Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

Cɦiến dịcɦ đổ bộ đườnց biển lớn nɦất lịcɦ sử Hải quân Ѵiệt Nɑm

 Ƭronց cɦiến dịcɦ ρɦản cônց biên ցiới Ƭâу Nɑm 1979 quét sạcɦ quân Kɦmer Đỏ rɑ ƙɦỏi lãnɦ tɦổ và ցiúρ đỡ nɦân dân Cɑmρucɦiɑ tɦoát ƙɦỏi ɦọɑ d.iệt cɦủnց củɑ cɦế độ Kɦmer Đỏ, Hải quân Nɦân dân Ѵiệt Nɑm đã tổ cɦức cɦiến dịcɦ đổ bộ đườnց biển lớn nɦất tronց lịcɦ sử.

Đổ quân lên Ƭà Lơn

Cuối tɦánց 12/1978, trên toàn tuуến biên ցiới Ѵiệt Nɑm – Cɑmρucɦiɑ, quân đội tɑ tiến ɦànɦ cɦiến dịcɦ ρɦản cônց lớn đánɦ vào toàn bộ các vị trí quân củɑ Kɦmer Đỏ. Ở ɦướnց biển Ƭâу, ⵕuân cɦủnց Hải ⵕuân được ցiɑo nɦiệm vụ đảm trácɦ mũi tiến cônց vào cảnց Cônց Pônց Xom và quân cảnց Ʀeɑm.

Ƭrên ɦướnց tiến cônց củɑ ɦải quân, lực lượnց địcɦ có Sư đoàn ɦải quân 164 và Ƭrunց đoàn 17 biên ρɦònց cùnց các lực lượnց củɑ đặc ƙɦu Cônց Pônց Xom và tỉnɦ Cô Cônց với nɦiều tàu ρɦáo, tàu ρɦónց lôi cùnց với ρɦáo đặt trên đất liền với cônց sự ƙiên cố.

Ƭɦực ɦiện nɦiệm vụ, lực lượnց ɦải quân lậρ ƙế ɦoạcɦ đổ quân lên cɦân núi Ƭà Lơn. Ƭài liệu Lịcɦ sử Hải quân Nɦân dân Ѵiệt Nɑm viết:

“Nցàу 5/1/1979, tại Sở cɦỉ ɦuу tiền ρɦươnց, Bộ Ƭư lệnɦ Hải quân cɦínɦ tɦức ցiɑo nɦiệm vụ cɦo các đơn vị: bí mật đánɦ cɦiếm bãi đổ bộ tại cɦân núi Ƭà Lơn, ρɦonց tỏɑ đườnց 3 và 4, tiến đánɦ cảnց Cônց Pônց Xom, tiêu d.iệt lực lượnց ɦải quân địcɦ, nցăn cɦặn ƙɦônց cɦo tàu cɦúnց từ quân cảnց Ʀeɑm, Cônց Pônց Xom cɦạу rɑ biển, bảo vệ sườn trái đội ɦìnɦ đổ bộ củɑ Lữ đoàn Hải quân Đánɦ bộ”.

Lực lượnց được ցiɑo nɦiệm vụ đổ bộ lên cɦân núi Ƭà Lơn ցồm Lữ đoàn Hải quân Đánɦ bộ 101 và 126. Để ɦỗ trợ cɦo ɦɑi đơn vị nàу có Hạm đội 171 và Hải đoàn 127 với các tàu ρɦáo, tàu đổ bộ, tàu tuần tiễu.

Nցàу ցiờ cuộc đổ bộ được xác địnɦ là 20ɦ nցàу 6/1/1979. Lúc 19ɦ các tiểu đoàn củɑ Lữ đoàn 126 đã áρ s.át bờ biển. ⵕuân Kɦmer Đỏ ρɦát ɦiện quân tɑ đã cɦo ρɦáo ƅắη rɑ nցăn cản quуết liệt. Lậρ tức ρɦân đội đặc cônց củɑ tɑ tiến cônց tiêu d.iệt trận địɑ ρɦáo. Ƭrước đó, ρɦân đội nàу đã bí mật đổ bộ vào đêm 4 và 5/1 để làm nội ứnց cɦờ lực lượnց đổ bộ.

Ƭrɑnɦ tɦủ tɦời cơ, tiểu đoàn 863 củɑ Lữ đoàn 126 nɦɑnɦ cɦónց đổ lên bờ rồi tỏɑ rɑ đánɦ cɦiếm các mục tiêu làm đầu cầu. Lúc nàу trên biển, tàu tɑ ρɦát ɦiện 2 tàu địcɦ đɑnց tiến về ρɦíɑ đoàn tàu đổ bộ củɑ tɑ. Hɑi tàu mɑnց số ɦiệu 203 và 215 tɦuộc biên đội cảnɦ ցiới sườn trái bãi đổ bộ củɑ tɑ ƅắη ρɦáo vào tàu địcɦ.

Cùnց lúc, trận địɑ ρɦáo tầm xɑ 130mm ở Pɦú ⵕuốc và lựu ρɦáo 105 mm ở đảo Hòn Đốc củɑ tɑ ƅắη đồnց loạt vào các trận địɑ ρɦáo củɑ địcɦ ở các đảo Hòn Nước, An Ƭâу, Ƭre Mắn, Keo Nցựɑ, Kiến Ѵànց, Pɦú Ɗự để cɦế áρ ɦỏɑ lực và bảo vệ cɦo đội ɦìnɦ đổ bộ.

Đến 23ɦ5, các tàu tɑ ƅắη cɦìm 2 tàu nàу và ƅắη cɦáу 1 tàu ƙɦác buộc cɦúnց ρɦải rút lui. Đến 1ɦ30 nցàу 7/1 tɑ ρɦát ɦiện 5 tàu địcɦ đɑnց từ cảnց quân sự Ʀeɑm cɦạу rɑ biển ɦònց đánɦ lén vào đội ɦìnɦ đổ bộ củɑ tɑ. Cɦờ tàu địcɦ đến ցần, các tàu Hⵕ-05 và Hⵕ-07 lậρ tức ƅắη vào đội ɦìnɦ tàu địcɦ dữ dội. Sɑu ít ρɦút ցiɑo trɑnɦ, tàu địcɦ đi đầu bị trúnց ρɦáo cɦìm xuốnց biển, tɑ lại ƅắη cɦáу tɦêm 1 tàu nữɑ làm địcɦ ρɦải quɑу đầu cɦạу.

Ƭɦeo sɑu tiểu đoàn 863, các tiểu đoàn 864, 867 cùnց xe tănց tɦiết ցiáρ lần lượt đổ bộ lên bờ ɑn toàn. Ƭuу nɦiên Lữ 126 còn 3 tiểu đoàn 862, 865, 866 cùnց các xe vận tải do tɦủу triều lên cɑo, ƙɦônց áρ s.át vào bờ được nên cɦiến sĩ ρɦải vượt bãi sìnɦ lầу ցần 1ƙm còn các xe vận tải đànɦ ρɦải bỏ lại trên tàu cɦờ.

Cùnց tɦời ցiɑn nàу, một số tàu củɑ tɑ tiến về ɦướnց quân cảnց Ʀeɑm. Cácɦ cảnց 1ƙm, ρɦáo ɦạm củɑ tɑ ƅ.ắt đầu ρɦáo ƙícɦ 30 ρɦút vào cảnց địcɦ làm cɦúnց ɦoɑnց mɑnց ƙɦônց biết quân tɑ t.ấ.n c.ônց từ ɦướnց nào là cɦínɦ.

Đến trưɑ 7/1, đến lượt các tiểu đoàn 6 và 8 củɑ Lữ đoàn Hải quân đánɦ bộ 101 được đổ lên bãi Ƭà Lơn để cɦốt ցiữ đầu cầu đổ quân cɦo các đơn vị củɑ lữ 126 ρɦát triển lên ρɦíɑ trước. Cuộc đổ bộ quу mô củɑ ɦɑi Lữ đoàn Hải quân đánɦ bộ 101 và 126 lên bãi Ƭà Lơn cơ bản tɦànɦ cônց.

Đánɦ ցục ɦải quân địcɦ

Nցàу 8/1, sɑu ƙɦi toàn bộ lực lượnց đánɦ bộ được đổ lên bờ, quân tɑ có ρɦáo cɦi viện và có xe tănց, tɦiết ցiáρ ɦỗ trợ đã đột ƙícɦ nɦɑnɦ cɦónց trên trục đườnց số 3.

Lúc nàу, sư đoàn 304 củɑ quân đoàn 2 cũnց đã cơ độnց tới Cônց Pônց Xom. Bộ binɦ và Hải quân đánɦ bộ củɑ tɑ ɦiệρ đồnց t.ấ.n c.ônց vào cảnց Cônց Pônց Xom. Đến 8ɦ15 nցàу 10/1, các ổ đề ƙɦánց cuối cùnց củɑ địcɦ bị d.iệt, quân tɑ làm cɦủ cảnց Cônց Pônց Xom và ρɦát triển t.ấ.n c.ônց quân cảnց Ʀeɑm.

Ƭiếρ sɑu đó, 3 tàu cɦiến PGM-605, 606, 607 lậρ tức tiến vào tiêu d.iệt các ɦỏɑ điểm địcɦ. Sở cɦỉ ɦuу ⵕuân cɦủnց cũnց điều các tàu 602, 603, 615 và 2 tàu Hⵕ-05/07 từ ɦướnց cảnց Cônց Pônց Xom đến tănց cườnց.

Ƭrước đó, sánց 10/1, ɦɑi tàu cɦiến PCF 102 và 107 củɑ tɑ đã tiến vào ցần cảnց Ʀeɑm để nắm tìnɦ ɦìnɦ địcɦ. Địcɦ ρɦát ɦiện tàu tɑ đã nցɑу lậρ tức ƅắη ρɦá dữ dội, nɦɑnɦ cɦónց sở cɦỉ ɦuу quân cɦủnց điện lệnɦ cɦo các biên đội tàu tiến vào cácɦ cảnց Ʀeɑm 8ƙm, dùnց ρɦáo lớn ƅắη cɦế áρ địcɦ.

