁ HOẠI BẦU CỬ
Chuẩn bị diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, vấn đề đơn tố cáo, trò “ném đá giấu tay” lại nổi cộm, gây nhiều khó khăn cho công tác rà soát nhân sự ở cơ quan, đơn vị, địa phương, ảnh hưởng tới uy tín cá nhân cán bộ, tổ chức Đảng. Ngăn chặn hành động phá hoại bầu cử nêu trên trước hết đòi hỏi sự tỉnh táo của mỗi người khi tiếp nhận thông tin, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội.
Ân xá quốc tế lại xuyên tạc nhân quyền Việt Nam
Tổ chức Ân xã quốc tế ngày ¼ vừa qua lại vừa ra thông cáo báo chí lên án vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, tăng cường trấn áp các tiếng nói đối lập cũng như các ứng viên độc lập.
Lại trò tung hỏa mù, xuyên tạc công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV là kiện toàn các chức danh chủ chốt của Nhà nước. Lợi dụng vấn đề này, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã “cắt gọt, bình luận thông tin một cách sai lệch, xuyên tạc tình hình nhằm kích động sự hoài nghi trong dư luận, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Các
đối tượng bất chấp thực tế rằng công tác nhân sự được Đảng, Nhà nước ta thực
hiện hết sức thận trọng, có sự cân nhắc kỹ lưỡng, các đối tượng xấu vẫn liên
tục bôi lem. Đặc biệt, những ngày gần đây, khi Quốc hội khóa XIV tiến hành kiện
toàn các chức danh chủ chốt (Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc
hội và một số chức danh lãnh đạo bộ máy Nhà nước), một lần nữa các đối tượng
lại gia tăng công kích, tung ra các nhận định, đánh giá, ý kiến sai trái, xuyên
tạc, vu khống...
Các
trang Facebook như Việt Tân, Chân trời mới media; một số tờ báo nước ngoài có
nội dung tiếng Việt như RFA (Đài Á châu tự do), VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ),
BBC…cùng nhiều trang mạng truyền thông do các cá nhân, tổ chức phản động, chống
đối, cơ hội chính trị điều hành liên tục đưa ra những bài viết, bình luận tiêu
cực, không đúng thực tế, với cách đánh giá sai lệch, gây hoang mang, tạo ra sự
hiểu lầm trong dư luận.
Một
số đối tượng lại cố tình đưa ra thông tin theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen”
bằng cách suy diễn “Quốc hội khóa cũ bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới”, “Quốc hội
khóa XIV làm thay Quốc hội XV”, “bầu cử ở Việt Nam diễn ra theo kiểu chưa sinh
ra cha đã sinh ra con”… Ở một diễn biến khác, các đối tượng cơ hội chính
trị tiếp tục tấn công công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước ta bằng những luận
điệu vô căn cứ, vu khống rằng bầu cử Quốc hội chỉ là một “vở kịch” được Đảng
dựng ra để lừa dối người dân; việc đi bầu cử không có nghĩa lý gì vì tất cả các
vị trí đã được “xếp ghế” từ trước; bầu cử Quốc hội là thời điểm “chia chác”,
“đấu đá” quyền lực giữa các phe nhóm, quy chụp Việt Nam là quốc gia “độc tài”
và không có dân chủ trong công tác nhân sự… Từ đây, các đối tượng gây hoang
mang dư luận, kích động người dân không đi bầu cử.
Khoản
7, Điều 70, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định nhiệm vụ, quyền hạn của
Quốc hội: “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ
tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội... Sau
khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án
Tòa án nhân dân Tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và
Hiến pháp”. Đồng thời, Luật Tổ chức Quốc hội cũng quy định cụ thể nội dung này.
Với cơ sở pháp lý như trên, việc miễn nhiệm và bầu mới một số chức danh chủ
chốt của Nhà nước trong kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV là hoàn toàn hợp hiến,
hợp pháp.
Thực
tế, các chức danh Nhà nước được miễn nhiệm và bầu mới tại kỳ họp thứ 11, Quốc
hội khóa XIV không phải là bầu cho khóa mới, bầu cho nhiệm kỳ sau, “làm thay”
Quốc hội khóa XV như những gì các đối tượng xấu đang tố tình rêu rao, lan
truyền để chống phá, công kích công tác bầu cử, kích động “tẩy chay bầu cử”.
