Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

Những luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo xuất phát từ những mưu đồ đen tối, âm mưu kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới, cần phải được nhận diện, lên án, đấu tranh kịp thời Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã trắng trợn xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta có liên quan về vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Họ vu cáo rằng, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta “không kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích quốc gia trên biển”, “lúc nào cũng chỉ muốn đối thoại, đàm phán hòa bình nên để nước ngoài lấn tới...”; "không đủ năng lực và không đủ quyết tâm để bảo vệ chủ quyền biển, đảo”... Từ đây, các đối tượng ra sức xuyên tạc sự thật về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước có biển trong khu vực Biển Đông; tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tâm lý bài nước này, thân nước kia; kích động sự chống đối Đảng, Nhà nước; hạ thấp vị thế, vai trò, sức mạnh của Quân đội; phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ kêu gọi Đảng, Nhà nước ta phải từ bỏ chính sách đối ngoại quốc phòng “4 không”, đòi Đảng ta “thực hiện liên minh quân sự” để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển... Có thể thấy, những luận điệu trên hoàn toàn là sự xuyên tạc trắng trợn, kích động với dụng ý phá hoại. Sự thật là nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc luôn được Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đặc biệt coi trọng, đang được tiến hành một cách đồng bộ, bài bản, kiên quyết, kiên trì, kiên cường và khôn khéo. Thứ nhất, đường lối, chính sách, các chiến lược, kế hoạch... phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay đều khẳng định rất rõ ràng, biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; lợi ích quốc gia trên biển là vấn đề trọng yếu, thường xuyên và lâu dài của Việt Nam. Ngay từ thời điểm đang phải dồn toàn lực để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dù khó khăn trăm bề, Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đã kịp thời đưa lực lượng, phương tiện đi giải phóng các đảo từ tay chế độ cũ, thể hiện tầm nhìn trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Trong suốt những năm qua, Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tất cả lợi ích hợp pháp, chính đáng trên biển Việt Nam đã được luật pháp quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam quy định. Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đã nhiều lần phát ngôn công khai, khẳng định rõ lập trường, quan điểm nêu trên. Hệ thống quan điểm của Đảng ta về công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Điều đó được thể hiện rõ qua các văn kiện của mỗi kỳ đại hội Đảng. Gần đây nhất, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề trên biển hiện nay. Thứ hai, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta luôn ưu tiên dành mọi nguồn lực tốt nhất cho nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển, đảo; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh tại địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân yên tâm bám biển, làm giàu từ biển. Nhiều ngành kinh tế biển được chú trọng như khai thác dầu khí, vận tải biển, điện gió ngoài khơi, du lịch biển, đảo, phát triển kinh tế các đảo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học... Tất cả hoạt động kinh tế biển đó thể hiện tính chất của nền quốc phòng toàn dân, thực hiện sách lược gắn kinh tế với quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”. Thứ ba, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Đảng, Nhà nước ta thực hiện triết lý “Ngoại giao cây tre” mà bản chất là mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt. Mục tiêu lớn nhất là tránh được xung đột, không để xảy ra chiến tranh, giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng đồng thời bảo vệ được lợi ích quốc gia-dân tộc với quyết tâm cao nhất. Chúng ta biết nhu, biết cương, biết thời thế, biết thực lực, biết mình, biết người, biết tiến, biết lui đúng lúc, hợp thời. Đó cũng là thực hiện triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, “Lạt mềm buộc chặt” mà ông cha ta đã đúc rút từ các bài học đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chúng ta xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của nước ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng ta không đi với nước này để chống lại nước kia; không thụ động chịu tác động hay sự lôi kéo của bất cứ nước nào, nhất là tránh việc trở thành con bài trong tay các nước lớn. Thứ tư, Đảng, Nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển và lực lượng kiểm ngư vững mạnh, với trang bị, phương tiện ngày càng đồng bộ, hiện đại đủ sức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các lực lượng nêu trên luôn có tinh thần, quyết tâm cao, kiên quyết, kiên trì, kiên cường thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, không có chuyện “không kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích quốc gia trên biển”... như kẻ xấu xuyên tạc, vu cáo. Thứ năm, Đảng, Nhà nước quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Công tác tuyên truyền đã thông tin kịp thời, minh bạch, chính xác để người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế hiểu cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và sự quản lý thực tế của Việt Nam trên các vùng biển, đảo ở Biển Đông; hiểu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vấn đề chủ quyền trên Biển Đông; từ đó, xây dựng niềm tin, ý chí quyết tâm, tạo đồng thuận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Do đó, những luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo rõ ràng là xuất phát từ những mưu đồ đen tối, âm mưu kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới, cần phải được nhận diện, lên án, đấu tranh kịp thời./.

Ngăn chặn âm mưu dùng sách, báo xấu độc để chuyển hóa tư tưởng lệch lạc

Với âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, một trong những phương thức mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng là phát hành các sách, báo có nội dung độc hại, xuyên tạc, phản động. Đáng phê phán là một số cá nhân do nhận thức chính trị hạn chế, thiếu hiểu biết và hám lợi đã “nối giáo cho giặc” khi công khai tán phát, mua bán sách, báo xấu độc. Vì thế, việc ngăn chặn sự thẩm lậu, đấu tranh trực diện với sách, báo xấu độc cần nhất là chủ động, thường xuyên, kịp thời, đi vào thực chất. Đằng sau một cuốn sách, một bài báo chứa đựng tư tưởng, lý lẽ, tâm tư, tình cảm có tác động đến nhận thức, hành vi của độc giả. Bên cạnh những “bảo thư” soi đường, chỉ lối để con người hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ; rèn luyện, phấn đấu tu thân, tích đức để khẳng định bản thân, cống hiến cho xã hội; cũng không hiếm những “tà thư” đầu độc độc giả đưa đường đến với sự tối tăm, hận thù, bi quan, những hành vi lệch chuẩn, thiếu văn hóa và đạo đức, vi phạm pháp luật... Khác với loại hình tuyên truyền trực quan như tranh, ảnh, phim; sách, báo xấu độc xâm nhập âm thầm, dùng lý lẽ bề ngoài tưởng chừng rất khách quan, khoa học nhưng ngầm ẩn những dụng ý vô cùng thâm hiểm. Chỉ cần độc giả là người thiếu hiểu biết về chính trị, không kiên định với nền tảng tư tưởng của Đảng, có ẩn ức, bất mãn trong đời sống rất dễ bị tiêm nhiễm, dần dần “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” lúc nào không hay. Chẳng hạn, khá nhiều sách, báo dưới cái mác nghiên cứu khoa học lịch sử đã “bắn vào quá khứ” khi lập luận rằng: Không cần tiếp thu chủ nghĩa cộng sản, không cần sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Bác Hồ, không cần có Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam cứ “ngoan ngoãn” ở trong “vòng tay bảo hộ” của mẫu quốc Pháp sau Chiến tranh Thế giới thứ hai thì đất nước sẽ phát triển, dân trí nâng cao; rồi sau đó thông qua phương cách hòa bình để có được nền độc lập thì sẽ tốt hơn là phải cầm súng suốt mấy chục năm, làm “kéo lùi lịch sử”. Luận điệu này với những người trưởng thành có hiểu biết lịch sử, có tư duy biện chứng khoa học thì đích thực là phản động, phi thực tế và phản khoa học. Tuy nhiên, nếu là một người trẻ mới mười tám, đôi mươi, sinh ra trong hòa bình thì chưa chắc đã đủ bản lĩnh, trình độ để nhận diện đây là “tà thuyết”. Theo số liệu của Bộ Công an, tính từ năm 2009 đến 2022, lực lượng an ninh chính trị nội bộ đã phối hợp thu thập, nghiên cứu hơn 500 đề tài, bản thảo; kiến nghị không cho xuất bản hoặc sửa chữa lại nội dung trước khi xuất bản 350 đề tài, bản thảo; ngừng phát hành, thu hồi, tiêu hủy 150 ấn phẩm có nội dung phức tạp, nhạy cảm, vi phạm; xử phạt vi phạm pháp luật trên lĩnh vực xuất bản hơn 760 trường hợp. Khi những ý đồ thâm hiểm không phát huy dưới dạng “chính ngạch”, các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động thông qua phương thức cũ đó là tán phát sách, báo xấu độc theo con đường “tiểu ngạch”, nhất là trên không gian mạng. Sách, báo xấu độc chủ yếu được xuất bản dưới chế độ cũ trước năm 1975, sau này in ấn ở hải ngoại. Dù là thể loại hư cấu hay phi hư cấu, sách, báo xấu độc đều có chung một số đặc điểm về nội dung, đó là: Ra sức cổ vũ quan điểm thù địch, chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam; kêu gọi người dân không chấp nhận Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội; phủ định lý luận về chủ nghĩa xã hội và sự đúng đắn tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đòi xét lại lịch sử, bôi nhọ nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của các anh hùng dân tộc, lãnh tụ của Đảng, các bậc tiền bối cách mạng; khoét sâu vào những mặt trái của xã hội nhằm phủ nhận thành tựu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân... Đáng lo ngại là một số cá nhân chuyên kinh doanh sách, báo, dịch vụ in ấn nhận thấy sách, báo xấu độc bị cấm phổ biến, lưu hành là “hàng hiếm” nên đã sưu tập, tái sản xuất, bày bán công khai trên mạng xã hội dưới dạng sách in và sách điện tử. Chỉ cần đặt hàng trên mạng xã hội, bất cứ tác phẩm xấu độc nào trong vài giờ đã có thể chuyển đến tận tay người có nhu cầu. Vấn đề đáng bàn là vì sao sách, báo xấu độc do các tác giả phản động lại có thể “đội mồ sống dậy” lưu hành dễ dàng mà các cơ quan chức năng chưa kịp thời ngăn chặn? KẾT HỢP GIỮA PHÒNG VÀ CHỐNG HIỆU QUẢ Chúng ta cần xác định phương thức tán phát, phổ biến sách, báo xấu độc là thủ đoạn mà các thế lực thù địch sẽ không bao giờ từ bỏ. Cho nên, đấu tranh với sách, báo xấu độc là việc làm lâu dài, thường xuyên để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đặc biệt cần chú ý kết hợp giữa phòng và chống một cách linh hoạt, tùy từng trường hợp cụ thể để mang lại hiệu quả thực chất. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị-xã hội, thuần phong mỹ tục”. Quán triệt, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, với lĩnh vực xuất bản, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho rằng: Trước hết, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản. Phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan xuất bản, cơ quan chủ quản trong công tác xuất bản với yêu cầu giữ vững tôn chỉ, mục đích, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, biên tập viên, thực hiện chặt chẽ quy trình xuất bản, thẩm định kỹ nội dung bản thảo, tránh để xảy ra sai sót nội dung nghiêm trọng về chính trị. Cùng với đó, công tác hậu kiểm cần tiếp tục được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn triệt để các xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định Luật Xuất bản; các cơ quan bảo vệ pháp luật triển khai đồng bộ các giải pháp đấu tranh, xử lý những ấn phẩm lưu hành bất hợp pháp, nhất là các ấn phẩm có nội dung xấu độc. Riêng với các địa chỉ lưu giữ, tán phát xuất bản phẩm xấu độc trên không gian mạng, cần phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng an ninh chính trị nội bộ, an ninh mạng tập trung sử dụng những biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động và sức phổ biến, tiếp cận đến với người đọc. Theo ông Nguyễn Thái Bình, Phó giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, vấn nạn sách, tài liệu xấu độc được in ấn, mua bán công khai hiện nay là nguy cơ dẫn đến mất kiểm soát vì vô tình tạo thói quen, hành vi vi phạm pháp luật cho bạn đọc, người sử dụng thiếu hiểu biết. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, xử lý bảo đảm đủ răn đe với những hành vi vi phạm pháp luật. Với những nhóm người có chủ ý thu lợi cá nhân hoặc có kế hoạch, chủ động tán phát sách, báo xấu độc cần phải bị xử lý hình sự để răn đe những đối tượng khác. Với những cá nhân nhỏ lẻ, nếu chỉ hám lợi đơn thuần thì sớm tiếp cận, nhắc nhở. Ông Nguyễn Thái Bình cũng nhấn mạnh đến vai trò của các cấp ủy Đảng cần chủ động định hướng, cung cấp thông tin thường xuyên để cán bộ, đảng viên không tìm hiểu, không tiếp cận với sách, báo xấu độc; xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, đảng viên phổ biến, giới thiệu sách, báo xấu độc dưới bất cứ hình thức nào. Đặc biệt, đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần phải chủ động trong truyền thông chính sách, giúp cho người dân hiểu và làm việc theo pháp luật. Phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong hoạt động tuyên truyền miệng để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân không mua bán, tàng trữ, sử dụng, phổ biến sách, báo xấu độc; đồng thời, nâng cao khả năng nhận diện nội dung xấu độc, tham gia đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Một giải pháp mà các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản, phát triển văn hóa đọc nhiều lần nhắc đến, đó là: Ngành xuất bản cần tiếp tục nỗ lực xuất bản, giới thiệu nhiều sách, báo có nội dung lành mạnh, nhân văn, có giá trị học thuật dưới nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn, gắn với phát triển văn hóa đọc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, tác động tích cực để xây dựng nhận thức đúng đắn, bồi đắp tâm hồn, nâng cao dân trí cho nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

MỘT SỐ SỰ KIỆN VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG NGÀY 01/4

🌹
Ngày 01/4/1921, Nguyễn Ái Quốc tố cáo chế độ thực dân bằng bài viết “Mười trường học - 1500 đại lý rượu” đăng trên tờ La Vie Ouvrière (Đời sống công nhân). Bài báo đưa ra những con số thống kê ở Đông Dương về số trường học ít ỏi bao nhiêu thì các đại lý rượu và thuốc phiện lại nhiều gấp bội, mang lại những hậu quả khiến cho người dân bản xứ ngu dốt và nghiện ngập.
🌹
Một năm sau, ngày 01/4/1922, số đầu tiên của tờ Le Paria (Người cùng khổ), “Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa” ra mắt bạn đọc tại Pari. Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí là dân các thuộc địa của Pháp tham gia làm tờ báo lấy mục đích là lên án chủ nghĩa thực dân và giác ngộ nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết lại. “Lời kêu gọi” viết: Báo Le Paria là vũ khí để chiến đấu. Sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người!. Trên trang nhất của số báo này cũng đăng thông báo đề tài “Sân khấu Việt Nam” sẽ do Nguyễn Ái Quốc trình bày trong chương trình sinh hoạt của Câu lạc bộ Ngoại ô tháng 4-1922.
🌹
Ngày 01/4/1942, Báo Việt Nam Độc lập xuất bản tại Cao Bằng đăng bài “Ca sợi chỉ” gồm 20 câu thơ lục bát của Nguyễn Ái Quốc khích lệ tinh thần yêu nước và cổ động đồng bào tham gia Mặt trận Việt Minh:
"… Hỡi ai con cháu Hồng Bàng,
Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.
Yêu nhau xin nhớ lời nhau,
Việt Minh hội ấy mau mau phải vào”.
🌹
Ngày 01/4/1949, cũng trong một phiên chủ trì Hội đồng Chính phủ họp thảo luận thông qua chương trình kinh tế, kế hoạch quân sự và thay đổi nhân sự. Cùng ngày, Bác viết thư cảm ơn Công đoàn Vận tải Sông Thao (Yên Bái) đã tặng chiếc áo trấn thủ đẹp, trong thư viết: “Cảm ơn các bạn đã biếu tôi một áo trấn thủ rất đẹp. Vận tải là một việc quan trọng cho Chính phủ và nhân dân, tôi rất vui lòng các bạn đã quyết xung phong thi đua ái quốc về ngành ấy và chúc các bạn thành công”.
🌹
Ngày 01/4/1950, để giải thích chính sách xây dựng “Quỹ Công lương” mới được ban hành, với bút danh “T.L”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “… Sắc lệnh lập quỹ Công lương, mục đích để nhân dân góp lương thực vào công quỹ quốc gia, cấp dưỡng bộ đội, công nhân viên chức làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp Chính phủ..., cốt để giải quyết vấn đề tiếp tế khó khăn hiện nay và sau này trong giai đoạn tổng phản công. Cuộc kháng chiến càng gần thắng lợi càng đòi hỏi nhiều hơn công sức của nhân dân. Quỹ Công lương được nhân dân hăng hái đóng góp nhanh chóng sẽ là một sức mạnh mới đẩy nhanh cuộc chuẩn bị tiến sang giai đoạn cuối cùng và bảo đảm cho tổng phản công thắng lợi hoàn toàn”.
🌹
Ngày 01/4/1953, Báo Nhân Dân đăng bài “Con voi với con muỗi” của Bác (ký tên C.
😎
phê phán ý kiến của một nghị sĩ Pháp đi thăm vùng tạm chiếm, cho rằng cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giống như cuộc chiến tranh giữa con muỗi với con voi. Đảo ngược lại, Bác khẳng định quan điểm của mình bằng một câu ca:
“Nay tuy châu chấu đấu voi,
Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”./.
ST

THANH NIÊN QUÂN ĐỘI TÍCH CỰC THAM GIA ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, thực sự đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có những tác động lớn tới nhận thức và hành động của thế hệ trẻ. Việc tham gia vào các trang mạng xã hội của giới trẻ nhằm mục đích giải trí, chia sẻ và trao đổi thông tin, giao lưu, kết nối đã trở nên phổ biến. Việc sử dụng internet có nhiều tiện ích to lớn trong đời sống hiện đại. Thế nhưng nếu chủ quan, đơn giản, thế hệ trẻ rất dễ bị “lạc lối” trên mạng xã hội; nguy hiểm hơn internet đã gián tiếp phát tán những thông tin xấu độc, hoặc rò rỉ thông tin bí mật Nhà nước, bí mật an ninh- quốc phòng gây hại cho cộng đồng

Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch ra sức dụ dỗ, lôi kéo một bộ phận thanh niên thực hiện theo ý đồ mà chúng đã sắp đặt; bằng các thủ đoạn tinh vi và các phương tiện hiện đại, nhất là mạng internet với các dịch vụ trực tuyến đa dạng như: các Website, Email, Facebook, Zalo, Twitter, Youtube, MySpace,… các thế lực phản động ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật, tuyên truyền lôi kéo làm cho thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên quân đội nói riêng xa rời Đảng, xa rời lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi ngược lại mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; ra sức truyền bá hệ tư tưởng giai cấp tư sản, truyền bá văn hóa, lối sống thực dụng vị kỷ cho thanh niên dẫn đến nhận thức sai lệch về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhằm định hướng cho cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong việc sử dụng internet, Bộ Quốc phòng đã có Thông tư 110/2014/TT-BQP ngày 22 tháng 8 năm 2014 về Quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư số 202/2016/TT-BQP ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Bộ Quốc phòng quy định về bảo đảm an toàn thông tin trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Công điện số 100/Đ-CT, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn trước các thông tin, hình ảnh, clip xuyên tạc, chống phá Quân đội. Tuy nhiên, khi sử dụng internet một số cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, nhất là thanh niên quân đội vẫn còn có những hạn chế như: Bản lĩnh chính trị của một bộ phận thanh niên chưa cao; kỹ năng sử dụng internet an toàn còn yếu; còn biểu hiện chủ quan, sơ hở trong sử dụng các thiết bị điện tử thông minh tham gia mạng xã hội và internet để kẻ xấu lợi dụng chống phá. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ hiện nay còn “lơ mơ” chưa nhận biết rõ “đối tượng”, “đối tác” của cách mạng nước ta hiện nay, điều này rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo vào những “cạm bẫy”, dẫn tới sa ngã, thậm chí bị “vô hiệu hóa” mất tinh thần đấu tranh, dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Do đó, tổ chức Đoàn các cấp trong quân đội cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên thanh niên về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Chủ động nắm, quản lý, dự báo, thông tin định hướng tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên thanh niên trước các thông tin xấu độc, ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống, uy tín của Quân đội.
Cấp ủy và người chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải luôn xác định nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chủ động, tích cực ngăn chặn, đẩy lùi và bác bỏ các thông tin sai trái, độc hại do các thế lực thù địch gây ra. Thực hiện tốt “4 không”: Không nghe, không xem, không đọc, không tin những thông tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc. Đồng thời, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị thống nhất trong nhận thức và hành động không để những thông tin xấu độc lan truyền, tạo dư luận không tốt trong đơn vị. Chỉ đạo lực lượng chuyên sâu đẩy mạnh đấu tranh, viết bài, chia sẻ, bình luận, lan tỏa thông tin tích cực trên không gian mạng; tăng cường đấu tranh trước các luận điệu chống phá Quân đội của các thế lực thù địch; tuyên truyền sâu rộng bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, những tấm gương bình dị, cao quý, hành động dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ, gương người tốt, việc tốt…
Tăng cường công tác quản lý internet và các trang mạng xã hội, hạn chế thấp nhất tác động xấu tới thanh niên. Hiện nay, nhu cầu khai thác thông tin trên internet của giới trẻ ngày càng nhiều, nội dung, mục đích cũng rất phong phú, đa dạng và nhiều chiều. Hơn nữa, các phương tiện tiếp nhận thông tin cũng ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, tinh vi, khó kiểm soát. Vì vậy, cấp ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên tổ chức quán triệt, giáo dục cho cán bộ, đoàn viên thanh niên các chỉ thị, thông tư, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân khu về quản lý, khai thác sử dụng mạng internet và bảo mật mạng thông tin điện tử; nêu cao tinh thần cảnh giác, giữ gìn bí mật nhà nước, bí mật quân sự khi khai thác, sử dụng internet và tham gia các trang mạng xã hội. Tổ chức đăng ký, thống kê, quản lý chặt chẽ những trường hợp máy tính có kết nối mạng internet./.
ST

KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON VÀNG CHÓI LỌI (NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 01/4/1954)

 Điện Biên Phủ, ngày 1-4-1954, trận mở đầu cho hình thức chiến thuật vây lấn.

Ngày 1-4, địch tổ chức ba đợt xung phong đều bị các chiến sĩ Trung đoàn 102 đẩy lùi. Hàng trăm lính dù bị loại khỏi vòng chiến đấu, một xe tăng bị thủ pháo đánh hỏng, đêm 1-4, Trung đoàn 102 phối hợp với Trung đoàn 174 tổ chức đợt tiến công thứ ba vào hầm ngầm nhưng vẫn không thành công. Trong các ngày tiếp sau mỗi bên vẫn chỉ giữ được một nửa cứ điểm. Ta ở nửa phần phía Đông, địch giữ nửa phần phía Tây. Khu vực đồi A1 tưởng chừng như chỉ còn là một núi đất vụn.
Trong khó khăn ác liệt đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm, mưu trí, chỉ huy sâu sát, linh hoạt. Từ Trung đoàn trưởng Hùng Sinh đến Tiểu đoàn phó Ngô Thế Lương, Tiểu đoàn phó Lê Sơn… đều nhiều lần dùng tiểu liên, thủ pháo cùng bộ đội đánh giáp lá cà diệt địch. Tổ trưởng liên lạc Bùi Minh Đức, chiến sĩ thông tin Chu Văn Mùi bị đói nhiều ngày vẫn không quên nhiệm vụ. Khi bị lọt giữa vòng vây địch, Chu Văn Mùi bình tĩnh dùng máy liên lạc, hướng dẫn các trận địa pháo bắn vào quân địch bảo vệ thương binh. Thế trận giằng co ở khu vực này tiếp tục kéo dài cho đến ngày 4-4.
Trong thời gian Trung đoàn 102 nhận nhiệm vụ chuyển hướng sang phía Đông thay thế đơn vị bạn tiếp tục tiến công A1, Trung đoàn 36 cũng nhận nhiệm vụ tiến công cứ điểm 106 ở trên cánh đồng phía Tây sân bay Mường Thanh. Đêm 1-4-1954, bộ đội ta bí mật vận động theo chiến hào tiến sát hàng rào, tiêu diệt các ụ súng của địch, rồi nhanh chóng vào trong cứ điểm, bất ngờ nổ súng diệt gọn quân địch trong vòng 30 phút. Trận đánh cứ điểm 106 có thể coi là trận mở đầu cho hình thức chiến thuật vây lấn của Quân đội ta.
Thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, bộ đội ta đã sáng tạo ra cách đánh vây lấn - một hình thức chiến thuật tiến công địch phòng ngự trong công sự kiên cố bằng cách bao vây, đánh lấn từng bước, tiêu hao, phá hoại và lấn chiếm từ vòng ngoài vào tung thâm, làm cho địch suy yếu dần, tiến tới tiêu diệt toàn bộ chúng.
Chiến thuật vây lấn được khởi đầu từ trận đánh các cứ điểm 106, 105 và được hoàn thiện trong trận đánh cứ điểm 206. Trận đánh cứ điểm 206, bộ đội ta tổ chức xây dựng trận địa tiếp cận cứ điểm địch, kết hợp bắn tỉa, đánh địch ra phá lấp trận địa ta; đồng thời sử dụng các phân đội nhỏ đánh lấn, vây hãm khiến quân địch căng thẳng, mệt mỏi, rồi ta tiến công tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm. Đây là bước phát triển nhảy vọt về chiến thuật của Quân đội ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ./.
ST