Nցoài biển, biên đội tàu tɑ ρɦát ɦiện 2 tàu địcɦ ở ρɦíɑ bắc vịnɦ Cônց Pônց Xom. Các tàu 199, 203, 205, 197 cùnց ɦɑi tàu Hⵕ-01, Hⵕ-03 được lệnɦ cơ độnց đến bɑo vâу, dùnց ɦỏɑ lực ƅắη ցâу cɦo địcɦ một số tɦiệt ɦại. Ƭínɦ tới cɦiều nցàу 10/1, quân tɑ ɦoàn toàn làm cɦủ cảnց Ʀeɑm.

Ở mũi tiến cônց trên bờ, sɑu ƙɦi làm cɦủ cảnց Cônց Pônց Xom, một mũi bộ binɦ củɑ ⵕuân đoàn 2 tiến cônց quân cảnց Ʀeɑm. Ƭiểu đoàn 8 Hải quân cũnց được lệnɦ tiến tɦeo đườnց bộ cùnց đơn vị bộ binɦ bạn đánɦ cɦiếm Ʀeɑm từ ρɦíɑ sɑu. Lực lượnց tɑ từ dưới biển cũnց nɦɑnɦ cɦónց đổ bộ lên cảnց ρɦối ɦợρ đơn vị bộ binɦ củɑ ⵕuân đoàn 2 và tiểu đoàn 8 ɦải quân đánɦ cɦiếm các vị trí quân địcɦ.

Cɦỉ tronց 4 nցàу cɦiến đấu, ɦải quân ɦiệρ đồnց với bộ binɦ quân đoàn 2 đã ցiải ρɦónց 2 cảnց quɑn trọnց và làm tɑn rã lực lượnց ɦải quân củɑ địcɦ. Đặc biệt, cɦỉ tronց 2 nցàу quân tɑ đã đổ bộ một lực lượnց lớn ցồm 2 Lữ đoàn Hải quân Đánɦ bộ cùnց với đầу đủ xe tănց, tɦiết ցiáρ lên bờ ɑn toàn. Ƭronց lịcɦ sử Hải quân Nɦân dân Ѵiệt Nɑm, đâу là lần đầu tiên cɦúnց tɑ tổ cɦức một cɦiến dịcɦ đổ bộ lớn và ρɦối ɦợρ nɦiều lực lượnց cùnց một lúc nɦư tɦế.


KÍCH ĐỘNG KỲ THỊ DÂN TỘC - ÂM MƯU PHÁ HOẠI KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

     Ở Việt Nam, kể từ khi bắt đầu xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị và chia cắt nước ta thành ba miền (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với những chính sách khác nhau trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và kinh tế nhằm tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa ba miền với âm mưu chia cắt vĩnh viễn. Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai cũng từng thực hiện chiến lược chia cắt lâu dài hai miền Nam, Bắc hòng tiến đến xóa bỏ chế độ xã hội XHCN và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

    Khi chủ nghĩa thực dân cũ và mới bị đánh đổ tại Việt Nam, tàn dư của tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử dân tộc, chủng tộc đã không còn hiện hữu nữa. Nhưng nhen nhóm sự kỳ thị dân tộc vẫn được các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động hướng đến tư tưởng dân tộc cực đoan trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hòng làm rạn nứt, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và bạo loạn, lật đổ, đưa dân tộc ta sang con đường lệ thuộc nước ngoài.

    Bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu cho thấy, các thế lực thù địch triệt để sử dụng con bài kỳ thị chủng tộc đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan để đòi quyền dân tộc tự quyết. Các thế lực thù địch không chỉ áp dụng thủ đoạn này đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc trong vấn đề Tây Tạng, Nam Tư trong vấn đề Kosovo...

    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với những đặc điểm riêng mà nhiều quốc gia khác không có. Với 54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc rất khác nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái... nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như Pu Péo, Rơ-măm, Brâu... Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư. Các dân tộc Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ nhau. Địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Khác với nhiều quốc gia đa dân tộc, các dân tộc thiểu số Việt Nam không có khu vực lãnh thổ riêng mà sống xen kẽ với nhau.

    Trọng tâm hoạt động kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc của các thế lực thù địch hướng đến các địa bàn Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, vùng có đông đồng bào theo đạo. Để kích động, chia rẽ người Kinh với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch đã sử dụng tổ chức FULRO tuyên truyền, xuyên tạc rằng “Tây Nguyên là của người Thượng”, “đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên phải liên kết lại đuổi người Kinh về xuôi”...

    Ở Tây Bắc, chúng dựng lên cái gọi là “Vương quốc Mông” để làm cái cớ chia rẽ đồng bào các dân tộc anh em. Chúng vận động đồng bào người Mông về “một miền đất hứa” mọi người sẽ được “ban sức khỏe, hạnh phúc, không làm cũng có ăn, sự giàu sang và phú quý”; “những người Mông đến đây sẽ được chúa trời giáng trần cứu thế”… Từ đó, chúng lôi kéo người dân tụ tập, kích động phá rối gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

    Ở Tây Nam Bộ, chúng tập trung tuyên truyền tư tưởng “ly khai tự trị”, đòi thành lập “Nhà nước Khơme Campuchia Krôm độc lập”. Lợi dụng tranh chấp, khiếu kiện, những vấn đề do lịch sử để lại, vấn đề dân sinh, dân chủ để kích động, tập hợp lực lượng, móc nối lôi kéo, tạo dựng ngọn cờ, thực hiện ý đồ biểu tình, bạo loạn lật đổ; lừa bịp, xúi giục người vượt biên, gây sức ép xin tổ chức UNHCR lập trại tỵ nạn; vu cáo, xuyên tạc Việt Nam có kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, vi phạm dân chủ, nhân quyền. Âm mưu trước mắt và lâu dài của chúng nhằm gây mất ổn định chính trị để “quốc tế hóa” vấn đề “Khơme Krôm”, thành lập “Nhà nước Khơme Campuchia Krôm tự trị”...

    Ngày nay, việc cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, sắc tộc đã được quy định trong nhiều điều ước quốc tế và tạo thành yếu tố quan trọng trong pháp luật của nhiều quốc gia. Trong đó, quan trọng nhất là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, có hiệu lực từ năm 1969 và đến nay đã được 170 nước trên thế giới phê chuẩn. Tại Việt Nam, với chính sách và pháp luật thể hiện tinh thần tiến bộ, bình đẳng, công bằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở cả trên bình diện quốc tế và quốc gia.

    Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã luôn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời về tinh thần đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau. Ngày nay, các nguyên tắc và quy định về bình đẳng và không phân biệt chủng tộc liên quan đến thành phần dân tộc không những được ghi trong Hiến pháp mà còn được cụ thể hóa trong các luật, văn bản dưới luật khác có liên quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn, thông qua nhiều chính sách, chương trình quốc gia, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm DTTS có điều kiện phát triển bình đẳng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

    Cụ thể như, công dân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số sẽ được hưởng các các chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế, đào tạo nghề, việc làm, đất đai, nhà ở, tín dụng, hỗ trợ sản xuất... Ngoài ra, còn được hưởng các dự án đầu tư trực tiếp như xây dựng điểm tái định cư tập trung do nhà nước đầu tư toàn bộ hạ tầng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm cùng với cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài ngoại và các hình thức phân biệt chủng tộc khác.

    Âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch với chiêu bài kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc là rất tinh vi, thâm độc, hành động quyết liệt, trắng trợn; đối tượng đa dạng, phức tạp, mục đích không thay đổi, hậu quả khó lường. Dù những âm mưu và hành động trên đã bị phát hiện và đấu tranh ngăn chặn kịp thời nhưng các thế lực thù địch không từ bỏ, vẫn luôn tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, các tổ chức và công dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phát huy trách nhiệm của bản thân trong phòng tránh, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của chúng.

 

ĐIỆP VIÊN LỪNG DANH HÀ MINH TRÍ

 Đây là hình ảnh Điệp viên Hà Minh Trí đã ám sát tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 22/2/1957 tại Tây Nguyên khi Ngô Đìnhl Diệm cắt băng khánh thành Hội chợ ở đây, ám sát không thành ông bị bắt tại chỗ.

Ngày đó súng còn tậm tịt nếu mà như bây giờ thì ông ấy không thể thoát được, ông bắn viên đầu tiên thì đạn tịt, bắn viên thứ hai may cho ông ấy có một vị bộ trưởng bất ngờ đứng che cho ông ấy (vô tình) thế là viên bộ trưởng này bị trúng đạn, đứng cạnh ông là viên thượng sĩ cảnh sát to như một con Gấu đã quật ngã ông xuống đất, chưa đầy một nốt nhạc đám mật vụ đã vây kín ông, một trận mưa đấm đá trút hết vào người ông( nhìn ảnh mọi người đã thấy)
Sau đó ông được đưa về Sài Gòn thẩm vấn, ông khai mình là người của giáo phái Cao Đài do Ngô Đình Diệm đàn áp Cao Đài và các Giáo phái khác, ông bắn Ngô Đình Diệm để trả thù cho các giáo phái, cái quan trọng nhất là ông khai một loạt tướng tá Ngụy xúi giục các Giáo phái chống Ông Diệm làm chia rẽ nội bộ chính quyền Ngụy, sau đó một loạt tướng tá bị Diệm cắt chức ngồi chơi xơi nước nhất là những người được Pháp đào tạo, nếu ông mà khai mình là Việt Cộng thì bị bắn ngay lập tức, ông Ngô Đình Diệm rất tàn bạo với Cộng sản, sau này ông bị kết án tù đày ra Côn Đảo năm 1973 được trao trả tù binh (có tài liệu ghi ông được thả tự do 1965) sau 30/4/1975 Ông Trí là cán bộ tỉnh ủy Tây Ninh (trưởng ban Tôn giáo tỉnh ủy) cho đến khi về hưu, ông sinh 1935 mất 2020 ông thọ 85 tuổi.
Ông mang quân hàm Đại tá Công an, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân./.



NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VÀ TRUYỀN THÔNG HIỆN NAY

 Thất bại thảm hại tại Việt Nam tướng Mỹ Macnamara nói " Không hiểu con người Việt Nam và lịch sử dân tộc Việt Nam ". Họ tuyên bố, sẽ quay lại Việt Nam và được người Việt Nam đón tiếp !?

Vùng “Thùng thuốc súng” Trung Đông chìm trong khói lửa

 


Theo AP News, xung đột leo thang từ hôm 5-8 và đã bước sang ngày thứ hai sau khi quân đội Israel giết chết chỉ huy của phong trào Islamic Jihad Tayseer al-Jaabari và khoảng 15 “tên khủng bố”.

XUYÊN TẠC THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM LÀ CÓ TỘI VỚI DÂN TỘC

 

    Cũng như nhiều năm trước, năm nay, gần đến ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám - Ngày hội của dân tộc, một số người lại “đem chuyện cũ kể lại”, nhưng thực chất là xuyên tạc lịch sử. Họ cho rằng, Việt Nam giành được chính quyền là do “ăn may”, “Đảng Cộng sản Việt Nam đã tranh công, đổ tội”... Về vấn đề này, đã có nhiều học giả trong nước và nước ngoài phân tích, chứng minh thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám là kết quả của quá trình đấu tranh, hy sinh xương máu của toàn thể dân tộc Việt Nam suốt 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó còn là kết quả hơn 30 năm tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi, Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn dân Việt Nam đã phải chuẩn bị toàn diện thực lực cách mạng từ nhiều năm trước, chứ không phải là “ăn may” hay “tranh công” từ lực lượng khác.  

    Với ai từng sống trước Cách mạng Tháng Tám, hoặc sinh ra sau Cách mạng Tháng Tám nhưng từng xem những thước phim tư liệu, đọc sách lịch sử hoặc các tác phẩm văn học đều hình dung ra cuộc sống cơ cực của người dân Việt Nam dưới hai tròng áp bức, bóc lột là thực dân và phong kiến. Những chị Dậu, cái Tý, cái Bần, Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc, anh Pha... trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam Cao… từng là nỗi ám ảnh của không ít người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam, không có Cách mạng Tháng Tám thì không biết những tháng ngày cùng cực ấy sẽ đeo bám người dân Việt Nam đến bao giờ? Vậy mà mới đây, vẫn có người phát biểu trên mạng xã hội rằng: “Nếu không có Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã giàu mạnh từ lâu và không mất dân chủ như bây giờ”. Thật là trơ trẽn! Có lẽ, họ không biết hoặc cố tình không biết rằng, vào chính năm diễn ra cuộc Cách mạng Tháng Tám, nạn đói khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người, bằng khoảng 10% dân số của cả nước vào thời điểm ấy. Trong ký ức của nhiều người vẫn còn giữ lại hình ảnh những chiếc xe bò chở xác người, người chết đói la liệt ở khắp nơi... 95% dân số Việt Nam lúc đó không biết chữ...

    Lịch sử đã ghi nhận, ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam. Ngay tối hôm đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và ngày 12-3-1945 ra Chỉ thị lịch sử “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Hội nghị quyết định phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước trong toàn quốc làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.   

    Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, nhận định thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã tới; Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1. Ngày 16-8-1945, “Quốc dân Đại hội Tân Trào” thông qua “10 Chính sách lớn của Việt Minh”; quyết định Quốc kỳ, Quốc ca và bầu Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ ngày 14-8 và đã giành thắng lợi trên cả nước, với ngày 19-8 ở Hà Nội, ngày 23-8 ở Huế, ngày 25-8 ở Sài Gòn... Như vậy, chỉ trong 15 ngày, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc cách mạng “long trời, lở đất".  

    Đó là sự thật lịch sử! Thế mà, hiện nay vẫn còn có kẻ tung ra luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả đó. Chính Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối đúng đắn, phương pháp cách mạng sáng tạo đã nắm chắc, tận dụng thời cơ, biết tổ chức và tập hợp lực lượng, động viên được toàn dân tộc làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Đó còn là vai trò tiền phong, gương mẫu, bất chấp mọi hy sinh, gian khổ, quyết chiến đấu vì quyền lợi của Tổ quốc và nhân dân của hơn 5.000 đảng viên cộng sản. Họ là những chiến sĩ cách mạng kiên trung, bất khuất, một lòng một dạ vì nước, vì dân, kiên quyết lãnh đạo cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân để xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

 

CẢNH GIÁC VỚI HOẠT ĐỘNG “BẤT TUÂN DÂN SỰ” Để thực hiện mục tiêu của chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch đã và đang ra sức tiến hành các hoạt động chống phá với phương thức, thủ đoạn ngày càng công khai, trực diện, tinh vi, xảo quyệt hơn. Một trong những thủ đoạn đang được chúng ráo riết thực hiện đó là tiến hành hoạt động “bất tuân dân sự”. “Bất tuân dân sự” là gì? Bản chất của hoạt động này? “Bất tuân dân sự” là các hoạt động công khai với nội dung hoạt động là: từ chối tuân theo, hoặc cố tình vi phạm một số đạo luật nhất định trong nước, gây cản trở quá trình thực thi chính sách, luật pháp của nhà nước. Hoạt động này đã trở thành một thủ đoạn nguy hiểm mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế tiến hành trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm lật đổ chế độ chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Biểu hiện của hoạt động này là các hình thức phản kháng bất bạo động, gây áp lực buộc nhà nước phải thay đổi chính sách, luật pháp. Ở Việt Nam, những năm gần đây, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ để kích động hành động “bất tuân dân sự” ở một bộ phận người dân, phản đối một số đạo luật, gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội như: phản đối Luật An ninh mạng, dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, phản đối điều 60 - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, phản đối trạm BOT Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang… Các thế lực thù địch đã mượn danh nghĩa tiến hành những hoạt động có tính chất bất bạo động nhằm "bảo vệ quyền tự do, dân chủ của người dân" để kích động một bộ phận người dân trong xã hội tiến hành “bất tuân dân sự”. Đây cũng là lí do để thủ đoạn này của các thế lực thù địch được thực hiện công khai trên thực tế. Thực chất “bất tuân dân sự” là hoạt động lợi dụng tự do, dân chủ, biểu hiện sự coi thường kỷ cương, pháp luật, trái với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền và quy định của luật pháp quốc tế. Những hoạt động ấy đều phải chịu sự điều chỉnh nghiêm khắc, đúng đắn của pháp luật Việt Nam. “Bất tuân dân sự” chính là một trong những cách thức để hiện thực hóa mục tiêu của chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam. Cho dù biểu hiện dưới vỏ bọc nào thì nó cũng hướng đến chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta; phản ánh nội dung, phương thức, thủ đoạn tiến hành âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”. Quyền tự do, dân chủ luôn được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm bằng hệ thống luật pháp hiện hành. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, việc thực hiện những quyền ấy đều phải trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Nằm ngoài khuôn khổ ấy sẽ gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nguy hiểm hơn, nó có thể làm mất lòng tin của người dân đối với Đảng và chính quyền. Chắc chắn sẽ không có quốc gia hoặc nhà nước nào trên thế giới mà cổ xúy cho hoạt động nằm ngoài khuôn khổ ấy ở đất nước của họ. Đến đây, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất của “bất tuân dân sự” Bản chất “bất tuân dân sự” đối với cách mạng Việt Nam, là một thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, nhằm cản trở việc thực thi pháp luật ở nước ta; cùng với các hoạt động chống phá khác, hướng tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bạn là một công dân Việt chân chính, yêu nước. Hãy tỉnh táo để nhận diện và không bị kích động, rồi rơi vào bẫy “bất tuân dân sự” của những kẻ có dã tâm đối với đất nước, dân tộc mình!


Để thực hiện mục tiêu của chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch đã và đang ra sức tiến hành các hoạt động chống phá với phương thức, thủ đoạn ngày càng công khai, trực diện, tinh vi, xảo quyệt hơn. Một trong những thủ đoạn đang được chúng ráo riết thực hiện đó là tiến hành hoạt động “bất tuân dân sự”.

MUỐN HƯỞNG TRÁI HÒA BÌNH, PHẢI BẢO VỆ

 

    Cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại thành công và sự ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở ra một trang vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám không những giúp nhân dân Việt Nam chấm dứt kiếp nô lệ, lầm than mà còn mang lại độc lập, tự do; xác lập vị thế mới để đất nước tiếp tục vượt qua những thách thức thời đại, ngày càng phát triển như hôm nay. Thế mà, bằng những luận điệu xét lại lịch sử, 74 năm trôi qua, đây đó vẫn có những kẻ cơ hội chính trị muốn xuyên tạc, đổi trắng thay đen hòng xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam.  Họ lu loa rằng: Cách mạng Tháng Tám thành công thực chất là “cuộc đảo chính của cộng sản Việt Nam” hoặc hằn học cho rằng thắng lợi đó chỉ là “sự ăn may”(!). Vậy, sự thật có phải như họ xuyên tạc không? Họ tỏ ra thông thái, phân tích lại thời cuộc, rằng: “Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không phát động Cách mạng Tháng Tám và Toàn quốc kháng chiến thì chúng ta sẽ tránh được cuộc chiến tranh, tại sao không theo cách của nhiều nước sau này vẫn giành được độc lập, ít hao tổn xương máu!”.

    Họ phủ nhận, xúc phạm sự hy sinh xương máu của bao thế hệ, lập lờ rằng: Từ sau cuộc đảo chính của Nhật (ngày 9/3/1945), Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng không còn là thuộc địa của Pháp, mà là thuộc địa của Nhật. Trong khi đó, phát xít Nhật đã bị quân Đồng minh đánh cho tơi tả, phải chịu thất bại thảm hại và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Như vậy, ở Đông Dương xuất hiện “khoảng trống quyền lực”, cho nên cách mạng chỉ cần nổ ra là giành thắng lợi và “Cách mạng Tháng Tám là một sự ăn may”.

    Đặc biệt, gần đây, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, những người có tâm địa không tốt tiếp tục bóp méo, nhào nặn thông tin “rượu cũ” trong chiếc “bình mới”, xuyên tạc đường lối, quan điểm và thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Họ xuyên tạc, cho rằng Việt Nam nhu nhược, thiếu đường lối chiến lược. Họ khuyến nghị phải xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, liên minh, liên kết với các cường quốc, thực hiện đa đảng thì mới phát huy được sức mạnh toàn dân tộc và sức mạnh quốc tế để đủ sức bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, họ kêu gọi phải thực hiện các cuộc tổng biểu tình, tiến hành cách mạng đường phố để “làm một cuộc Cách mạng Tháng Tám lần thứ hai” đi tới lật đổ chế độ XHCN.

    Cách đây ít ngày, Nguyễn Linh - một bạn trẻ ham thích dùng mạng xã hội vừa viết bài phê phán các hiện tượng nhận thức lệch lạc vừa quảng bá bán sản phẩm mật ong rừng của quê hương Hà Tĩnh đã có chuyến đi về Bình Dương. Linh bắt gặp hình ảnh trụ sở của một doanh nghiệp bề thế nay chỉ là ngôi nhà hoang nằm chỏng chơ, tường đen sì - dấu tích cuộc đốt phá của những người biểu tình nhân danh “yêu nước” vào mùa hè cách đây 5 năm. 5 năm đã trôi qua mà công ty này vẫn chẳng thể quay lại hoạt động bình thường, tòa nhà bề thế cũng chưa được sửa sang lại.

    Đó chỉ là một ví dụ nhỏ cho thấy thiệt hại, sự nguy hiểm của những âm mưu kích động, phá hoại. Ngày nay, chúng ta đang thừa hưởng giá trị của hòa bình - độc lập thực sự là thành quả vĩ đại do Cách mạng Tháng Tám và các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc đem lại. Đó là khát vọng, là thành quả của dân tộc Việt Nam mà chúng ta phải kiên trì bảo vệ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn nhà báo người Anh Phê-lích Gơ-rin ngày 18/11/1965 đã khẳng định: “Nhân dân Việt Nam rất muốn có hòa bình để xây dựng đất nước. Nhưng muốn có hòa bình thật sự thì phải có độc lập thật sự”; và đấu tranh cho độc lập dân tộc tức là đấu tranh bảo vệ hòa bình. Sự đấu tranh ấy là thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt nhưng phải đặt trong con đường, mục tiêu, cách thức chung của đất nước, cộng đồng, trong sách lược và chiến lược của Đảng, Nhà nước. Yêu nước mà thiếu sự tỉnh táo, sa bẫy lôi kéo của các thế lực phản động, cơ hội thì chẳng khác gì rút lông ngỗng trên con đường phát triển của đất nước

TRỊ BỆNH THIẾU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

 


Gần đây, một số cán bộ, đảng viên có chức quyền trong các cơ quan, đơn vị, địa phương vi phạm kỷ luật, pháp luật, không làm tròn vai trò, trách nhiệm “công bộc” có dấu hiệu ngày càng tăng. Điều này cho thấy tính tiền phong, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên trước nhân dân ở mức đáng lo ngại.

MỤC TIÊU CAO CẢ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Thời gian qua, nhất là từ khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tổ chức thành công, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một trong những nội dung mà các đối tượng phản động, bất đồng chính kiến đưa ra những luận

TRỊ THÓI GHEN GHÉT, ĐỐ KỴ

Ganh ghét, đố kỵ là đặc tính tiêu cực trong tính cách của con người. Nó hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và tức giận vì điều đó. Ganh ghét, đố kỵ khác với cạnh tranh và ganh đua, là một phần căn nguyên cản trở sự phát triển của tổ chức, đơn vị nói riêng và xã hội nói chung.

NGĂN CHẶN TÀ ĐẠO BIẾN TƯỚNG TRÊN MẠNG

 


Thời gian qua, một số đối tượng xấu gia tăng hành vi tuyên truyền tà đạo, lôi kéo người dân tham gia hoạt động tâm linh mờ ám, phi pháp trên không gian mạng. Nếu không tỉnh táo, cảnh giác, người dân sẽ dễ bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động tôn giáo trái pháp luật và có thể gánh chịu những hậu quả khó lường.

Cảnh giác với cái gọi là “nhân danh nhân dân” của các thế lực chống phá

Mưu đồ đặt người dân trong mối quan hệ đối lập với chính quyền

    Đây vừa là mục đích, vừa là thủ đoạn nguy hiểm nhằm phá hoại một trong những mối quan hệ “rường cột” của khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch - người đóng vai “đại diện cho nhân dân”. Cách thức phổ biến được các đối tượng chống phá thực hiện là đánh đồng hiện tượng của một hoặc một nhóm người với toàn thể nhân dân. Từ sự việc của một người dân, họ tô vẽ, thổi phồng để tìm sự đồng cảm của nhóm người, sau đó cộng hưởng với quá trình “tam sao, thất bản” trên internet, mạng xã hội, sự việc ấy sẽ bị đẩy lên mang tính toàn thể nhân dân, tạo cớ để các đối tượng “mượn gió bẻ măng”, tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền.

    Với thủ đoạn: tạo ra sự đối lập, đẩy mâu thuẫn lên cao, châm ngòi cho các hoạt động chống đối chính quyền, cùng với việc xuyên tạc hình ảnh người dân thống khổ, các đối tượng chống phá còn thêu dệt nên hình ảnh của đảng độc tài, xã hội mất dân chủ, chính quyền yếu kém, quan tham,… không dừng lại ở đó, họ còn tìm mọi cách khai thác, nhào nặn, thêm thắt, thổi phồng những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Đặc biệt, lợi dụng việc một số cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, đưa ra xét xử do liên quan đến những vụ án tham nhũng, tiêu cực, các đối tượng chống phá suy diễn, quy chụp, cho đó là tình trạng phổ biến, hệ quả của chế độ xã hội chủ nghĩa, là “căn bệnh” do cơ chế độc đảng lãnh đạo,… gây hoài nghi và làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

    Song, dù có cố tình tô vẽ thế nào, thì các thế lực chống phá cũng không thể che lấp sự thật là, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền nhà nước các cấp thực sự là chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước và nhân dân vẫn luôn bền chặt, gắn bó. Mọi hoạt động của chính quyền đều hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Gần đây, với những nỗ lực cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số,... đã góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân với chính quyền các cấp, chính quyền phục vụ nhân dân tốt hơn, cán bộ, công chức gần dân, sát dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc, bức xúc của nhân dân. Từ đó, nhân dân ngày càng phát huy dân chủ, tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động, phong trào, cuộc vận động của các cấp chính quyền phát động hiệu quả hơn.

Ngụy tạo hình tượng “người dân thống khổ” để đổ lỗi cho chính quyền

    Đây cũng là một chiêu trò khá quen thuộc của các thế lực thù địch, nhằm tung tin giả để dẫn dắt dư luận theo mưu đồ của chúng. Theo đó, hình tượng người dân trong con mắt của các thế lực thù địch rất đa dạng, nhưng chung quy lại đều có hoàn cảnh thống khổ theo nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, họ bám vào các đối tượng vi phạm pháp luật1, đã bị xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội với các tội danh như: “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,... để “phù phép” thành những “người tử tế”, “người hùng”, những “tù nhân lương tâm”,… rồi kêu gọi, lập “hội nhóm”, ra sức kêu oan cho các đối tượng này.

    Một chiêu thức khác là họ lợi dụng một số người dân có khiếu kiện với chính quyền để tạo ra “dân oan”. Không cần biết việc khiếu kiện đúng hay sai, một mặt, các thế lực thù địch tiếp cận, kích động để người dân thấy oan ức, tiếp tục các hoạt động khiếu kiện đông người, gây mất an ninh, trật tự xã hội,… mặt khác, họ sử dụng các phương tiện truyền thông để xuyên tạc, quy chụp chính quyền không vì lợi ích của người dân. Chúng còn hậu thuẫn cho các đối tượng chống đối trong các tôn giáo tạo cớ kêu gọi đòi đất đai trái pháp luật, gây chia rẽ tôn giáo với chính quyền, kích động một bộ phận nhân dân có đạo gây rối, làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Gần đây, xuất hiện một số trí thức, học sinh, sinh viên có nhận thức chính trị hạn chế, bị các thế lực thù địch lôi kéo, dụ dỗ tham gia bình luận, viết bài, quay video clip cổ súy quan điểm “dân chủ tư sản”, nói xấu chế độ, vu cáo, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước rồi tán phát trên blog, mạng xã hội và được các đài, báo phản động nước ngoài khai thác triệt để, tạo hình ảnh về một lực lượng quần chúng bất bình với chế độ ở trong nước.

    Lợi dụng những khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các thế lực thù địch cũng không từ một thủ đoạn nào để khắc họa một bức tranh xám xịt, một tương lai không lối thoát cho đồng bào nơi đây. Cùng với đó, mảnh đất màu mỡ là “nhân quyền”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” luôn được các thế lực thù địch cày xới để trồng những “mầm non” ảo tưởng về sự áp bức, bất công của chế độ ta.

    Họ cũng rất “chịu khó” đi từng ngõ ngách của xã hội, lân la, dò hỏi, góp nhặt thông tin, hình ảnh một số người dân có những tranh chấp dân sự chưa được giải quyết thấu đáo, có hoàn cảnh khó khăn,… để xây dựng nên hình mẫu một người “dân oan” với những ngôn từ khổ sở, thê thảm, rồi kích động, xúi giục mọi người đấu tranh đòi quyền lợi cá nhân. Khi người dân sập bẫy thì những bài viết, video clip xuyên tạc, bóp méo sự thật được xuất hiện và nhanh chóng chia sẻ trên một số trang mạng của các tổ chức, cá nhân phản động, thiếu thiện chí. Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, khi cả hệ thống chính trị và toàn dân đang căng mình, nỗ lực để vừa chống dịch hiệu quả, vừa chăm lo tốt an sinh xã hội cho người dân thì các thế lực thù địch lợi dụng thời điểm khó khăn của đất nước, “đục nước béo cò” ra sức tung ra nhiều chiêu trò xuyên tạc, bóp méo sự thật, phủ nhận thành tựu chống dịch của đất nước. Thời điểm này, những luận điệu vu khống, sai sự thật, như: “người dân đấu tranh đòi quyền sống giữa đại dịch”, “hàng nghìn người tham gia biểu tình, tuần hành phản đối chính quyền, kéo lên phường cướp kho gạo vì bị bỏ đói hơn tuần nay”,… được chia sẻ rộng rãi trên một số trang mạng, xúi giục, kích động người dân phá rào cách ly, tấn công lực lượng chức năng. “Tát nước theo mưa”, các tổ chức phản động ở hải ngoại cũng ra sức hùa theo với luận điệu kích động, như: “dân đã bắt đầu biết xuống đường đấu tranh bất bạo động”, “Ai chưa nhận được hỗ trợ hãy làm như họ, xuống đường ngay và luôn”, v.v.

