Các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc rằng, Hồ Chí Minh có quan điểm sâu sắc về giải phóng dân tộc, nhưng hoàn toàn không có tư tưởng về chủ nghĩa xã hội (?!). Họ xảo biện rằng, toàn bộ sự nghiệp cách mạng do Hồ Chí Minh lãnh đạo tập trung cho giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước... Những luận điệu xuyên tạc trên không chỉ bài bác tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn nham hiểm tách biệt tư tưởng Hồ Chí Minh với bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Sự thật là, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chọn giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, để đấu tranh
chống ách áp bức, bóc lột tàn bạo, vô nhân đạo, đấu tranh xóa bỏ nghèo nàn,
“giặc dốt” và lạc hậu, nhằm tạo ra một xã hội mới theo mục tiêu, lý tưởng tốt
đẹp của chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề hiện hữu trên thế giới, có ý nghĩa thời
đại cấp bách cần phải giải quyết. Cống hiến lớn của Hồ Chí Minh cho cách mạng
Việt Nam là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là sự
lựa chọn duy nhất đúng, một đột phá lý luận rất cơ bản về con đường, mục tiêu
và phương thức phát triển của cách mạng. Từ cách mạng giải phóng dân tộc phải đi
tới cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong khi tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa vẫn tiến hành giải phóng dân tộc theo phương thức thực hiện đồng thời hai
nhiệm vụ chiến lược cách mạng. Theo Người, trong hoàn cảnh một nước thuộc địa
thì trước hết phải giành cho kỳ được độc lập dân tộc. Nhưng nếu nước độc lập mà
dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Muốn
có độc lập, tự do thực sự thì phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ:
“Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lê-nin, vừa
làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
di sản Hồ Chí Minh, Giáo sư Shingo Shibata viết: “Một trong những cống hiến
quan trọng của Cụ Hồ Chí Minh và của Đảng Lao động Việt Nam là đã đề ra lý luận
về chủ nghĩa xã hội trong khi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Theo tôi
được biết, Đảng Lao động Việt Nam là đảng đầu tiên trong các đảng mác xít trên thế
giới áp dụng lý luận này”.
Chỉ riêng trong
bản Di chúc của Người có tới ba lần viết về cụm từ “chủ nghĩa xã
hội”: Đảng cần chăm lo đào tạo thanh niên “thành những người thừa kế xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”; Đảng và Chính phủ chọn một số chiến
sĩ trẻ tuổi trong lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong ưu tú nhất cho đi
học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ
thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc, “là đội quân chủ lực
trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta”; Người có ý định
“thay mặt nhân dân đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa
và các nước bầu bạn khắp năm châu”... Điều quan trọng hơn, toàn bộ Di
chúc chứa đựng tinh thần, tầm nhìn đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước
theo con đường xã hội chủ nghĩa. Và, cái đích của chủ nghĩa xã hội được khẳng
định trong Di chúc là “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt
để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của
nhân dân”. Người mong muốn xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân
chủ, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu; nói đến “thắng giặc
Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”. Khát vọng của Người là xây dựng, phát
triển đất nước Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét