Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập, khởi đầu cho tiến trình liên kết sâu rộng vì hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á và khu vực.
Từ một nhóm các quốc gia Đông Nam Á vốn bị chia rẽ bởi chiến tranh, trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, ASEAN ngày nay là một trong những tổ chức khu vực quan trọng, có uy tín và thành công trên thế giới, là ngôi nhà chung gắn bó hơn 650 triệu người dân của 10 quốc gia Đông Nam Á có bản sắc văn hóa đa dạng, một cộng đồng kinh tế lớn thứ 5 thế giới, một đối tác tin cậy và quan trọng của nhiều quốc gia, đóng vai trò trung tâm của các tiến trình đối thoại, hợp tác và liên kết quan trọng ở khu vực.
Hành trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cùng chung tầm nhìn và bản sắc
Sự ra đời của ASEAN cách đây 55 năm đã phản ánh nguyện vọng chung của nhiều quốc gia trong khu vực về hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển. Vượt qua thăng trầm và thích ứng với những thay đổi của thế giới và khu vực, ASEAN ngày càng phát triển và hoàn thiện về nhiều mặt. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở đường cho xây dựng ngôi nhà chung ASEAN gắn kết 10 quốc gia Đông Nam Á. Năm 1997, lần đầu tiên ASEAN thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 về một Cộng đồng “gắn kết trong bản sắc chung”, đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia thành viên về một khu vực Đông Nam Á “sông núi không còn chia cắt mà gắn kết chúng ta trong hữu nghị và hợp tác”. Đặc biệt, việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với ba trụ cột về an ninh-chính trị, kinh tế và văn hóa-xã hội đã nâng tiến trình hợp tác và liên kết khu vực lên tầm cao mới vì hòa bình, hợp tác và cùng phát triển thịnh vượng.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
“Phương cách ASEAN” dựa trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đoàn kết, đồng thuận và không can thiệp công việc nội bộ luôn được gìn giữ, bồi đắp và phát huy, tạo nên giá trị và bản sắc của ASEAN. Chính “phương cách ASEAN” đã giúp ASEAN và các nước thành viên vượt qua những giai đoạn sóng gió của khu vực và thế giới. Đồng thời, mỗi khi vượt qua thử thách, khó khăn, ASEAN càng trưởng thành, tinh thần đoàn kết, thống nhất càng được đề cao, phương cách và bản sắc ASEAN càng tỏa sáng. Nhờ đó, ASEAN càng khẳng định được uy tín, vị thế và vai trò trung tâm, quan hệ với các đối tác được mở rộng, thực chất và sâu sắc hơn, tranh thủ được sự ủng hộ sâu rộng và hiệu quả của quốc tế cho thúc đẩy phát triển và liên kết của ASEAN. Đến nay, ASEAN có quan hệ đối tác đối thoại với 11 quốc gia và tổ chức quốc tế quan trọng (Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu...). Nhiều quan điểm và quy định của ASEAN như Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC)... được cộng đồng quốc tế hoan nghênh và ủng hộ, từ đó thúc đẩy hợp tác và nâng tầm quan hệ với ASEAN.
Trung thành với mục đích, tôn chỉ hoạt động của mình, ASEAN đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin giữa các nước trong và ngoài khu vực nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực. Trên cơ sở đề cao luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp và bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, ASEAN đã và đang đóng góp quan trọng vào giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông, được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Thúc đẩy hội nhập và liên kết kinh tế luôn là nội dung trọng tâm trong tiến trình liên kết ASEAN suốt 55 năm qua. Đến nay, trao đổi thương mại nội khối chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. GDP của cả khối năm 2021 đạt 3.360 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2015 khi thành lập Cộng đồng ASEAN. Bên cạnh đó, ASEAN còn là trung tâm của không gian kinh tế rộng mở với mạng lưới 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và 7 FTA với các đối tác quan trọng, trong đó Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo nên một khu vực thương mại tự do chiếm 30% dân số thế giới và 32% GDP toàn cầu.
Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, ASEAN có thể tự hào là một hình mẫu liên kết khu vực thành công. Những thành quả đã đạt được là nền tảng vững chắc cho ASEAN nỗ lực hoàn thành Tầm nhìn ASEAN 2025 và xây dựng Tầm nhìn sau năm 2025 để tiếp tục củng cố Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và thích ứng. Đoàn kết để thống nhất ý chí, đề cao ý thức cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm vì lợi ích chung và lâu dài của Cộng đồng ASEAN, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Tự cường để giữ vững bản lĩnh, tăng cường tiềm lực và sức mạnh nội sinh của từng quốc gia thành viên và cả Cộng đồng ASEAN. Thích ứng để luôn tự tin, năng động, đổi mới sáng tạo, vững vàng vươn lên trước những biến chuyển phức tạp của khu vực và thế giới.
Việt Nam luôn vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và phát triển
ASEAN giữ một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Gia nhập ASEAN năm 1995 là một quyết sách mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, góp phần tạo nên cục diện mới về hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước, củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như nâng cao uy tín, vị thế của đất nước.
Nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, tôn trọng các nguyên tắc, phương cách và bản sắc của ASEAN, Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết và nghĩa vụ thành viên, có nhiều đóng góp quan trọng cho tăng cường đoàn kết, hiện thực hóa ý tưởng ASEAN gồm 10 nước thành viên, xây dựng Cộng đồng ASEAN và thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2025. Trong các hoạt động của ASEAN, Việt Nam luôn đề cao đoàn kết và đồng thuận theo tinh thần “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”.
Những lần Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN đều vào những giai đoạn hiệp hội gặp nhiều thử thách. Đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, trước vô vàn khó khăn chưa từng có tiền lệ của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã kiên trì các nguyên tắc của ASEAN, thể hiện trọn vẹn tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”, đưa con tàu ASEAN vượt qua sóng gió, giữ vững đà hợp tác và liên kết khu vực, đồng thời định hướng phát triển cho Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn mới.
Thực hiện đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam tiếp tục cùng các nước ASEAN phát huy hơn nữa bản sắc, vai trò trung tâm của ASEAN, xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả thành viên ASEAN cũng như các đối tác trong và ngoài khu vực. Với phương châm chủ động, tích cực, chân thành, tin cậy và có trách nhiệm, Việt Nam tiếp tục nỗ lực hết sức mình cùng ASEAN viết tiếp những chương thành công về xây dựng Cộng đồng ASEAN, đóng góp quan trọng vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tòa án Quân sự Quân khu 7 đã nhận được đơn kháng cáo của 8 bị cáo trong vụ bảo kê trùm buôn lậu xăng trên biển Phan Thanh Hữu (SN 1957, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh).
8 bị cáo kháng cáo gồm: Lê Văn Minh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển); Nguyễn Thế Anh (cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang); Nguyễn Văn Hùng (cựu Thượng tá, cựu Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Trường Long Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh); Phạm Văn Trên (cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh); Nguyễn Thanh Lâm (cựu Trung tá, cựu Hải đội trưởng Hải đội 2 Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng); Lê Văn Phương (cựu Thượng tá, cựu Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Trà Vinh); Phạm Hồ Hải (cựu Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) và Nguyễn Văn An (ở quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) - em họ bị cáo Nguyễn Thế Anh.
Các bị cáo khác bị tuyên phạt về tội “Nhận hối lộ” gồm: Bị cáo Lê Văn Minh 15 năm tù, bị cáo Nguyễn Văn Hùng 16 năm tù, bị cáo Phạm Văn Trên 10 năm tù, bị cáo Nguyễn Thanh Lâm 11 năm tù, bị cáo Lê Văn Phương 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Phạm Hồ Hải 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Nguyễn Văn An 15 năm tù. Về biện pháp tư pháp, Toà án cấp sơ thẩm tuyên tịch thu toàn bộ số tiền thu lời bất chính của các bị cáo, trong đó bị cáo Nguyễn Thế Anh phải nộp hơn 19 tỷ đồng do nhận hối lộ.
Sau phiên toà sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thế Anh và bị cáo Nguyễn Văn An có đơn kháng cáo kêu oan, mong được Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại các lời khai và các tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm. 6 bị cáo còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo vì họ tự nhận thấy nhiều tình tiết giảm nhẹ như: Có nhiều cống hiến trong công tác, gia đình có công với cách mạng, tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả, vai trò thứ yếu trong vụ án.. (Báo CAND)
Trận chiến ở Đồi Không Tên là trận đánh diễn ra từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày 28/2/1967 trên một ngọn đồi dưới chân núi Cù Đinh (làng Chanh, xã Tân Kim, Cam Lộ, Quảng Trị) giữa 1 tiểu đội gồm 10 chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn pháo binh 84 QGP do Trung sĩ Bùi Ngọc Đủ chỉ huy có nhiệm vụ vận chuyển, xây dựng và bảo vệ kho chứa hơn 3.000 quả đạn pháo H6, H12, ĐKB dùng cho chiến dịch tấn công vào điểm cao 241 Quán Ngang, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở thị xã Đông Hà, Quảng Trị đầu năm 1967 và 200 lính Thủy quân lục chiến - lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ được máy bay và pháo kích hỗ trợ.
Ngày 28/2/1967, sau khi nhận được tin thám báo, quân đội Mỹ bất ngờ dùng trực thăng đổ 200 lính thủy quân lục chiến lên khu vực Đồi Không Tên nhằm phá hủy kho đạn dược mà theo Mỹ đánh giá là cực lớn của quân Giải phóng. Một trận đánh không cân sức đã diễn ra quanh con suối La La ngay dưới chân đồi Không Tên, 10 tay súng QGP được trang bị vũ khí hạng nhẹ gồm 6 khẩu AK47, 4 khẩu súng trường CKC và lựu đạn quần nhau quyết liệt từng mét đất gần 1 ngày trời với một lực lượng địch vượt trội hơn mình 20 lần, được pháo binh, không quân (2 trực thăng, 4 cường kích mặt đất) yểm trợ.
Vừa bị tấn công bất ngờ và hiểu rằng mình đang bị vây chặt, tất cả mọi ưu thế về quân số, hỏa lực, bố trí binh lực,... đều thuộc về quân địch, còn phía các chiến sĩ QGP chỉ có một ý chí quyết tâm, thông thạo địa hình. Tiểu đội trưởng Bùi Ngọc Đủ chia quân thành 3 tổ, mỗi tổ 3 người phụ trách các hướng khác nhau kiên nhẫn chờ địch đến thật gần mới đồng loạt nổ súng vừa tạo ra hiệu suất tác xạ rất cao vừa gây nên nổi khiếp đảm khủng khiếp cho đối phương.
