Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022
TÌM HIỂU LỊCH SỬ GIÚP BẠN: VỀ VIỆC QUÂN PHÁP CƯỚP VÀNG, BẠC VÀ CỦA CẢI SAU BIẾN CỐ THẤT THỦ KINH ĐÔ HUẾ NĂM 1885 NHƯ THẾ NÀO?
ĐỪNG NGỤY BIỆN CHO SỰ VÔ TÂM, VÔ CẢM!
TRẦN ĐÌNH SỬ, SUY THOÁI NGHIÊM TRỌNG SAO VẪN CHO LÀM SGK CHO HỌC SINH!
CÂU TRẢ LỜI MỘC MẠC CỦA MẸ LÀM CHO NGƯỜI MỸ PHẢI CỨNG HỌNG!
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022
Hội thảo khoa học: “Đồng chí Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam”
Hội thảo khoa học: “Đồng chí Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam”
Sáng ngày 6-8, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương ương và Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam”.
Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam; PGS, TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phan Xuân Thủy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Nam; Thành ủy Đà Nẵng, Quân khu 5, đại diện thân nhân gia đình đồng chí Võ Chí Công, cùng các đại biểu, nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ở Trung ương và địa phương.
Toàn cảnh hội thảo. |
Các đại biểu tham gia hội thảo. |
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 40 tham luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các cơ quan ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương, Quân khu 5, của tỉnh Quảng Nam - quê hương của đồng chí Võ Chí Công và của nhiều nhà khoa học. Hội thảo là hoạt động thiết thực kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Võ Chí Công (7-8-1912 / 7-8-2022), để ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú, tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp để cán bộ, đảng viên và nhân dân bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với đồng chí Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu khai mạc hội thảo. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: “Đồng chí Võ Chí Công - Người cộng sản kiên trung, một cán bộ tài năng của Đảng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng chí Võ Chí Công, tên khai sinh là Võ Toàn (bí danh Xuân, Năm Công), sinh ngày 7-8-1912, trong một dòng tộc giàu truyền thống yêu nước và cách mạng tại làng Khương Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Sớm tham gia cách mạng, đến tháng 5-1935, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, được cử làm Bí thư Chi bộ Mỹ Sơn. Sau đó đồng chí được bầu làm Bí thư Phủ ủy Tam Kỳ (tháng 1-1940), Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (tháng 10-1941), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (tháng 12-1942). Giữa năm 1943, đồng chí Võ Chí Công bị thực dân Pháp bắt, kết án khổ sai chung thân, sau giảm xuống 25 năm tù và đưa đi giam cầm ở nhà lao Hội An, rồi chuyển lên nhà đày Buôn Ma Thuột. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, đồng chí được trả tự do và tham gia Ủy ban Khởi nghĩa của tỉnh, lãnh đạo nhân dân giành chính quyền một cách nhanh chóng ở Quảng Nam - Đà Nẵng.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí Võ Chí Công trở thành một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Quảng Nam và Liên khu V trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Ủy trưởng Tư pháp trong Ủy ban Nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Nam; Chính ủy Trung đoàn 93; Bí thư Trung đoàn 95 chủ lực của Khu. Giữa năm 1950, Liên khu ủy và Bộ tư lệnh Liên khu V thành lập Ban Cán sự khu Đông Bắc Campuchia và giao đồng chí Võ Chí Công làm Bí thư kiêm Chính ủy Ban Cán sự Khu. Năm 1952, đồng chí trở về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng. Giai đoạn này, đồng chí đã tập trung lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và lực lượng vũ trang của tỉnh và Liên Khu V; chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong cuộc kháng chiến Mỹ, cứu nước (1954-1975), đồng chí Võ Chí Công được giao giữ các cương vị, trọng trách: Phó bí thư và Bí thư Liên Khu ủy V (1954-1960); Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam (1961-1965); Phó chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Bí thư Khu ủy V (1964-1975),… Đồng chí đã lãnh đạo quân và dân miền Nam, đặc biệt là ở Liên Khu V từng bước đánh bại các chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, chỉ đạo giải phóng các tỉnh Trung Bộ, đặc biệt là Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, đồng chí giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản; sau đó là Phó thủ tướng phụ trách khối Công - Nông - Ngư nghiệp. Năm 1978, đồng chí làm Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Trưởng Ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam. Với tầm nhìn xa và sự nhanh nhạy, bám sát tình hình thực tiễn, đồng chí sớm phát hiện những vấn đề bất cập, trói buộc nền sản xuất của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Đồng chí có nhiều ý kiến đề xuất đổi mới với Ban Bí thư và Bộ Chính trị, từng bước tháo gỡ khó khăn, đổi mới tư duy, góp phần quan trọng hình thành Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư về Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (1-1981). Từ kết quả của “Khoán 100”, đồng chí được Bộ Chính trị tin cậy giao làm Trưởng Tiểu ban nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, hình thành nên Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (tháng 4-1988) - mở ra bước ngoặt của nông nghiệp đất nước thời kỳ đổi mới.
Trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư (từ tháng 4-1982), đồng chí Võ Chí Công đã có vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương; tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng.
Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), đồng chí Võ Chí Công tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và được được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa VIII (1987). Dưới sự chỉ đạo của đồng chí, Hội đồng Nhà nước đã xem xét và công bố những bộ luật quan trọng như: Luật Đất đai, Luật Thuế xuất khẩu, Luật Đầu tư nước ngoài,… Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, đồng chí chỉ đạo xây dựng Hiến pháp mới và được Kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa VIII đã nhất trí thông qua, trở thành Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển.
Gần 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Võ Chí Công là tấm gương cao đẹp của một người cộng sản mẫu mực, là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Trong những năm tháng đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến, đồng chí không quản ngại hy sinh, gian khổ, luôn nêu cao tinh thần kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. Khi đảm nhiệm các cương vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đồng chí luôn là tấm gương sáng về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm, nếp sống khiêm tốn, giản dị, giàu tình nghĩa, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào; luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, giữ vững nguyên tắc, nhưng luôn bám sát thực tiễn, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, dám nhận trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Đồng chí là tấm gương cao đẹp để mỗi chúng ta trân trọng, tri ân, học tập và noi theo.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Võ Chí Công có thời gian dài gắn bó, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng ở vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau này, trên bước đường công tác, đồng chí luôn dành cho quê hương những tình cảm tốt đẹp, vẫn dành thời gian về thăm, làm việc với Đảng bộ và nhân dân tỉnh, thăm cơ sở, gia đình có công với nước, các vùng căn cứ cách mạng. Những lần về thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam, đồng chí căn dặn cần phát huy truyền thống cách mạng, nêu cao tinh thần đoàn kết, chú trọng công tác xây dựng Đảng, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân Quảng Nam luôn tự hào, ra sức học tập tấm gương của đồng chí Võ Chí Công và các bậc tiên liệt, phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đã đề ra
Khuyến khích cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm
Khuyến khích cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám chịu trách
nhiệm
Văn
phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ. Buổi làm việc diễn ra vào ngày
10-7.
Theo
thông báo, Thủ tướng nhận xét sau khi kiểm soát được dịch bệnh, các hoạt động
kinh tế - xã hội của Cần Thơ phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, TP Cần Thơ còn một
số hạn chế, thách thức cần khắc phục như phát triển kinh tế chưa tương xứng với
tiềm năng, lợi thế.
Thủ
tướng mong muốn trong thời gian tới, Cần Thơ phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ
động, tự lực, tự cường để vươn lên. Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn
kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên
nghiệp, trong sạch, tận tụy, hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, lấy
người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm
minh, kịp thời; khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Đối
với những kiến nghị của lãnh đạo TP Cần Thơ, Thủ tướng giao các bộ, ngành trung
ương xem xét có ý kiến. Cụ thể, đối với kiến nghị chuyển đổi thêm 20.000 ha đất
trồng lúa sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng giao Bộ
TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT nghiên cứu, có lộ trình phù hợp
với Quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về
chuỗi dự án điện - khí lô B - Ô Môn, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ
tướng Lê Văn Thành khẩn trương chủ trì họp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan
rà soát, phân tích kỹ lưỡng, có phương án giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng
mắc theo quy định để dự án sớm đi vào hoạt động.