Tự hào vững bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng

“Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” đã khái quát những truyền thống vẻ vang của Đảng 94 năm qua trong lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ đổi mới. Từ đó, góp phần bồi đắp niềm tự hào, tự tin cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân vững bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng với nhan đề: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. TÁI HIỆN NHỮNG TRANG SỬ VẺ VANG CỦA DÂN TỘC Ngay ở phần đầu, Tổng Bí thư đã nêu rõ mục đích của bài viết là góp phần thiết thực kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời, khơi dậy niềm tự hào về Đảng, Bác Hồ và dân tộc Việt Nam; tăng cường niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và tương lai tươi sáng của đất nước cũng như nêu cao hơn nữa trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị, tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước và cách mạng của toàn dân tộc, quyết tâm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng. Bài viết được kết cấu thành 3 phần trong đó, ở hai phần đầu, Tổng Bí thư đã tái hiện và khẳng định những truyền thống vẻ vang của Đảng từ khi “Đảng ta ra đời, lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” đến khi “Đảng lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh; tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Bài viết chỉ rõ sự ra đời của Đảng là một bước ngoặt lịch sử trọng đại của dân tộc, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về tổ chức và đường lối của cách mạng Việt Nam. Đó chính là thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng. Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã xác định con đường cơ bản của cách mạng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của dân tộc và nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cả dân tộc tiến hành thành công sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước thông qua những chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giai đoạn 1930-1975. Không chỉ có vậy, bài viết còn tái hiện những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo đó, đường lối đổi mới đất nước chính là một trong những thành tựu nổi bật của Đảng ta, đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước. Qua các kỳ Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, đường lối đổi mới đã không ngừng được hoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực, tiêu biểu là đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, xã hội, con người, đường lối an ninh, quốc phòng, đối ngoại; đặc biệt là đường lối xây dựng Đảng và hệ thống chính trị... Điểm lại những dấu ấn và đặc trưng nổi bật của đường lối đổi mới của Đảng trên các lĩnh vực, Tổng Bí thư khẳng định: Đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đây là nhận định rất cô đọng, đã khái quát giá trị của đường lối đổi mới đất nước cũng như bài học cốt lõi trong thành công của đường lối đổi mới chính là sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở khái quát những kết quả to lớn đã đạt được, bài viết khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đây là nhận định khách quan, khoa học, trên cơ sở tổng kết thực tiễn phát triển đất nước cũng như kết quả của quá trình lãnh đạo của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Tổng Bí thư cũng khẳng định, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong 94 năm qua, Đảng ta đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang. Đó là truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng; truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu; truyền thống đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình và tình thương yêu đồng chí; truyền thống đoàn kết quốc tế thuỷ chung, trong sáng dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, mỗi cán bộ, đảng viên phải biết kế thừa những truyền thống tốt đẹp đó và phát huy hơn nữa để làm vẻ vang những truyền thống quý báu của Đảng. BỒI ĐẮP NIỀM TỰ HÀO, TỰ TIN, VỮNG BƯỚC DƯỚI LÁ CỜ VẺ VANG CỦA ĐẢNG Mặc dù đã có nhiều công trình, bài viết tái hiện những trang sử hào hùng của dân tộc từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời nhưng những nhận định, đánh giá có tính khái quát của đồng chí Tổng Bí thư trong bài viết đã bồi đắp thêm cho mỗi chúng ta niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng từ khi ra đời cho đến nay. Niềm tự hào đó chính là hành trang để mỗi cán bộ, đảng viên tận dụng những thời cơ, vượt qua những thách thức, tiếp tục vững bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Nhìn về chặng đường phía trước, bài viết chỉ ra những khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước. Từ đó, đã đặt ra yêu cầu: “Chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn, quá say sưa với những kết quả, thành tích đã đạt được, và cũng không quá bi quan, dao động trước những khó khăn, thách thức; mà trái lại, cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, phát huy thật tốt những kết quả, bài học kinh nghiệm đã có, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức, triển khai thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho nhiệm kỳ khóa XIII và đến năm 2030”. Đây vừa là việc giao nhiệm vụ của người đứng đầu Đảng ta, đồng thời vừa là lời cổ vũ, động viên khích lệ với mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân, nêu cao tinh thần tự tin, thận trọng, trách nhiệm để thực hiện tốt những mục tiêu mà Đảng ta đã đặt ra trong chiến lược phát triển đất nước qua các giai đoạn. Không chỉ vậy, bài viết còn chỉ ra những bài học kinh nghiệm cần được tiếp tục quán triệt; những nhiệm vụ cần được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. Đồng chí Tổng Bí thư kết thúc bài viết bằng một lời hiệu triệu chạm đến trái tim của bao người dân Việt Nam: “Tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và Dân tộc Việt Nam anh hùng; tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cách mạng chân chính và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Có ba cụm từ quan trọng được nhắc đến là “tự hào”, “tin tưởng”, “quyết tâm” đã khái quát những “hành trang” cần có của mỗi cán bộ, đảng viên để có thể kế thừa và phát huy những truyền thống vẻ vang của Đảng, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển đất nước. Giá trị cốt lõi của bài viết được kết tinh qua nhận định: “Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng! Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Có thể khẳng định, bài viết của đồng chí Tổng Bí thư được công bố trong thời điểm quan trọng đã tiếp tục khắc họa, góp phần lan tỏa sâu sắc hơn những truyền thống vẻ vang của Đảng qua 94 năm ra đời và phát triển; đồng thời nhân lên niềm tự hào, niềm tin, sự đồng lòng, quyết tâm của toàn dân tộc để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Không chỉ đập tan luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đang ra sức xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như những thành tựu phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; bài viết của đồng chí Tổng Bí thư còn cung cấp thêm những căn cứ lý luận thực tiễn quan trọng cũng như củng cố thêm niềm tin, sự quyết tâm để chúng ta đấu tranh phản bác có hiệu quả với các quan điểm sai trái, phiến diện, góp phần bảo vệ Đảng bằng tất cả lương tâm và trách nhiệm của mỗi đảng viên./.

NỮ SĨ QUAN MŨ NỒI XANH ĐẦU TIÊN ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM LÃNH ĐẠO BAN PHỤ NỮ QUÂN ĐỘI

 Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga - Phó trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế thuộc Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng Ban Phụ nữ Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam).

Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga (SN 1981) là nữ sĩ quan đầu tiên của Việt Nam tham gia Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan (Phái bộ UNMISS), với vai trò Sĩ quan Tham mưu giám sát các hoạt động quân sự, từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2019.
Sau nhiệm kỳ đầu tiên rất thành công, chị tiếp tục được Bộ Quốc phòng và Cục Gìn giữ hòa bình tin tưởng, giao đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 của Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ tại Bentiu, Nam Sudan, từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2023.
Cho đến thời điểm hiện tại, chị cũng là nữ chỉ huy đơn vị đầu tiên tham gia đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình thế giới.
Quá trình công tác, Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga đã được Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam… nhiều lần tặng Bằng khen cùng nhiều phần thưởng khác. Đồng thời, Thượng tá Hằng Nga là Ủy viên BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam Khóa XIII (nhiệm kỳ 2022-2027)./.
St

THẾ NÀO LÀ “3 TIẾNG NỔ”TRONG HUẤN LUYỆN CHIẾN SĨ MỚI ?

 Kiểm tra “3 tiếng nổ” là một nội dung bắt buộc đối với chiến sĩ mới sau 3 tháng huấn luyện. Đây là những nội dung có khả năng gây mất an toàn cao nếu như các đơn vị không làm tốt công tác chuẩn bị và chiến sĩ không có tâm lý tốt.

Đối với nhiều người, đặc biệt là những người không trong quân ngũ đã nghe nhiều đến khái niệm “3 tiếng nổ” trong huấn luyện chiến sĩ mới nhưng không biết cụ thể là gì?
Vậy trong 3 tháng huấn luyện, các chiến sĩ phải luyện tập những nội dung gì và kiểm tra “3 tiếng nổ” sau 3 tháng huấn luyện gồm những tiếng nổ nào?
Đây là những tiếng nổ đầu tiên mà các chiến sĩ mới phải làm quen sau 1 tháng huấn luyện, nội dung nằm bắn mục tiêu bia số 4. Để công tác huấn luyện bắn đạn thật diễn ra an toàn và đạt kết quả tốt, các cơ quan, đơn vị phải chú trọng huấn luyện tỉ mỉ từng bước, chắc từng động tác và đặc biệt làm tốt công tác tư tưởng, tâm lý vững vàng cho chiến sĩ mới.
Trong công tác huấn luyện, tổ chức luyện tập chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên, phân loại chiến sĩ. Những đồng chí có nhận thức yếu, động tác còn lúng túng thì phân loại để tổ chức luyện tập thêm. Qua huấn luyện từng nội dung và thực hành bắn súng thì phải tổ chức rút kinh nghiệm từng nội dung một.
Huấn luyện ném lựu đạn đối với các chiến sĩ mới phải tỉ mỉ từ động tác cầm lựu đạn, hướng bàn chân, thời điểm rút chốt… mỗi động tác của các chiến sĩ mới đều ảnh hưởng đến kết quả ném và việc đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện. Vì vậy, cán bộ chỉ huy đơn vị luôn chú trọng rèn cho chiến sĩ mới hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của lựu đạn, thuần thục yếu lĩnh động tác kết hợp quán triệt, nhắc nhở bộ đội chấp hành nghiêm quy tắc an toàn trong huấn luyện, tăng cường giáo dục, xây dựng quyết tâm cho chiến sĩ mới từng bước thích nghi và tiến bộ dần.
Để bảo đảm kết quả cao và an toàn tuyệt đối, trong quá trình huấn luyện, các cơ quan, đơn vị phải xác định huấn luyện cho bộ đội nắm chắc về tính năng, cấu tạo, tác dụng và kỹ chiến thuật của lựu đạn, ngoài ra rèn luyện cho bộ đội về nội dung thể lực và đặc biệt là nội dung yếu lĩnh, tâm lý của bộ đội trong quá trình luyện tập và kiểm tra.
Đánh thuốc nổ là nội dung khó, nguy cơ mất an toàn cao nên quan trọng nhất, các chiến sĩ phải hết sức chăm chú theo dõi sự hướng dẫn của cán bộ huấn luyện.
Với nội dung đánh thuốc nổ, các chiến sĩ mới không được thử mà bắt buộc phải nắm chắc ngay trong quá trình huấn luyện để thực hành làm thật sau 3 tháng huấn luyện. Bên cạnh đó, tiếng nổ thường lớn nên các chiến sĩ mới nếu không vững tâm lý rất dễ lúng túng, thao tác không chính xác, gây mất an toàn. Nắm rõ những đặc điểm này, đội ngũ cán bộ các cấp chú trọng truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn tỉ mỉ cách xử lý các tình huống nhanh chóng, đảm bảo an toàn để chiến sĩ mới vững tinh thần, tự tin khắc phục. Quá trình huấn luyện, tiến hành đúng bài bản, tuần tự các bước, không nóng vội "đốt cháy" giai đoạn; thực hiện chia nhỏ tập nhiều, sai đâu sửa đó.
Như vậy để đảm bảo an toàn khi thực hiện kiểm tra “3 tiếng nổ” các chiến sĩ mới không chỉ thuần thục kỹ năng, thao tác mà còn phải có tâm lý tốt cùng với sự nỗ lực luyện tập các chiến sĩ mới sẽ tự tin hoàn thành 3 tiếng nổ. Những kiến thức có được từ huấn luyện 3 kỹ năng cơ bản: Bắn súng, ném lựu đạn và đánh thuốc nổ sẽ là hành trang quý giá giúp các chiến sĩ mới tự tin và luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.
ST

KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON VÀNG CHÓI LỌI

 Điện Biên Phủ, ngày 1-4-1954, trận mở đầu cho hình thức chiến thuật vây lấn. Ngày 1-4, địch tổ chức ba đợt xung phong đều bị các chiến sĩ Trung đoàn 102 đẩy lùi. Hàng trăm lính dù bị loại khỏi vòng chiến đấu, một xe tăng bị thủ pháo đánh hỏng, đêm 1-4, Trung đoàn 102 phối hợp với Trung đoàn 174 tổ chức đợt tiến công thứ ba vào hầm ngầm nhưng vẫn không thành công. Trong các ngày tiếp sau mỗi bên vẫn chỉ giữ được một nửa cứ điểm. Ta ở nửa phần phía Đông, địch giữ nửa phần phía Tây. Khu vực đồi A1 tưởng chừng như chỉ còn là một núi đất vụn.

Trong khó khăn ác liệt đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm, mưu trí, chỉ huy sâu sát, linh hoạt. Từ Trung đoàn trưởng Hùng Sinh đến Tiểu đoàn phó Ngô Thế Lương, Tiểu đoàn phó Lê Sơn… đều nhiều lần dùng tiểu liên, thủ pháo cùng bộ đội đánh giáp lá cà diệt địch. Tổ trưởng liên lạc Bùi Minh Đức, chiến sĩ thông tin Chu Văn Mùi bị đói nhiều ngày vẫn không quên nhiệm vụ. Khi bị lọt giữa vòng vây địch, Chu Văn Mùi bình tĩnh dùng máy liên lạc, hướng dẫn các trận địa pháo bắn vào quân địch bảo vệ thương binh. Thế trận giằng co ở khu vực này tiếp tục kéo dài cho đến ngày 4-4.
Trong thời gian Trung đoàn 102 nhận nhiệm vụ chuyển hướng sang phía Đông thay thế đơn vị bạn tiếp tục tiến công A1, Trung đoàn 36 cũng nhận nhiệm vụ tiến công cứ điểm 106 ở trên cánh đồng phía Tây sân bay Mường Thanh. Đêm 1-4-1954, bộ đội ta bí mật vận động theo chiến hào tiến sát hàng rào, tiêu diệt các ụ súng của địch, rồi nhanh chóng vào trong cứ điểm, bất ngờ nổ súng diệt gọn quân địch trong vòng 30 phút. Trận đánh cứ điểm 106 có thể coi là trận mở đầu cho hình thức chiến thuật vây lấn của Quân đội ta.
Thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, bộ đội ta đã sáng tạo ra cách đánh vây lấn - một hình thức chiến thuật tiến công địch phòng ngự trong công sự kiên cố bằng cách bao vây, đánh lấn từng bước, tiêu hao, phá hoại và lấn chiếm từ vòng ngoài vào tung thâm, làm cho địch suy yếu dần, tiến tới tiêu diệt toàn bộ chúng.
Chiến thuật vây lấn được khởi đầu từ trận đánh các cứ điểm 106, 105 và được hoàn thiện trong trận đánh cứ điểm 206. Trận đánh cứ điểm 206, bộ đội ta tổ chức xây dựng trận địa tiếp cận cứ điểm địch, kết hợp bắn tỉa, đánh địch ra phá lấp trận địa ta; đồng thời sử dụng các phân đội nhỏ đánh lấn, vây hãm khiến quân địch căng thẳng, mệt mỏi, rồi ta tiến công tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm. Đây là bước phát triển nhảy vọt về chiến thuật của Quân đội ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ./.
St

MỘT GIA ĐÌNH TẬN HIẾN VỚI CÁCH MẠNG

 Trong căn nhà số 670 Trần Cao Vân (Thanh Khê, Đà Nẵng), dưới làn khói hương trầm mặc, bà Lê Thị Quý-người con duy nhất của ông Lê Văn Xoài và bà Nguyễn Thị Hạt bồi hồi kể lại cuộc đời hoạt động cách mạng của ba mẹ mình.

Bà Nguyễn Thị Hạt là chị cả trong gia đình gồm 7 chị em, trong đó 4 em trai đều trưởng thành trong Quân đội là: Thiếu tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Bá Phát (sau gọi là Chuẩn đô đốc); Đại tá Nguyễn Bá Trình; Đại tá Nguyễn Bá Phước; Trung tá Nguyễn Bá Ninh và 2 em gái là Nguyễn Thị Hợi, Nguyễn Thị Liên đều là những cơ sở cách mạng kiên trung.
Bà Quý kể: “Ba tôi từng đi lính lê dương cho Pháp, làm Lý trưởng làng Hà Khê, nay thuộc hai phường Thanh Lộc Đán và Xuân Hà (quận Thanh Khê), rồi làm cơ sở cho cách mạng. Tiết kiệm được một số tiền lớn, ông mua một căn nhà và khu vườn có diện tích khoảng 800m2 ở khu vực số nhà 670 Trần Cao Vân hiện nay”.
Bấy giờ, dân cư ở làng Hà Khê còn thưa thớt. Ông bà cho đốn hết những cây dại ở khoảng đất phía sau khu vườn để dân đến ở. Năm 1945, quân Pháp tái chiếm Đà Nẵng, gia đình tản cư vào vùng tự do ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam). Đến năm 1952, ông bà trở lại Đà Nẵng. Thấy khu đất bên kia đường, đối diện với căn nhà đang ở còn bỏ hoang, ông bà tổ chức di dời mồ mả, phát quang cây cỏ được hơn 1.200m2 làm nơi buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng. Gia đình nào trong làng gặp khó khăn, bà cho mượn tiền để đóng tàu, ghe, thúng đi đánh cá. Lúc người dân trả nợ, bà không nhận tiền mà chỉ lấy cá khô, mắm, thuốc men để gửi lên căn cứ.
Năm 1962, trước yêu cầu của tổ chức, bà Hạt được giao nhiệm vụ làm hầm bí mật trong nhà để nuôi cán bộ, cất giấu tài liệu và vũ khí, là nơi chuyển truyền đơn cho các cơ sở khác. Ngày 20-6-1963, bà Hạt được kết nạp Đảng. Năm 1964, bà được bầu làm Bí thư Chi bộ làng Hà Khê. Cùng với công tác xây dựng cơ sở trong vùng địch hậu, bà đã đấu tranh vận động nhiều binh lính bỏ hàng ngũ địch về với gia đình, đưa thanh niên lên căn cứ nhập ngũ, bổ sung lực lượng cho Thành đội Đà Nẵng.
Đầu tháng 1-1968, chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, gia đình bà Hạt tham gia nuôi giấu cán bộ. Ngôi nhà của gia đình bà trở thành trung tâm chỉ đạo chiến dịch của quận Nhì (Đà Nẵng). Để phục vụ chiến dịch, bộ đội cần một lượng lớn thuốc nổ, vũ khí chuyển vào nội thành. Không quản ngại hiểm nguy, bà Hạt lên gia đình bà Nguyễn Thị Hợi (em ruột bà Hạt, cũng là một cơ sở cách mạng) ở Nam Ô, Hòa Vang (nay thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) nhận súng đạn, thuốc nổ đem về cất giấu tại nhà mình. Nhằm che mắt địch, bà chế thùng đựng dầu đậu phộng (dầu lạc) thành hai đáy, bên trên đựng dầu, bên dưới chứa thuốc nổ, súng được giấu trong các bao than củi chất lên xe lam. Trong vai người nhập hàng về bán, bà cùng với cơ sở của mình đã vận chuyển thành công số lượng lớn vũ khí về cất giấu trong vườn nhà. Súng thì đưa vào hầm bí mật, còn thuốc nổ được ông Lê Văn Xoài bọc kỹ rồi chôn dưới đáy các chậu cây cảnh. Sau đó, số vũ khí, chất nổ này được phân tán, chuyển đến các gia đình cơ sở khác như: Mẹ Nhu (Lê Thị Dãnh), mẹ Hiền, bà Xã Nhất.
Sau Tết Mậu Thân 1968, Mỹ-ngụy điên cuồng đàn áp phong trào cách mạng. Các cơ sở của ta vẫn một lòng kiên trung với Đảng. Đội biệt động quận Nhì được đưa về khu phố Thanh Khê hoạt động. Đội có nhiệm vụ tích cực đẩy mạnh chiến tranh du kích trong thành phố, phá thế kìm kẹp của địch, giữ vững lòng tin trong nhân dân. Đêm 23-12-1968, đội biệt động tập kích đồn bảo an ở Phú Lộc, sau đó về trú tại hầm bí mật nhà mẹ Nhu và mẹ Hiền ở phố Thanh Khê. Không ngờ trong lúc tình hình đang rất khó khăn thì Lữ Hùng (Quận đội phó quận Nhì) đầu hàng giặc, chỉ cho địch đánh phá các cơ sở của ta. Mờ sáng 26-12-1968, địch kéo đến nhà mẹ Nhu, mẹ Hiền và đổ quân bao vây khu phố Thanh Khê hòng tiêu diệt lực lượng biệt động của ta. Chúng bắn chết mẹ Nhu, khui hầm bí mật. 7 chiến sĩ biệt động tung nắp hầm, chiến đấu kiên cường, quyết không rơi vào tay giặc. Cùng lúc đó, cảnh sát ngụy ập vào nhà bà Hạt, dùng máy móc phá nhà cửa, đập vỡ các chậu cây cảnh để tìm thuốc nổ, khui hầm bí mật. Chúng bắt ông Xoài-bà Hạt về giam ở Ty cảnh sát Gia Long và kho đạn. Cô con gái Lê Thị Quý đang học trung cấp y cũng bị chúng bắt ngay tại trường. Đất đai của ông bà từng khai hoang, dùng làm kho chứa vật liệu xây dựng bị chính quyền ngụy cắt bán cho dân.
Sống trong cảnh lao tù cộng với những đòn tra tấn dã man của kẻ thù, ông Xoài bị xuất huyết dạ dày. Tháng 5-1971, chúng cho ông đi nhà thương điều trị một thời gian rồi thả về. Cũng trong năm 1971, bà Hạt và con gái mãn hạn tù, trở về địa phương sinh sống. Chính quyền ngụy chỉ trả lại cho gia đình một phần căn nhà. Sau khoảng hai tháng gia đình đoàn tụ, ông Xoài qua đời, sau này ông được công nhận là liệt sĩ.
Gác lại đau thương, bà Hạt liên lạc với các cơ sở cũ để tiếp tục hoạt động cho đến ngày miền Nam giải phóng. Bà nhiệt tình tham gia công tác đến năm 1980 mới nghỉ hưu. Năm 1997, bà về cõi vĩnh hằng. Cô con gái Lê Thị Quý của ông bà sau ngày đất nước thống nhất tham gia công tác tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cho đến ngày nghỉ hưu. Cuộc sống gia đình không trọn vẹn, bà Quý về nhà cũ sinh sống một mình, ngày ngày nhang khói cho ba mẹ và tiền nhân./.
St