Sau những đợt tấn công đầu tiên thất bại, quân Mỹ có lẽ cho rằng quân Giải phóng khá đông trên đồi nên gọi pháo binh và không quân cường kích chi viện, dồn dập pháo kích, không kích lên các vị trí nghi ngờ có vị trí đối phương ẩn nấp. Pháo kích xong thì biệt kích Mỹ lại lần lượt tấn công lên ngọn đồi và cứ sau mỗi đợt tấn công của địch, tiểu đội Bùi Ngọc Đủ lại hao mòn dần, các chiến sĩ lần lượt hi sinh. Nhiều chiến sĩ bị thương nặng nhưng không hề rên la, không để đồng đội băng bó mà vẫn chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Các chiến sĩ không có một phút nào được nghỉ ngơi, tất cả họ đều không ăn, không uống suốt gần 1 ngày trời quần nhau quyết liệt cùng địch trên ngọn đồi Không Tên. Đến cuối buổi chiều hai bên đã gần như kiệt sức.
Kế hoạch tấn công chớp nhoáng bằng lực lượng biệt kích tinh nhuệ của Mỹ vào kho vũ khí QGP hoàn toàn thất bại, tổn thất 131/200 tay súng bị thương vong. Quân Mỹ buộc phải rút quân lúc 5 giờ ngày 28/2/1967.
Không hề có chi viện, chỉ lợi dụng địa hình địa vật, tận dụng các ụ đất, đá, con suối để ẩn nấp, bố trí hỏa lực một cách thông minh, các chiến sĩ QGP đã đẩy lui 15 đợt tấn công của hơn 200 lính thủy quân lục chiến Mỹ được pháo binh và không quân chi viện, bảo vệ thành công kho đạn. Trong 10 chiến sĩ chiến đấu trên ngọn đồi Không Tên, 2 chiến sĩ bị thương nặng, 7 chiến sĩ anh dũng đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ.
Tờ báo nhân đạo độc lập The New Humanitarian nêu ra một nghịch lý đau lòng rằng: Liên Hợp Quốc (LHQ) đã nhanh chóng nhận được 1,6 tỷ đô la hỗ trợ nhân đạo cho người dân Ukraine trong 4 tháng đầu tính từ đầu xung đột Ukraine - Nga. Số tiền này chiếm 80% mục tiêu mà LHQ đề ra trong cả năm nay. Và điều đáng buồn là trong cùng thời gian tương tự, quỹ hỗ trợ nhân đạo cho người dân Sudan chỉ nhận được 20%, còn quỹ hỗ trợ hạn hán cho Kenya còn khiêm tốn hơn với chỉ 17% số tiền đề ra. Chuyên gia Hajir Maalim, Giám đốc khu vực của tổ chức Action Against Hunger phụ trách khu vực Sừng châu Phi cho biết khu vực này đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ khiến cho 18 triệu người có nguy cơ chết đói nhưng dường như thế giới không biết đến điều này…
“Trẻ em ở đây đang chết đói, chết khát và không có ai đến hỗ trợ chúng” - anh nói thêm. Tại nơi Maalim đang làm việc đầy ắp những đứa trẻ chưa được ăn trong nhiều ngày - da rã rời lộ ra những bộ xương sắc nhọn, đôi mắt chúng sợ hãi mở to. Cách đây nhiều ngày trên mạng xã hội Instagram đã có một tấm ảnh về thực đơn cứu trợ gây tranh cãi, một bên là thực đơn cho trẻ em Ukraine với thịt bò, khoai tây, rau và bánh mì và một bên là trẻ em châu Phi với chỉ một túi cơm trắng.
Mạng sống của con người có bình đẳng không? Có lẽ là không.
Liệu có một sự bình đẳng thực sự nào không? Liên Hợp Quốc kêu gọi tới hơn 2 tỷ đô la hỗ trợ cho khoảng 4 triệu người tị nạn Ukraine - dĩ nhiên những khoản này chưa bao gồm khoản hỗ trợ từ chính các nước sở tại. Nhưng chỉ kêu gọi khoảng 100 - 130 triệu đô la hỗ trợ cho tới 18 - 20 triệu người chết đói ở châu Phi. Tiến sĩ Yahye Abdi Garun tiết lộ với tờ Al Jazeera: “Có một đơn vị đã thu hồi 500.000 đô la viện trợ cho Somalia sang cho người dân Ukraine” và việc này đã gián tiếp khiến hơn 20 trẻ em Somalia thiệt mạng tại một trung tâm nhân đạo vì không có tiền mua lương thực.
Trong những tháng vừa qua, thế giới dường như đổ dồn mọi tâm trí vào Ukraine và dường như những dân châu Phi và các khu vực khó khăn đã bị lãng quên theo nhiều cách. Các bác sĩ tại Colombo, Sri Lanka phải thực hiện các thủ thuật xâm lấn y khoa mà không có thuốc tê hay thuốc gây mê. Người nhà, bệnh nhân và các bác sĩ tuyệt vọng vì những lời hứa hay những khoản hỗ trợ đã bị “sang tên đổi chủ” đến một nơi khác.
