Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 12/8
Nhận thức về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” của Đảng ta
Trước Đại hội IX năm
2001, văn kiện của Đảng chỉ nói đến “quốc tế hóa”, chưa đề cập tới “toàn cầu
hóa”. Từ Đại hội IX của Đảng, Việt Nam đề cập đến “toàn cầu hóa kinh tế”. Khi
đó, Báo cáo chính trị Đại hội IX nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế
khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số
nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa
đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác
vừa có đấu tranh”. Qua hai nhiệm kỳ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng, Việt Nam
nhấn mạnh tới “toàn cầu hóa kinh tế”. Đến Đại hội XI của Đảng (năm 2011), Việt
Nam chuyển từ nhận thức về “toàn cầu hóa kinh tế” sang nhận thức về “toàn cầu
hóa”. Báo cáo chính trị Đại hội XI nhận định: “Toàn cầu hóa và cách mạng khoa
học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông
tin và kinh tế tri thức”. Đại hội XII của Đảng (năm 2016) tiếp tục khẳng định:
“Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri
thức tiếp tục được đẩy mạnh”. Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng (năm
2021) nhấn mạnh: “Toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế tiếp tục tiến triển nhưng đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa
dân tộc...”.
Cùng với nhận thức về
toàn cầu hóa, Việt Nam từng bước tiến hành hội nhập quốc tế. Đại hội IX của
Đảng đã đề ra chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo
tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm
độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”. Đại hội X của
Đảng (năm 2006) tiến thêm một bước trong nhận thức và hành động hội nhập quốc
tế; đề ra chủ trương: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời
mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp
tác quốc tế và khu vực”. Đến Đại hội XI của Đảng, Việt Nam nhấn mạnh đến hội nhập
quốc tế: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa giàu mạnh”.
Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
đã xác định 8 phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó phương hướng
thứ năm là: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Cương lĩnh đặt
ra yêu cầu: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi
ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn,
đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần
vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế
giới”. Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số
22-NQ/TW “Về hội nhập quốc tế”. Một trong những nhiệm vụ tổng
quát mà Đại hội XII của Đảng đề ra là: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và
trên thế giới”. Đại hội XII đề ra chủ trương: “Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh
tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến
lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại
quan trọng, ký kết và thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của
đất nước… Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học -
công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác”. Báo cáo chính trị Đại hội
XIII của Đảng đưa ra định hướng lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng
của đất nước trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó “tiếp tục thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không
ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế,
tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu
của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ
động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường
trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều hình thức hội nhập
kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của
đất nước trong từng giai đoạn”.
Như vậy, từ Đại hội IX
của Đảng đến nay, quan điểm của Đảng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế”
ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoạch định
đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Từ nhận thức về “quốc tế
hóa” đã phát triển thành nhận thức về “toàn cầu hóa kinh tế” và đi đến nhận
thức về “toàn cầu hóa”. Trên cơ sở thực tiễn về “toàn cầu hóa”, Đảng và Nhà
nước ta đưa ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”, “chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế
trên các lĩnh vực khác” và ngày nay là chủ trương “chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế”, “nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế”, “đẩy mạnh hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào
tạo và các lĩnh vực khác”.
HAIVAN
Hà Nội triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế
Hà Nội triển khai 6 nhóm giải pháp
trọng tâm phát triển kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với DN năm 2022, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, cùng với việc tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách theo chủ trương của T.Ư, Hà Nội tiếp tục triển khai 6 nhóm giải pháp phát triển kinh tế trọng tâm.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, quán triệt các
chủ trương, chỉ đạo của T.Ư, TP Hà Nội đã thực hiện hiệu quả các giải pháp
thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội; các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi nhanh;
văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được đảm bảo; quốc phòng,
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt là một số kết
quả đạt được trong việc hỗ trợ DN, chủ động thích ứng linh hoạt, phục hồi kinh
tế.
Cụ thể, Hà Nội tiếp tục quan tâm và triển khai kịp thời các
chính sách hỗ trợ DN và người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
7 tháng đầu năm, TP đã thực hiện giảm 2% thuế VAT cho gần 42.000 DN; gia hạn
nộp thuế thu nhập DN với tổng số tiền trên 900 tỷ đồng, hỗ trợ giảm trên 1.700
tỷ đồng lệ phí trước bạ...
Trên địa bàn TP, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cơ cấu lại
thời hạn trả nợ cho trên 62.000 khách hàng (với dư nợ trên 63.000 tỷ đồng);
miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 326.000 khách hàng (với dư nợ trên 537.000 tỷ
đồng); cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ tháng 1/2020 đến nay
đạt trên 3.800.000 tỷ đồng cho gần 220.000 lượt khách hàng.
Triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao
động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Hà Nội đã quyết định
hỗ trợ cho trên 2,63 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh
doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh với tổng số tiền là trên 2.500 tỷ
đồng.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với DN năm 2022
Đáng ghi nhận, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi nhanh,
tạo đà thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, chỉ số sản xuất công nghiệp
tăng 7,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22%
(cùng kỳ tăng 2,3%). Tổng doanh thu ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ
vận tải tăng 23,1% (cùng kỳ tăng 7,8%). Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn
uống, du lịch lữ hành tăng 38,7%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng nhấn mạnh 6 nhiệm
vụ trọng tâm mà Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung triển khai ngay trong những tháng
cuối năm 2022. Cụ thể: Thứ nhất, TP triển khai quyết liệt, kịp thời kế hoạch
phục hồi và phát triển kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân, DN. TP sẽ tiếp tục bố trí 1.000 tỷ đồng từ
ngân sách để ủy thác qua Ngân hàng Chính sách, nâng tổng nguồn ngân sách TP ủy
thác là 6.600 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện Đề án hỗ trợ DN nhỏ và vừa
giai đoạn 2021-2025, Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TP giai
đoạn 2019 - 2025, chương trình hỗ trợ DN chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025.
Triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ DN đầu tư nghiên cứu và đổi mới
công nghệ. Hỗ trợ khai thác và phát triển sản phẩm trí tuệ; hỗ trợ nghiên cứu,
chuyển giao và đổi mới công nghệ cho các đề tài nghiên cứu của DN…
Thứ hai, tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, góp
phần để khơi thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh với những giải pháp đồng
bộ, quyết liệt, trong đó đặc biệt quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai các
công trình, dự án tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giải
quyết những vấn đề dân sinh bức xúc.
Thứ ba, chỉ đạo các sở, ngành có liên quan đẩy nhanh tiến độ
thực hiện Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; tranh
thủ ý kiến các bộ, ngành T.Ư để thiết lập kênh liên lạc trực tuyến kịp thời
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh. UBND TP Hà Nội sẽ trình HĐND TP ban hành Nghị quyết
về Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trên địa bàn TP Hà Nội vào kỳ họp tháng 9/2022.
Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai
đồng bộ hệ thống báo cáo điện tử và hệ thống văn phòng điện tử dùng chung trên
địa bàn TP; tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền
điện tử, từng bước hình thành chính quyền số, phát triển đô thị thông minh.
Thứ sáu, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên
truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách pháp luật đến người dân
và cộng đồng DN, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội với phương châm 5 bước
"biết, hiểu, đồng thuận, tự nguyện và lan tỏa".
7 tháng đầu năm, Hà Nội thu hút 828,8 triệu USD
vốn FDI (trong đó có 184 dự án mới với tổng vốn đầu tư đạt 125,4 triệu USD).
Thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách đạt trên 45.000 tỷ đồng. TP thực hiện cấp
giấy chứng nhận đăng ký DN cho trên 17.000 DN thành lập mới với số vốn đăng ký
là gần 200.000 tỷ đồng (tăng 13% về số lượng DN so với năm trước); có gần 7.400
DN hoạt động trở lại (tăng 11% so với cùng kỳ); nâng tổng số DN trên địa bàn TP
là gần 340.000 DN.
Thủ đoạn xuyên tạc nhằm hướng lái vụ án “Tịnh thất Bồng lai” của các thế lực thù địch
NHỮNG “CHIẾN CÔNG” MỚI CỦA LỰC LƯỢNG GÌN GIỮ HOÀ BÌNH VIỆT NAM
Sự kiện xuất quân Đội Công binh số 1 và Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 số 4 vào cuối tháng 4/2022, là đợt triển khai lực lượng đông đảo nhất từ trước tới nay của lực lượng Gìn giữ Hòa bình Việt Nam tới thực địa. Sau hơn 2 tháng Đội Công binh hoạt động tại địa bàn ở khu vực Abyei, vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Nam Sudan; Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 số 4 thực hiện nhiệm vụ ở khu vực Bentiu của Cộng hòa Nam Sudan, những chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam đã vượt qua rất nhiều khó khăn để làm tốt nhiệm vụ và đóng góp cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế./.ST
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 11 tháng 7
“Bất kỳ việc to việc nhỏ, phải chịu khó giải thích cho mọi người dân hiểu rõ thì dân sẽ vui lòng làm, mà việc gì cũng thành công”
Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài: “Công trái”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 1859, ngày 11 tháng 7 năm 1951. Đây là giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đảng và Nhà nước ta phát hành công trái để phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc đi đến thành công. Mặc dù cuộc phát hành công trái nhìn chung đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra; nhưng có địa phương, đơn vị chưa đạt chỉ tiêu; đặc biệt, so với việc Liên Xô phát hành công trái thì ta còn hạn chế. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích và chỉ ra lý do những địa phương, đơn vị chưa đạt chỉ tiêu là do cán bộ những nơi đó tuyên truyền, giải thích chưa rõ, thậm chí quan liêu, mệnh lệnh.
Hồ Chí Minh khẳng định, trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bất kỳ từ “việc to” đến “việc nhỏ”, nếu biết cách và kiên trì tuyên truyền, giải thích, động viên quần chúng nhân dân để họ hiểu rõ thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân và việc gì cũng sẽ đem lại thành công. Lời dạy đó không chỉ dành cho một người, một việc mà còn dành cho mọi cán bộ, đảng viên trong tất cả mọi việc. Qua đây, Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh những tác động tiêu cực của bệnh quan liêu, mệnh lệnh đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên.
Lời dạy trên đây của Hồ Chí Minh là sự khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng; đồng thời, cũng nói lên tầm quan trọng đặc biệt của công tác tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giác ngộ, đoàn kết, tập hợp và phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng khó khăn, phức tạp hơn, trong khi đó các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, kích động, chia rẽ nhân dân với Đảng. Thực tế đó càng đòi hỏi phải quán triệt và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và giáo dục chính trị theo đúng 3 quan điểm, 8 nguyên tắc, 6 mối kết hợp; tập trung xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; làm chủ vũ khí, trang bị; thành thục về kỹ thuật, chiến thuật; luôn phận biệt rõ đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đồng thời, phải kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện quan liêu trong quản lý, chỉ huy đơn vị./.
ST
Nguồn: Sách Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc Gia- Sự thật, Hà Nội 2011; tập 7, trang 112.
NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI
Giữa nghĩa trang thấy một vị tướng già
Với quân phục chỉnh tề, sao trên mũ
Ông đi chậm giữa trang nghiêm hàng ngũ
Trên tay ông nắm hương cháy vơi dần
Như ngày xưa ông vẫn thế - ân cần
Dặn chiến sỹ trước lúc vào chiến dịch
Muốn tất cả luôn phải về tới đích
Mặc quân thù có pháo nổ, bom rơi...!
Nay hòa bình ông chẳng được thảnh thơi
Đêm khó ngủ còn bao điều dằn vặt
Bình minh sáng - nhiều cuộc đời đã tắt
Để bừng lên những giá trị vĩnh hằng...!
Ý chí ông muốn làm cỗ xe tăng
Húc bẹp lũ nội xâm đang tàn phá
Và ngăn cản những sóng ngầm biển cả
Để quê hương đất nước được thanh bình
Viếng đồng đội xong, ông có phút lặng thinh
Như thầm hứa với linh hồn liệt sỹ:
Đồng đội ơi! Cứ niết bàn yên nghỉ
Tổ Quốc trường tồn - đã có lớp cháu còn. ST
Cần kiên quyết phòng ngừa, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị từ sớm, từ xa trong mỗi cán bộ, đảng viên hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bầu cử và vận dụng vào hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho thể chế bầu cử ở nước ta và những quan điểm tiến bộ của Người về bầu cử cho đến nay vẫn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bầu cử có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở nước ta hiện nay.
Bầu cử có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia, là cơ sở để xác định tính chính đáng của các cơ quan quyền lực nhà nước, là phương thức để nhân dân lựa chọn đại biểu và thực hiện sự ủy quyền, đồng thời cũng là phương thức quan trọng để qua đó nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, khẳng định quyền làm chủ của mình.
Từ sau khi giành được độc lập và xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nhà nước kiểu mới của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Một trong những điều kiện tiên quyết để bảo đảm Nhà nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là nhân dân phải được quyền tự do lựa chọn và bầu ra những đại biểu thực sự xứng đáng tham gia vào bộ máy nhà nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bầu cử
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bầu cử được thể hiện nhất quán trong các sắc lệnh, bài nói, bài viết chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; trong Hiến pháp năm 1946 do Người chỉ đạo soạn thảo và trong các báo cáo về dự thảo hiến pháp sửa đổi và các văn bản chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội khóa II. Có thể khái quát những quan điểm chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bầu cử như sau:
Thứ nhất, bầu cử là “quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”.
Xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nên ngay sau khi giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để nhân dân được hưởng quyền lợi của một dân tộc độc lập, tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh xem việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của nhân dân là tiêu chí quan trọng thể hiện sự khác biệt của chế độ mới. Trong một nước độc lập, tự do, “nhân dân có quyền tự do tư tưởng, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, v.v. có quyền ứng cử và bầu cử. Đàn bà có mọi quyền lợi như đàn ông. Các dân tộc trong nước đều có quyền lợi như nhau”(1). Việc thực hiện quyền bầu cử của công dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “có một giá trị rất cao quý, là một dấu hiệu xác nhận nhân dân thật sự làm chủ nước nhà”(2).
Nhằm bảo đảm thực hành dân chủ rộng rãi để xác lập nền dân chủ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín và tự do. Nguyên tắc bầu cử phổ thông và bình đẳng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là tất cả công dân, không phân biệt giới tính, giàu nghèo, nòi giống đều có quyền ứng cử và bầu cử. Bầu cử tự do, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, được thể hiện qua quyền tự do tuyển cử, tự do ứng cử và tự do tuyên truyền. Tự do tuyển cử có nghĩa là tất cả công dân đều có quyền đi bầu cử, “tất cả công dân Việt Nam gái và trai từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giai cấp, chủng tộc, tôn giáo, xu hướng chính trị đều có quyền tham gia tuyển cử, tự do bỏ phiếu bầu cử những người mình tin cậy”(3). Về quyền tự do ứng cử, đó là công dân Việt Nam từ 21 tuổi trở lên, không phân biệt gái và trai muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử. Về tự do tuyên truyền, thì “tất cả công dân Việt Nam, không phân biệt miền Bắc hay là miền Nam, đều có quyền tự do đi tuyên truyền khắp cả nước bằng hội họp, truyền đơn, báo chí, v.v.. Chính phủ miền Bắc và chính quyền miền Nam phải đảm bảo quyền tự do và sự an toàn cho tất cả mọi công dân hoạt động trong cuộc tổng tuyển cử”(4).
Những quan điểm tiến bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền bầu cử, ứng cử của nhân dân đã góp phần cho cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được đánh giá là một cuộc bầu cử thật sự tự do, thật sự dân chủ và thành công tốt đẹp.