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA MỌI HUYỀN THOẠI

 Tướng De Castries-chỉ huy tập đoàn cứ điểm này phải thú nhận: “Tướng Giáp là một người thông minh, dũng cảm, một người giỏi chỉ huy du kích... Chúng tôi đã thấy rõ điều đó. Nay qua trận Điện Biên Phủ, tôi thấy tướng Giáp không những giỏi về chỉ huy đánh du kích mà còn giỏi cả về chỉ huy trận địa chiến, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng, và cả về nghi binh đánh lừa tình báo đối phương”. De Castries trần tình: “Tôi hân hạnh làm đối thủ của tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”.

Sainteny rất nhanh chóng nhận ra Võ Nguyên Giáp là “một nhân vật đáng gờm nhất. Nhân vật hùng mạnh này đã chế ngự Hội nghị trù bị tại Đà Lạt”. Đúng như Charles De Gaulle đã viết cho Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1966: “Giá có một sự hiểu biết nhau tốt hơn giữa người Việt và người Pháp ngay sau đại chiến thế giới, thì Sainteny đã không có cơ hội để kiểm chứng nhận thức của mình về Võ Nguyên Giáp, khi gặp những sĩ quan cấp cao của Pháp được trao trả sau Hiệp định Geneva. Đó là Castries, Lalande, Langlais, Bigeard, Blanchet... và nhiều người khác. Qua câu chuyện trao đổi với họ, tôi dễ dàng nhận thấy họ ca ngợi phẩm chất chiến đấu của đối phương”.
“Những con người do tướng Giáp đào luyện thật là những chiến binh tuyệt vời! Những cuộc phản kích của quân Việt chặn đứng pháo binh của chúng tôi, các khẩu súng cối của chúng tôi không thể nhả đạn” - Trung tá Marcel Bigeard (sau là Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp) rút ra nguyên nhân thất bại của Pháp trước năng lực bậc thầy về tổ chức và xây dựng Quân đội cũng như tài cầm quân của Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
“Ông Giáp đã tỏ rõ những đức tính xuất chúng trong tất cả mọi lĩnh vực lớn nhất của chiến tranh. Về chiến lược, ông đã có một tầm quan sát sâu sắc các sự kiện và đã khoanh vùng những vấn đề chủ yếu; ông đã làm lung lay đối phương bằng sử dụng sáng suốt những lực lượng từ nhiều điểm: Ở Lào, Campuchia, trong vùng châu thổ sông Cửu Long, trên các cao nguyên Tây Nguyên, vùng đồng bằng ven biển, hai bên bờ vùng giới tuyến phi quân sự”; “Trong lĩnh vực hậu cần, ông thật xuất sắc suốt cuộc chiến tranh Đông Dương, không có một sự làm chủ hoàn hảo hơn về công tác hậu cần mà không thể thực hiện được trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cũng như vậy, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Đường mòn Hồ Chí Minh đã cung cấp tiếp tế cho QĐND Việt Nam và quân Giải phóng miền Nam ròng rã suốt mấy năm trời” - Đại tướng Peter Macdonald, nhà sử học quân đội Hoàng gia Anh./.
St

MÙA XUÂN VÀ NGƯỜI LÍNH

 Đã trở thành truyền thống, cứ mỗi độ xuân sang, trai tráng làng tôi lại náo nức lên đường nhập ngũ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Khoác trên mình bộ quân phục màu lá, hành trang là chiếc ba lô, gói ghém cả quê hương trong đó. Ngày chia tay, hương vị Tết như vẫn còn vương vấn đâu đây. Hoa bưởi thơm ngào ngạt khắp nẻo. Người lính trẻ không quên ngắt một chùm hoa giấu trong túi áo. Bao nỗi niềm cứ lặng trôi trong ngập ngừng và bịn rịn.

Phút chia tay, anh lính trẻ cài nhành hoa bưởi lên mái tóc người yêu thay lời nhắn nhủ nồng nàn. Sắc hoa tươi tinh khôi, một vòng tay ấm áp tạo nên khoảnh khắc xuân tuyệt đẹp. Những cái nắm tay da diết, những nụ hôn ngượng ngùng cùng muôn vàn lời muốn nói cứ thế ngập tràn khắp không gian trong ngày nhập ngũ. Những giây phút đầu tiên của đời lính không phải là mệnh lệnh, mà chứa chan tình nghĩa quê hương. Đó là mùa xuân, là tình yêu, lẽ sống mà người lính mang theo khắp mọi dặm đường hành quân…
Mùa xuân và người lính, có hàng trăm khoảnh khắc đáng nhớ, có biết bao hành động khó quên. Hình ảnh một cô gái cố giấu những giọt nước mắt vào tim, cài lại chiếc ba lô sau lưng người lính trẻ, gửi vào đó bao nỗi niềm của người hậu phương. Hình ảnh đẹp ấy như bản hùng ca người lính và mùa xuân thêm thi vị, ngọt ngào.
Có lẽ bởi vậy mà nhà chức trách đã chọn thời điểm đẹp nhất của năm để tổ chức Ngày hội tòng quân. Những người lính đã trưởng thành qua rèn luyện được tôi thêm chất thép. Đó là khi họ thực thi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng, trong cuộc sống đời thường luôn thắm đậm nghĩa tình đồng đội và khát khao cháy bỏng về cuộc sống bình yên nơi quê nhà.
Còn nhớ mùa xuân năm ấy, khi cuộc chiến tranh khốc liệt bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc đang rất cam go, quyết liệt. Đất nước khi ấy vừa trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược. Cuộc sống dù rất khó khăn, nhưng mỗi khi Tết đến, quê nhà vẫn chắt chiu để có gạo ngon gói bánh chưng gửi ra tiền tuyến.
Rất nhiều tình cảm dành cho người lính. Những lá thư của người hậu phương luôn chất chứa tình yêu thương thắm thiết, gửi gắm vào trang giấy bao nỗi niềm tin yêu. Những nét chữ nhòe trong nước mắt… Có phong thư gửi kèm một nhành hoa khô hay vẽ một hình trái tim, một vườn hoa xuân rực rỡ.
Trong chiến tranh, thư gửi ra tiền tuyến cũng trải qua những cuộc hành quân đầy gian khổ, hy sinh. Đôi khi, thư đi không tới tay người lính, thư về không tới nơi người nhận. Có những lá thư loang đỏ màu máu, nhòe ướt hết nội dung, nhưng không thể xóa nhòa bao nhiêu tình cảm yêu thương và cả mùa xuân hy vọng trong đó.
Mùa xuân nối những mùa xuân, mùa của chồi non lộc biếc, vạn vật sinh sôi. Để có những mùa xuân tươi thắm và bình yên, lớp lớp những người lính đã cống hiến tuổi thanh xuân để gìn giữ đất trời Tổ quốc. Dù bất cứ nơi đâu, trên biên cương địa đầu hay hải đảo xa xôi, người lính vẫn kiên trung, vững vàng trước phong ba bão táp. Và hôm nay, chúng ta đang sống trong những ngày xuân yên vui và sung túc vì ngoài kia đã có những người lính căng mình bảo vệ sự bình yên của cuộc sống./.
St