Christian Skoog, đại diện của UNICEF Sri Lanka cho biết: “Có khoảng 150.000 USD từ Thụy Điển đã được cam kết hỗ trợ cho Sri Lanka nhưng khoản tiền này đột nhiên quay đầu hướng về Ukraine”. Đó là chỉ là một trong số rất nhiều khoản tiền đã bị “đổi hướng một cách có chủ ý” và điều này đã dẫn đến một nghịch lý nữa là có nơi nhận được quá nhiều sự hỗ trợ, có nơi thì quá ít. Tại thành phố Baidoa, Somalia, trong nửa đầu năm 2022 đã có hơn 500 trại tị nạn được thành lập nhưng số tiền hỗ trợ trợ ít đến mức các tình nguyện viên phải bốc thăm để lựa chọn nơi nào sẽ được hỗ trợ vì phần lớn số tiền cam kết trước đó đã được đưa đến Ukraine.
Jan Egeland, giám đốc phụ trách các vấn đề quốc tế của Na Uy cảm thấy tức giận và xấu hổ vì phương Tây dường như đã không đối xử không công bằng giữa các quốc gia. Jan Egeland tiết lộ rằng quỹ hỗ trợ người dân Ukraine của ông đạt đủ số tiền chỉ sau 48 giờ, còn quỹ hỗ trợ người dân châu Phi chỉ thu được 25% số tiền sau hơn 3 tháng quyên góp. Các quốc gia Yemen, Syria, Iraq, Nam Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và các vùng lãnh thổ của Palestine cũng đang rơi vào những thảm cảnh nhân đạo… khi không được chú ý đến và mọi sự trợ giúp dường như chỉ nhắm đến Ukraine.
Bình đẳng phải chăng là một định nghĩa xa vời? Bình đẳng phải chăng chỉ là một khái niệm được vẽ ra để xoa dịu đi những tàn dư của chủ nghĩa thuộc địa từ những thế kỷ trước? Bình đẳng là gì khi mà ở ngay ở nơi mà người ta đang hô hào "bình đẳng" lớn nhất lại đang xảy ra những sự phân biệt tồi tệ nhất...
Thế giới vẫn đang tồn tại nhiều nghịch lý và bất công. Như cái cách mà hàng ngàn người dân châu Phi và các khu vực khác thiệt mạng mỗi ngày vì nạn đói, chiến tranh... nhưng không mấy khi được biết đến. Hay là vì màu da của họ không phải là màu trắng?
ST
Một số tư liệu trích dẫn trong bài:
1. Haiti’s deadly descent, Libya’s flare-up, and an African diplomatic lovefest: The Cheat Sheet - The New Humanitarian
2. How the focus on Ukraine is hurting other humanitarian responses - The New Humanitarian
3. UNICEF Kenya Humanitarian Situation Report - UNDP
4. UN appeals for urgent funding to provide humanitarian aid to people in South Sudan - AA News
5. Somalia starved of aid in shadow of Ukraine crisis - Al Jazeera
6. Worsening drought in Horn of Africa puts up to 20 million at risk: WFP - UN
Phát huy bản chất cách mạng tốt đẹp và truyền thống vẻ vang 60 năm qua (20-7-1962 - 20-7-2022), lực lượng cảnh sát nhân dân luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, tận tụy phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, luôn xứng đáng là “thanh bảo kiếm sắc bén”, “lá chắn thép vững chắc”, là lực lượng nòng cốt đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.
Từ khi ra đời, được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, rèn luyện, lực lượng cảnh sát nhân dân ngày càng trưởng thành, lớn mạnh(1). Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, đến nay, lực lượng cảnh sát nhân dân được sắp xếp, kiện toàn chuyên sâu, thống nhất từ Bộ đến cơ sở theo mô hình công an 4 cấp “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, hình thành các lực lượng, đơn vị theo hướng tinh, gọn, mạnh(2). Lực lượng cảnh sát nhân dân đã lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần quan trọng cùng lực lượng công an nhân dân bảo đảm ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích công cộng, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với nhiều kết quả nổi bật:
Thứ nhất, tích cực, chủ động đề xuất với Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tham mưu với Đảng, Nhà nước quyết định, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chính sách, pháp luật về lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội(3). Qua đó huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm; kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý kinh tế - xã hội - nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.