Thứ hai, bầu cử là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và khẳng định tính chính đáng của Nhà nước.
Thông qua bầu cử, “nhân dân bầu ra các hội đồng nhân dân, ủy ban kháng chiến hành chính địa phương, và Quốc hội cùng Chính phủ Trung ương. Trong các cuộc bầu cử, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, tôn giáo, mức tài sản, trình độ văn hóa, không phân biệt nòi giống đều có quyền tham gia. Đó là một cách rất hợp lý, để nhân dân lao động thực hành quyền thống trị của mình”(5).
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bầu cử là phương thức quan trọng để nhân dân lựa chọn và bầu ra những người có đức, có tài thay mình quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời, từ rất sớm, Người đã thấy rõ được vai trò của bầu cử trong việc hình thành Nhà nước và khẳng định tính chính đáng của Nhà nước. Chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy được sự cần thiết phải bầu ngay Quốc hội, càng sớm càng tốt, để bên trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế độ mình và trước thế giới thì Quốc hội do dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được. Người khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà,… Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”(6). Như vậy, nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua bầu cử. Bằng cách thức đó, nhân dân xây dựng nên một Nhà nước hợp pháp theo ý nguyện của toàn thể nhân dân.
Trên cơ sở các sắc lệnh liên quan đến bầu cử do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức thành công “là một minh chứng hùng hồn nói lên cơ sở pháp lý vững chắc của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”(7); từ đó “mở ra triển vọng của một thời kỳ mới,… với một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ - nhà nước của dân, do dân, vì dân,…”(8).
Thứ ba, bầu cử là phương thức để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bầu cử không chỉ là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và khẳng định tính chính đáng của chính quyền, mà còn là phương thức hữu hiệu để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Người khẳng định: “Ở quần chúng, khai hội, phê bình và bày tỏ ý kiến, bầu cử các ủy ban, các hội đồng, v.v.; đó là những cách quần chúng kiểm soát những người lãnh đạo”(9).
Thông qua bầu cử, nhân dân có thể tự do thực hiện quyền lựa chọn đại biểu. Người căn dặn, “những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu”(10), mà nên lựa chọn “những đại biểu thật xứng đáng, những đại biểu một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và phục vụ chủ nghĩa xã hội”(11). Như vậy, thông qua bầu cử, nhân dân có thể kiểm soát Nhà nước, bảo đảm lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào bộ máy nhà nước để Nhà nước có thể hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng cách “sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”(12). Bằng sự tín nhiệm được thể hiện thông qua lá phiếu ủy quyền, nhân dân buộc những người được bầu phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của nhân dân. Những trách nhiệm được ràng buộc là cách thức hữu hiệu để kiểm soát các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, buộc họ phải hành động vì lợi ích chung để xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Ngoài ra, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân luôn là người làm “chủ”, mọi quyền bính đều thuộc về nhân dân, Chính phủ và các cơ quan nhà nước đều do dân bầu ra, là “đày tớ” của nhân dân. Nhân dân có quyền bầu ra và cũng có “quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình”(13). Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền bãi miễn đại biểu của nhân dân và Hiến pháp năm 1946 cũng hiến định quyền này là cơ sở cho một thể chế bầu cử tự do, tiến bộ, bảo đảm tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân.
Hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về bầu cử và thực tế đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, có thể rút ra một số vấn đề trong hoàn thiện pháp luật bầu cử ở nước ta hiện nay:
Một là, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về bầu cử.
Số dư bầu cử càng cao thì càng bảo đảm quyền tự do lựa chọn của cử tri và tính cạnh tranh trong bầu cử. Ở nước ta, những năm gần đây, số lượng ứng cử viên cho một đơn vị bầu cử được tăng lên. Nhiều đơn vị bầu cử có 5 ứng cử viên để bầu 3, bầu đại biểu hội đồng nhân dân các cấp thì tỷ lệ có thể thấp hơn tùy nơi.
Các khóa gần đây, số lượng đại biểu tự ứng cử và trúng cử trong Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp cũng gia tăng. Số người tự ứng cử trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV là 154, trong đó có 11 người được lập danh sách chính thức và có 2 người trúng cử, chiếm tỷ lệ 0,4% tổng số người trúng cử. Trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, số người tự ứng cử là 77 người, trong đó có 9 người tự ứng cử được lập danh chính thức và 4 người trúng cử, chiếm tỷ lệ 0,8% tổng số người trúng cử, tăng gấp 2 lần so với khóa XIV. Thực tế đó cho thấy, hoạt động bầu cử của nước ta ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tự ứng cử của công dân. Để tiếp tục mở rộng quyền tự do ứng cử của công dân, cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do bầu cử để tiến hành đổi mới các khâu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do ứng cử của công dân, bảo đảm “kết hợp hài hòa giữa định hướng, cơ cấu với quyền ứng cử, quyền đề cử của công dân và các thể chế xã hội”(14).