Việc miễn nhiệm, bầu mới là của Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Việc
kiện toàn nhân sự chủ chốt Nhà nước tại thời điểm hiện tại là để bảo đảm sự
lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Sau Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều cán bộ chủ chốt của Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Chính phủ không vào Bộ Chính trị khóa mới. Vì vậy, việc
phân công, sắp xếp, bố trí, kiện toàn lại bộ máy Nhà nước để bảo đảm sự lãnh
đạo, bảo đảm sự đồng bộ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với hiệu lực, hiệu quả
của bộ máy Nhà nước là hết sức cần thiết.
Sau
khi Quốc hội khóa XV được cử tri bầu ra, tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khóa mới
sẽ thực hiện công tác nhân sự cho nhiệm kỳ 2021 - 2026. Và một điều hiển nhiên
là nếu các đồng chí giữ vị trí được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa
XIV không trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (đối với các vị trí yêu cầu phải
là đại biểu Quốc hội) hoặc không được Quốc hội khóa XV tín nhiệm bầu, phê chuẩn
thì nghiễm nhiên sẽ thôi giữ chức vụ. Khi đó, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục thực
hiện công tác nhân sự theo đúng quy định.
Cùng
với công tác nhân sự tại Quốc hội, càng đến gần ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, các thế lực thù địch, phản động, chống đối,
cơ hội chính trị càng đẩy mạnh việc tuyên truyền, xuyên tạc chống phá bầu cử.
Song song với việc “tự rạch mặt ăn vạ” qua chiêu trò “tự ứng cử” và kích động,
kêu gọi người dân “tẩy chay bầu cử”, các đối tượng xấu cũng tập trung đẩy mạnh
việc tuyên truyền bôi lem, làm sai lệch bản chất công tác nhân sự của Đảng, Nhà
nước ta.
Đồng
thời, những kẻ này cũng ráo riết tiến hành công kích, bôi nhọ thân thế, sự
nghiệp; đưa tin sai trái, thất thiệt về đời tư, phẩm chất, mối quan hệ của các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hòng gây hoang mang dư luận, từ đó hướng lái,
kích động người dân thực hiện các hành vi sai trái, tiếp tay cho các hoạt động
chống phá.
Trần
Anh Tú
Bài 3: Không thể phá được ngày hội của toàn dân (Tiếp theo và hết)
Vạch trần chiêu trò đòi “dân chủ” vô nguyên tắc trong bầu cử
Càng
gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân
dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch càng đẩy mạnh việc
xuyên tạc công tác tổ chức bầu cử, cổ xúy cho một số đối tượng tự xưng là “nhà
dân chủ” tự ứng cử, nói xấu các nhân sự là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam,
kêu gọi “tẩy chay bầu cử”...
Bài 1: Mưu đồ phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với Quốc hội
Bài 2: Thủ đoạn “ăn vạ” phía sau chiêu trò tự
ứng cử
Thế
nhưng những âm mưu thâm độc đó sẽ bị vạch trần và chắc chắn ngày bầu cử sẽ là
ngày hội lớn.
Herostratus
và những “kẻ đốt đền” thời nay
Vào
đêm hè của năm 356 trước Công nguyên, một sự kiện đã gây chấn động toàn bộ thế
giới văn minh thời điểm đó. Trong đêm khuya thanh vắng, ngọn lửa bất ngờ bùng
lên ở đền Artemis (kỳ quan thứ tư trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại). Trong
chốc lát, ngôi đền đã biến thành những đống đổ nát, khói lửa mù mịt... Thủ phạm
gây ra tai họa này là Herostratus. Tại phiên tòa xét xử Herostratus sau đó,
Herostratus đã làm ngỡ ngàng các quan tòa khi thừa nhận việc mình đốt ngôi đền
chỉ vì muốn được lưu danh muôn thuở. Herostratus bị treo cổ kèm theo hình phạt
bổ sung là: Mãi mãi không ai được nhắc đến cái tên gắn liền với tội ác hủy diệt
thế giới văn minh theo cách man rợ này! Thế nhưng, cái tên Herostratus với biệt
danh “kẻ đốt đền” vẫn mãi mãi được lưu truyền với lời nguyền rủa của nhân loại.