Thứ hai, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội; điều tra và phòng, chống tội phạm, kỹ thuật hình sự; thi hành án hình sự, tạm giữ, tạm giam; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đặc biệt, lực lượng cảnh sát nhân dân tiên phong trong chuyển đổi số, quyết liệt, sáng tạo, thần tốc xây dựng, đưa vào hoạt động 2 dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước tới nay là dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân với nhiều dấu ấn nổi bật. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân đã thực hiện thắng lợi chiến dịch thu nhận và cấp hơn 50 triệu thẻ căn cước có gắn chíp điện tử cho công dân. Đây là “tài nguyên quốc gia đắt giá” để ứng dụng chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
Thứ ba, là lực lượng nòng cốt trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ và tổ chức thực hiện đúng đắn, nghiêm minh chính sách, pháp luật, Cảnh sát nhân dân luôn chú trọng công tác phòng ngừa là cơ bản, với mục tiêu hằng năm giảm số vụ phạm tội về trật tự xã hội, giảm các vụ cháy, nổ, tai nạn giao thông, giảm các hành vi bạo lực trong xã hội. Tiếp tục quán triệt phương châm “phát hiện, xử lý một vụ răn đe cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực; xử lý một người để cứu muôn người”để không phải bắt, xử lý nhiều mà vẫn mang lại hiệu quả phòng ngừa cao. Tăng cường hàng vạn cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân về công tác tại cơ sở, chủ động đến với nhân dân, “lúc dân cần, lúc dân khó, có công an”, trực tiếp nắm và giải quyết tình hình tội phạm, trật tự xã hội tại cơ sở. Đặc biệt, lực lượng cảnh sát nhân dân đã thực hiện nghiêm công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm với số lượng lớn, bảo đảm quy định của pháp luật. Triển khai các phương án, kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp về tội phạm nổi lên, tạo chuyển biến tốt về trật tự, an toàn xã hội.
Thứ tư, phát huy vai trò “đi trước, mở đường”, lực lượng cảnh sát nhân dân chủ động, tăng cường hợp tác với cảnh sát các nước, các tổ chức, diễn đàn đa phương, qua Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), Hiệp hội Cảnh sát Đông Nam Á (ASEANAPOL); phối hợp với các đối tác thực hiện hiệu quả các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù. Đến nay, lực lượng cảnh sát nhân dân đã ký kết, tham gia gần 200 điều ước quốc tế song phương, đa phương. Lực lượng cảnh sát nhân dân vừa công tác, chiến đấu, vừa chú trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, từng bước xây dựng, phát triển, hoàn thiện lý luận về phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng cảnh sát nhân dân toàn diện, chuyên sâu, qua đó có những đóng góp hiệu quả cho thực tiễn công tác, chiến đấu sinh động của lực lượng công an nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân.
Thứ năm, cùng với toàn lực lượng công an nhân dân, cảnh sát nhân dân có nhiều đóng góp quan trọng, là một trong những lực lượng tuyến đầu thật sự trở thành “lá chắn thép phòng, chống dịch COVID-19 - thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân không quản ngại khó khăn tham gia các chốt kiểm dịch, phối hợp thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách ly, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để truy vết, khoanh vùng, dập dịch; đồng thời, linh hoạt chuyển trạng thái vừa phòng, chống dịch, giúp đỡ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, vừa tấn công, trấn áp tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, không để tội phạm lợi dụng dịch bệnh hoạt động lộng hành, xứng đáng là “lá chắn bình yên” của mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn xã hội, cùng cả nước từng bước đẩy lùi dịch bệnh. Qua đó càng tô thắm thêm bản chất tốt đẹp, cao quý của người chiến sĩ cảnh sát nhân dân “thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui, hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống của mình”.
Thứ sáu,trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng lực lượng, cảnh sát nhân dân tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII, Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021, Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đồng thời, thường xuyên chỉnh huấn, chỉnh quân, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng, các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ”; phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, xây dựng tác phong, ứng xử văn hóa, quy định và thực hiện dân chủ trong các lĩnh vực công tác. Chỉ đạo xây dựng, triển khai các đề án, dự án nâng cao năng lực, hiệu quả cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan giam giữ, thi hành án, kỹ thuật hình sự theo lộ trình, mục tiêu tiến lên chính quy, tinh nhuệ, hiện đại vào năm 2025 và năm 2030, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trinh sát viên, điều tra viên “có trái tim nóng, cái đầu lạnh, đôi chân vững chắc, bàn tay sạch và biết trọng danh dự” vì “danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. Nhiều gương cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân tận tụy phục vụ, giúp đỡ nhân dân trong dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; hàng trăm đồng chí hy sinh, hàng nghìn đồng chí bị thương hoặc phơi nhiễm HIV trong khi làm nhiệm vụ, trở thành biểu tượng cao đẹp của lòng quả cảm và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tô thắm truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam anh hùng.
Phát huy bản chất cách mạng tốt đẹp và truyền thống vẻ vang trong thời kỳ mới
Thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới, khu vực vẫn là xu thế lớn, song cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; thiên tai, dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguyên liệu, lương thực, năng lượng, giá cả, lạm phát tăng cao... là những vấn đề đã, đang đặt ra cần giải quyết trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh những thuận lợi, vận hội mới, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn hiện hữu, có mặt phức tạp hơn. Quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận nhân dân, tạo áp lực tác động đến tình hình tội phạm và trật tự, an toàn xã hội ngày càng phức tạp. Tội phạm xuất hiện đa dạng,phạm vi rộng, tính lưu động cao hơn, phổ biến hơn và diễn ra nhanh hơn dưới tác động của phát triển kinh tế - xã hội, cách mạng khoa học, công nghệ và toàn cầu hóa ngày càng cao. Bên cạnh các yếu tố mang tính “truyền thống”, yếu tố “phi truyền thống” trong hoạt động của tội phạm xuất hiện nhiều hơn cả về đối tượng, phạm vi, phương thức, thủ đoạn, tính chất.