Ban hành quy định về tổ chức các hoạt động vận động tranh cử của các ứng cử viên. Vận động bầu cử “được coi là linh hồn của các cuộc bầu cử cạnh tranh”(15), là cách thức hữu hiệu để cung cấp thông tin và góp phần hỗ trợ cử tri thực hiện sự lựa chọn của mình một cách sáng suốt. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “tự do tuyên truyền” là một phần không thể thiếu của bầu cử tự do. Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, “các ứng cử viên đều thực hiện vận động tranh cử: tiểu sử các ứng cử viên kèm theo ảnh được đăng trên báo, các ứng cử viên được tiếp xúc cử tri để nói rõ chương trình hành động của mình; có khi, chỉ hai, ba ứng cử viên cũng tổ chức riêng một cuộc tiếp xúc; có những ứng cử viên tự tổ chức lấy các cuộc tiếp xúc”(16).
Hai là, cụ thể hóa quyền bãi miễn đại biểu của nhân dân.
Quyền bãi miễn là một nội dung của quyền bầu cử, là phương thức để nhân dân kiểm soát các đại biểu mình đã bầu. Về ý nghĩa chính trị và pháp lý, “chế độ bãi nhiệm đại biểu cũng quan trọng như chế độ bầu ra người đại biểu”(17), “công dân có quyền bầu cử mà không có quyền bãi nhiệm thì quyền bầu cử mang tính hình thức”(18). Trên cơ sở tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hiến pháp năm 1946 hiến định “nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra”, các bản hiến pháp sau đó cũng ghi nhận quyền này. Hiện nay, ngoài những quy định khái quát trong Hiến pháp năm 2013, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân (năm 2015), Luật Tổ chức Quốc hội (năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020, Luật Tổ chức Chính phủ (năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019), vẫn còn thiếu một số quy định cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả trên thực tế.
Để bảo đảm quyền bãi miễn của nhân dân được thực hiện tốt, cần xây dựng và ban hành luật riêng về bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp của cử tri hoặc quy định thành một phần trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân. Trong đó, xác định rõ ràng điều kiện, cơ chế, quy trình cử tri tiến hành bãi miễn đại biểu dân cử. Hoàn thiện các cơ chế để phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời thông qua các tổ chức này, nhân dân thực hiện quyền kiểm soát và bãi miễn các đại biểu khi cần thiết./.
----------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 8, tr. 264
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 565
(3), (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 193, 1994
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 263
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 153
(7) Văn phòng Quốc hội: Kỷ yếu Hội thảo “Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của Quốc hội trong sự nghiệp đổi mới”, Hà Nội, 2001, tr. 20
(8) Văn phòng Quốc hội: Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946 - 1960), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 61
(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 328
(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 168
(11), (12), (13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 565, 375, 375
(14) Phan Xuân Sơn: Hệ thống chính trị và một số vấn đề đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012, tr. 402
(15) Vũ Văn Nhiêm: Giáo trình Bầu cử trong nhà nước pháp quyền, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2017, tr. 315
(16) Phan Xuân Sơn: “Thực trạng và giải pháp đổi mới công tác bầu cử ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4 (97), tháng 4, 2007, tr. 5
(17), (18) Trần Ngọc Đường: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 117, 190
Cống hiến của đồng chí Võ Chí Công trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Với hơn 80 năm hoạt động cách mạng, ở những cương vị công tác khác nhau, đồng chí Võ Chí Công(1) đã trải qua những chặng đường đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, oanh liệt và vẻ vang. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí luôn thể hiện là người cộng sản kiên trung, bất khuất, một cán bộ tài năng, trực tiếp lãnh đạo phong trào, đồng thời có những đóng góp quan trọng vào việc hoạch định đường lối của Đảng, góp phần đưa cách mạng vượt qua những khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi.
Một trong những cống hiến xuất sắc của đồng chí Võ Chí Công là đề xuất với Trung ương những vấn đề mang ý nghĩa chiến lược trong giữ gìn lực lượng và phát triển phong trào cách mạng giai đoạn khó khăn nhất, khẳng định phải sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, góp phần quan trọng vào việc hình thành Nghị quyết Trung ương 15 (năm 1959), chỉ ra con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền Nam Việt Nam.
Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, trù liệu tình hình sẽ hết sức phức tạp, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử đồng chí Võ Chí Công (đang tham gia cải cách ruộng đất ở Việt Bắc) bí mật trở lại Khu 5, chỉ đạo cách mạng trong tình hình mới. Lúc này, cách mạng miền Nam, trước sự đánh phá liên tục và tàn bạo của chính quyền Ngô Đình Diệm, đang bị thiệt hại rất lớn. Tại Liên khu 5, địa bàn có nhiều vùng tự do rộng lớn, các đảng bộ bị thiệt hại nặng. Đến cuối năm 1957, vùng đồng bằng bị thiệt hại 70% số chi ủy viên, 60% số huyện ủy viên và 40% số tỉnh ủy viên, 12 huyện không còn cơ sở đảng(2).
Trưởng thành trong gian khó của phong trào đấu tranh cách mạng, đồng chí Võ Chí Công là người cộng sản kiên định, gian khổ không sờn lòng, khó khăn không lùi bước. Trên cương vị Phó Bí thư Liên khu ủy 5, với trách nhiệm của người lãnh đạo phong trào, đồng chí luôn trăn trở về đường lối và phương pháp đấu tranh ở miền Nam. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, từ thực tiễn cùng Liên khu ủy chỉ đạo giữ gìn lực lượng và đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng chí nhận định: “đồng bào dân tộc có ưu thế chính trị trong đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp với địch..., mặc dù địch tiến hành đủ kiểu đàn áp khủng bố, càn quét, nhưng lực lượng đảng viên, phong trào quần chúng vẫn được củng cố và phát triển”(3). Đây là cơ sở để các đồng chí lãnh đạo Liên khu ủy đúc rút kinh nghiệm: Muốn đấu tranh thắng lợi với địch phải có đấu tranh vũ trang. “Kinh nghiệm quý báu nhất ở Khu 5 trong thời kỳ này là ra sức xây dựng căn cứ địa cách mạng ở miền núi và biết dùng bạo lực quần chúng nên phong trào miền núi tồn tại và phát triển. Đó là kinh nghiệm cơ bản nhất, là thành công nhất”(4). Với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, vận dụng sáng tạo lý luận về bạo lực cách mạng vào hoàn cảnh cụ thể ở miền Nam, đồng chí cho rằng, dùng “bạo lực chống lại bạo lực mới thắng được địch. Nếu không dùng bạo lực mà chỉ dùng đấu tranh chính trị thì cách mạng sẽ thất bại”(5).
Năm 1958, đồng chí Võ Chí Công ra Bắc dự họp Bộ Chính trị và Trung ương bàn về cách mạng miền Nam. Với kinh nghiệm thực tế chiến trường, đồng chí nhất trí cao với bản Đề cương cách mạng miền Nam do đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy Nam bộ soạn thảo (cuối năm 1956). Được gặp Bác Hồ và đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Võ Chí Công phản ánh với Trung ương những tâm tư, nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Liên khu 5, sự trăn trở của đồng chí trước những hành động khủng bố, đàn áp của kẻ thù. Tham dự Hội nghị Trung ương 15 (tháng 1-1959), đồng chí có nhiều ý kiến đóng góp sắc bén; giúp cho Hội nghị có thêm cơ sở thực tiễn từ chiến trường Liên khu 5 và Nam Bộ, để quyết định chuyển phong trào cách mạng ở miền Nam từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị có vũ trang hỗ trợ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 mở ra thời kỳ đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đưa phong trào cách mạng miền Nam vượt qua khó khăn, thử thách. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đánh giá về vai trò của đồng chí Võ Chí Công: “Trong những ngày đen tối của cách mạng miền Nam, Trung ương Đảng đã nhận được những ý kiến nhận định, đánh giá sát thực về tình hình cách mạng miền Nam của đồng chí Võ Chí Công. Trên cơ sở ý kiến của đồng chí cùng với bản Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn, Ban Chấp hành Trung ương đã xây dựng nên Nghị quyết 15 lịch sử, mở đầu thời kỳ đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù ở miền Nam”(6).
Sau khi dự Hội nghị Trung ương 15, đồng chí Võ Chí Công trở về căn cứ. Trên cương vị Bí thư Liên khu ủy 5(7), đồng chí triệu tập hội nghị truyền đạt chủ trương mới của Đảng; góp phần quan trọng làm cho Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 nhanh chóng đi vào thực tiễn, thấm sâu vào từng cán bộ, đảng viên. Đồng chí tỏ thái độ cương quyết ủng hộ quần chúng nổi dậy đánh địch càn quét ở một số địa phương. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa Trà Bồng ở miền Tây Quảng Ngãi cuối tháng 8-1959 buộc địch rút khỏi nhiều đồn bốt, giải phóng một vùng rộng lớn, chống cuộc càn quét của một sư đoàn địch giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng có ý nghĩa sâu sắc với thực tiễn cách mạng. Tuy nhiên, trong hàng ngũ lãnh đạo và cán bộ địa phương cơ quan Liên khu ủy cũng có những ý kiến băn khoăn: Hành động như thế là đúng hay sai? Sớm hay kịp thời? Chủ động hay bị động?(8). Đồng chí Võ Chí Công về Quảng Ngãi, trực tiếp đến tận Trà Bồng xem xét và đánh giá, cùng các đồng chí trong Tỉnh ủy bàn bạc, phân tích tình hình và đi đến quyết định biểu dương và lấy điển hình này nhân rộng ra các địa phương khác. Đồng chí Võ Chí Công kết luận: “Cuộc nổi dậy của nhân dân Trà Bồng nổ ra kịp thời, có chuẩn bị, có lãnh đạo, đứng vững được, đi đúng đường lối cách mạng miền Nam, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười lăm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II”(9).
Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công của Đảng, kiên quyết, nhạy bén, chỉ đạo chớp thời cơ, dám đánh và quyết đánh thắng kẻ thù xâm lược
Tháng 10-1961, đồng chí Võ Chí Công được Trung ương chỉ định giữ chức Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam là một bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Chí Công. Ngay khi nhận nhiệm vụ, đồng chí cùng tập thể Trung ương Cục miền Nam đề ra nhiều quyết sách đúng đắn, giải quyết những vấn đề cấp bách mà thực tiễn cách mạng miền Nam đặt ra. Tại Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ nhất(10), đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Giữ cương vị này một thời gian, tháng 4-1964, Bộ Chính trị điều đồng chí Võ Chí Công trở lại Khu 5, giữ chức Bí thư Khu ủy Khu 5(11) kiêm Chính ủy Quân khu 5, đồng thời là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.