Đối
với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ,
Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ TN&MT cùng các cơ quan liên quan
nghiên cứu, tính toán có căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn, hiệu quả và bảo vệ
môi trường. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành giai đoạn 2
dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố.
Đối
với các kiến nghị: Thành lập trung tâm liên kết, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ; nguồn vốn đầu tư dự án nâng cấp, cải tạo
quốc lộ 91; đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vĩnh
Thạnh giai đoạn 1, Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan khẩn trương thẩm
định, xem xét và báo cáo.
NỘI DUNG ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Triển khai các nhiệm
vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Văn phòng Chính phủ
vừa có văn bản số 4952/VPCP-V.I gửi Tổng Thanh tra Chính phủ truyền đạt ý kiến
của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc triển khai các nhiệm vụ, giải
pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới.
Văn bản nêu rõ, Ban Chấp hành Trung ương có Báo cáo số 06-BC/TW
ngày 23/7/2022 về tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
giai đoạn 2012-2022, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới. Về việc này, Phó Thủ
tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ dự thảo văn bản của
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện
các nội dung, nhiệm vụ nêu tại bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Hội nghị
toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
và các nội dung, nhiệm vụ nêu tại báo cáo số 06-BC/TW; báo cáo Thủ
tướng Chính phủ trước ngày 15/8/2022.
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 1968!
THÔNG TIN SAI TRÁI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG!
NGUYỄN ÁNH TỔ CHỨC LỄ QUỐC TANG HOÀNH TRÁNG CHO GIÁM MỤC BÁ ĐA LỘC!
CÓ THỰC SỰ NHÀ TRƯỜNG TỔ CHỨC LỄ TỐT NGHIỆP LÀ CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐẲNG CẤP?
GÁC LẠI CÙNG HỢP TÁC NHƯNG KHÔNG LÃNG QUÊN
Có ai đó đã nói rằng:
“Nếu muốn biết chiến tranh đáng sợ như thế nào, hãy hỏi những người Việt Nam.
Nếu muốn tìm đến một quốc gia trân trọng hòa bình đến cỡ nào, hãy đến Việt
Nam”.
Lịch sử Việt Nam là
lịch sử của những cuộc chiến tranh. Trong thời phong kiến, sau mỗi cuộc chiến
với người hàng xóm phương Bắc thì triều đình nước ta đều cử sứ thần sang triều
cống, thiết lập lại mối quan hệ bình thường, mong cho người dân hai nước sống
trong hòa bình, thịnh vượng và phát triển. Các cụ có câu: “Tránh voi chẳng xấu
mặt nào”. Nhưng, không có nghĩa là những cuộc chiến ấy bị lãng quên.
Trong mối quan hệ với
Hoa Kỳ, Việt Nam cũng giữ vững tinh thần ấy, một tinh thần gác lại lịch sử để
cùng hợp tác, nhưng không lãng quên.
Bên lề những thông
tin Việt Nam - Hoa Kỳ hợp tác về nhiều mặt như kinh tế, năng lượng, biến đổi
khí hậu, chính sách công… thì Việt Nam vẫn khéo lẽo nhắc lại những biến cố lịch
sử đã qua của hai quốc gia. Nhắc lại để làm gì? Để 2 quốc gia cùng rút ra bài học
rằng, dù đã từng đối đầu nhưng không có nghĩa là mãi mãi đối đầu, dù từng uýnh
nhau “sứt đầu mẻ trán” nhưng không có nghĩa là vĩnh viễn không thể làm bạn.
