Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Cần chú ý người chia sẻ các thông tin giả mạo cũng đứng trước hậu quả pháp lý

Ở góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường (trưởng VP luật sư Chính pháp, đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, một số đối tượng xấu cố tình gây rối, đưa thông tin sai sự thật để trục lợi hoặc với mục đích xấu, chống phá chính quyền. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật.

Theo luật sư Đặng Văn Cường, thực tế mạng xã hội là công cụ hiệu quả để tuyên truyền thông tin, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên đây cũng lại là công cụ để những đối tượng xấu lợi dụng nhằm tuyên truyền, đưa tin sai sự thật.

Việc xuất hiện, lan truyền các tin giả có thể tác động đến tâm lý, đời sống của cộng đồng, dễ dẫn đến người dân lo sợ thái quá, hoảng hốt, phản ứng dây chuyền, nguy cơ gây mất kiểm soát, ảnh hưởng đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Hoặc đôi khi những thông tin sai sự thật lại khiến người dân lơ là, thiếu cảnh giác, chủ quan với tình hinh dịch bệnh dẫn đến hậu quả nặng nề.

Theo luật sư Đặng Văn Cường, hành vi đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a, d Khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Cụ thể như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội...

“Trường hợp nặng hơn, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Ngoài ra, nếu người tung tin thất thiệt nhằm gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống, quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù cao nhất 7 năm.” – Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Có thể nói, tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội ngày nay là một dạng “tâm lý chiến” nguy hiểm. Các thế lực thù địch và những đối tượng xấu đang lợi dụng và coi đây là thứ vũ khí lợi hại để tấn công, hòng gây nhiễu loạn an ninh xã hội.

“Để ngăn chặn các tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, ổn định tâm lý người dân, thì đầu tiên, cần sự kiểm soát của cơ quan chức năng đối với việc công khai thông tin, kiểm soát chặt chẽ với các thông tin, phát ngôn chính thống; Chủ động công khai, minh bạch thông tin những chủ trương, chính sách trong giải quyết các vấn đề.” NTM./.

 

 

 

Các thế lực thù địch đang lợi dụng dịch Covid-19 để chống phá Đảng, Nhà nước

 


Hiện nay cả nước đang tích cực phòng, chống dịch Covid-19, một số đối tượng phản động, trang thông tin “lề trái” đã lợi dụng cơ hội này để tăng cường chống phá Đảng và Nhà nước, hòng gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Theo thống kê từ Cục An ninh Chính trị Nội bộ (Bộ Công an), từ đầu tháng 7/2021 đến nay trên các trang đài báo nước ngoài (như BBC, RFA, Việt Nam thời báo...) đã có hơn 100 bài viết có nội dung liên quan đến dịch Covid-19. Chủ yếu các bài viết này xuyên tạc về công cuộc phòng chống dịch của Việt Nam, kích động để gây chia rẽ giữa người dân và chính quyền.

Một số tài khoản mạng xã hội của các tổ chức phản động bên ngoài (như Việt Tân, nhật ký yêu nước...) và các tài khoản có âm mưu xấu đã đăng tải những luồng thông tin sai sự thật làm hoang mang dư luận trong nước.

Điển hình như những tin giả: “Từ 0h ngày 15/7, TP.HCM sẽ giới nghiêm người dân, ngưng tất cả các ngành nghề, cấm người dân di chuyển ra ngoài”, “lãnh đạo TP.HCM đã nhiễm Covid-19”, hay bức ảnh nhiều thi thể nạn nhân trong bệnh viện, được chụp ở Indonesia thì lại bị các đối tượng gán là “chụp ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM”... Những thông tin này không chỉ gây hoang mang dư luận, mà còn khiến cho công cuộc phòng chống đại dịch của Việt Nam bị ảnh hưởng xấu.

Cục An ninh Chính trị Nội bộ (Bộ Công an) khuyến cáo: Mỗi người dân tham gia mạng xã hội cần ý thức trách nhiệm với chính bản thân, với cộng đồng; có hiểu biết về pháp luật, xây dựng được ý thức cảnh giác với tin giả. Người dân cần tỉnh táo, thận trọng trong việc đưa và tiếp nhận thông tin, chia sẻ, bình luận.

Ngoài sự nỗ lực của cơ quan chức năng thì rất cần sự chung sức, đồng lòng của người dân trong mặt trận phòng chống tin giả.

Theo khuyến cáo, người dân nên chọn lọc thông tin từ các nguồn báo chí, truyền hình, phát thanh chính thống để đảm bảo việc phòng, chống dịch được thực hiện tốt. Ngoài sự nỗ lực của cơ quan chức năng thì rất cần sự chung sức, đồng lòng của người dân trong việc lên án những hành vi sai phạm và không chia sẻ các thông tin xấu, góp phần loại bỏ những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.

Trước khi chia sẻ một thông tin gì, người tham gia mạng xã hội cần bình tâm suy xét, nghĩ đến trách nhiệm với cộng đồng, nghĩ đến hậu quả nếu đó là tin giả để thận trọng hơn. Đó là trách nhiệm của mỗi người dân góp phần phòng chống Covid hiện nay. NTM./.

Cùng nhau xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội

Là công dân Việt Nam cũng như các tổ chức chính trị, xã hội ở Việt Nam phải tự giác và chấp hành đúng pháp luật, chỉ nên chia sẻ những thông tin chính thống, đáng tin cậy; không thực hiện các hành vi: Đăng tải thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… Đó là một số nội dung đáng chú ý trong Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mới được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Bộ quy tắc này áp dụng với 3 nhóm đối tượng, gồm: Cơ quan Nhà nước, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước sử dụng mạng xã hội; tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam. Các nhóm đối tượng này sẽ phải tuân theo 4 quy tắc ứng xử chung, gồm: Tôn trọng, lành mạnh, an toàn và trách nhiệm.

Bộ quy tắc sẽ góp phần giảm thiểu, ngăn chặn các hành vi: Tung tin giả; tấn công mạng; livestream xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật; đăng video phản cảm với trẻ em trên youtube… từng xảy ra gần đây. NTM

 

 

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam

Tuần qua, các trang báo và mạng xã hội đã đăng nhiều bài viết nổi bật, vạch trần những chiêu trò, thủ đoạn thâm độc xuyên tạc về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam, tiêu biểu như: “Dịch Covid-19 và “biến thể virus mới” chống phá cách mạng Việt Nam (Báo Quân đội nhân dân); “Thủ đoạn đánh lận mục đích, ý nghĩa Quỹ vaccine phòng Covid-19” (Báo Công an nhân dân); “Luận bàn xằng bậy về Quỹ vaccine”, “Lại chiêu trò “đánh lận sự thật” của các đối tượng cơ hội chính trị, phản động” (trang facebook Hương Sen Việt)…

Các bài viết chỉ rõ, gần đây, các thế lực thù địch đã tung ra nhiều luận điệu sai sự thật về tình hình dịch Covid-19 và nỗ lực phòng, chống dịch của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, sự thật về kết quả phòng, chống dịch ở nước ta thời gian qua đã khẳng định tinh thần quyết liệt, hiệu quả, đoàn kết, chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong công tác phòng chống đại dịch.

Nhiều ý kiến của bạn đọc cũng lên tiếng phản bác các luận điệu sai trái đó, tiêu biểu như: “Viết xuyên tạc như vậy mà cũng viết được. Nước chúng ta đang chống dịch rất tốt. Luôn tin tưởng vào khả năng chống dịch của Việt Nam”;  “Quỹ Vaccine phòng, chống dịch Covid là Quỹ của sự nhân ái!”; “Chiêu trò và cách thức cũ mèm nhằm chống phá, xuyên tạc. Rất cần sự vào cuộc của chính quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật” ; “Chiêu trò nào rồi cũng thất bại trước sự thật”... Vì vậy, mọi người dân Việt Nam hay chung sức, đồng lòng phòng chống và đẩy lùi Covid ở Việt Nam./. NTM

 

Việt Nam - Cuba, tình đồng chí, tình bạn thủy chung trong sáng như ánh pha lê không một kẻ nào xuyên tạc được!

Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vừa tặng nhân dân Cuba 10.000 tấn gạo, ngoài ra, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng nhân dân Thủ đô La Habana của Cuba 2.000 tấn gạo. Giá trị không lớn nhưng ý nghĩa, tinh thần của nhân dân Việt Nam dành cho Cuba lúc này là vô giá, bất luận kẻ nào cũng không được phép bỉ bôi, xuyên tạc! Dù cách xa nửa vòng trái đất, thế nhưng, trong sự nghiệp dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, có lẽ hiếm có một quốc gia nào ân tình sâu nặng với Việt Nam như Cuba. Khi ta chống Mỹ, Cuba đã "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình". Khi Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, người anh em Cuba đã tuần hành đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ấy, và Fidel đã có bài diễn thuyết cổ vũ tinh thần đoàn kết cùng nhân dân Việt Nam đầy sức mạnh và hùng hồn, cổ vũ những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới cùng đấu tranh đập tan ý chí hiếu chiến và "phát xít" của tập đoàn bành trướng Bắc Kinh do Đẳng Tiểu Bình khởi xướng. Không chỉ trong chiến tranh mà ngay cả khi đất nước hòa bình, Cuba đã hỗ trợ Việt Nam từ kỹ thuật nông nghiệp, bảo đảm cung ứng thực phẩm, xây dựng các nông trường sản xuất, chăn nuôi giúp ta bảo đảm cung ứng thịt, sữa, nhu yếu phẩm; tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, giúp ta tái thiết đất nước, tài trợ thuốc men, trang thiết bị y tế.. Khi nhắc đến những khó khăn ở thập kỷ 80 thế kỷ 20, từ cân đường, hộp sữa, quả trứng gà, cân thịt hay những liều vaccine uốn ván, sởi, đậu mùa, ho gà... trong các hoạt động tiêm chủng toàn quốc mà đến cả thế hệ 8x, 9x hôm nay vẫn không được phép quên ơn. Đó chính là sự giúp đỡ vô tư của bạn mà tiền bạc bao nhiêu cũng không bao giờ so sánh được. Đáp lại sự giúp đỡ chí tình ấy, trong lúc bạn đang khó khăn tứ bề vì dịch bệnh, và chính sách cấm vận của Mỹ, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã rất kịp thời đáp lại những tình cảm thiêng liêng của bạn. Dù vật đổi, sao dời, dù kẻ thù hay một đám con hoang lạc loài mang danh "Việt tân" đang tự thủ bên Cali ra sức xuyên tạc, phá hoại, bóp méo sự đoàn kết máu thịt này, thì nhân dân Việt Nam và nhân dân Cuba vẫn mãi mãi là hình mẫu biểu tượng tình đồng chí, tình bạn thủy chung, trong sáng như ánh pha lê không một kẻ nào xuyên tạc được

Lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử

Trong khi Chính phủ Việt Nam kêu gọi người dân đóng góp vào quỹ vaccine phòng chống covid-19 nhận được sự đồng thuận của các tầng lớp trong xã hội thì vẫn có những thành phần rèm pha, chê bai cách làm này của chính quyền hòng làm lung lay tâm lý của người dân. Trang fanpage của tổ chức hải ngoại Việt Tân có nhiều bài viết xuyên tạc liên quan đến việc chính quyền Việt Nam tổ chức Quỹ vaccine phòng chống covid-19, điển hình như bài viết "CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM LỪA DỐI DÂN BẰNG CHIÊU BÀI “XÃ HỘI HÓA VACCINE”. Qua bài viết này có thể thấy một số điều như sau: Thông tin mà Việt Tân đưa ra về Quỹ vaccine là quan điểm quy chụp, không đúng với sự thật. Việt Tân rêu rao rằng "Quỹ Vaccine hiện tại dân đóng góp là khoảng 8.000 tỷ đồng và chính quyền đang gửi ngân hàng để lấy lãi". Đây điển hình cho những kẻ chỉ biết ăn ốc nói mò, khi không hiểu rõ bản chất của vấn đề nhưng cố tỏ ra nguy hiểm bằng cách xuyên tạc khiến thông tin đã bị xiên xẹo thành một vấn đề tiêu cực. Thực tế rằng điều hình Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 có cơ quan đại diện là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là đầu mối tiến hành triển khai thực hiện. Người dân hoàn toàn tin tưởng vào tính pháp lý của cơ quan này. Mặt khác, thông tin về biến động của quỹ được cập nhật liên tục thời gian qua trên phương tiện thông tin đại chúng, trên website: quyvacxincovid19.gov.vn mọi người có thể tìm kiếm các thông tin về quỹ vaccine. Mặt khác, thời gian qua chính người dân đã được hưởng những thành quả đầu tiên mà quỹ mang lại, đó là chiến dịch tiêm chủng được triển khai trong những ngày qua tại các điểm nóng về covid-19. Có được vaccine đó là nhờ vào quỹ vaccine Covid-19 mà chính quyền triển khai lâu nay. Lộ trình kế hoạch sử dụng quỹ Vaccine Covid-19 đã được thông tin đầy đủ trên các trang thông tin điện tử. Những lô vắc xin mới mua đang được chuyển về là minh chứng cho những thông tin xấu độc chỉ chăm chăm tung hỏa mù gây hại cho công cuộc chống dịch của Việt Nam. Bên cạnh chống dịch, chống thông tin xấu độc dạng này cũng là điều mà mọi người nên cảnh tỉnh!

Quân đội của nhân dân

Đừng bao giờ chúng ta mất niềm tin. Vào những thứ tưởng đã nhìn thấy rõ. Trắng hay đen pháp luật sẽ phân tỏ. Cứ yên lòng giữ tim đỏ nghe em! Em thử nghĩ mà xem! Nếu bây giờ không có Bộ đội ta. Lũ bão đến ai sẽ là người cứu? Nước ngập hết dân trên lưng cõng địu. Cởi áo mình để che ướt cho dân. Rừng cháy rồi Bộ đội chẳng phân vân. Buông vội bát bữa cơm phần dang dở. Hành quân nhanh lửa bùng lên kịp gỡ. Cứ thể lao vào chẳng phút sợ lửa kia. Rồi một ngày dịch bệnh đến lan nhanh. Dân khắp chốn nước mắt đìa lo sợ. Bộ đội sẽ có mặt ngay tương trợ. Nhường lại giường, dọn phòng ở cho dân. Có những người chỉ 2 năm tuổi quân. Nhưng nhiều lắm những người gần bạc tóc. Họ cống hiến mà không màng danh lợi. Trọn lời thề trong vời vợi màu xanh. Bao cuộc chiến rồi đã có những cha,anh. Gửi xương máu, thân mong manh nằm lại. Để dân tộc vẹn một màu xanh mãi. Họ chính là Bộ đội của nhân dân! Đã bao đời ta gắn nghĩa Quân - Dân. Tình đoàn kết thắm thêm gần ruột thịt. Nghĩa non nước càng muôn phần khăng khít. Chẳng kẻ thù nào làm mai một đâu em! Người lính mãi sáng đẹp chẳng lấm lem. Dù kẻ xấu có nhập nhèm pha trộn. Hiên ngang lắm chân bước về khắp chốn. Tổ quốc trên đầu, dân luôn ở trong tim. Sau những ồn ào, em hãy giữ lặng im. Hãy nghe rõ và hãy nhìn cho tỏ. Dải nước non đẹp tươi màu cờ đỏ. Mãi vững vàng niềm tin đó không phai. Chẳng bao giờ, không cho phép một ai. Dám xúc phạm hay chê bai Bộ đội. Tiếng nước non bản hùng ca vang dội. Vững ngàn đời QUÂN ĐỘI CỦA NHÂN DÂN!