Trong lúc phong trào cách mạng Khu 5 đang gặp nhiều khó khăn, đồng chí Võ Chí Công là hạt nhân lãnh đạo, góp phần giữ vững và đưa phong trào cách mạng đi lên. Cống hiến quan trọng của đồng chí là xốc lại tình hình, phê phán tư tưởng hữu khuynh, phát động phong trào tự phê bình và phê bình trong Khu ủy. Đồng chí chủ trì họp Hội nghị Thường vụ Khu ủy (tháng 6-1964), tiến hành tự phê bình về những thiếu sót trong chỉ đạo phong trào cách mạng, khẳng định đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị là những hình thức đấu tranh cơ bản, có vai trò, ý nghĩa quyết định trong phong trào cách mạng ở miền Nam. Đồng chí nhanh chóng vực dậy phong trào và đưa phong trào cách mạng giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. Đồng chí đã cùng Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo quyết liệt công cuộc phá ấp chiến lược ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, khắc phục tình trạng “chạy xà đùa” khi đối đầu với chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ - ngụy. Sự tham gia chỉ đạo kịp thời của đồng chí đã giúp cho phong trào cách mạng miền Nam tháo gỡ được những khó khăn, lúng túng, từng bước tiến lên đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Cuối năm 1964, đầu năm 1965, trước những đòn tiến công dồn dập của quân và dân ta trên chiến trường, để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam. Khu 5, với vị trí chiến lược nối hai miền đất nước, là địa bàn phải đối mặt với kẻ thù đầu tiên, nơi tập trung tới 2/3 số quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Những căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Đà Nẵng, Chu Lai, An Khê, Pleiku, Cam Ranh được xây dựng.
Chủ động, quyết tâm đánh đế quốc Mỹ và tìm cách thắng đế quốc Mỹ là yêu cầu đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong những năm tháng thử thách vô cùng ác liệt đó. Nắm bắt tâm lý gờm Mỹ, ngại Mỹ xuất hiện trong một bộ phận cán bộ và nhân dân, đồng chí Võ Chí Công đã cùng với Khu ủy Khu 5 quyết định đẩy mạnh công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, kiên trì phương châm đấu tranh cả về quân sự và chính trị, phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Tinh thần tiến công cách mạng không ngừng cùng với những quyết sách nhạy bén, táo bạo của đồng chí Võ Chí Công đã góp phần ổn định tư tưởng, củng cố quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Khu 5.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11 (tháng 3-1965) về chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam nếu địch gây ra, nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, ngay trong tháng 3-1965, Khu ủy Khu 5 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Võ Chí Công, chủ trương kiên quyết dựa vào thế trận, lực lượng sẵn có, tiếp tục giữ vững và phát huy quyền chủ động tiến công địch. Hội nghị cán bộ trung - cao cấp toàn Quân khu 5 được tổ chức, thảo luận mấy vấn đề cơ bản: Việc đế quốc Mỹ đưa quân chiến đấu vào miền Nam là chủ động hay bị động? Ta có thể đánh và thắng quân Mỹ không? Và đánh thắng như thế nào? Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi, phân tích thực tiễn chiến trường, hơn 200 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy nhất trí với câu trả lời: Mỹ vào là bị động, ta có khả năng đánh thắng quân chiến đấu Mỹ. Hội nghị chủ trương: “Củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng vành đai diệt Mỹ ở những nơi có quân chiến đấu Mỹ, tổ chức đánh phủ đầu quân Mỹ… phát động phong trào quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ trong toàn khu”(12). Chủ trương xây dựng vành đai diệt Mỹ chứng tỏ sự nhạy bén, sáng tạo của lãnh đạo Khu ủy, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của đồng chí Võ Chí Công, trước tình hình vô cùng thử thách của cách mạng, cho thấy tinh thần táo bạo trong chỉ đạo chiến tranh nhân dân ở một địa bàn mà chiến tranh diễn ra ác liệt nhất, ở địa phương đầu tiên phải đối đầu với quân Mỹ.
Đêm 25 rạng ngày 26-5-1965, Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 tỉnh Quảng Nam thực hiện trận đầu tiên đánh phủ đầu quân Mỹ ở Núi Thành, tiêu diệt được 1 đại đội quân Mỹ trong 30 phút. Thắng lợi của trận Núi Thành (trên vành đai diệt Mỹ Chu Lai) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đây là trận đánh thắng quân Mỹ đầu tiên ở miền Nam, củng cố và khẳng định lòng tin, quyết tâm đánh Mỹ, phát động tinh thần dám đánh và quyết đánh thắng Mỹ trong toàn dân và lực lượng vũ trang cả nước. Trận Núi Thành xuất hiện khẩu hiệu hành động “tìm Mỹ mà đánh, gặp Mỹ là diệt”. Quân khu 5 đã tổng kết và phát động phong trào đánh Mỹ trong toàn khu. Từ thực tiễn những trận đánh quân Mỹ ở Núi Thành (tháng 5-1965), Vạn Tường (tháng 8-1965) và xung quanh căn cứ Chu Lai, Đà Nẵng..., quân và dân Khu 5 là địa phương đi đầu trong việc tìm ra cách đánh và cách thắng đế quốc Mỹ. Thành tích kháng chiến của quân, dân Khu 5 góp phần để Trung ương Đảng nhận định sát tình hình, đề ra nhiều quyết sách quan trọng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 12 của Đảng (tháng 12-1965) hạ quyết tâm động viên cao độ sức mạnh cả nước kiềm chế và đánh thắng giặc Mỹ trên chiến trường miền Nam.