Điều
đáng buồn là gần 2.400 năm sau vẫn còn có những người có tư tưởng giống như “kẻ
đốt đền" Herostratus. Trên mạng xã hội gần đây xuất hiện hình ảnh một ông
già tóc bạc phơ, để dài như tóc phụ nữ, kêu gọi mọi người hãy ủng hộ ông vào
Quốc hội. Theo như lời giới thiệu trên trang Facebook cá nhân thì vị này đã 84
tuổi, từng là giáo sư của một trường đại học lớn, từng là đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam nhưng do “bất đồng chính kiến” nên đã làm đơn xin ra khỏi Đảng.
Ông này hùng hồn tuyên bố trên trang Facebook cá nhân: “Nếu vào được Quốc hội,
tôi sẽ không chịu bị biến thành nghị gật”.
Trả
lời phỏng vấn một tờ báo nước ngoài, vị này nói: “Tôi năm nay ngoài 80 tuổi
nhưng tôi thấy vẫn còn sức khỏe tốt, quan trọng nhất là tôi có nhiều tư tưởng,
ý nghĩ, mong muốn đóng góp để xây dựng đất nước... Tôi thực sự mong đất nước có
một Quốc hội đúng nghĩa Quốc hội là cơ quan đại diện cho dân. Muốn như vậy,
Quốc hội phải có nhiều người giỏi để làm luật, thực hiện vai trò là cơ quan lập
pháp... Mong ước đầu tiên của tôi khi vào Quốc hội là tôi sẽ cải cách, đổi mới
cách làm luật...”.
Thoáng
nghe thì có người khen vì ông đã già rồi mà vẫn “mong muốn đóng góp để xây dựng
đất nước” và nghĩ rằng chắc ông ta sẽ giỏi luật lắm, nhưng đọc kỹ lại thấy vị
này chẳng hiểu luật bởi lẽ pháp luật của ta cũng như của tất cả các quốc gia
trên thế giới chẳng có điều khoản nào cấm đoán người dân đóng góp để xây dựng
đất nước. Mặt khác, quy trình xây dựng pháp luật của Việt Nam hiện nay đã được
cộng đồng quốc tế đánh giá là phù hợp với thực tiễn. Hệ thống luật pháp do Quốc
hội xây dựng trong thời gian qua đã bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và có chất
lượng cao. Chất lượng luật pháp được thể hiện rõ nét nhất qua thực tế vận hành
trong cuộc sống. Nếu chất lượng pháp luật không tốt thì không thể mang lại sự
quản lý tốt, thực thi tốt và nền kinh tế-xã hội không thể phát triển tốt như
nhiệm kỳ vừa qua.
Ông
cho rằng trong Quốc hội Việt Nam “có nhiều nghị gật” là ý kiến rất hồ đồ. Thực
tế, hoạt động tranh luận đã diễn ra rất sôi nổi ở tất cả các phiên họp của Quốc
hội, kể cả những phiên được tường thuật trực tiếp lẫn những phiên không tường
thuật trực tiếp trên truyền hình. Các đại biểu hiện đang thực hiện tranh luận,
phản biện theo hình thức giơ bảng để tranh luận trực tiếp không chỉ với thành
viên Chính phủ, người đứng đầu các lĩnh vực trong các buổi chất vấn hay giải
trình mà còn tranh luận với chính các ĐBQH khác khi thảo luận về những vấn đề trong
các phiên họp.
Ngoài
vị cao niên nói trên còn có một số người “bất đồng chính kiến”, dù không đủ uy
tín trong cử tri nơi cư trú vẫn cứ hô hào các cử tri phải ủng hộ mình với những
lời nói hoa mỹ trên mạng xã hội, rằng nếu được làm ĐBQH, đại biểu HĐND thì sẽ
thế này, thế nọ, như thể họ là “siêu nhân”, thực ra không ít người trong số họ
là những “kẻ đốt đền”, muốn được nhiều người biết mà thôi.