Ví dụ như khởi đầu
chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thông tin Chính phủ nhắc lại một sự kiện
đã diễn ra cách đây 77 năm, đó là sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Tổng
thống Harry Truman vào ngày 16/02/1946 bày tỏ mong muốn độc lập dân tộc và sẵn
sàng cho việc hai quốc gia thiết lập quan hệ toàn diện. Mong muốn hòa hợp, hòa
bình của Việt Nam đã có từ rất lâu rồi chứ không phải là mới đây. Việt Nam tiếp
tục củng cố mong muốn ấy một lần nữa khi Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tượng
đài Tổng thống Thomas Jefferson - tác giả của bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước
Mỹ, một tư liệu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn nguồn trong “Tuyên ngôn độc lập”
đọc tại Quảng trường Ba Đình vào 02/09/1945.
Một thông tin khác
cùng thời điểm chuyến đi trên, đó là thông tin các lãnh đạo cấp cao Việt Nam
tham gia khánh thành nghĩa trang Hàng Keo và thăm nghĩa trang Hàng Dương ở Côn
Đảo. Bất cứ một người Việt Nam yêu lịch sử nào cũng biết về “địa ngục trần
gian” Côn Đảo - nơi có hàng ngàn liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc
kháng chiến. Không rõ là vô tình hay cố ý, nhưng có thể là một thông điệp ngoại
giao đầy khéo léo, nhắc lại những bi thương trong quá khứ, khẳng định tinh thần
đấu tranh hết mình vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Chưa hết, Thông tin
Chính phủ đăng bài viết cho biết Việt Nam còn 200 ngàn liệt sĩ chưa tìm được
hài cốt, phía Hoa Kỳ cũng còn nhiều quân nhân mất tích. Và hai quốc gia đang
hợp tác từng giây phút, từng ngày tháng, cùng chia sẻ thông tin và cùng tìm
kiếm. Đây là một nỗ lực cùng nhau giải quyết hậu quả chiến tranh, thể hiện tinh
thần nhân đạo của cả hai quốc gia. Cuối dòng thông tin này, là lời đề nghị Hoa
Kỳ giải quyết hậu quả chiến tranh với 3 triệu người dân Việt Nam bị ảnh hưởng
bởi chất độc da cam, rà phá bom mìn, tẩy sạch chất độc. Hãy chú ý vào cụm từ
“đề nghị” chứ không phải là “mong muốn” hoặc “đề xuất” - cụm từ “đề nghị” mang
một tâm thế ngang bằng, sòng phẳng. Thông tin trên là một lời nhắc về những hậu
quả chiến tranh mà Hoa Kỳ đã gây ra với người dân Việt Nam. Và dĩ nhiên, hai
quốc gia đã, đang và sẽ cùng khắc phục, cùng hợp tác, cùng xóa đi đau thương
chứ không phải chỉ là trách từ một bên. Muốn đi nhanh hãy đi một mình muốn đi
xa hãy đi cùng nhau…!
Lịch sử giữa 2 quốc
gia từng là đau thương, là mất mát, là tàn phá, là hy sinh, là mâu thuẫn. Và
Việt Nam cũng muốn thể hiện rằng, lịch sử cũng có thể là hòa hợp, hợp tác, từ
những gì đã qua, phải ghi nhớ và cùng rút ra bài học.
Nếu muốn biết rằng có
một quốc gia sẵn sàng gác lại những mâu thuẫn để cùng phát triển, đáp án là
Việt Nam.
—
tifosi
ĐỪNG ĐỂ BỊ LỪA KHI TIẾP CẬN CÁC
THÔNG TIN TRÊN TRANG MẠNG
÷÷÷///////÷÷÷
Mới đây, trên các trang phản động
như Việt Tân đang đăng tải một hình ảnh được cho là bản sao của công trình luận
văn tốt nghiệp của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cho rằng tổng bí thư của
chúng ta chưa tốt nghiệp đại học.Có thể thấy, chúng đang lợi dụng một bản sao
để kết luận về bác Trọng một cách xuyên tạc trắng trợn.
Nếu nhìn bằng mắt thường thì ai
cũng có thể nhận ra bản sao trên chắc chắn không phải được in vào năm 1967 mà ít
nhất cũng phải hơn chục năm sau đó bởi chữ in trên bản sao thuộc nhiều font chữ
khác nhau mà thời đó chưa có, chưa kể tới việc đây là chữ in của máy in.