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân, tự vệ cả nước

Ngày 1-8-2021, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi thư yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng toàn quân và lực lượng dân quân, tự vệ cả nước tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, tham gia hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư của đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang: Thân gửi cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng toàn quân và lực lượng dân quân, tự vệ cả nước Các đồng chí thân mến! Thời gian qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có Quân đội. Thực hiện lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy chỉ huy các cấp, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, cấp ủy chính quyền và nhân dân các địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tôi nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi những thành tích, việc làm của các đồng chí; đặc biệt là lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tại các địa phương thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội; nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Khánh Hòa, Đà Nẵng… đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, kiểm soát y tế, hoạt động xuất, nhập cảnh trên tuyến biên giới; chủ động nhường doanh trại, cơ sở vật chất, huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị y tế; tham gia vận chuyển, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin; nghiên cứu, sản xuất vắc-xin. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, công tác khử khuẩn, khoanh vùng, dập dịch; thành lập bệnh viện dã chiến truyền nhiễm, thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19; phối hợp tuần tra, kiểm soát giữ gìn an ninh trật tự; hỗ trợ nhân dân thu hoạch nông sản, tổ chức các gian hàng không đồng và nhiều nhiệm vụ khác... Những việc làm trên đã khẳng định là đội quân công tác trong thời kỳ mới được Đảng, Nhà nước, nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp; với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước tiếp tục phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc; phối hợp chặt chẽ, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, góp phần ngăn chặn thành công dịch Covid-19, đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân. Chúc các đồng chí cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và tiến bộ. Chào thân ái và quyết thắng! Đại tướng PHAN VĂN GIANG

NHỮNG CÁO BUỘC VÔ CĂN CỨ VỀ VI PHẠM TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM

Thực tế tại các quốc gia trên thế giới đều cho thấy, khi công dân vi phạm pháp luật sẽ phải chịu xử lý theo quy định, không ngoại trừ đó là ai, hoạt động trong lĩnh vực nào. Tuy nhiên, các năm qua, mỗi khi Việt Nam khởi tố, điều tra, xét xử công dân hoạt động trong lĩnh vực báo chí có hành vi vi phạm pháp luật, ngay lập tức một số tổ chức, hiệp hội phóng viên, ký giả quốc tế lại lớn tiếng cho rằng đó là "vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí". Ðồng thời, họ tạo dựng khái niệm "nhà báo tự do", và sử dụng điều này làm chiêu bài để lên án, gây sức ép, thậm chí đòi "trừng phạt" với chính quyền nhà nước Việt Nam hòng đạt mục đích đen tối. Ngày 22/5/2021, một người Mỹ là B.Brown (B.Bờ-rao) bị cảnh sát Anh tạm giữ với các tội danh: quá hạn hộ chiếu, gây rối trật tự công cộng. Trả lời phỏng vấn của The Guardian (Người bảo vệ), B. Brown cho rằng mình vô tội, đồng thời xin được tị nạn chính trị tại Anh, vì là đối tượng bị "đàn áp tự do báo chí" tại Mỹ. Tuy nhiên, nhìn vào "bản thành tích đen" trong quá khứ của B.Brown và hành động phạm pháp vừa qua, nhà chức trách nước Anh không thể không thận trọng trước yêu cầu của anh ta. Thí dụ: năm 2011, B.Brown lập Dự án PM (Project PM) hợp tác với trang wikiwikiweb (thường gọi là wiki) để chia sẻ nội dung thư điện tử và thông tin bị rò rỉ về công việc nội bộ của các tổ hợp quân sự - công nghiệp Mỹ; năm 2013, B.Brown bị chính phủ Mỹ tuyên phạt 63 tháng tù và nộp khoản tiền bồi thường 890.000 đô-la vì đã tấn công và tiết lộ thư điện tử của tập đoàn bảo mật Stratfor. Với tính chất nghiêm trọng thể hiện rõ trong bản án, B.Brown phải chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật Mỹ. Thế nhưng năm 2014, Báo cáo Xếp hạng tự do báo chí của RSF (Phóng viên không biên giới) đã hạ Mỹ 13 bậc vì cho rằng việc xét xử B.Brown là hành động coi "người tố giác sự thật là kẻ thù"! Ðồng thời, PEN (Văn bút quốc tế) còn bênh vực B.Brown khi khẳng định người này không phải chịu trách nhiệm cho việc chia sẻ các link (liên kết), nhấn mạnh việc buộc tội B.Brown sẽ đe dọa tự do thông tin trong kỷ nguyên số. Ðáng chú ý, dù được một số tổ chức quốc tế về báo chí tôn xưng là nhà báo, B.Brown chưa từng được đào tạo về nghề báo, cũng như chưa từng làm việc chính thức tại bất kỳ một tòa soạn báo chí nào trên thế giới. Thực tế, B.Brown không phải trường hợp cá biệt đã được các tổ chức quốc tế liên quan báo chí nhận vơ là "nhà báo". Dưới góc nhìn, cách lập luận méo mó của các tổ chức này, một số người vốn là mối đe dọa với an ninh, trật tự xã hội ở nhiều quốc gia bỗng hóa thành "nhà báo tự do", "phóng viên độc lập", "nhà báo công dân". Thực chất, đây là các khái niệm rất mù mờ, không có tiêu chuẩn cụ thể, vì theo cách hiểu này thì chỉ cần đăng tải, chia sẻ một vài nội dung gây tranh cãi trên mạng xã hội, blog cá nhân là có thể trở thành "nhà báo". Ðặc biệt, nhiều ý kiến còn cho rằng, với chiêu bài bảo vệ "vô giới hạn" của RSF, ICIJ (Liên đoàn Nhà báo điều tra quốc tế), CPJ (Ủy ban Bảo vệ nhà báo), bất kỳ những ai có thể coi là "nhà báo" như trên đều có thể vin vào nghề nghiệp của mình để vi phạm pháp luật tại quốc gia họ đang sinh sống và làm việc. Ðó sẽ là cái cớ để các tổ chức này dựa vào đó can thiệp, tham gia vào mọi sự kiện mà họ cho là có "đàn áp tự do báo chí", bất chấp dù đó là sự thật hay không. Cũng tại Anh, RSF đang kêu gọi chính phủ Anh phóng thích J. Assange (Ơ-xan-dơ), người đã bị Sở Cảnh