Tháng 1-1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương mở cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược Mỹ. Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Thường vụ Khu ủy Khu 5 dưới sự lãnh đạo của đồng chí Võ Chí Công đã họp hội nghị quán triệt chỉ thị, chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Tuy nhiên, trong lúc lực lượng của khu và các tỉnh trong khu đã ém sát các địa bàn hoạt động ở các đô thị, thì lại có lệnh chuyển ngày khởi nghĩa. Với cương vị Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu, đồng chí Võ Chí Công kiên quyết đề đạt với Trung ương cho Khu 5 nổ súng theo ngày đã định. Sự chỉ đạo linh hoạt đó không chỉ giúp ta làm chủ được một số thành phố theo yêu cầu đề ra, mà còn tránh tổn thất cho lực lượng cách mạng. Trên thực tế, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân, dân Khu 5 là cuộc tiến công có tính chiến lược, với quy mô rộng khắp, là một trong những chiến công oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Khu 5, góp phần cùng miền Nam giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ(13).
Sự nhạy bén của một bộ óc lãnh đạo mẫn cảm với thời cơ được đồng chí thể hiện rõ nét nhất trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975. Vào những tháng ngày cuối cùng quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trước nguy cơ tan rã của Quân đoàn 1 ngụy quân tại Đà Nẵng, đồng chí đề xuất với Bộ Chính trị và đồng chí Lê Duẩn nên chớp thời cơ để giải phóng nhanh Đà Nẵng. Suy nghĩ táo bạo và kịp thời của đồng chí Võ Chí Công đã giúp quân và dân ta nhanh chóng đánh tan 10 vạn quân ngụy, giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng - thành phố lớn thứ 2 ở miền Nam, góp phần đưa chiến dịch Hồ Chí Minh đến toàn thắng vào ngày 30-4-1975.
Với những đóng góp to lớn, đồng chí Võ Chí Công là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc trong phong trào đấu tranh cách mạng, người con ưu tú của mảnh đất Quảng Nam - Ðà Nẵng trung dũng, kiên cường đi đầu diệt Mỹ.
Đất nước thống nhất, với tài năng, uy tín của mình, đồng chí Võ Chí Công tiếp tục được Đảng, Nhà nước giao phó nhiều trọng trách. Phát huy kinh nghiệm trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là kinh nghiệm trong lãnh đạo ở Khu 5, đồng chí Võ Chí Công đã có sự vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Dù ở cương vị công tác nào, đồng chí cũng để lại nhiều dấu ấn quan trọng, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng, đồng chí Võ Chí Công trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, một anh “Năm Công” gần gũi và trìu mến trong lòng nhân dân. Quá trình hoạt động cách mạng liên tục, trải qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau, dù ở đâu, làm việc gì, đồng chí cũng đem hết trí tuệ, tài năng, sức lực để cống hiến cho Đảng và nhân dân, luôn đặt lợi ích chung của cách mạng lên trên, lên trước lợi ích cá nhân. Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Võ Chí Công, chúng ta nguyện học tập tấm gương sáng của đồng chí, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
-----------------------
(1) Đồng chí Võ Chí Công tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7-8-1912, tại làng Khương Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay thuộc thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
(2) Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước/ Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 310
(3) Võ Chí Công: Trên những chặng đường cách mạng (hồi ký), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 176
(4) Một số ý kiến về lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng bộ Khu 5 từ năm 1954 đến năm 1970 - Ý kiến của anh Năm Công gửi Trường Đảng khu Khóa 16, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. K5/23.6, 13
(5) Võ Chí Công: Trên những chặng đường cách mạng (hồi ký), Sđd, tr. 178 - 179
(6) Đỗ Mười: Đồng chí Võ Chí Công - Người cộng sản kiên cường - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng. In trong sách: Ban Tuyên giáo Trung ương - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Tỉnh ủy Quảng Nam: Đồng chí Võ Chí Công với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 27
(7) Cuối năm 1958, Trung ương điều động đồng chí Trần Lương ra Trung ương, đồng chí Võ Chí Công giữ cương vị Bí thư Liên khu ủy.
(8) Tỉnh ủy Quảng Nam - Ban Tuyên giáo: Kỷ yếu Hội thảo căn cứ Liên Khu ủy 5 tại các huyện Bến Hiên, Bến Giằng, tỉnh Quảng Nam (1955-1959), Tam Kỳ, tháng 7-2012, tr. 39
(9) Tỉnh ủy Quảng Nam: Võ Chí Công - Người con ưu tú của quê hương Quảng Nam Đà Nẵng, 2008, tr. 325
(10) Từ ngày 16-2 đến ngày 3-3-1962
(11) Từ 5-1961, Bộ Chính trị quyết định tổ chức chiến trường Liên khu 5 thành 2 khu: Khu 5 và Khu 6, thành lập Quân khu 5 và Quân khu 6.
(12) Bộ Tư lệnh Quân khu V: Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (thời kỳ 1954 - 1968), 1989, t. II, tr. 205
(13) Trong đợt này, quân và dân Khu V đã tiến công vào 10 thành phố, thị xã, 20 thị trấn (quận, lỵ), diệt 20.000 quân địch, đánh thiệt hại nhiều cơ quan hành chính tỉnh, quận, nhiều cơ quan chỉ huy quân sự địch.