Bên cạnh đó, Việt Tân còn lấy dẫn
chứng từ một nguồn mà ai cũng biết là không đáng tin cậy là Wiki, một mã nguồn
mở ai cũng có thể chỉnh sửa.Chúng xuyên tạc Gs Khánh được phong Gs năm 1980 thì
không thể để trên bản sao là Gs vào năm 1967 được.
Trên thực tế, ngày 11 tháng 9 năm
1976, 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu đã được nhà nước phong hàm giáo sư đầu
tiên của Việt Nam, trong đó không có Gs Đinh Gia Khánh. Nhưng đối với bản sao
trên, thì việc để học hàm của Gs Đinh Gia Khánh là Giáo sư là điều hoàn toàn
bình thường bởi ông đã được phong Gs năm 1980.
Tóm lại, thông tin trên chưa được
kiểm chứng và chúng ta có thể thấy nhiều hạt sạn trong luận điệu của các đối
tượng, bài viết của chúng sặc mùi quy chụp và một chiều. Mọi người hãy cảnh
giác, kiểm chứng thông tin trước khi nghe theo các đối tượng xấu.
NGẠI PHÊ BÌNH, GÓP Ý - KHÔNG CHỈ LÀ SUY THOÁI...
Thời gian qua, khá nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật và pháp luật, phải xử lý nghiêm khắc. Điều rất đáng báo động là, đa số những người này có vi phạm kéo dài, thậm chí suốt vài năm và với nhiều hành vi, thế nhưng cấp ủy, chi bộ, đồng nghiệp cùng công tác lại “không biết”, hoặc biết rõ nhưng...“mũ ni che tai”!
1. “Ông ấy bây giờ mới bị xử lý là quá muộn”; “Vi phạm lâu rồi, bây giờ cấp trên mới biết thôi”; “Nhiều người trong cơ quan biết sếp vi phạm nhưng sợ “đấu tranh, tránh đâu”...
Không ít lần tôi được nghe như thế khi hỏi chuyện những người quen ở cơ quan, đơn vị, địa phương có cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, pháp luật.
Ví dụ thì rất nhiều và có lẽ cũng chẳng cần nêu ra. Chỉ riêng những kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay đã cho thấy, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm nghiêm trọng từ lâu, chủ yếu là: Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát dẫn đến gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước; suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; mất đoàn kết nội bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; vi phạm các quy định trong công tác cán bộ, quản lý đầu tư, xây dựng, sử dụng đất đai, tài chính, tài sản; tham nhũng... Những vi phạm này, không thể nói là các đồng chí trong cấp ủy, ban lãnh đạo và chi bộ, đồng nghiệp cùng công tác với cán bộ, đảng viên đó đều... không biết!
Bên cạnh những vi phạm nghiêm trọng, khá nhiều cán bộ, đảng viên có những khuyết điểm, như: Độc đoán, gia trưởng, tham gia tệ nạn xã hội, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, người đứng đầu... Đồng chí, đồng đội, nhân viên là những người trực tiếp chịu tác động hoặc được chứng kiến, nhưng vẫn không mạnh dạn góp ý, phê bình!
Chính vì không được thẳng thắn góp ý, phê phán nên những cán bộ, đảng viên đó càng “tự tung tự tác”, “cái sảy nảy cái ung”, vi phạm tăng thêm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không phê bình, ngại góp ý với đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, nhất là với cấp trên, như: Sợ mất lòng, sợ bị trù dập, quy chụp là gây mất đoàn kết; vì cùng có chung lợi ích; hoặc đơn giản là tâm lý “an phận thủ thường”, sợ bị hiểu sai... thì lâu nay, không ít cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có quan điểm “việc ai nấy làm”, không tham gia vào công việc và cuộc sống của người khác. Sự thờ ơ, vô cảm trước những việc sai trái, biết rõ những sai phạm, khuyết điểm của đồng nghiệp, đồng chí, đồng đội mà không thẳng thắn góp ý, phê bình đã dẫn đến nhiều hệ lụy: Cán bộ, đảng viên tiếp tục vi phạm, làm suy yếu tổ chức, ảnh hưởng sự trong sạch vững mạnh và uy tín của Đảng.