Trong khi đó, đặc thù công tác của lực lượng cảnh sát nhân dân gắn liền với pháp luật, liên quan trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của pháp nhân, công dân; tài sản, sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Cảnh sát nhân dân thường xuyên tiếp xúc, giải quyết công việc với tổ chức, công dân; đặc biệt là phải làm việc trong môi trường phức tạp, tiếp xúc mặt trái của xã hội với nhiều yếu tố tiêu cực, cám dỗ, tội phạm và vi phạm pháp luật xảy ra hằng ngày, hằng giờ nên yêu cầu xây dựng lực lượng thật sự trong sạch, vững mạnh đặt ra cao hơn, thường xuyên hơn so với các ngành, lĩnh vực, lực lượng khác. Nhiệm vụ đặt ra đối với lực lượng công an nhân dân nói chung, cảnh sát nhân dân nói riêng rất nặng nề, đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh xây dựng lực lượng và đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với lực lượng cảnh sát nhân dân và sự nghiệp đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Lực lượng cảnh sát nhân dân tiếp tục tham mưu các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, sáng tạo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng(4). Triển khai thực hiện các luật trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Nghị quyết số 96/2019/QH14, ngày 27-11-2019, của Quốc hội khóa XIV, “Về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án”; các chiến lược, chương trình phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đặc biệt, trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, điều tra xử lý các vụ án trọng điểm, các vụ án tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, người đứng đầu đơn vị cảnh sát nhân dân chú trọng tham mưu, lãnh đạo và luôn quán triệt sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng đối với cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, thường xuyên đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Hai là, tập trung xây dựng lực lượng cảnh sát nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Tiếp tục tăng cường, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính Đảng, tính giai cấp, tính nhân dân sâu sắc. Mỗi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên cảnh sát nhân dân tích cực nghiên cứu, học tập lý luận chính trị, gương mẫu đi đầu thực hiện nghiêm quy định về những điều đảng viên không được làm, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức đảng trong lực lượng cảnh sát nhân dân, nhất là cấp ủy, thường vụ cấp ủy; nêu cao trách nhiệm nêu gương, tự soi, tự sửa, tiên phong thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021, Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.
Tiếp tục rà soát, nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân; hoàn thiện tổ chức bộ máy bên trong của các đơn vị thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cảnh sát nhân dân “vừa hồng, vừa chuyên”, có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, văn hóa, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, liêm chính, trung thực, có dũng khí đấu tranh. Nắm chắc chủ trương, chính sách và thượng tôn pháp luật, mưu trí, dũng cảm, nhân văn, có trình độ công nghệ, năng lực đối ngoại, hợp tác quốc tế và tinh thông nghiệp vụ, luôn nêu gương trong rèn luyện, công tác.
Chú trọng xây dựng, tuyên truyền hình ảnh đẹp của người cảnh sát nhân dân trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế; có thêm nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh, cuộc thi tìm hiểu, cuộc vận động... tái hiện chân thực, nhân văn những khó khăn, vất vả, hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân. Đồng thời tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương dũng cảm đấu tranh phòng, chống tội phạm, vì bình yên cuộc sống.
Ba là, giữ vững và tăng cường mối quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít giữa lực lượng cảnh sát nhân dân với nhân dân, thật sự dựa vào nhân dân để công tác và chiến đấu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”(5). Trong thực tiễn, lực lượng cảnh sát nhân dân luôn “lấy dân làm gốc”, “chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân”. Dựa vào nhân dân, lắng nghe ý kiến, góp ý của nhân dân là yếu tố văn hóa ứng xử, là quy định của ngành, của pháp luật, đồng thời cũng là vinh dự, trách nhiệm chính trị của lực lượng cảnh sát nhân dân được bảo vệ và phục vụ nhân dân. Càng trong điều kiện khó khăn, phức tạp càng phải dựa vào nhân dân, phục vụ nhân dân nhiều hơn, tốt hơn nữa để được nhân dân tin yêu, giúp đỡ.
Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường bố trí lực lượng cảnh sát nhân dân hướng về cơ sở, bảo đảm “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”; tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dân chủ trong công tác của cảnh sát nhân dân; phân cấp về nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân ở cấp huyện, cấp xã có hành lang pháp lý cần thiết để giải quyết tình hình an ninh, trật tự tại cơ sở. Người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị cảnh sát nhân dân sâu sát cơ sở, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết công việc với nhân dân; duy trì các hình thức, diễn đàn lấy ý kiến góp ý, lắng nghe nhân dân; tiếp nhận đầy đủ, kịp thời các vấn đề nhân dân phản ánh, kiến nghị, giải quyết đúng quy định tố giác, tin báo về tội phạm, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân không để tích tụ, phát sinh thành các vụ việc, vụ án. Tiếp tục xây dựng, phát huy hiệu quả các mô hình, điển hình trong phong trào “Toàn dân phòng, chống tội phạm”. Chỉ đạo kiên quyết đấu tranh, trấn áp tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ an ninh, an toàn cuộc sống của nhân dân. Tăng cường vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác tội phạm và góp ý xây dựng lực lượng cảnh sát nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên cảnh sát nhân dân rèn luyện, xây dựng cho mình tác phong quần chúng, khả năng dân vận, gần dân, trọng dân, hiểu dân, luôn quan tâm chia sẻ, tăng cường tương tác với nhân dân; tuyệt đối tránh hách dịch, cửa quyền, quan liêu, xa dân.