Vận
động cử tri không đi bầu cử là vi phạm pháp luật
Trên
mạng xã hội hiện nay đã xuất hiện những “lời vận động” cử tri không đi bầu cử
ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Họ không biết rằng
hoặc cố tình không biết đi bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân. Để có
quyền bầu cử, cả dân tộc, toàn thể nhân dân ta phải đấu tranh hàng nghìn năm, phải
đổ biết bao xương máu, chúng ta mới có được.
Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền
lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực của nhà nước. Quyền bầu
cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ
động trong lựa chọn của công dân. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu
bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay
mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để
tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Trước
năm 1945, Việt Nam chưa bao giờ có Hiến pháp, chưa có bầu cử ĐBQH, đại biểu
HĐND các cấp. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã mang lại cho nhân dân ta nhiều quyền
lợi mà trước kia họ chưa bao giờ có, trong đó có quyền bầu cử và quyền ứng cử.
Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946 đã khẳng định quyền ứng cử và bầu cử
của công dân tại Điều 18, được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa I
thông qua ngày 9-11-1946 nêu rõ: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không
phân biệt gái, trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người
mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21
tuổi và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền
bầu cử và ứng cử”. Trải qua 3 bản Hiến pháp sau đó (các năm: 1959, 1980 và
1992), quyền bầu cử và ứng cử vẫn tiếp tục được khẳng định. Hiến pháp hiện hành
(Hiến pháp năm 2013) tại Điều 27 hiến định: "Công dân đủ mười tám tuổi trở
lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc
hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định". Như
vậy, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, quyền bầu cử, ứng cử được coi là quyền quan trọng của công dân,
đi đôi với quyền là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Vận động cử tri không
đi bầu cử là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân.
Cũng có người phát biểu trên mạng xã hội hoặc trả lời báo chí nước ngoài rằng,
việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp ở nước ta là “áp đặt, thiếu dân chủ”.
Xin thưa với các vị, trên thế giới này, khi nói đến bầu cử, ứng cử ở một quốc
gia có dân chủ, công bằng hay không, người ta phải xem xét toàn bộ hệ thống bầu
cử, ứng cử và nhất là kết quả của hệ thống đó được áp dụng vào bối cảnh đặc thù
về lịch sử, văn hóa chính trị của một quốc gia-dân tộc và xu thế tiến bộ của
nhân loại như thế nào, chứ không thể chỉ nhìn vào một yếu tố nào đó để khái
quát, đánh giá. Hệ thống pháp luật về bầu cử của Việt Nam ra đời từ khi ra đời
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay đều có quy định cử tri bầu ĐBQH và HĐND
các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nguyên
tắc này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, bảo đảm số lượng đại biểu của mỗi
địa phương tỷ lệ với số cử tri của địa phương đó. Các cử tri được bầu cử trực
tiếp các đại diện của mình ở các cơ quan dân cử từ cấp cơ sở đến Quốc hội.
Là một quốc gia có nhiều dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
đến điều này. Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND hiện hành (Luật số
85/2015/QH13) quy định: “Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử
đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số
người trong danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH là người dân tộc thiểu
số". Thực tế trong nhiều nhiệm kỳ qua, tỷ lệ đại biểu thuộc dân tộc thiểu
số luôn luôn cao hơn tỷ lệ dân số. Nhiệm kỳ khóa XI, số đại biểu là người dân
tộc thiểu số chiếm 17,2%; nhiệm kỳ khóa XIV, chiếm 17,3%; trong khi đó, tỷ lệ
53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 13% dân số Việt Nam.