2. “Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau...” và “đoàn kết xuôi chiều” là một trong những biểu hiện của sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ rõ.
Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) của Đảng thẳng thắn đánh giá: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình, công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng còn hạn chế. Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thẳng thắn đấu tranh với những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thậm chí còn cục bộ, lợi ích nhóm...
Để thực hiện mục tiêu kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"... Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) đã xác định nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên là: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình; trong đó nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức đảng, các tổ chức chính trị-xã hội, nhất là cấp ủy, thường vụ cấp ủy, đề cao và thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, "dĩ hòa vi quý". Kịp thời phát hiện và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"... Bên cạnh đó, chú trọng công tác tự kiểm tra, tự giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện từ nội bộ để chấn chỉnh ngay những vi phạm từ khi mới phát sinh, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành khuyết điểm, sai phạm lớn.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng với rất nhiều giải pháp, nhưng quan trọng nhất, theo Người, trước hết là phải “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (bài báo Người viết nhân dịp kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Đảng). Muốn thực hiện được điều này, Người chỉ rõ: “Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Ðảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc”...
Bác Hồ nhấn mạnh “Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc” vì tất cả hoạt động của chi bộ chủ yếu được thông qua sinh hoạt với 3 hình thức: Sinh hoạt lãnh đạo; sinh hoạt học tập; sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Mỗi hình thức sinh hoạt có yêu cầu riêng, nhưng đều phải có tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, trên cơ sở thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đó là: Tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình.
Thế nhưng, tình trạng ngại phê bình, “ngại nói thật” trong sinh hoạt chi bộ và cả sinh hoạt cấp ủy, đảng bộ vẫn khá phổ biến. Đây là nguyên nhân cơ bản làm mất tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng, dẫn đến không kịp thời ngăn ngừa những vi phạm của cán bộ, đảng viên, để xảy ra sai phạm kéo dài và nghiêm trọng. Thậm chí, không ít cán bộ, đảng viên có sai phạm mà vẫn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ và đề nghị khen thưởng, bổ nhiệm.
Thật đáng buồn khi hầu hết các vụ việc cán bộ, đảng viên vi phạm về đạo đức, lối sống, kỷ luật, pháp luật, nhất là tham nhũng... đều do quần chúng nhân dân, báo chí hoặc cơ quan chức năng cấp trên phát hiện. Trong khi đó, chi bộ, cấp ủy là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện và tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, đảng viên; người cùng chi bộ, cùng cơ quan thường xuyên gần gũi, công tác, hiểu hết tính cách cũng như những việc làm của nhau-như “cùng nằm trong chăn mà lại... không biết chăn có rận”!?
Rõ ràng, việc cần làm ngay là phải quy trách nhiệm, xử lý kỷ luật nghiêm đối với những cán bộ, đảng viên cùng sinh hoạt trong cấp ủy, chi bộ mà không phê bình, góp ý, để đồng chí, đồng đội vi phạm pháp luật, kỷ luật, nhất là với những vi phạm nghiêm trọng, kéo dài (như Bộ luật Hình sự đã quy định tội danh “không tố giác tội phạm” và “che giấu tội phạm”). Bên cạnh đó, cần ban hành quy định bình xét cán bộ, đảng viên theo thang điểm 10 trên từng nội dung, trong đó có tinh thần tự phê bình và phê bình...; đồng thời xếp loại cán bộ, đảng viên trong từng chi bộ theo số thứ tự (từ tốt nhất đến yếu nhất) để tăng tính đấu tranh phê bình trong sinh hoạt đảng, bảo đảm kết quả bình xét thực chất hơn, tránh tình trạng "tạo điều kiện cho nhau cùng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng “dĩ hòa vi quý”, nể nang, né tránh, thấy sai không đấu tranh.