Bốn là,tập trung lãnh đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, lấy phòng ngừa là chính, lấy cơ sở là trung tâm; kết hợp giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Phát huy sức mạnh tổng hợp, sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong phòng ngừa tội phạm, xây dựng phong trào “Toàn dân phòng, chống tội phạm”; kịp thời giải quyết nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm; tạo bước đổi mới, chuyển biến căn bản, tích cực trong thực hiện các chiến lược, chương trình phòng, chống tội phạm giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, các phương án số 02, 03, 06 của lực lượng cảnh sát nhân dân để phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nhất là giai đoạn “hậu COVID-19”. Tập trung đấu tranh, trấn áp mạnh tội phạm hình sự, tội phạm có tổ chức, tín dụng đen, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, tội phạm về ma túy, tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, tội phạm sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài...
Lực lượng cảnh sát nhân dân tích cực tham gia cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ an sinh xã hội và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến ngành công an, tạo lan tỏa rộng rãi đến các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội, coi đây là một trong những trụ cột của xây dựng cấu trúc an ninh, trật tự số, công tác quản trị xã hội điện tử, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 là trọng tâm; bảo đảm an ninh, trật tự, giữ vững ổn định xã hội là trọng yếu, xuyên suốt; thực hiện an dân, an sinh xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là thường xuyên, then chốt theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an. Chủ động nắm chắc tình hình, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo phòng, chống dịch và ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm các cấp triển khai các biện pháp an dân, bảo đảm an sinh xã hội, phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tội phạm, tạo chuyển biến ngày càng tốt hơn về trật tự, an toàn xã hội.
Năm là,chú trọng rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng cảnh sát nhân dân.
Bảo đảm hệ thống đồng bộ, hiệu lực cao, tạo hành lang pháp lý cần thiết, thuận lợi cho lực lượng cảnh sát nhân dân thực hiện nhiệm vụ, thi hành pháp luật, áp dụng các biện pháp công tác phù hợp với đối tượng phục vụ, đối tượng quản lý và đối tượng đấu tranh, là cơ sở pháp lý cần thiết để nhân dân giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cảnh sát nhân dân. Trước hết tập trung triển khai Kết luận số 19-KL/TW, ngày 14-10-2021, của Bộ Chính trị, “Về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV”; Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16-3-2022, của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật trên lĩnh vực phòng, chống tội phạm và xây dựng lực lượng cảnh sát nhân dân, bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, vững chắc cho tổ chức, hoạt động và cơ chế bảo vệ lực lượng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm gắn với tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực trong lực lượng cảnh sát nhân dân, đặc biệt là trong điều tra, xử lý tội phạm, tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng cháy, chữa cháy, vũ trang, bảo vệ... bảo đảm đúng quy trình, đúng pháp luật. Khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22-9-2021, củaBộ Chính trị, “Về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”.
Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tập trung lãnh đạo ban hành và đề xuất ban hành các quy định của pháp luật trong công tác điều tra, xử lý tội phạm, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm soát quyền lực... bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với quy định của ngành. Cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị cảnh sát nhân dân chỉ đạo xây dựng quy trình, quy chế theo hướng phân công, cá thể hóa trách nhiệm để tổ chức thực hiện các mặt công tác chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, tập trung vào những bộ phận, lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực, thường xuyên tiếp xúc làm việc với tổ chức, công dân. Nghiên cứu xây dựng cơ chế bảo vệ người phối hợp giúp đỡ lực lượng cảnh sát nhân dân, bảo vệ nhân chứng, người tố giác, báo tin về tội phạm; cơ chế bảo vệ và tự bảo vệ, kỹ năng ứng phó của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trước yêu cầu, nhiệm vụ, áp lực, nguy hiểm phát sinh trong thực tiễn công tác, chiến đấu, thực thi công vụ.
Chú trọng nghiên cứu khoa học cơ bản, ứng dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi tư duy, phương pháp công tác hiện đại, tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo chiến lược, khoa học về tình hình tội phạm, bổ sung phát triển lý luận về phòng, chống tội phạm lên tầm cao mới. Trên cơ sở đó, xác lập luận cứ khoa học, ứng dụng thực tiễn có giá trị tham mưu với Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp, cải cách hệ thống cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan giám định tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp trong Công an nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, kiểm soát quyền lực, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Sáu là,tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Đối với tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm về ma túy, tội phạm mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm trên không gian mạng… tạo thế trận chủ động, liên hoàn, từ sớm, từ xa, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, không để tội phạm nước ngoài lợi dụng Việt Nam để lẩn trốn, hoạt động, không để tội phạm trong nước bỏ trốn ra nước ngoài gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Đề xuất, đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương về phòng, chống tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và nội luật hóa các điều ước quốc tế. Triển khai cam kết quốc tế trên lĩnh vực hợp tác phòng, chống tội phạm mà Việt Nam ký kết, tham gia. Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ, hợp tác quốc tế về tài chính, khoa học, kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng lực trên một số lĩnh vực mà lực lượng cảnh sát nhân dân có ưu thế, như khoa học hình sự, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.../.