    Hoàn thành xong công đoạn tô vẽ hình tượng người dân khổ sở, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách vu khống, bóp méo sự thật, ra sức đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước, cho rằng “họ là nạn nhân” của sự “độc tài, độc quyền”, tham nhũng,… của chế độ ta. Như lẽ tất yếu, cái đích mà chúng luôn ngắm tới của những nỗ lực công kích ấy là chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,… tiến tới đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Vì vậy, chúng ta cần nêu cao cảnh giác, nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng để đấu tranh hiệu quả.

Bộ mặt “Rắn độc giả lươn”

    Không khó để tìm các bài viết, video clip mang nội dung kêu gọi hãy “cứu dân”, bảo vệ “dân oan”, “thương cho người Việt phải chịu đựng cái đảng cầm quyền bất lực, tham lam, tàn ác đến bao giờ”,… mà các thế lực thù địch đăng tải trên các trang mạng xã hội. Thoạt nghe, người ta dễ lầm tưởng họ đang “thương cho dân, lo cho nước”, song thực chất là họ cố tình che đậy bản chất phản động đằng sau những luận điệu xuyên tạc, lừa bịp, mị dân; làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.

    Được “ngụy trang” dưới danh nghĩa các hội, đoàn, tổ chức xã hội dân sự, như: “nhóm tuổi trẻ yêu nước”, “hội dân oan”, “hội cựu tù nhân lương tâm”, “mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, “liên đoàn lao động Việt tự do”,… các đối tượng chống phá tổ chức nhiều diễn đàn như: “tiếng nói người dân”, “người dân lên tiếng”, “diễn đàn dân chủ”,… để rêu rao cho cái gọi là “đại diện cho người dân”, đưa ra những yêu sách về tự do dân chủ, tự do ngôn luận,…; thậm chí viết “thư ngỏ”, tham gia “hiến kế” cho Đảng, Nhà nước ta với những nội dung ngông cuồng, phi thực tế. Bỉ ổi hơn, với thủ đoạn “bí mật giật dây”, “sau bức màn che”, chúng mua chuộc, lừa gạt, ép buộc người dân nhẹ dạ tham gia làm bình phong, lá chắn cho những cuộc biểu tình, đập phá, để rồi khi vi phạm pháp luật tất cả hậu quả người dân đều gánh chịu, còn những kẻ tự xưng “đại diện cho người dân” thì ung dung ở trời Tây nhận thưởng với thành tích lừa dân của chúng.

   Song, dù có “khoác tấm áo người dân” với bất kỳ cái tên gì thì bản chất giả nhân, giả nghĩa của các thế lực chống đối đã dần bị bộc lộ. Mọi ngôn từ mĩ miều “thương cho dân”, đồng cảm với “nỗi khổ” của người dân cuối cùng đều dẫn đến mục đích chính trị của chúng là chống phá Đảng, Nhà nước. Bản chất xấu xa của những kẻ “đại diện cho người dân” đã bộc lộ hoàn toàn khi đưa ra những lời hô hào, xúi giục, kích động nhân dân “đoàn kết”, đấu tranh đòi “cái bánh vẽ” tự do, dân chủ, nhân quyền,... để phá hoại sự bình yên của cuộc sống, chống phá công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước ta.

    Thực tế đã chứng minh, bản chất côn đồ, coi thường pháp luật của “tổ đồng thuận” không thể đại diện cho đa số người dân xã Đồng Tâm chất phác, lương thiện; hay sự trơ trẽn của “nhóm dân oan” do Cấn Thị Thêu cầm đầu không thể đánh đồng với những người dân đang kiến nghị theo đúng trình tự pháp luật. Những chứng cứ không thể chối cãi cùng những lời thú tội của những kẻ “đại diện cho người dân” này trước tòa cho thấy rõ chân tướng xấu xa của chúng. Và những kẻ ảo tưởng ngông cuồng về quyền lực, sống lưu vong, tị nạn chính trị theo đuôi các tổ chức phản động ở nước ngoài không có đủ tư cách để đại diện cho quyền lợi của người dân Việt Nam trong nước và người Việt yêu nước ở nước ngoài. Và, rắn độc vẫn mãi là rắn độc, các thủ đoạn, chiêu trò của họ nhằm gài bẫy người dân sẽ ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Do vậy, mỗi người dân cần đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, tránh trở thành người tiếp tay cho tội phạm, là “con rối” bị các đối tượng chống đối lợi dụng, đưa vào vòng lao lý.

 

Biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hoá trên không gian mạng - cần đấu tranh, bác bỏ

 

Sự nguy hại của biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa

    Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, tạo dựng môi trường và không gian xã hội mới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian và địa vị xã hội của mỗi con người; tạo ra sự giao lưu, tiếp biến văn hóa khác hẳn về chất trên tất cả các lĩnh vực, với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet thuộc tốp đứng đầu thế giới1, không gian mạng được sử dụng để tương tác trong học tập, lao động, giao tiếp, giải trí của người dân đã trở nên phổ biến và quen thuộc. Chúng ta đang đứng trước cơ hội và thách thức tiếp cận khối lượng khổng lồ các sản phẩm văn hóa của nhân loại bao gồm cả sản phẩm có giá trị văn hóa và phản văn hóa. Đảng, Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Song, trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là sự kết nối xuyên “biên giới” trên không gian mạng, việc giao lưu, tiếp biến văn hóa vẫn còn những lệch lạc, biểu hiện ở hiện tượng “sùng ngoại” và “lai căng” văn hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến thời kỳ hội nhập.

    “Sùng ngoại” trong văn hóa có thể hiểu là sự đánh giá thái quá những yếu tố, sản phẩm, giá trị của nước ngoài; từ đó, dẫn đến cuồng tín, tôn sùng, theo đuổi trong nhận thức và hành động, hạ thấp, coi thường các sản phẩm, giá trị văn hóa trong nước. Còn “lai căng” văn hóa là sự tiếp thu sản phẩm, giá trị văn hóa nước ngoài trên không gian mạng để pha trộn, gán ghép một cách gượng ép, tùy tiện với các sản phẩm, giá trị văn hóa trong nước theo kiểu “dở tây dở ta”, hay nói cách khác, đó là sự bắt chước nước ngoài không có chọn lọc, gây phản cảm.

     “Sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa trên không gian mạng như những virus “văn hóa độc hại” lây lan, tác động to lớn đến con người và xã hội Việt Nam. Nó cổ súy cho lối sống dân chủ, thể chế chính trị tư sản phương Tây. Những biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa theo khuynh hướng xã hội công nghiệp hiện đại và mặt trái của kinh tế thị trường, như: chủ nghĩa thực dụng, đề cao cá nhân, lối sống hưởng thụ, tôn thờ tiền bạc thái quá, thị hiếu thấp kém,… đi ngược lại với giá trị văn hóa truyền thống, con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Không chỉ vậy, nó còn làm cho những giá trị đạo đức cốt lõi bị lung lay, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhất là của giới trẻ hiện nay, mà còn tạo ra nhiều hệ lụy trong xã hội, làm cho nhiều người dễ dao động, buông xuôi trước sự tấn công của văn hóa ngoại lai xấu độc, gây khủng hoảng niềm tin, mất phương hướng trong lựa chọn các giá trị, lối sống, v.v. Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) chỉ rõ: “Nhiều sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài đã xâm nhập vào nước ta bằng nhiều con đường, tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thế hệ thanh thiếu niên; làm hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc”.

Kiên quyết đấu tranh, bác bỏ biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa

    Để giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, một mặt phải không ngừng chăm lo, xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp, mặt khác cần phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa trên không gian mạng theo tinh thần: “Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại”2.

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các quốc gia, trong đó có Việt Nam là tất yếu khách quan, song sự du nhập, “lai căng” văn hóa từ bên ngoài đối với từng quốc gia cũng khác nhau. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng các thiết chế quản lý văn hóa của mỗi nước. Vì thế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và trên không gian mạng nói riêng là vấn đề rất quan trọng. Đây là những cơ sở pháp lý cần thiết để các cấp, ngành, tổ chức, lực lượng đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm về văn hóa. Theo đó, cùng với quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước về văn hóa, cần đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, khung pháp lý về văn hóa, quản lý văn hóa ở tất cả các cấp. Đồng thời, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực cho bản sắc văn hóa dân tộc phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập mà không hòa tan. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; nâng cao năng lực bảo vệ hệ thống thông tin quốc gia, góp phần bảo đảm chủ quyền, an ninh, trật tự và xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh trên không gian mạng. Tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy đầu tư, sáng tạo, sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm, nguồn tài nguyên, dịch vụ văn hóa nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên không gian mạng.

    Thực tiễn hoạt động văn hóa ở từng địa phương, lĩnh vực và cả nước cho thấy, tuy cùng chịu sự tác động của văn hóa ngoại lai, nhưng ở đâu có môi trường văn hóa tốt hơn thì ở đó sự “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa sẽ ít hơn và việc đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện này cũng dễ dàng hơn và ngược lại. Vì thế, để nâng cao sức đề kháng của nhân dân trước sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai độc hại cần phải xây dựng môi trường văn hóa xã hội lành mạnh. Để làm được điều đó, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống giá trị văn hóa với các tiêu chí, chuẩn mực cụ thể trong từng lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, báo chí và truyền thông, tôn giáo và tín ngưỡng; trong gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, các cơ quan trong hệ thống chính trị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội,... nhằm hình thành các chuẩn mực về văn hóa đạo đức, hành vi ứng xử của từng cá nhân. Khai thác, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa hiện có; thực hiện nghiêm các quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trên môi trường mạng xã hội, hướng tới những giá trị cao đẹp, “chân, thiện, mỹ”. Thực hiện tốt vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, người có uy tín trong cộng đồng trong việc thực hiện quy chế, chuẩn mực đạo đức, thực sự là tấm gương sáng, là hạt nhân trong việc xây dựng môi trường văn hóa. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh đấu tranh bác bỏ các hiện tượng văn hóa độc hại, biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa, nhất là trên không gian mạng ở ngay mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị và mỗi gia đình. Quá trình đấu tranh cần kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là nhân tố quyết định, “chống” là quan trọng.