sát Anh bắt giữ ngày 11/4/2019 vì vi phạm các điều kiện bảo lãnh. Ðược biết, J.Assange là người sáng lập và quản trị trang wikileak chuyên cung cấp thông tin không kiểm chứng, làm lộ bí mật của nhiều quốc gia. Từ năm 2010, Mỹ đã mở một cuộc điều tra đối với trang wikileak, cáo buộc J.Assange phạm tội gián điệp. Ngoài ra, trong thời gian sinh sống tại Thụy Ðiển, J.Assange còn bị truy nã quốc tế về hành vi tấn công tình dục với một số phụ nữ. Còn tại Pháp, ngày 8/10/2020, RSF và IFJ (Liên đoàn Nhà báo quốc tế) đã gửi kiến nghị, yêu cầu chính phủ Pháp thả ngay năm "nhà báo" trong vụ gây rối tại sân bay Charles de Gaulle (Sác-lơ đờ Gôn). Tuy nhiên, theo thư phản hồi của chính phủ Pháp, giới chức trách nước này đã trả tự do ngay lập tức cho ba phóng viên đến từ các đơn vị báo chí chính danh đang tác nghiệp tại hiện trường ở thời điểm đó; còn năm trường hợp được đề cập trong báo cáo của RSF, IFJ không hề có thẻ hành nghề và phương tiện hỗ trợ nghiệp vụ báo chí. Nhiều năm qua, Việt Nam vẫn thường xuyên bị các tổ chức nhân danh nhân quyền, "tự do ngôn luận, tự do báo chí" vu khống, vu cáo. Ngày 21/4/2021, qua cái gọi là "Bảng chỉ số tự do báo chí thế giới 2021", RSF xếp Việt Nam trong nhóm "có tình trạng rất tồi tệ" mà nội dung chỉ lặp lại những cáo buộc vô căn cứ, như cho rằng Việt Nam tăng cường kiểm duyệt mạng xã hội, bắt giữ nhiều "nhà báo độc lập" trước thềm Ðại hội XIII của Ðảng… Ðặc biệt, bất chấp quá trình điều tra vụ án được tiến hành một cách khách quan, kỹ lưỡng, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, RSF vẫn lớn tiếng bênh vực Phạm Ðoan Trang - người bị khởi tố về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Ðiều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Ðiều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Không hề quan tâm đến pháp luật Việt Nam cũng như thực tế phát triển của báo chí Việt Nam, các tổ chức quốc tế tự nhận "đấu tranh cho tự do báo chí" hầu như chỉ chăm chăm tập trung vào việc cổ súy, bao biện cho hành vi sử dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật, đăng tải thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng. Nực cười hơn, khi Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam xử phạt bằng hình thức đình bản, phạt tiền một số cơ quan báo chí vì đăng tải thông tin sai sự thật, thay vì việc ủng hộ thực thi pháp luật các tổ chức này lại đồng thanh kết luận đó là "một bước lùi đối với tự do báo chí". Tương tự, khi cơ quan chức năng xử phạt hành chính các đối tượng tung tin giả về đại dịch Covid-19, họ vội vàng đưa ra luận điệu gây nghi ngờ nhà nước giấu dịch, lợi dụng tình hình dịch bệnh để đàn áp báo chí, rồi đưa ra yêu sách thả "phóng viên tự do" vì lý do nhân đạo. Ðược các tổ chức quốc tế cung cấp chỗ dựa, một số người tự nhận là "nhà báo" đã ngang nhiên vi phạm nhiều quy định của pháp luật. Chẳng hạn ngày 1/9/2017, Huỳnh Thục Vy dùng sơn phá hoại hai lá quốc kỳ cắm trước số nhà 1222 và 1224, đường Hồ Chí Minh (xã Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Ðắk Lắk) nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Chính vì thế, ngày 9/8/2018, sau quá trình điều tra và thu thập chứng cứ, Công an thị xã Buôn Hồ đã quyết định khởi tố vụ án hình sự với Huỳnh Thục Vy về tội "xúc phạm quốc kỳ", quy định tại Ðiều 276 Bộ luật Hình sự năm 1999. Ngày 30/11/2018, Hội đồng xét xử tuyên án phạt Huỳnh Thục Vy 2 năm 9 tháng tù giam nhưng được hoãn