----------------
(1) Ngày 20-7-1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 34/LCT, công bố Pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (2) Cảnh sát điều tra; Cảnh sát môi trường; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát giao thông; Lực lượng Kỹ thuật hình sự; Cảnh sát quản lý, thi hành án hình sự; Cảnh sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; Cảnh sát cơ động (3) Điển hình là Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22-10-2010, của Bộ Chính trị, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16-8-2019, của Bộ Chính trị, “Về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”; Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 25-4-2019, của Thủ tướng Chính phủ, “Về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen””; Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 25-5-2020, của Thủ tướng Chính phủ, “Về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật Thi hành án hình sự; Luật Đặc xá; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Cư trú; Luật Căn cước công dân; Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Cảnh sát cơ động; Pháp lệnh Cảnh sát môi trường... (4) Trọng tâm là Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16-3-2022, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”; Kết luận số 13-KL/TW, ngày 16-8-2021, của Bộ Chính trị, “Về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22-10-2010, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16-8-2019, của Bộ Chính trị “Về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”; Kết luận số 45-KL/TW, ngày 1-02-2019, của Ban Bí thư, “Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW, của Ban Bí thư khóa XI, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Ban Bí thư, “Về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, của Ban Bí thư, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”. (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 7, tr. 270
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng về đối ngoại. Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu rộng trên nhiều cấp độ từ khu vực đến toàn cầu, đa dạng về hình thức, với việc tham gia chủ động tích cực ở các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương quốc tế, đặc biệt là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên hợp quốc và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương thế hệ mới, nổi bật là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). “Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tếtiếp tục mở rộng và đi vào chiều sâu, tạo khung khổ quan hệ ổn định và bền vững với các đối tác. Chủ động tham gia xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực trong các thể chế đa phương khu vực và toàn cầu”.
Trên cơ sở đó, Đại hội XIII của Đảng (tháng 1-2021) đã đưa ra quan điểm phát triển đất nước nói chung, quan điểm đối ngoại nói riêng, đó là: 1- Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; 2- Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; 3- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất. Mặc dù quan điểm về ngoại giao đa phương(11) chưa được Đảng ta đưa vào văn kiện một cách chính thức và độc lập, nhưng những quan điểm trên được xem là tiền đề cơ bản (nguyên tắc, phương châm) cho chính sách và hành vi (hoạt động) về ngoại giao đa phương.
Tại Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định mục tiêu đối ngoại: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”; tuy nhiên, Đảng ta vẫn chưa đề cập đến ngoại giao đa phương, chỉ hàm ý trong cụm từ “đa phương hóa, đa dạng hóa”. Đảng ta chỉ rõ: “Đẩy mạnh đối ngoại song phương và nâng tầm đối ngoại đa phương. Chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Công và các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, trong những vấn đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể...; chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng đoàn kết... Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 10 năm được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm mặc dù không đề cập đến đối ngoại đa phương mà chỉ đề cập đến công tác đối ngoại nói chung: “Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế”(14), song, trong phần phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, Đảng ta lại đề cập một cách cụ thể, đó là: “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc”. Đặc biệt trong phương hướng đối ngoại, Đảng ta tiếp tục khẳng định và phát triển quan điểm đã nêu trong Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 8-8-2018, của Ban Bí thư, về “Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”, đó là: Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, kết hợp chặt chẽ với đối ngoại song phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế, nhất là trong ASEAN, Liên hợp quốc và các khuôn khổ hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương(15).
Nhìn chung, Việt Nam đã xác định ngoại giao đa phương là một nội dung quan trọng trong quan điểm về đối ngoại với việc sử dụng nhiều lần cụm từ “nâng tầm đối ngoại đa phương” trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Thêm vào đó, quan điểm về ngoại giao đa phương được xác định khá cụ thể, như: đối tác trọng tâm là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Công...; lĩnh vực được ưu tiên là kinh tế, quốc phòng, an ninh...; quan điểm về thái độ tham gia ngoại giao đa phương là chủ động, tích cực. Trong thời gian tới, ngoại giao đa phương của Việt Nam được Đảng ta xác định: “Tích cực triển khai các cam kết khu vực và quốc tế, lồng ghép với các chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết”. Theo đó, Việt Nam sẽ tích cực, chủ động tham gia đóng góp, định hình “luật chơi” trong các hoạt động ngoại giao đa phương.
Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện sự nâng tầm về tư duy, quan điểm về ngoại giao đa phương khi khẳng định: “Tiếp tục đổi mới hợp tác quốc tế về pháp luật theo hướng chủ động, tích cực, tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng, khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới, nhằm tạo ra sự thay đổi về chất trong công tác hợp tác quốc tế về pháp luật”. Như vậy, có thể thấy, Việt Nam chủ trương tham gia ngoại giao đa phương trên cơ sở phối hợp ba hành vi: người thực hiện “luật chơi”, người tận dụng và người tham gia tạo dựng “luật chơi” (rule taker, rule manipulator và rule shaper). Việt Nam kỳ vọng chủ động thực hiện ngoại giao đa phương theo hướng góp phần hình thành các nguyên tắc, “luật chơi” trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, mức độ hành vi còn tùy thuộc vào mô thức ngoại giao đa phương mà Việt Nam tham gia.