BA “TRỤ CỘT” DỰNG LÊN BỘ MÁY NHÂN SỰ VỮNG MẠNH CỦA ĐẢNG

 Công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Bác Hồ đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém"; "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng".
Bản lĩnh chính trị + gốc đạo đức + tầm nhìn chiến lược
Đảng ta coi xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu.
Mới đây, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, tầng lớp nhân dân cả nước. Các ý kiến bày tỏ đồng tình về việc lựa chọn nhân sự đúng đắn, chính xác cao, phải bám nắm sâu sát 3 nhóm tiêu chuẩn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra. Đó là: Phẩm chất chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; trí tuệ, tư duy chiến lược, trình độ, mức độ tín nhiệm. Đây là những nội dung cốt lõi, cơ bản nhất, là tiền đề quan trọng và bắt buộc phải có đối với mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đây cũng chính là ba cột trụ để dựng nên bộ máy nhân sự hoàn chỉnh của Đảng và Nhà nước ta.
Ông Tô Văn Ngọc, Ủy viên thường vụ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội chia sẻ, tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị ở đây chính là tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm và khát vọng xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Bản lĩnh chính trị thể hiện ở sự yên tâm công tác, chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức. Người có bản lĩnh chính trị sẽ có lập trường kiên định, tư tưởng vững vàng và bằng ý chí, năng lực của mình vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Cùng với bản lĩnh chính trị thì phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Phẩm chất đạo đức chính là các chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Qua đó, đánh giá được con người tốt hay xấu. Người cán bộ, đảng viên, nhất là các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương cần phải có phẩm chất đạo đức thật sự trong sáng, lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; thực sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; phải thực sự là người tâm huyết và có trách nhiệm với công việc, luôn chăm lo đến đời sống mọi mặt của nhân dân. Yêu cầu đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên là không tham vọng quyền lực, không háo danh, không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và phải quyết tâm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống.
Bên cạnh bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức thì người cán bộ, đảng viên cũng phải có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược và kiến thức toàn diện. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để cán bộ, đảng viên có thể hoàn thành công việc hiệu quả hơn; quyết định hoặc đề xuất để tập thể lãnh đạo quyết định kịp thời, sáng suốt, đúng đắn. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương cần phải thực sự chủ động phát hiện thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thực tiễn đồng thời mạnh dạn đề xuất những giải pháp phù hợp. Ngoài ra Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương cũng cần phải thực sự năng động, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phải nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hoàn toàn đồng tình với ý kiến của ông Tô Văn Ngọc, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó Bí thư Chi bộ 2, Đảng bộ phường Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) nhấn mạnh: Người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống tốt nhưng không có tầm nhìn, tư duy chiến lược thì không thể là một cán bộ cấp chiến lược của Đảng được. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng như biến động không ngừng và bất ngờ về địa chính trị trên thế giới đòi hỏi mỗi Ủy viên Trung ương phải có kiến thức tổng hợp sâu và rộng thì mới có khả năng phân tích, dự báo những nguy cơ, thách thức cũng như cơ hội đối với nước ta để đề ra và thực thi đường lối xây dựng đất nước, đảm bảo độc lập, tự chủ và chủ nghĩa xã hội.
Nâng cao chất lượng nhân sự ngang tầm thời đại
Theo đánh giá của Tổng Bí thư, sự trưởng thành, lớn mạnh và phát triển của đội ngũ cán bộ trong mấy chục năm qua là nhân tố hàng đầu, làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Ông Tô Văn Ngọc cho rằng, thực tiễn đã chứng minh, những thành quả của cách mạng nước ta phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh chính trị vững vàng của các thế hệ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, đảng viên qua các thời kỳ. Qua đó, các thế hệ lãnh đạo đã sáng suốt lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chiến thắng kẻ thù xâm lược, hoàn thành mục tiêu của các giai đoạn cách mạng để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, trước những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, đặc biệt là với các thủ đoạn tinh vi và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động, đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; lập trường tư tưởng không vững vàng nên hoang mang, dao động, giảm sút ý chí, thậm chí là lạm dụng quyền lực, chạy bằng cấp, chạy quy hoạch, chạy chức, chạy quyền và nhất là bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất nên đã vi phạm pháp luật, đã bị khai trừ khỏi Đảng và vướng vòng lao lý.
Do đó, thực tiễn của thời đại mới đòi hỏi, mỗi cán bộ, đảng viên cần tiếp tục nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, trí tuệ, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, góp phần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Ông Bùi Thiện, thương binh hạng 3, nguyên Chánh văn phòng UBND quận Hồng Bàng, Hải Phòng cho rằng, bài phát biểu của Tổng Bí thư khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác nhân sự nói chung và nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng nói riêng. Cần phải khẳng định ý nghĩa của công tác này không chỉ đơn thuần đối với việc tổ chức một Đại hội Đảng mà còn là công tác có ý nghĩa chiến lược gắn liền với vận mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước.
Tâm đắc với nội dung “gốc đạo đức” của cán bộ trong bài phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự, ông Bùi Thiện cho rằng, công tác nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng bởi sai sót trong công tác nhân sự sẽ dẫn đến việc để lọt vào bộ máy lãnh đạo những người thiếu tài, thiếu đức hoặc có tài mà thiếu đức, có đức mà kém về trình độ… Nếu cán bộ làm lãnh đạo mà đức, tài không song toàn thì sẽ không đóng góp được gì cho Đảng, thậm chí gây hại cho đất nước và nhân dân.
Để làm tốt công tác nhân sự, ông Bùi Thiện cho rằng, thời gian tới, các cơ quan, tổ chức có liên quan, mà trước hết là Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và "then chốt” có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước.
Ngoài ra, các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương phải coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu thật sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng, nhân dân. Mỗi cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác chuẩn bị phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc chung, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, nhân dân lên trên hết. Cùng với đó, từng cơ quan, địa phương phải thường xuyên tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm, kết quả cũng như khuyết điểm, hạn chế của Đại hội XIII để có thêm cơ sở đề ra phương hướng, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nhân sự Đại hội XIV của Đảng.
Có thể thấy, các tầng lớp nhân dân luôn quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội XIV sẽ đưa ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn, có tính đột phá về công tác cán bộ. Từ đó sẽ lựa chọn ra những cán bộ lãnh đạo “vừa hồng, vừa chuyên”, “đủ tâm, đủ tầm”; đặc biệt, phải là những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám quyết định những quyết sách để đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới./.
St

NGÀY 28/3/1954: ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP GỬI MỆNH LỆNH CHO CÁC ĐẠI ĐOÀN: 312, 316, 308, 304, 351

 Ngày 28/3/1954, sau khi kết thúc Hội nghị bàn về kế hoạch tác chiến Đợt 2 (diễn ra từ ngày 25 đến 27/3/1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi Mệnh lệnh số 83 ML/B1 cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351, để giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong đợt tiến công lần thứ hai.