thi hành án vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Không chỉ riêng tại Việt Nam, ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italia (I-ta-li-a), Tây Ban Nha, Ðức… hành vi "xúc phạm quốc kỳ" là bất hợp pháp và đương nhiên bị xử lý hình sự. Vậy nhưng cho đến nay, RSF, CPJ vẫn liên tục phát tán nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc, bóp méo bản chất vụ án Huỳnh Thục Vy. Tận cuối năm 2020, qua trang điện tử cpj.org, CPJ còn than vãn đã gửi yêu cầu cung cấp thông tin về điều kiện chăm sóc và tình trạng sức khỏe trong tù của Huỳnh Thục Vy tới Bộ Công an Việt Nam nhưng không nhận được phản hồi! Bi hài ở chỗ, dù tỏ ra quan tâm như vậy, nhưng CPJ không biết rằng Huỳnh Thục Vy vẫn đang được tại ngoại để cùng gia đình chăm sóc con cái, thậm chí vẫn thoải mái sử dụng mạng xã hội phục vụ các mục đích cá nhân mà không hề bị cấm đoán như các tổ chức nước ngoài lu loa trước cộng đồng quốc tế. Cũng nhờ nhận được sự tung hô từ RSF, CPJ, một số kẻ vô công rồi nghề trên mạng bỗng trở thành "nhà báo tự do", kiếm được nguồn thu nhập khủng từ các quỹ hỗ trợ dân chủ, học bổng xã hội dân sự, giải thưởng nhân quyền. Bởi vậy, Bùi Thanh Hiếu (Người buôn gió) - kẻ rất ngông cuồng chống phá Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Ðức đã từng mỉa mai đám "nhà báo rởm" này là mấy kẻ "làm ăn dân chủ". Theo tính toán của Bùi Thanh Hiếu, ngân sách năm 2021 của NED (Quỹ Quốc gia hỗ trợ dân chủ) dành cho việc lập ra và duy trì một tờ báo, tạp chí có nội dung chống phá Việt Nam thường dao động từ 25.000 đô-la đến 50.000 đô-la; tiền tài trợ cho tổ chức theo dõi tình hình "nhân quyền, xã hội dân sự" ở Việt Nam thường từ 90.000 đô-la đến 100.000 đô-la. Hơn nữa, NED chỉ là một trong số rất nhiều quỹ tài trợ với ngân sách khổng lồ đến từ các nguồn đáng ngờ khác nhau. Do đó, không quá lời nếu đặt ra câu hỏi rằng một số tổ chức, hiệp hội phóng viên, ký giả quốc tế đã dàn xếp với một số cá nhân, băng nhóm hoạt động chống phá tại Việt Nam để cùng trục lợi và toan tính các mưu đồ khác? Việt Nam luôn quan tâm, bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân, đồng thời sẵn sàng nghiêm túc ghi nhận, xem xét báo cáo, đánh giá, thư ngỏ,… từ các tổ chức nhân quyền hoặc báo chí bằng thái độ công bằng, cầu thị. Các năm qua, Nhà nước Việt Nam thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện cho các phóng viên quốc tế theo dõi, đưa tin tại các sự kiện quan trọng của Việt Nam và thế giới tổ chức tại Việt Nam, giúp phóng viên nước ngoài tham quan tìm hiểu về cuộc sống và tình hình nhân quyền trong nước, cho phép phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại một số cơ sở trại giam để có cái nhìn khách quan, công tâm hơn về vấn đề tù nhân, bác bỏ các cáo buộc vô căn. Tuy nhiên, như mọi quốc gia tôn trọng pháp quyền trên thế giới, Nhà nước Việt Nam tuyệt đối không nhượng bộ, bỏ qua hành động vi phạm pháp luật dưới chiêu bài "tự do ngôn luận, tự do báo chí". Vì thế những tổ chức xưng danh phóng viên, ký giả quốc tế cần xem lại sự nhân danh cũng như hành động thực tế của họ để sớm điều chỉnh hành xử một cách văn minh, không đưa ra các báo cáo sai lệch, thiên vị, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các quốc gia. Nếu không những hành vi đó sẽ tự làm tổn hại đến uy tín của chính họ và sẽ biến các tổ chức này trở thành lực cản, ngược chiều với xu hướng tự do, dân chủ, văn minh, tiến bộ của thế giới.