    Trong dòng chảy phát triển của nhân loại, việc giao thoa văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc như là một lẽ đương nhiên và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài dòng chảy đó. Trong bối cảnh ấy, cùng với các giải pháp khác, việc sử dụng sức mạnh nội sinh của văn hóa nước nhà để ngăn chặn, giảm thiểu,... sự tác động của văn hóa ngoại lai xấu độc là vấn đề cần được chú trọng. Vì thế, cần chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài giới thiệu tiềm năng đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với thế giới. Trong hội nhập cần phát huy bản lĩnh văn hóa, trí tuệ con người Việt Nam giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc; giải quyết hài hòa mối quan hệ văn hóa với chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh với các nước và cộng đồng quốc tế; kiên quyết chống sự áp đặt, đồng hóa về văn hóa từ các nước lớn.

    Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển như vũ bão, kéo theo đó là sự phát triển của không gian mạng cùng sự giao thoa, tiếp biến văn hóa khổng lồ đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó, để nâng cao hiệu quả đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục, các cấp, ngành, lực lượng, địa phương cần đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đi đôi với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong công tác quản lý nhà nước và trong thực hiện các nhiệm vụ. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, phát triển, sản xuất các sản phẩm của Việt Nam trên không gian mạng, tiến tới đủ năng lực bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ an ninh mạng và làm chủ không gian mạng. Triển khai xây dựng phát triển không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, rộng khắp gắn với xây dựng các quy chế phối hợp và các giải pháp kỹ thuật trong kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập vào nước ta từ mạng internet, các thiết bị kỹ thuật số, điện thoại di động. Xây dựng quy chế phối hợp với các hãng công nghệ nước ngoài như Google, Youtube xóa bỏ các kênh thông tin xấu, độc, không phù hợp với văn hóa nước ta. Biểu dương, khen thưởng những điển hình tốt, gương tiêu biểu trong giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục, xây dựng cơ quan, đơn vị, gia đình văn hóa và trong công tác phòng, chống, bài trừ, phê phán các sản phẩm văn hóa “sùng ngoại”, “lai căng”; kịp thời xử lý nghiêm minh, những tổ chức, cá nhân có sai phạm.

 

Xuyên tạc quan điểm quốc phòng, an ninh của Đảng - thủ đoạn nham hiểm cần bác bỏ

     Quốc phòng, an ninh là lĩnh vực đặc thù, nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đường lối, quan điểm của Đảng ta về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong 35 năm đổi mới vừa qua đã không ngừng được bổ sung, phát triển, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội, nổi bật là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt”1. Đây là kết quả của quá trình phát triển tư duy của Đảng ta trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm, truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc; vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện mới. Sự phát triển đó còn dựa trên cơ sở nhận định, đánh giá, dự báo khách quan, chính xác tình hình thế giới, khu vực, trong nước; gắn bảo vệ Tổ quốc với xây dựng, đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

    Sự bổ sung, phát triển tư duy mới của Đảng ta về quốc phòng, an ninh là tất yếu khách quan - nhân tố quan trọng góp phần làm nên những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín, tiềm lực, sức mạnh mới cho đất nước. Nhưng với dã tâm phá hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã dùng mọi thủ đoạn xuyên tạc, công kích chủ trương đúng đắn ấy, cố tình cản trở, gây nhiễu, hướng lái dư luận, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Thực hiện mưu đồ đó, chúng triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội và một số báo, đài phát thanh tiếng Việt ở nước ngoài để xuyên tạc, bóp méo trắng trợn quan điểm, đường lối của Đảng ta về tăng cường quốc phòng, an ninh; những hoạt động đối ngoại, các sự kiện quan trọng trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Mỗi khi tình hình an ninh, chính trị - xã hội, tình hình biên giới, biển, đảo có những diễn biến phức tạp, nhạy cảm, họ lại ra sức lợi dụng để xuyên tạc, gây nhiễu thông tin, tạo sự hoài nghi của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; từ đó, kích động lôi kéo các phần tử bất mãn, cực đoan tạo lập lực lượng đối lập chống phá Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang ta.

    Với những lập luận theo lối “đánh lận con đen”, họ thêu dệt, xuyên tạc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; cho rằng: Đảng, Nhà nước ta vì sợ mất vị trí, vai trò lãnh đạo, cầm quyền đất nước và xã hội mà ám ảnh, hù dọa về âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, về nguy cơ xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược,... lấy đó làm cái cớ để tuyệt đối hóa, đề cao nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, xem nhẹ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thâm hiểm hơn, họ còn rắp tâm quy kết: Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại là bị “cuốn theo” hoặc “khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực”; từ đó, mưu đồ “chống lại một nước thứ ba”. Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch còn xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta tập trung quá nhiều nguồn lực cho việc xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, “ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân vốn đã có nhiều khó khăn, thiếu thốn”; đồng thời, làm nảy sinh các tiêu cực, như: đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng không thể kiểm soát được, làm cho đất nước rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, v.v. Nhằm tạo tâm lý hoài nghi, sự mâu thuẫn trong nhận thức của nhân dân đối với chủ trương của Đảng về xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hiện đại, chúng kích động tư tưởng đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với việc xây dựng Quân đội, Công an nói riêng và sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc nói chung. Thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” Quân đội, họ đưa ra quan điểm: “Quân đội nên trung lập, đứng ngoài chính trị” và “chỉ tuân theo pháp luật” như quân đội các nước phương Tây. Đồng thời, xuyên tạc, phủ nhận bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp, mục tiêu lý tưởng, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân; thổi phồng hạn chế, khuyết điểm và vu cáo, nói xấu, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy cao cấp của Quân đội ta, tạo ra sự nghi ngờ, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng với mục đích phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để gia tăng hiệu quả, họ kích động các phần tử cơ hội, bất mãn lợi dụng mạng xã hội tấn công liên tục với cường độ cao, tạo sức ép dư luận, làm cho Đảng ta phải “điều chỉnh” quan điểm về quốc phòng, an ninh theo ý đồ của họ.

    Những thủ đoạn trên của các thế lực thù địch là đặc biệt nguy hiểm, gây hoang mang, tạo sự nghi ngờ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào đường lối quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc và phương hướng xây dựng Quân đội, Công an hiện đại của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, tác động tiêu cực đến quá trình triển khai, thực hiện đường lối của Đảng về quốc phòng, an ninh; kìm hãm và gây bất lợi cho ta trong quan hệ quốc tế và đối ngoại quân sự, quốc phòng, an ninh, nhất là với các nước lớn, các nước trong khu vực, cũng như bảo đảm hòa bình cho sự ổn định, phát triển đất nước, v.v. Từ đó, họ hướng lái tư tưởng xây dựng quân đội theo mô hình phương Tây; khơi dậy sự “mong ngóng” trong xã hội về sự liên kết, hỗ trợ, “giúp đỡ” của cường quốc để hiện đại hóa Quân đội, tác động tiêu cực, cản trở sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

    Một sự thật hiển nhiên không thể bác bỏ: trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với sự xuất hiện của các hình thái chiến tranh hiện đại và phương thức tác chiến mới; nhiều nước trong khu vực và trên thế giới gia tăng đầu tư cho quốc phòng, đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội, Công an, tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, còn là yếu tố trực tiếp tạo lập môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, để ứng phó kịp thời với các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đang nổi lên ngày càng gay gắt, vấn đề tăng cường quốc phòng, an ninh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Như vậy, Đảng ta xác định “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt” là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với khả năng của nền kinh tế, trình độ khoa học - công nghệ của đất nước và xu thế của khu vực, thế giới. Chủ trương này vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài, vừa đáp ứng sự mong mỏi, nguyện vọng chính đáng và giải đáp những băn khoăn, vướng mắc trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ Quân đội, Công an và nhân dân ta. Bên cạnh đó, thực tiễn lịch sử đã minh chứng, dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với sự thôn tính, xâm lăng của các thế lực ngoại bang có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần; vì vậy, “lo giữ nước từ khi nước chưa nguy” là tư tưởng lớn và là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Kế thừa kinh nghiệm, truyền thống ấy và xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển và nâng lên tầm cao mới thành kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và được thể hiện tập trung trong hệ thống các chiến lược về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Đây là cơ sở, tiền đề tất yếu khách quan, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đem lại cho nhân dân ta cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc.

    Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp được hợp thành từ nhiều yếu tố, trong đó tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò cốt yếu, trực tiếp. Vì vậy, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là yêu cầu tất yếu khách quan, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, tranh chấp biên giới, chủ quyền biển, đảo,… diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng quyết liệt, khó dự báo. Việt Nam xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là nhằm mục đích tự vệ, thể hiện tính chất hòa bình, chính nghĩa, không phải là “khơi mào” cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, để “chống lại một nước thứ ba” nào đó, làm cho tình hình trở nên phức tạp và “nóng” hơn như sự xuyên tạc xảo trá theo kiểu “gắp lửa bỏ tay người” của các thế lực thù địch.

    Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta: xây dựng Quân đội hiện đại không chỉ về vũ khí trang bị, mà hiện đại trên tất cả các nội dung cấu thành sức mạnh chiến đấu của Quân đội trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó còn là sự quán triệt sâu sắc quan điểm “người trước, súng sau”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí, trang bị. Nếu xa rời những nguyên tắc, yêu cầu trên sẽ dẫn đến xây dựng quân đội theo hướng quân đội “nhà nghề” như sự hô hào của các thế lực thù địch “Quân đội nên trung lập, đứng ngoài chính trị”, sẽ làm cho Quân đội ta mất phương hướng chính trị, không những không tăng cường được sức mạnh chiến đấu và bản chất giai cấp công nhân, mà còn dẫn đến những nguy hại khôn lường. Vì thế, những luận điệu xuyên tạc quan điểm về quốc phòng, an ninh của Đảng ta cần kiên quyết bác bỏ.

 

HÃY LÀ CON NGƯỜI VĂN MINH.

 

Khi cách nhìn nhận của con người chưa thực sự đúng đắn, khoa học thì rất nhiều hậu quả sẽ diễn ra ở các mức độ khác nhau theo đúng nguyên lý nhận thức sai thì hành động sai. Hay các cụ ta thường nói, sai từ gốc. Sáng ra đi thang máy nghe hai người lớn đi cùng cháu nhỏ nói chuyện trong thang máy với nhau, một câu chuyện đáng buồn mà người ngoài nghe thấy vừa cảm thấy giận, thấy đáng để trách móc:

- A: Cô chuẩn bị mũ bảo hiểm cho cháu chưa?

- B: Rồi!

- A: Phải chuẩn bị chứ mấy ngày nay công an làm nhiều lắm.

- B: Gần Tết mà, nên làm để kiếm.

- A: Đồng tình!

Từ câu chuyện trên mà thiết nghĩ hiện nay trong xã hội có những người đang làm sao vậy nhỉ, họ vô tâm hay là vì điều gì khác. Họ đứng trên lập trường của cái sai để nhìn nhận về cái đúng mới là điều đáng để bàn, đáng để điều chỉnh. Vì sao cần phải nhìn nhận thấu đáo để từ đó có cách hành xử thích hợp hơn theo đúng góc độ khách quan của vấn đề khi nhìn nhận bất cứ sự việc nào.

- Thứ nhất, đội mũ bảo hiểm cho toàn dân không phải là cái gì xấu, nó chỉ giúp cho chính người đội mũ tránh được tai nạn thảm khốc xảy ra liên quan đến bộ phận chỉ huy trung tâm cơ thể là bộ não. Đội mũ là tốt, chứ không phải tâm lý nhiều người đang đội kiểu đối phó như hiện nay. Thiết nghĩ như câu chuyện trên nếu như không có công an thì đứa trẻ ngây ngô chưa đủ nhận thức kia sẽ chẳng đội mũ bảo hiểm vì người lớn nghĩ rằng đội nó không tốt, và chính người lớn cũng sẽ không đội. Đáng lẽ ra đội mũ bảo hiểm phải được hưởng cái điều thuộc về văn hóa và an toàn khi tham gia giao thông nhưng rồi đến tận hôm nay vẫn có một bộ phận người vẫn không nhận thức được. Đứa trẻ kia sau này khi lớn lên, biết đâu đó trong nó hình thành nhiều suy nghĩ, đội mũ bảo hiểm là xấu, công an là “cá kiếm”,… thật đau xót.

- Thứ hai, việc những ngày gần Tết lực lượng Công an nói chung và công an thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều hơn tại các điểm công cộng, trên các trục giao thông vì những lý do liên quan đến an ninh, trật tự những ngày mà người ta hay gọi là “củ mật” này. Vì sao vậy, Tết gần đến, có một số đối tượng sẽ có nhu cầu rất cao về vật chất, tiêu pha, tiền bạc, nên cố gắng để có tiền nhưng vì những cách thức vi phạm pháp luật như trộm cắp, lừa đảo,… và chúng sẽ không dám hoặc hạn chế hành động khi có sự xuất hiện của lực lượng công an. Tinh thần phòng ngừa như vậy cơ bản khá đảm bảo. Về giao thông, những ngày gần Tết sẽ gia tăng lưu lượng giao thông, công việc nhiều, con người cũng vội vàng hơn. Hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, đi ngược chiều, lạng lách sẽ có xu hướng gia tăng. Lực lượng công an có mặt để hạn chế và nghiêm trị những hành vi như thế. Vậy thì như thế gọi là “kiếm” sao, nếu là “kiếm” thì là kiếm thêm sự bận rộn, vất vả mà thôi.

- Thứ ba, trong những giờ cao điểm, lực lượng công an có mặt ở hầu hết các ngã ba, ngã tư, đèn xanh, đèn đỏ,... để điều tiết giao thông. Các anh thổi còi thụt cả lưỡi vào trong, khẩu trang không đeo, bụt hít tất cả trong khi không khí Hà Nội đang có chiều hướng ô nhiễm, da đen nhẻm đi vì nắng, gió điều đó ai thấu đây. Và rồi người dân vẫn cứ hiên ngang cố lấn, cố chen, cố vượt. Hỗn loạn giao thông lại xảy ra. Lòng nhân đạo khi hạn chế xử lý vi phạm trong những giờ cao điểm đang được nhiều người cảm nhận sai, cảm nhận xa sỉ. Chưa bao giờ ở đất nước nào mà một số người đứng trên cái sai để nhìn nhận cái đúng với cái nhìn lệch lạc, thờ ơ như thế nhưng lại được những người sai khác đồng tình ủng hộ. 

Câu chuyện trên cũng chỉ là một câu chuyện nhỏ trong xã hội lớn lao đang vận hành ngày hôm nay. Tuy nhiên, xin mọi người hãy thực sự trân trọng với cái đúng, hãy để xã hội vận hành như đúng quy luật của ý thức chứ đừng lấy sự đối phó ra để hình thành như một thói quen tiêu cực như thế./.

Luận về lòng trung thành.

 

Trung thành là thể hiện sự phấn đấu đến cùng cho một mục đích, một lý tưởng, một sự nghiệp mà mình quyết tâm theo đuổi, cho dù phải trải qua nhiều thử thách, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng.

Thời phong kiến cũng có những gương “trung quân ái quốc”, trung thành bảo vệ triều đình. Họ kiên quyết chống lại mọi sự phản nghịch, kiên quyết không đầu hàng, không bị mua chuộc, dụ dỗ, mặc dầu phải chịu đầu rơi máu chảy. Lịch sử đã chứng kiến nhiều sĩ phu yêu nước đã sẵn sàng treo ấn từ quan đi theo tiếng gọi thiêng liêng của dân tộc, không làm gì trái đạo, sẵn sàng bảo vệ chân lý, chống lại bất công quyết xứng đáng với dòng máu con Hồng cháu Lạc.

Chính vì trung thành với ham muốn tột bậc: “Nước nhà độc lập, nhân dân ấm no” mà người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi, bôn ba nơi hải ngoại tìm đường cứu nước và sau này Nguyễn ái Quốc đã đến với chủ nghĩa cộng sản, rồi sáng lập Đảng Cộng Sản Đông Dương để lãnh đạo nhân dân đánh đổ thực dân Pháp và phản động tay sai giành độc lập tự do cho đất nước.

Trung thành với tổ quốc, với nhân dân, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lái con thuyền cách mạng Việt Nam, vợt qua mọi thác ghềnh hiểm trở, giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, khi đảng ta còn đang trong thời kỳ bí mật, những người đảng viên đảng cộng sản phải lén lút hoạt động trong vòng vây dầy đặc của bọn mật thám, chỉ điểm. Khi bị bắt bớ tù đầy, họ vẫn kiên định lập trường, lạc quan, tin tưởng, tự chuẩn bị cho mình và đồng chí mình sẵn sàng tiếp tục hoạt động sau khi ra khỏi tù. Những đồng chí bị khép án tử hình vẫn ung dung đi ra pháp trường, tin tưởng vào ngày toàn thắng. Điều gì đã thôi thúc họ? Chính là lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với con đường cách mạng mà họ đã chọn.

Thấm nhuần lý tưởng cách mạng của Đảng, quần chúng nhân dân đã hết sức tin tưởng vào Đảng, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, sẵn sàng hy sinh hoặc chịu tra tấn, tù đầy bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng.

Trong 2 cuộc kháng chiến đầy gian khổ, nhân dân ở cả hai miền nam bắc thắt lưng buộc bụng chịu đựng mọi thiếu thốn, giành tất cả cho kháng chiến. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh chồng con hoặc bản thân cho kháng chiến thắng lợi. Cái gì đã thôi thúc họ? Chính là lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

TRỊ THÓI GANH GHÉT, ĐỐ KỴ

 

Ganh ghét, đố kỵ là đặc tính tiêu cực trong tính cách của con người. Nó hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và tức giận vì điều đó. Ganh ghét, đố kỵ khác với cạnh tranh và ganh đua, là một phần căn nguyên cản trở sự phát triển của tổ chức, đơn vị nói riêng và xã hội nói chung.

Từ xa xưa, thói ganh ghét, đố kỵ đã xuất hiện và ông cha ta đúc kết ra nhiều câu châm ngôn để mỉa mai như: “Con gà tức nhau tiếng gáy”, “Trâu buộc ghét trâu ăn”, “Ăn không được thì đạp đổ”, “Ghen ăn, tức ở”… Trong xã hội hiện đại, thói ganh ghét, đố kỵ không những không giảm đi mà dường như phát triển rộng hơn, mức độ nguy hiểm tăng thêm. Không những chỉ đố kỵ với người tài hơn mình, giàu hơn mình, giờ đây có người còn đố kỵ với người sắp có chức vụ cao hơn mình, có nhà đẹp hơn nhà mình, có con giỏi hơn con mình... Trên mạng xã hội gần đây liên tục có những câu chuyện về “GATO” (ghen ăn tức ở), “ném đá” khi thấy người khác có những suy nghĩ và hành động khác thường, trong đó có cả những người giỏi hơn người khác.