Tập trung đánh chiếm đồng thời các điểm cao phía Đông
Vòng vây trận địa chiến hào của bộ đội ta đang dần khép chặt đã khiến thực dân Pháp không còn khả năng rút lui, cũng như khó đưa thêm một số lượng lớn quân tăng viện. Trận địa chiến hào của ta đã phá vỡ cấu trúc cơ bản của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tách hoàn toàn phân khu Hồng Cúm khỏi khu trung tâm. Từ lúc này, Tướng De Castries (Đờ Cát) không thể trông chờ sự cứu viện của những tiểu đoàn đóng ở phía Nam cánh đồng Mường Thanh.
Hoảng hốt trước những bước tiến như vũ bão của quân đội ta cùng những đường hào vây lấn đang dần siết chặt, ngày 23/3/1954, Tướng De Castries (Đờ Cát) đã gửi bức thư số 44/CAB cho Tướng Cogny. Trong thư, Tướng De Castries (Đờ Cát) trực tiếp thừa nhận: “bom pháo của chúng ta có vẻ không làm chậm bước tiến của họ... Các toán trinh sát của ta đều bị chặn lại sau một quãng ngắn và không chọc thủng được vòng vây. Liên lạc hàng ngày với Hồng Cúm ngày càng khó, phải tổ chức cả một cuộc hành quân mới đi tới được... tinh thần binh lính sa sút nghiêm trọng… Trừ phi có yếu tố mới mà hiện nay tôi không thể xác định rõ yếu tố đó là gì, hình thức ra sao, tôi cho rằng tình hình chỉ có thể ngày càng xấu đi mà thôi”.
Trong khi đó, Đảng ủy mặt trận đã nghiên cứu kỹ cách bố trí của phân khu trung tâm và nhận thấy rằng, trận Điện Biên Phủ được quyết định trên những điểm cao ở phía Đông, bên sông Nậm Rốm. Tại đây nổi lên một dãy đồi chạy từ phía Bắc xuống phía Nam, hai bên đường số 41 và dọc theo bờ sông. Những dãy đồi này khống chế toàn bộ phân khu trung tâm, trong đó có Sở chỉ huy của De Castries (Đờ Cát), các trận địa pháo và sân bay.
Thực dân Pháp tận dụng lợi thế của dãy đồi, tổ chức thành một khu vực phòng ngự then chốt với hai trung tâm đề kháng mạnh là Đô-mi-ních và Ê-li-an. Mỗi trung tâm gồm nhiều cứ điểm. Những cứ điểm này một phần nằm trên những quả đồi, một phần nằm dưới cánh đồng bên bờ sông. Nhưng quan trọng hơn cả là những điểm cao. Nếu những điểm cao này bị bộ đội ta đánh chiếm thì những cứ điểm phía dưới không thể tồn tại và toàn bộ các cứ điểm trên cánh đồng bên kia sông Nậm Rốm cũng bị đe dọa vì hỏa lực bắn thẳng của ta, đặc biệt là pháo binh.
Chính vì vậy, chủ trương của Đảng ủy mặt trận trong đợt tiến công thứ hai này là tập trung ưu thế binh hỏa lực đánh chiếm đồng thời các điểm cao phía Đông. Trong số này, có năm điểm cao quan trọng. Đó là các điểm cao: E, D1 thuộc trung tâm đề kháng Đô-mi-ních, và các điểm cao C1, C2, A1 thuộc trung tâm đề kháng Ê-li-an. Các điểm cao: E và D1 nằm hai bên đường số 41 là những điểm cao cao nhất ở phía Bắc, khoảng 70 mét so với mặt đất, trực tiếp kiểm soát sân bay và hai trận địa pháo 105mm ở dưới chân đồi. Điểm cao A1 ở đầu cùng phía Nam, thấp hơn, khoảng 40 mét, nhưng lại đặc biệt quan trọng vì ở sát ngay khu trung tâm, rất gần Sở chỉ huy của De Castries (Đờ Cát). Điểm cao C1 và C2 tiếp giáp với A1 về phía Bắc, là những đồi nhỏ thấp, nhưng đều ở sát khu trung tâm. Các điểm cao E, D1, D2, C1, A1 nằm ở vòng ngoài, liền kề với trận địa tiến công của ta. Những điểm cao khác như: D3, C2... nằm ở phía trong.
Bên cạnh đó, trong đợt tiến công thứ hai này, bộ đội ta có nhiều điều kiện thuận lợi, như: binh hoả lực tập trung, trận địa tiến công và bao vây đã được xây dựng vững chắc, bộ đội ta đã có thêm kinh nghiệm chiến đầu, tinh thần địch sau mấy tháng bị vây hãm và sau mấy trận thất bại vừa qua đã giảm sút khá nhiều.
Chính vì vậy, Tổng Quân ủy chủ trương: Tập trung ưu thế tuyệt đối binh hỏa lực, tiêu diệt toàn bộ khu vực phía Đông Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, trong đó có một số đơn vị cơ động; chiếm lĩnh toàn bộ các điểm cao phía Đông, biến những điểm cao đó thành trận địa của ta để uy hiếp khu vực Mường Thanh. Ở phía Tây, bộ đội ta tiêu diệt một số cứ điểm, tiến sát vào sân bay. Quân ta thực hiện chủ trương tác chiến trên là tạo đầy đủ điều kiện để chuyển sang tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ quân địch trong tập đoàn cứ điểm.
Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị:
Ngày 28/3/1954, sau khi kết thúc Hội nghị bàn về kế hoạch tác chiến Đợt 2 (diễn ra từ ngày 25 đến 27/3/1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi Mệnh lệnh số 83 ML/B1 cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351, để giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong đợt tiến công lần thứ hai.
- Đại đoàn 312: được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75mm, hai đại đội súng cối 120mm, một đại đội súng cối 82mm, có nhiệm vụ tiêu diệt các điểm cao E, D1 và D2 thuộc trung tâm đề kháng Đô-mi-ních; đánh vị trí pháo binh địch ở điểm cao 210 và tiểu đoàn dù ngụy đóng ở khu vực này.
Sau khi tiêu diệt địch, để lại một bộ phận nhỏ binh lực, tăng cường hỏa lực, cải tạo công sự, chiếm lĩnh trận địa, không cho địch phản kích chiếm lại, đồng thời tổ chức ngay những trận địa hỏa lực khống chế quân địch ở Mường Thanh.
- Đại đoàn 316: (thiếu một Trung đoàn), được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75mm, hai đại đội súng cối 120mm, hai trung đội súng cối 82mm, có nhiệm vụ tiêu diệt các điểm cao Al, C1 và C2 thuộc trung tâm đề kháng Ê-li-an; đồng thời phối hợp với các đơn vị khác tiêu diệt lực lượng dù cơ động của địch.
Sau khi tiêu diệt địch, để lại một bộ phận nhỏ binh lực, tăng cường hỏa lực, cải tạo công sự, chiếm lĩnh trận địa, không cho địch phản kích chiếm lại, đồng thời tổ chức ngay những trận địa hỏa lực khống chế quân địch ở Mường Thanh.
- Đại đoàn 308: có nhiệm vụ tiêu diệt địch ở khu vực tung thâm* phía Đông gồm: tiểu đoàn ngụy Thái số 2 và pháo binh địch ở đó; phối hợp cùng Trung đoàn 98 thuộc Đại đoàn 316 tiêu diệt tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6è BPC); tấn công các cứ điểm 106 và 311 ở phía Tây.
Sau khi tiêu diệt địch, để lại một bộ phận nhỏ binh lực, tăng cường hỏa lực, cải tạo công sự, chiếm lĩnh trận địa, không cho địch phản kích chiếm lại, đồng thời tổ chức ngay những trận địa hỏa lực khống chế quân địch ở Mường Thanh. Tiêu diệt lực lượng dù cơ động và chặn quân tiếp viện của địch từ Hồng Cúm lên ngày hôm sau.
- Đại đoàn 304: được phối thuộc Tiểu đoàn 888 (Đại đoàn 316), một đại đội lựu pháo 105mm, một đại đội súng cối 120mm, 18 khẩu trọng liên cao xạ 12,7mm, có nhiệm vụ: kiềm chế các trận địa pháo binh của địch ở Hồng Cúm, chặn quân tiếp viện của địch từ Hồng Cúm lên Mường Thanh và đánh quân nhảy dù ở xung quanh và phía Nam Hồng Cúm.
- Đại đoàn 351: trực tiếp yểm hộ bộ binh tiến công các điểm cao: A1, D1, C1, E; áp chế pháo binh địch, tiêu diệt lực lượng cơ động của địch ở tung thâm* phía Đông Mường Thanh; kiềm chế pháo binh địch ở Mường Thanh và Hồng Cúm. Riêng Trung đoàn pháo cao xạ 367 yểm hộ cho bộ binh và pháo binh chiến đấu cả ngày lẫn đêm.
Đây là trận công kiên có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Khi mở đầu chiến dịch, bộ đội ta mới chỉ đánh từng căn cứ đề kháng, từng tiểu đoàn địch đóng riêng lẻ, lần này ta đánh vào một khu vực gồm nhiều căn cứ đề kháng với nhiều tiểu đoàn địch.
Chính vì vậy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã căn dặn: cuộc chiến đấu lần này có quy mô lớn, ác liệt. “Các cấp chỉ huy phải đề cao quyết tâm chiến đấu, kiên quyết dũng mãnh, nhanh chóng không để mất thời cơ diệt địch. Phải tự mình ra mặt trận, kiểm tra đôn đốc, tổ chức chiến đấu, động viên chiến sĩ”.
Bên cạnh đó cần “chú trọng việc tổ chức hỏa lực, tổ chức đội đột phá, tổ chức đội đánh thọc sâu. Phải căn cứ vào chỉ thị hiệp đồng để đặt kế hoạch hợp đồng tỉ mỉ giữa pháo binh và các đơn vị bộ binh, cùng kế hoạch thông tin liên lạc”./.
St