Phù
hợp với xu hướng tiến bộ xã hội, nâng cao vai trò của phụ nữ, Luật Bầu cử ĐBQH
và đại biểu HĐND hiện hành quy định: “Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử
ĐBQH do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch
Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba
mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử
đại biểu Quốc hội là phụ nữ”. Theo báo cáo của Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên hợp
quốc (UNIFEM), tỷ lệ nữ ĐBQH của Việt Nam trong những nhiệm kỳ gần đây cao hơn
nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Không thể xuyên tạc sự thật, phá hoại ngày hội lớn của nhân dân
Cuộc
bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức
trên phạm vi cả nước vào ngày 23-5-2021. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh
nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng, hoàn thiện tổ
chức bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo quy định của Hiến pháp
năm 2013 và các luật có liên quan. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất
nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các
ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu
ra những người tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung
ương đến địa phương. Qua đó đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực
tiễn cho thấy, ngày bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp luôn là ngày hội của
toàn dân, toàn Đảng và toàn quân ta. Để chuẩn bị cho ngày hội lớn diễn ra vào
tháng 5 tới, ngay từ giữa năm trước (ngày 20-6-2020), Bộ Chính trị đã ban hành
Chỉ thị số 45-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các
cấp nhiệm kỳ 2021-2026; yêu cầu cả hệ thống chính trị tập trung dốc sức chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử, bảo đảm cuộc bầu
cử được tiến hành một cách thật sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn
và tiết kiệm. Tiếp đó, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử
quốc gia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các ngành, các
cấp và các địa phương đã khẩn trương ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết
định, kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức triển khai công tác bầu cử theo đúng yêu cầu
quy định và tiến độ đã đề ra.
Tính
đến hết ngày 19-3-2021, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức xong
hội nghị hiệp thương lần thứ nhất và lần thứ hai bầu cử ĐBQH khóa XV và đại
biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tại nhiều hội nghị hiệp thương đã thể hiện
không khí thực sự dân chủ trong việc đóng góp các ý kiến đối với bản dự kiến
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Thường trực HĐND; về tiêu chuẩn, năng lực,
phẩm chất và điều kiện tham gia của ĐBQH, đại biểu HĐND trong giai đoạn hiện
nay.
Ngay
sau hội nghị hiệp thương lần hai, theo quy định, Ủy ban MTTQ các địa phương
đang phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức hội nghị lấy ý kiến
nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người được giới thiệu ứng
cử. Thông qua hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú,
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp có cơ sở đánh giá toàn diện, khách quan
những người được giới thiệu ứng cử để hiệp thương lập danh sách người đủ tiêu
chuẩn, tiêu biểu, xứng đáng với tín nhiệm của cử tri tại hội nghị hiệp thương
lần ba. Những trường hợp người ứng cử không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng
số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú sẽ không được đưa vào danh
sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần ba, trừ trường hợp đặc biệt sẽ được
báo cáo rõ để hội nghị hiệp thương lần ba xem xét, quyết định.
Theo kế hoạch bầu cử, hội nghị hiệp thương lần ba sẽ được tổ chức trước 17 giờ
ngày 19-4-2021.
Nhân dân cả nước đang hy vọng và mong muốn những kẻ tham nhũng, cơ hội chính
trị, “kẻ đốt đền” sẽ được các cử tri nơi cư trú phát hiện để đưa ra khỏi danh
sách ứng cử viên ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp.
Nhà
nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức
ra nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử,
nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của mình để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết
lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Đông đảo cử
tri của chúng ta đã hiểu rõ điều này. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các
địa phương, các cơ quan báo chí cần phải tiếp tục tuyên truyền, kiên quyết đấu
tranh với những âm mưu thâm độc “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
để ngày bầu cử của chúng ta tới đây - ngày 23-5-2021 - thực sự trở thành ngày
hội của toàn dân.
ĐỖ
PHÚ THỌ - HỒ QUANG PHƯƠNG - NGUYỄN CHIẾN THẮNG
Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021
Địa chính trị
Khái niệm thế nào là Địa chính trị thì các bạn vui lòng lên Google đọc , mấy năm trước tôi có viết một bài về địa chính trị mà vất đâu mất rồi không nhớ, chỉ nhớ giang hồ chôm bài đó đi đăng báo lấy tiền nhuận bút . Đại khái là về kênh đào Kra.
Với góc nhìn của tôi địa chính trị như một ván cờ vây và thế trận địa chính trị đó được các cụ nhà mình đánh cờ phải nói là rất khủng , không đơn giản khi các cụ đặt vị trí dàn DK và quyết tâm giữ vững các chốt điểm đó . Cứ thử lấy bản đồ các vị trị đảo mà ta giữ với các đảo mà bọn Khựa đang chiếm đóng sẽ nhận ra thế trận của bàn cờ .