3. “Tôi vô cùng cảm ơn anh đã rất kiên trì, dũng cảm, chân thành góp ý, giúp tôi sửa được tính nóng nảy, gia trưởng, đồng thời biết tôn trọng, lắng nghe cấp dưới. Nếu không, sai lầm của tôi không chỉ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng mà tôi còn mất hết tình cảm đồng đội, bạn bè”.
Hầu như lần nào làm nhiệm vụ lái xe “tháp tùng” bố đi dự gặp mặt hội truyền thống của đơn vị cũ, tôi cũng được nghe một bác nguyên là trung đoàn trưởng nói với bố tôi như vậy.
Chuyện là, thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, bố tôi là trợ lý tác
chiến trung đoàn. Thấy đồng chí trung đoàn trưởng nóng tính, “quân phiệt
miệng”, thường xuyên quát mắng cấp dưới khiến anh em vừa sợ vừa không hài lòng
nên trong các cuộc họp chẳng ai ý kiến gì, nhưng khi ra ngoài thì xì xào với
nhau; sau hai lần chân thành góp ý nhưng bị trung đoàn trưởng gạt phăng, bố tôi
đã định “mặc kệ”. Nhưng một hôm, nghe các tiểu đoàn trưởng và sĩ quan tham mưu
bàn tán rằng phương án tác chiến do trung đoàn trưởng quyết định không hợp lý,
dễ bị thất bại, bố tôi cũng thấy như vậy nên quyết định phải ý kiến với thủ
trưởng.
“Được nhận” những lời khó nghe, bố tôi ức chảy nước mắt, chạy về hầm. Không
thể để một quyết định nặng tính chủ quan, sai lầm có thể dẫn đến “nướng quân”,
bố tôi quyết tâm viết thư gửi trung đoàn trưởng. Lá thư đó rất dài, ngoài nêu
những bất hợp lý của phương án tác chiến còn góp ý riêng với thủ trưởng cần bỏ
tính gia trưởng, “quân phiệt miệng” khiến cấp dưới ức chế và không thể phát huy
dân chủ trong đơn vị, thậm chí cán bộ, chiến sĩ chán nản... Cuối thư, bố tôi
mạnh dạn viết: Nếu trung đoàn trưởng không tiếp thu phê bình và chỉnh sửa thì
tôi sẽ viết thư gửi chỉ huy sư đoàn. Còn nếu tôi sai thì tôi xin hoàn toàn chịu
kỷ luật!
Thật may, lá thư này đã khiến đồng chí trung đoàn trưởng thay đổi. Ông gọi bố tôi lên nói lời cảm ơn...
“Phê bình cho đúng để trị bệnh cứu người” là tư tưởng có tính nhân văn rất sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chỉ rõ: Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình giống như uống thuốc. Nếu sợ phê bình thì cũng khác nào có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc. Như vậy thì bệnh tình lại càng nặng thêm. Do vậy, đối với đảng viên, cán bộ mà nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc thì khác nào thấy đồng chí mình ốm mà không chữa cho họ... Biết người ta sai mà không nói cho người ta sửa tức là hại người. Tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau. Càng yêu thương thì càng phải thẳng thắn phê bình, có như vậy mới thực sự giúp nhau tiến bộ.
Cổ nhân cũng đã đúc rút: Những người chân thành, mạnh dạn phê bình bạn chính là người bạn tốt và điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đi tới được trái tim. Ngược lại, những ai biết rõ bạn đang làm sai mà không khuyên can thì đó chính là người xấu.
Có thể khẳng định, việc chân thành, thẳng thắn phê bình, góp ý không chỉ là
yêu cầu có tính nguyên tắc trong sinh hoạt đảng và các tổ chức thuộc hệ thống
chính trị mà còn thể hiện tình người sâu sắc, nhân văn. Việc biết đồng chí,
đồng đội đang mắc khuyết điểm, lầm đường lạc lối mà vẫn “mũ ni che tai” chính
là làm hại tổ chức và đồng chí, đồng đội. “Tội” này cần phải kiên quyết đấu
tranh, phê phán, cả trong công tác và trong cuộc sống đời thường.