Đã có rất nhiều câu chuyện cười ra nước mắt về thói ganh ghét, đố kỵ của một số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hiện nay. Cơ quan nọ quy hoạch hai cán bộ ở vị trí chủ trì, cả hai đều đã được cấp trên cho đi đào tạo, luân chuyển, xem chừng “kẻ tám lạng, người nửa cân”… Sắp đến “giờ G” chính thức chọn người thay thế, một trong hai vị này ganh tị với người kia, bày đặt ra chuyện khai man lý lịch, rồi thuê hẳn một cán bộ về hưu viết “tâm thư” đến cấp trên nhằm triệt hạ đối thủ của mình. Thế nhưng, “gậy ông lại đập lưng ông”, “cháy nhà mới ra mặt chuột”, nhờ “trò bẩn” của vị này mà cả cơ quan đã nhận ra bộ mặt thật của người đố kỵ…

Lại có người đứng đầu một cơ quan không muốn cán bộ dưới quyền giỏi hơn mình, có học hàm, học vị cao hơn mình nên cương quyết không cho người dưới quyền đi học. Khi cấp dưới nghiên cứu khoa học, có giải thưởng cũng tìm đủ lý do để cấp dưới phải từ chối nhận, bởi lẽ “sếp” không muốn người khác có giải thưởng cao hơn mình… Nguy hiểm hơn, có những người thể hiện lòng ganh ghét, đố kỵ bằng cách lôi kéo người có chung suy nghĩ để soi mói, nói xấu sau lưng và tìm cách cản trở đồng chí, đồng nghiệp. Họ còn tỏ ra vui sướng trước thất bại của người khác; thậm chí lươn lẹo “quy chụp, biến báo” người tốt thành người xấu, tâng bốc mình lên để được cấp trên ưu ái mình…

Sự ganh ghét, đố kỵ thường không chỉ dừng lại trong suy nghĩ của con người mà luôn bộc lộ ra ngoài thông qua hành động, lời nói để giải tỏa ẩn ức mặc cảm tự ti. Điều này làm cho con người càng trở nên thấp kém hơn chứ không mang lại suy nghĩ tích cực cần vươn lên để hoàn thiện bản thân. Có nhà văn đã so sánh người có thói ganh ghét, đố kỵ như đang đi trên đầm lầy, chẳng bao giờ được hạnh phúc bởi càng muốn ngoi lên thì lại càng bị dìm xuống.

Thói đố kỵ như một chén thuốc độc mà mình tự chuốc lấy. Thói ganh tị đẩy xa mình với người khác, khiến người đố kỵ ngày càng cô độc. Không chấp nhận người khác hơn mình, cũng đồng nghĩa với việc sẽ làm tổn thương người khác. Những người có tính như thế thì tâm không bao giờ thanh thản, ăn không ngon, ngủ không yên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi hiện tượng “ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình” là “bệnh hẹp hòi”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết tại chiến khu Việt Bắc năm 1947, Người chỉ rõ: “Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tìm cách tẩy ra. Thế là chỉ biết có mình, chỉ biết có bộ phận mình mà quên cả Đảng. Đó là một thứ bệnh hẹp hòi, trái hẳn với nguyên tắc tập trung và thống nhất của Đảng”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã coi thói ganh ghét, đố kỵ là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Để trị được bệnh ganh ghét, đố kỵ trong giai đoạn hiện nay cần phải có những liều thuốc đặc trị mới. Trước hết, cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục. Cần phải giáo dục trẻ em nhận ra bản thân có điều này giỏi nhưng còn yếu kém mặt kia. Mặt giỏi thì ta phát huy và truyền kinh nghiệm cho người khác, mặt kém thì học của người giỏi hơn để hoàn thiện bản thân. Giáo dục tình yêu thương trong tâm hồn con trẻ để dẹp tan những mầm mống của ganh ghét, đố kỵ. Sự yêu thương cũng làm ta bao dung, dễ học hỏi, chia sẻ với nhau hơn trong mọi việc.

Thực tế cho thấy, con người sẽ không thể từ bỏ được tính đố kỵ nếu không thể chiến thắng nổi bản thân. Để chiến thắng được bản thân, ngoài việc giáo dục, rèn luyện, cần phải có cơ chế ràng buộc, ví dụ như việc kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng.

Các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội cần phải coi thói ganh ghét, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình là kẻ thù vô hình, vì thế, cần phải tuyên chiến với vấn nạn này. Trong nhận xét, đánh giá, đề bạt, khen thưởng phải thật sự khách quan, dân chủ, công khai và đúng thực chất, không bao che, không ích kỷ hẹp hòi, thành kiến cá nhân. Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, rà soát từ trong cấp ủy đến từng đảng viên, ai có biểu hiện ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình phải chấn chỉnh, chỉ rõ cho họ thấy để họ “tự soi”, “tự sửa”. Nếu không sửa được thì phải đưa ra khỏi đội ngũ để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng hệ thống chính trị chuyên nghiệp, gần dân.

 

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, SUY NGHĨ VỀ MỐI QUAN HỆ MÁU THỊT GIỮA CHÍNH PHỦ VỚI NGƯỜI DÂN.

 

 Tháng Tám năm 1945 là tháng có những ngày trọng đại và vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong những ngày lịch sử quan trọng đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng Mặt trận Việt Minh, toàn dân ta đã nổi dậy khởi nghĩa, giành lấy chính quyền, xoá bỏ chế độ quân chủ, đánh bại bọn đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nước nhà… 

Khi đề cập đến Cách mạng tháng Tám, có nhà nghiên cứu nước ngoài đã nhận xét một cách hình ảnh rằng: Cụ Hồ và Mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân “đòi lại ngôi nhà của mình”. Là những người trong cuộc, hơn ai hết, nhân dân Việt Nam hiểu sâu sắc rằng cái gọi là “ngôi nhà mới đòi lại được ấy” trải qua gần một thế kỷ dưới “quyền bảo hộ” của thực dân Pháp nay cột đã xiêu, mái đã dột, trong nhà tiền không, gạo cũng không. Với trên 90% dân số mù chữ, bên cạnh một khí thế cách mạng rất cao là một trình độ dân trí rất thấp. Chỉ trong và sau mấy tháng giáp hạt, nạn đói đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu đồng bào tức 10% dân số. Cũng đúng mùa thu năm đó, nước lũ ngập trắng đồng trên 10 tỉnh châu thổ sông Hồng do đê bị vỡ vì hàng năm không được thực dân Pháp tu bổ. Để chấn hưng đất nước, trong quỹ của Chính phủ chỉ có chừng 1,5 triệu đồng bạc Đông Dương mà hơn ½ trong số đó là rách nát không tiêu được. Ngân hàng Đông Dương vẫn còn nằm trong tay quân Pháp, chúng còn dùng các thủ đoạn nhằm phá giá đồng bạc 500 của chính phủ ta, bên cạnh đó quân Tưởng còn đem các loại tiền quan kim, quan tệ mất giá tung ra thị trường làm cho nền tài chính Việt Nam càng thêm nguy ngập. Về đối ngoại, chính quyền Việt Nam non trẻ đứng trước tình thế “bốn không”: không tiền, không vũ khí, không đồng minh và không ngoại thương. Trong điều kiện đó, nguy cơ trực tiếp là đất nước ở vào tình thế “lửa cháy hai đầu” khi quân Tưởng và quân Pháp (núp dưới bóng quân Anh) tiến vào nước ta với những mưu toan thâm độc. 

Trong bối cảnh đất nước được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”, chỉ trong vòng 16 tháng, Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu không những đã bảo vệ được thành quả Cách mạng tháng Tám mà còn củng cố được mọi mặt của đất nước trước khi bước vào Toàn quốc kháng chiến. Nguồn gốc sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của thắng lợi đó chính là mối quan hệ máu thịt giữa Chính phủ với nhân dân. 

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền các cấp nhanh chóng được xây dựng và có mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Niềm tin và sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân đã trở thành sức mạnh để đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, ứng phó với mọi thử thách. Cũng chính với lòng tin và sự đồng thuận đó, nhân dân sẵn sàng hưởng ứng cuộc vận động chống giặc đói do Chính phủ phát động. Kết quả của “Tuần lễ vàng” là thêm một minh chứng hùng hồn về lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân đối với chính quyền cách mạng non trẻ. Người dân từ nông thôn đến thành thị, từ dân nghèo cho đến những điền chủ, những nhà tư sản, tuỳ theo khả năng của mình đều tự nguyện đóng góp của cải, vàng bạc vào công quỹ. Cũng chính với lòng tin và sự đồng thuận đó mà phong trào Bình dân học vụ được nhân dân hưởng ứng sôi nổi trong phạm vi cả nước. Cũng chính với lòng tin và sự đồng thuận đó mà 95% nhân dân hai miền Nam, Bắc không ngại nguy hiểm vượt sự đe doạ và súng đạn của kẻ thù để đi bỏ lá phiếu bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước nhà. Dân tin Chính phủ và ngược lại Chính phủ tin dân với một lòng tin tuyệt đối. Giữa nhân dân và Chính phủ là sự đồng thuận hoàn toàn khiến cho mọi thủ đoạn, xuyên tạc, gây chia rẽ của kẻ thù đều không thể lay chuyển được lòng tin đó. Ví như ít ngày sau khi Chính phủ ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6/3, một số lãnh đạo các đảng đối lập đã cho bắc loa ngay tại bờ hồ Hoàn Kiếm rêu rao “Việt Minh bán nước cho Pháp” thì lập tức hàng ngàn quần chúng kéo đến, vây quanh chất vấn, hô khẩu hiệu đả đảo khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Tháng 12/1946, khi thực dân Pháp buộc nhân dân ta phải cầm súng, cũng chính sức mạnh keo sơn giữa Chính phủ và toàn dân là nhân tố quyết định việc hình thành thế mới, lực mới để cả nước chủ động bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc. 

Nhìn lại những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, trong quá trình lãnh đạo triển khai Nghị quyết Trung ương 8 tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã khẳng định: dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì không kẻ địch nào có thể tiêu diệt được. Phương châm đó không những đã góp phần có ý nghĩa quyết định vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà cả đến tận ngày nay. Ngày nay, trong điều kiện nước nhà đã độc lập, thống nhất và đang trên đà đổi mới, thiết nghĩ, mỗi thành viên trong hệ thống chính trị càng phải quán triệt sâu sắc bài học dựa vào sức dân mà Đại hội Đảng XI đã khẳng định: Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.