Sáng ngày 31/10, tại phiên thảo
luận tổ ở Quốc hội, góp ý xây dựng dự thảo Nghị quyết thí điểm chính quyền đô
thị tại TP Hải Phòng và việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương; Tổng Bí
thư Tô Lâm đưa ra ý kiến về bộ máy nhà nước hiện nay quá cồng kềnh, kìm hãm sự
phát triển, tới đây sẽ tiếp tục tinh gọn hiệu quả. Ngay lập tức thông qua nhận
định này, trên trang cá nhân của Việt tân đăng tải dòng trạng thái xuyên tạc, bịa
đặt hòng bôi nhọ và chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Phát biểu ý kiến thảo luận ở tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm Tổng Bí
thư nhấn mạnh, từ Đại hội XII, nghị quyết của Trung ương đã đánh giá bộ máy nhà
nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, tinh gọn. Dẫn
chứng ngân sách đang chi khoảng gần 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ
cho hoạt động, Tổng Bí thư cho rằng nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không
còn tiền chi cho đầu tư phát triển. Hiện nay mới sáp nhập từ dưới lên như xã,
huyện còn tỉnh chưa làm; mới thực hiện sắp xếp ở một số vụ, cục, tổng cục của bộ,
ngành còn Trung ương chưa làm, đây là vấn đề rất lớn, sắp tới phải bàn. Trung
ương, các ban của Đảng, Quốc hội, Chính phủ phải gương mẫu. “Không tinh gọn bộ
máy không phát triển được”.
Nhân cơ hội này, Việt tân tiếp tục bới móc, chọc ngoáy,
xuyên tạc chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy Nhà nước hòng bôi nhọ và chống
phá Đảng ta. Chúng cho rằng, tiền của nhân dân là để nuôi bộ máy cồng kềnh của
Chính phủ, chứ không phải để xây dựng đất nước. Đây là một quan điểm phiến diện
và thiếu hiểu biết của Việt tân về việc sử dụng “tiền của dân”.
Thuế là một nguồn thu quan trọng giúp Nhà nước có nguồn vốn
để đầu tư phát triển kinh tế và vào các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục,
y tế, giao thông, bảo vệ môi trường, … Những lĩnh vực này có vai trò quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và cơ hội phát triển của người dân.
Các khoản ngân sách từ thuế được dành cho các bệnh viện công, trường học và các
chính sách bảo trợ xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo, người yếu thế và người lao động.
Đây là những minh chứng rõ ràng cho việc sử dụng nguồn thuế đúng mục đích và hợp
lý. Thực tế, nhiều người dân, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, đã được
hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ về y tế, giáo dục và an sinh xã hội do
ngân sách nhà nước tài trợ.
Một phần ngân sách từ thuế được dành cho việc đảm bảo quốc
phòng và an ninh – yếu tố quan trọng để bảo vệ đất nước và giữ gìn môi trường ổn
định cho người dân làm ăn, sinh sống. Chi phí cho quốc phòng không chỉ là bảo vệ
lãnh thổ mà còn là bảo vệ lợi ích của nhân dân trước các mối đe dọa, cả từ
trong và ngoài nước, từ đó tạo nên môi trường an toàn cho người dân làm ăn,
sinh sống và phát triển. Việc đóng thuế không chỉ là nghĩa vụ mà còn là sự đóng
góp của mỗi cá nhân, tổ chức vào sự phát triển của xã hội, để mọi người được hưởng
các dịch vụ và tiện ích công cộng. Việc chỉ trích rằng “tiền của nhân dân là để
nuôi các bộ máy cồng kềnh của Chính phủ” là thiếu cơ sở.
Để bảo đảm tính pháp lý, sử dụng ngân sách Nhà nước có hiệu
quả, Nhà nước đã quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Quốc hội,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính… cũng
như các bộ, ban, ngành trong thực hiện công tác chi ngân sách Nhà nước, mức chi
ngân sách Nhà nước; lộ trình, quy định, thời gian quyết toán ngân sách Nhà nước…
rất công khai, minh bạch, có căn cứ, cơ sở rõ ràng… không có chuyện ai muốn chi
gì và ai muốn đề xuất chi như thế nào là được như thế, tất cả phải được cấp có
thẩm quyền phê duyệt và phải theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa, Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp mạnh
mẽ nhằm cải cách hành chính, giảm bớt biên chế và tinh gọn bộ máy. Điều này
không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách mà còn nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy
công quyền, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Những cải cách này là minh
chứng cho thấy Chính phủ đang từng bước tối ưu hóa và sử dụng ngân sách một
cách hiệu quả. Do đó, những quan điểm cho rằng bộ máy nhà nước cồng kềnh và
tiêu tốn tiền thuế của dân là không phù hợp với thực tế và không nhìn nhận sự
tiến bộ của hệ thống hành chính hiện nay.
Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, khi tiếp cận những thông tin
trên mạng internet, mạng xã hội nói chung, thông tin về chi ngân sách Nhà nước
nói riêng, hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, biết chọn lọc thông tin, chủ động,
tích cực đấu tranh, phản bác với những thông tin xấu độc… để qua đó góp phần bảo
vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ nhân dân; hãy tin tưởng vào chính sách và đường lối
của Đảng, Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét