Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

Chính thức mở cửa cặp cửa khẩu song phương Việt Nam - Trung Quốc

 Ngày 25/6, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tổ chức Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).

Tham dự sự kiện có ông Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh và ông Đàm Phi Sáng, Phó Chủ tịch chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Theo đó lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) diễn ra song song tại cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung và lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa.

Đây là bước cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, chỉ đạo triển khai thực hiện. 

 Thông quan một số chuyến hàng

Đồng thời là một trong những nội dung được cụ thể hóa kết quả chuyến thăm chính thức Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Ninh vào tháng 2/2024, tăng cường mối quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Phát biểu tại lễ công bố, ông Vũ Văn Diện đánh giá cao những nỗ lực của 2 tỉnh, khu trong việc hoàn tất các thủ tục công bố.

Thời gian tới, để làm tốt công tác xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cửa khẩu, lối mở trên tuyến biên giới đất liền Quảng Ninh và Quảng Tây nói chung và tại cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô/Việt Nam - Động Trung/Trung Quốc, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh/Việt Nam - Lý Hỏa/Trung Quốc nói riêng, hai bên tiếp tục quan tâm phối hợp chặt chẽ trong quy hoạch, mở, xây dựng, quản lý hệ thống cửa khẩu, lối mở biên giới, trong đó tập trung đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu và thúc đẩy hợp tác thương mại qua biên giới, nhất là phát triển thị trường khách du lịch.

Tiếp tục thực hiện tốt ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các thoả thuận liên quan; chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tích cực, phối hợp vận hành hiệu quả xây dựng cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hoả văn minh, hiện đại, đảm bảo an ninh, an toàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thông quan, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương hai bên.

Không ngừng đi sâu hợp tác thực chất cùng có lợi giữa hai địa phương; tăng cường trao đổi hợp tác, tích cực nghiên cứu đề xuất những mô hình quản lý cửa khẩu hiệu quả, như cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh…, nâng cao hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu, trong đó tập trung tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch qua biên giới, phối hợp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến, điểm du lịch kết nối đến cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hoả, phát triển du lịch biên giới giữa các địa phương hai bên.

Sau nghi thức tổ chức Lễ công bố, nhiều chuyến hàng xuất, nhập khẩu được 2 bên tổ chức thông quan./.

Cảnh giác trò "núp bóng báo chí"

 

Sau cuộc họp chi bộ, thấy ông Hùng, ông Nam chưa về, Bí thư Chi bộ Việt liền hỏi.

- Hai đồng chí còn có việc gì phải không?

Ông Nam giọng trầm tư: Chẳng là, tôi có đứa cháu nội, sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành báo chí, hỏi về tổ chức “phóng viên không biên giới”. Chưa hiểu rõ tổ chức này như thế nào nên tôi nói với cháu để tìm hiểu rõ sẽ nói với cháu.

Nghe xong, ông Việt từ tốn:

- Tôi thấy việc trao đổi, chia sẻ thông tin rất tốt. Nếu chúng ta chưa hiểu, chưa rõ mà phát ngôn, tuyên truyền hay chia sẻ, bình luận trên mạng sẽ vô tình tiếp tay cho kẻ xấu đấy.

Nói xong ông Việt lấy điện thoại mở Báo Nhân Dân và Báo Quân đội nhân dân điện tử đưa ông Hùng, ông Nam đọc rồi nói: Đây là hai tờ báo chính thống, có những bài đấu tranh phản bác kịp thời cái gọi là “tổ chức phóng viên không biên giới” (RSF), cố tình xếp Việt Nam đứng thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí, cho Việt Nam thuộc “vùng trũng của tự do báo chí”. Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức này đưa ra bảng xếp hạng và những nhận định phiến diện, thiếu khách quan, phản ánh không đúng về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Thực tiễn những năm qua cho thấy, việc bảo đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận là mục tiêu nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, được khẳng định và bảo đảm thực hiện thông qua Hiến pháp và các quy định của pháp luật, phù hợp với các quy định của quốc tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

- Vậy thông tin tổ chức này lên tiếng bênh vực đối với những nhà báo bị bắt giam là sao vậy ông? Ông Hùng hỏi thêm.

- Không chỉ Việt Nam mà tất cả quốc gia trên thế giới đều khẳng định rõ: Tự do ngôn luận, tự do báo chí không thể nằm ngoài lợi ích của quốc gia, dân tộc; tự do phải trong khuôn khổ luật pháp quốc gia; không chỉ riêng báo chí mà bất kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống xã hội cũng phải hoạt động theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Một thực tế không thể phủ nhận là ở Việt Nam, không người nào bị kết án vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những trường hợp bị xử lý hình sự đều do thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân, gây bất bình trong dư luận. Tuy nhiên “tổ chức phóng viên không biên giới” và các thế lực thù địch đã lợi dụng những vụ việc này để rêu rao Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí đấy các ông ạ.

Nghe ông Việt phân tích, ông Nam, ông Hùng hiểu ra vấn đề. Ông Nam bắt tay ông Việt nói: Cảm ơn ông đã giúp chúng tôi hiểu rõ bản chất vấn đề. Tôi sẽ nói cho cháu tôi hiểu được cái “tổ chức phóng viên không biên giới” và mưu đồ nham hiểm của bọn phản động nhằm chống phá cách mạng Việt Nam!

CHÍ THỊNH - CÔNG PHO

Nguồn: Báo QĐND


 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC VỀ CHỐNG ÂM MƯU "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH"


Âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch biến đổi khôn lường, có những chiêu thức mới, thủ đoạn mới ngày càng thâm độc, tinh vi và xảo quyệt, nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Tuy nhiên, còn có một số người mơ hồ cho rằng, làm gì âm mưu “diễn biến hòa bình” lại nguy hiểm, phức tạp đến như vậy; hòa bình, hợp tác là xu thế chủ đạo, "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta là vấn đề không đáng lo ngại nữa. Một số người còn cho rằng, nếu kiên quyết đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" thì sẽ gây ra bất lợi trong tiến trình hội nhập quốc tế, từ đó xem nhẹ, lơ là việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chúng ta đều biết, trong bốn nguy cơ lớn thách thức đến sự tồn vong của Đảng và chế độ mà Đảng ta đã chỉ ra tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, do điểm xuất phát thấp; nguy cơ sai lầm đường lối, đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ tham nhũng và tệ quan liêu, lãng phí; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, đến nay vẫn còn tồn tại, bên cạnh đó có một số mặt diễn biến có tính chất phức tạp, nên không thể chủ quan, xem thường bất cứ nguy cơ nào. Để ngăn chặn nhận thức lệch lạc này, từ lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở "mọi người công dân phải tỉnh táo đề phòng, ngăn ngừa chống lại chúng nó".  Những người có tư tưởng xem nhẹ cuộc đấu tranh này, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán: "Thế mà có nhiều cán bộ ta xem khinh việc tuyên truyền của địch. Các đồng chí ấy nói: "Ai chẳng biết đế quốc Pháp - Mỹ là độc ác, Việt gian bù nhìn là xấu xa. Ai chẳng biết Đảng ta, Chính phủ ta, Cụ Hồ ta một lòng vì dân vì nước; và kháng chiến nhất định thắng lợi. Cho nên dù địch tuyên truyền mấy cũng chẳng ai nghe". Nghĩ như vậy là lầm to, là chủ quan khinh địch, là rất nguy hiểm, là "để một thứ vũ khí rất sắc bén cho địch chống lại ta".

Để chủ động trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, cần phải thường xuyên nắm bắt và nắm chắc tình hình, dự báo sát, chính xác các tình huống phát sinh, những tình huống có thể xảy ra, nắm được các mưu mô, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong thời gian tới để chuẩn bị các phương án tác chiến, ứng phó hiệu quả, như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta đã biết âm mưu của địch. Chúng ta phải sẵn cách đối phó của ta".

Vẫn còn tình trạng một số người cho rằng phòng, chống "diễn biến hòa bình" là nhiệm vụ của lực lượng an ninh, quốc phòng và một vài cơ quan chức năng, rồi coi mình như người ngoài cuộc. Hồ Chí Minh đã dạy: "Trách nhiệm của mỗi cán bộ, của mỗi người yêu nước, là tìm mọi cơ hội, dùng mọi hình thức, để đập tan tuyên truyền giả dối và thâm độc của địch". Người cũng chỉ rõ phương pháp và thủ đoạn tuyên truyền của các thế lực thù địch "mưa dầm thấm lâu", "địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ", "chúng sẽ dùng cách dèm pha chia rẽ, phao tin nhảm, tuyên truyền láo, để uy hiếp tinh thần nhân dân ta"... Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ, gìn giữ thành quả cách mạng của quê hương, đất nước đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, của từng địa phương, cơ quan đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Không xem đó là công việc của một vài cơ quan, đơn vị chức năng mà thờ ơ, dửng dưng.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Chế độ này là của ta, phải bảo vệ chế độ của ta. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là của ta, phải bảo vệ Nhà nước của ta, đến chế độ ta, ta phải chống lại họ, bất cứ bằng lời nói hay việc làm". Đồng thời, Bác đã căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Thực hiện dạy của Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dân tộc ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, mất mát, hy sinh để bảo vệ nền độc lập, xây dựng đất nước ngày giàu đẹp.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Nếu không muốn kẻ địch phản tuyên truyền, thì không gì hơn là tránh các khuyết điểm, sửa chữa khuyết điểm. Một khi đã phạm khuyết điểm, thì dù mình có muốn bưng bít, người ta cũng biết". Bác Hồ là một tấm gương đấu tranh không mệt mỏi chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội, trong mỗi con người, những biểu hiện tiêu cực, nhất là căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu trong tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước. Tập trung giải quyết, xử lý triệt để và nghiêm minh những vụ án tham nhũng, tiêu cực, những vi phạm về đạo đức, lối sống để tạo niềm tin trong nhân dân. Để cho dân tin, dân phục, dân yêu trước hết đảng viên phải gương mẫu,"đảng viên đi trước, làng nước theo sau", làm đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhanh chóng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm. Khuyết điểm, hạn chế chậm khắc phục, để kéo dài sẽ giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng và nếu không được sửa chữa, sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

 Những tấm gương trong sáng, mẫu mực về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ cấp cao, sẽ tăng cường khả năng "miễn dịch", là nhân tố đảm bảo thắng lợi của chúng ta trong cuộc đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch. Những thành quả đạt được của đất nước, nhất là sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới là minh chứng để bác bỏ những luận điệu tuyên truyền, kích động, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.

 Để đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, thù địch, cần thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Có những việc chúng nó làm, bên ngoài thì như là tốt, mà bên trong thì thật là xấu, ta phải giải thích cho nhân dân ta hiểu". Do vậy, phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Vạch trần các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Thường xuyên thông tin các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để người dân nắm, hiểu và giải thích, định hướng cho người dân hiểu đúng, củng cố và không ngừng nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tạo sự đồng thuận trong xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, kích động, lôi kéo rồi nghe theo, tin theo và làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật. Mỗi cấp ủy đảng, chính quyền phải xem công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội là nhiệm vụ chính trị quan trọng, không phải riêng của một ngành, cơ quan, đơn vị nào mà của cả hệ thống chính trị; thường xuyên bám chắc tình hình cơ sở, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có giải pháp xử lý, giải quyết kịp thời, không để xảy ra điểm nóng, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thông tin xấu, độc trên Internet và mạng xã hội; biết khai thác, sử dụng Internet một cách hiệu quả, thiết thực và lành mạnh. Điều quan trọng là phải làm tốt công tác tư tưởng để tạo niềm tin vững chắc trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, sự đoàn kết, thống nhất hành động trong toàn xã hội. Khối đại đoàn kết càng vững chắc, thì âm mưu "diễn biến hòa bình" càng khó có thể thực hiện hóa ở nước ta.

-------------

CĐ, VS (st)

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 Một Trái Tim rất bình thường giản dị

Một tầm nhìn vượt thế kỷ hai mươi
Một Vì Sao sáng nhất cả bầu trời
Vị cứu quốc anh hùng duy hữu nhất.
Dáng đẹp như Tiên, nét hiền như Phật
Tấm lòng Người trùm vũ trụ bao la
Từ em thơ cho đến các cụ già
Với dân tộc Người là cha, là bác.
Khắp năm châu Người là nhà cách mạng
Là bạn bè của thế giới cần lao
Chân lý của Người rất đỗi tự hào
"Độc lập tự do" cho dân cho nước.
Trước kẻ thù Người là nhà thao lược
Đế quốc nào cũng phách lạc hồn bay
Một nước mà nhân dân chỉ cấy cày
Đã sinh ra một con người đẹp nhất.
Hơn cả trong mơ nhưng là có thật
Và chính Người làm rạng rỡ non sông
Của bốn ngàn năm con cháu Lạc Hồng
Con người ấy: Hồ Chí Minh vĩ đại!
Nhà văn hoá của loài người sống mãi
Cả nước gọi tên hai tiếng BÁC HỒ!
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã mở ra một thời đại mới cho dân tộc ta - thời đại độc lập dân tộc gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

 PHƯƠNG THỨC CŨ NHƯNG NGUY HIỂM

Mặc dù đã xuất hiện từ lâu, nhưng một số người chưa tìm hiểu kỹ hoặc bị dụ dỗ, lôi kéo với các thế lực thù địch có xu hướng cổ súy vấn đề xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam. Khi Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, thuật ngữ "xã hội dân sự" cũng được du nhập theo. Một số học giả, nhà nghiên cứu trao đổi về vấn đề này và thậm chí không chỉ dừng ở góc độ nghiên cứu, còn đề xuất cần phải thừa nhận và tạo điều kiện cho xã hội dân sự phát triển ở nước ta. Ngay lực tức, quan điểm này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các thế lực thù địch, chống phá ở nước ngoài cũng như số đối tượng chống đối, phần tử cơ hội chính trị trong nước. Chúng cho rằng, Việt Nam cần phải thừa nhận vai trò của các tổ chức xã hội dân sự.

Nghiên cứu về xã hội dân sự cho thấy, do mang tính đa dạng về lợi ích, thành phần nên xã hội dân sự đa dạng, đa nguyên về tư tưởng. Chính vì vậy, đối với Việt Nam, sự hình thành của xã hội dân sự chứa đựng nguy cơ xuất hiện, hình thành hoặc du nhập những khuynh hướng tư tưởng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản, dẫn tới đa nguyên về tư tưởng, là tiền đề dẫn đến đa nguyên về chính trị. Mặt khác, xã hội dân sự là khu vực dung chứa nhiều tổ chức mang tính đa dạng, thiếu tính tổ chức chặt chẽ, do đó dễ bị các cá nhân, nhóm cá nhân có điều kiện chi phối vào các mục đích riêng và tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự xã hội. Do tính chất đa dạng và phức tạp này mà xã hội dân sự luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các đối tượng, tổ chức thù địch cả trong và ngoài nước mua chuộc chi phối, lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chính trị. Thực tiễn cho thấy, với tính chất phức tạp của vấn đề xã hội dân sự, đã từ lâu các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng vấn đề xã hội dân sự để xâm phạm an ninh quốc gia, tác động nhằm chuyển hóa thể chế chính trị tại Việt Nam. Ý đồ của chúng là nhằm thúc đẩy hình thành mô hình xã hội dân sự độc lập về chính trị, tạo tiền đề, môi trường cho sự xuất hiện của lực lượng, tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, tập hợp, thu hút quần chúng cạnh tranh vai trò lãnh đạo với Đảng Cộng sản và tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chúng cố tình tuyệt đối hóa tính “độc lập” tương đối của xã hội dân sự với Nhà nước, đề cao, tuyệt đối hóa xã hội dân sự, mô tả nó như là mô hình xã hội dân chủ, nhân đạo, là hiện thân của tự do và Nhà nước phải giảm sự can thiệp vào xã hội dân sự.

Lợi dụng vấn đề xã hội dân sự, chúng đưa ra các đòi hỏi thái quá về dân chủ hóa và quyền con người. Thông qua chiêu bài “dân chủ hóa” để tác động hình thành xu hướng hoạt động độc lập với Đảng Cộng sản Việt Nam của các hội, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời, thông qua môi trường xã hội dân sự để lôi kéo quần chúng vào các hoạt động dưới danh nghĩa “vì mục tiêu chung”, “thúc đẩy sự tham gia của người dân vào công việc của chính quyền”, với chiêu bài phản biện chính sách, phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường... để hình thành tâm lý phản kháng, kích động một bộ phần quần chúng nhân dân chống lại các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, gây mất ổn định chính trị, xã hội. Qua đó làm suy yếu, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đẩy xã hội tới tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, tạo điều kiện cho sự ra đời của các lực lượng, tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với âm mưu thâm độc ấy, chúng đã lập ra các tổ chức, hội, nhóm bất hợp pháp mà chúng khoác cho những cái tên mỹ miều “tổ chức xã hội dân sự”. Sau khi thành lập, chúng tiến hành nhiều hoạt động chống đối chính trị. Núp dưới danh nghĩa tổ chức xã hội dân sự để lừa bịp quần chúng tin và đi theo, khi lực lượng đủ mạnh thì tìm mọi cách công khai hóa, hợp pháp thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản. Về bản chất, nếu là tổ chức xã hội dân sự thuần túy thì không tham gia hoạt động chính trị, không vì mục tiêu giành và giữ chính quyền. Chính vì thế, không thể công nhận và cho phép các tổ chức này được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam ta. Từ những phân tích ở trên cho thấy, quan điểm cho rằng Việt Nam cần thừa nhận, cần tạo điều kiện cho xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây phát triển là chưa đúng đắn và phù hợp. Đồng thời, kiên quyết không để các tổ chức, hội nhóm bất hợp pháp núp danh “tổ chức xã hội dân sự” công khai hoá và hợp pháp hóa. Mỗi chúng ta cần hiểu đúng, nhận thức rõ âm mưu, ý đồ chống phá của các thế lực thù địch, phản động núp bóng xã hội dân sự, không cổ súy cho sự phát triển của chúng./.

CĐ, VS (st)

DÁNG HÌNH TỔ QUỐC Ở TRƯỜNG SA

 Ở Trường Sa

Dải cát vàng cũng mang hình Tổ quốc
Dáng mẹ còng lưng quê nhà thân thuộc
Dõi theo đường tuần tra con bước
Giữ chủ quyền biển đảo của ông cha…
Ở Trường Sa
Bình minh cũng treo cờ Tổ quốc
Rực đỏ một vùng trời biển bao la
Dàn quân phục nghiêm trang là sóng nước
Hòa nhịp hào hùng khúc Tiến Quân ca…
Ở Trường Sa
Lính trẻ hay lính già
Sẻ chia nhau những vui buồn được mất
Hậu phương phía sau, tuyến đầu Tổ quốc
Ngát hương đời tươi thắm những đóa hoa…
Ở Trường Sa
Mỗi người lính đều mang hình Tổ quốc
Bất khuất, kiên trung dù hy sinh nằm xuống
Vì biển đảo quê hương ngăn giặc thù xâm lược
Luôn vững vàng trước bão táp phong ba…
Ở Trường Sa
Tình yêu cũng mang hình Tổ quốc
Dẫu nhớ bờ vai vợ hiền gầy guộc
Xót tiếng Mẹ ho rát đau lồng ngực
Chẳng sờn lòng lính biển giữ đảo xa…

BÁC ƠI, TIM BÁC MÊNH MÔNG THẾ!

 Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa.
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!
Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước...”
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều.
Bác đã lên đường, theo tổ tiên
Mác - Lê-nin, thế giới Người Hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

CẮT MỘT VÀI CÀNH SÂU ĐỂ CỨU CẢ CÂY

 Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là đòi hỏi từ thực tiễn, là nhiệm vụ hàng đầu đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, không có điểm dừng, cần sự quyết tâm cao và không thể không làm.

Không thể không làm
Công tác cán bộ là một trong những mũi tấn công mà các thế lực thù địch thường nhắm đến để xuyên tạc về công tác xây dựng Đảng. Mỗi khi có thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm thì các thông tin xuyên tạc do các đối tượng phản động, chống đối Đảng ta đăng tải trên các trang mạng xã hội gia tăng.
Trước thực trạng một số cán bộ cấp cao của Đảng ta bị xử lý kỷ luật, các trang mạng phản động ngay lập tức tận dụng cơ hội này để hướng lái câu chuyện thành kết quả của “sự thanh trừng nội bộ”, “tranh giành phe cánh”, thậm chí đặt vấn đề về trách nhiệm của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Luận điệu đó hoàn toàn xuyên tạc, sai sự thật, làm ảnh hưởng uy tín của Đảng; làm người dân hoang mang và giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Mục đích của các đối tượng này là làm nhiễu loạn, bất ổn xã hội, xuyên tạc, làm suy yếu thể chế chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước và sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại Long An, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định rõ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng vừa là chức năng, vừa là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng, bộ phận trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện để ủy ban kiểm tra các cấp triển khai, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo Điều 32 Điều lệ Đảng quy định.
Việc kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên (ĐV) khi có dấu hiệu vi phạm tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, từng bước chú trọng đi vào những lĩnh vực khó, nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm; tính chất, mức độ kiểm tra ngày càng sâu sát và quyết liệt hơn. Số lượng, chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát từng bước được nâng lên.
Theo thống kê của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, qua kiểm tra, giám sát, trong nửa nhiệm kỳ 2020-2025, toàn tỉnh có 2 tổ chức Đảng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Cấp ủy Đảng các cấp và chi bộ kỷ luật 199 ĐV, trong đó có 62 ủy viên cấp huyện, tương đương và cơ sở; ủy ban kiểm tra cấp huyện và cơ sở kỷ luật 86 ĐV, trong đó có 41 cấp ủy viên cơ sở. Tính chung toàn tỉnh, trong nửa nhiệm kỳ đã thi hành kỷ luật 285 ĐV, giảm 105 ĐV.
Trong đó, kỷ luật bằng hình thức khiển trách 210 ĐV, cảnh cáo 52 ĐV, cách chức 5 ĐV và khai trừ đối với 18 ĐV. Nội dung vi phạm tập trung vào những điều ĐV không được làm; việc thực hiện nhiệm vụ ĐV, cấp ủy viên; đạo đức, lối sống, trách nhiệm nêu gương; việc chấp hành quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ công tác; tài chính; đất đai;…
Việc xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm, cho thôi chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, ĐV cho thấy quan điểm nhất quán của Đảng ta là “có vào - có ra, có lên - có xuống”. Đó là một việc làm bình thường trong quá trình kết hợp nhuần nhuyễn vừa xây, vừa chống, làm cho Đảng ngày càng đoàn kết, trong sạch, vững mạnh.
Đây còn là bài học nhằm răn đe chung, cảnh tỉnh để những người khác không vi phạm. Đúng như Bác Hồ từng dạy đây là vì sự nghiệp chung, không thể không làm, “cắt một vài cành sâu để cứu cả cây”.
"Gốc có vững, cây mới bền"
Thời gian qua, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được Đảng chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Trong công tác phòng, chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.
Nhằm góp phần đấu tranh, phản bác, ngăn chặn những thông tin sai trái, xuyên tạc công tác cán bộ, lựa chọn nhân sự của Đảng, các cấp, các ngành, địa phương cần đẩy mạnh các thông tin tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin chính thống để định hướng dư luận xã hội, nhất là trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm.
Ngoài ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đấu tranh, ngăn chặn việc phát tán những thông tin giả, tin sai sự thật và xử lý nghiêm minh các trường hợp đưa tin giả, tin sai sự thật theo đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt, mỗi cán bộ, ĐV và quần chúng nhân dân cần hết sức tỉnh táo và cảnh giác, không tiếp tay, không lan truyền thông tin chưa được kiểm chứng. Điều này không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Các cấp, các ngành cần xây dựng đội ngũ cán bộ đúng theo nguyên tắc “3T” mà Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được chỉ đạo. Đó là cán bộ phải đủ “tâm - tầm - tài”, “3T” ấy có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Một cán bộ có đủ “tâm - tầm - tài” thì hiệu quả công việc và tạo hiệu ứng lan tỏa rất cao. Để làm được điều này, trong công tác nhân sự chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, các cấp ủy Đảng cần phải rà soát, đánh giá và chuẩn bị từ rất sớm đề án nhân sự và tuân thủ các quy trình theo quy định.
Bác Hồ từng nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”; “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Thực hiện lời dạy của Bác, cán bộ, ĐV phải luôn rèn luyện bản thân, nỗ lực, tận tâm và luôn năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì mục tiêu chung, xứng đáng với niềm tin của nhân dân, vì nhân dân phục vụ./.

ĐIỆP VIÊN " CÓ MỘT KHÔNG HAI" CỦA VIỆT NAM

 Lịch sử tình báo thế giới đã lưu danh rất nhiều điệp viên huyền thoại, nhưng nhiệm vụ mà nhà tình báo cách mạng Phạm Ngọc Thảo đã làm, đến nay vẫn được coi là “có một không hai”.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nhận định: "Anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta".
Mưu trí, sáng tạo
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Thảo sinh ngày 14/2/1922 tại tỉnh Long Xuyên, là nhà tình báo cách mạng của quân đội ta, người đã dùng báo chí làm vũ khí sắc bén để hoạt động trong lòng địch.
Với bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định quan điểm, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, với ý thức kỷ luật cao, ông luôn thể hiện là một cán bộ tình báo mưu trí, sáng tạo, giành thế chủ động tấn công địch.
Khi hiệp định Genever được ký kết, Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo được đích thân Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn chỉ định ở lại miền Nam, với nhiệm vụ chiến lược là thâm nhập vào hàng ngũ cấp cao của chính quyền Sài Gòn để “phục vụ cho mục tiêu thống nhất đất nước”.
Thực hiện nhiệm vụ bí mật mà tổ chức giao cho, bằng những hoạt động khéo léo và đầy biến hóa của mình, tranh thủ những yếu tố tranh tối tranh sáng đầy bất ổn của chính trường Sài Gòn, chiến sĩ tình báo Phạm Ngọc Thảo đã xây dựng được cho mình vị trí khá nổi bật trong xã hội với những mối quan hệ thượng lưu đa dạng và rộng rãi.
Từ đầu năm 1957, sau khi tham gia biên tập nguyệt san Bách Khoa (ấn phẩm của nhóm trí thức đảng Cần Lao), Phạm Ngọc Thảo đã trở thành một tác giả thường xuyên xuất hiện trên ấn phẩm này, với những bài nghiên cứu về các hình thái chiến tranh nhân dân...
Ông đã phân tích rất hay và hấp dẫn về chiến lược, chiến thuật, về nghệ thuật cầm quân, về binh pháp Tôn tử và cách dụng binh của Trần Hưng Đạo... Những bài báo của ông đã thu hút được sự chú ý của giới quân sự Sài Gòn lúc đó, thậm chí của cả tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu...
Ông được chính quyền Ngô Đình Diệm trọng dụng. Ông gia nhập vào Ban Tuyên huấn của Đảng Cần Lao. Sau khi được thăng quân hàm thiếu tá, ông rút về làm việc tại Sở Nghiên cứu chính trị - xã hội (cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống) do Trần Kim Tuyến làm Giám đốc.
Trong thời gian được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre), với bình phong bất lợi nhưng ông đã cung cấp được nhiều tin tức, tài liệu liên quan đến các cuộc hành quân của địch trong tỉnh và quân khu, đã ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do các cuộc hành quân quy mô lớn của địch gây ra.
Lợi dụng chức vụ tỉnh trưởng, ông đã đẩy được một trung đoàn của Sư đoàn Bộ binh 3 của ngụy, 5 tiểu đoàn biệt động do địch đưa về đàn áp phong trào du kích Bến Tre ra khỏi tỉnh. Hoặc khi địch mở cuộc hành quân ở khu vực nào đó, ông đã bí mật báo cho lực lượng ta biết để đối phó…
Chỉ trong thời gian ngắn làm tỉnh trưởng, ông đã thả hơn 2.000 tù chính trị và khôn khéo lái các cuộc hành quân tảo thanh vào chỗ không người, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn lực lượng cách mạng, tạo điều kiện mở rộng cuộc Đồng khởi ở miền Nam.
Cuối năm 1961, do bị nghi ngờ là nội tuyến của Việt Cộng, nên địch điều ông đi học nước ngoài, đến giữa năm 1962 về đảm nhiệm chức Tham vụ chuyên môn Phủ Tổng thống. Ông bí mật móc nối tổ chức lực lượng, kéo tướng Lâm Văn Phát và hàng chục sĩ quan khác tiến hành cuộc đảo chính ngày 19/2/1965. Cuộc binh biến do tướng Lâm Văn Phát cầm đầu về danh nghĩa, thực tế do Phạm Ngọc Thảo tổ chức và chỉ huy, vì vậy người ta còn gọi ông là “Tư lệnh hành quân 19/2”.
Ngày 16/7/1965, Phạm Ngọc Thảo bị quân đội Việt Nam Cộng hòa bắt đưa về Tam Hiệp, Biên Hòa. Bị tra tấn dã man, đêm 17/7/1965, Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã hi sinh, khi ông mới 43 tuổi.
Điệp viên có một không hai
Nhiều nhà phân tích tình báo quốc tế đã gọi Phạm Ngọc Thảo là “điệp viên có một không hai” vì ông là điệp viên hoạt động đơn tuyến, không có đồng đội trực tiếp hỗ trợ, chỉ chịu sự chỉ đạo về chiến lược của Trung ương. Nhiệm vụ của ông không phải là thu thập tin tức mà là tác động đến sự "rối loạn chế độ ngụy quyền".
Bằng hoạt động của mình, Phạm Ngọc Thảo là người có thể tác động trực tiếp đến ngụy quân, ngụy quyền. Là sĩ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam cộng hòa, ông đã trực tiếp đạo diễn và tham gia chỉ đạo hàng loạt vụ đảo chính làm rung chuyển, gây mất ổn định chính phủ ngụy quyền những năm 1964-1965.
Trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái quân đội ngụy, Phạm Ngọc Thảo bị xem là đối tượng nguy hiểm và bị đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Mặc dù vậy, ông vẫn tiếp tục nhiệm vụ mà không trốn chạy để bảo toàn tính mạng. Thậm chí, cả khi bị bắt và tra tấn dã man, tàn bạo đến chết, Phạm Ngọc Thảo vẫn không hé lộ tung tích của mình. Mãi sau này, khi ông được truy phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, người ta mới biết ông là điệp viên cộng sản.
Đồng chí Trần Bạch Đằng (bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý), nguyên Phó trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, nhận xét: "Các nhà tình báo thông thường có nhiệm vụ giấu mình, thu thập, khai thác tin tức chuyển về trung tâm. Riêng Phạm Ngọc Thảo đi thẳng vào hàng ngũ kẻ thù, tung hoành hoạt động vì Tổ quốc cho tới tận lúc hy sinh, trường kỳ mai phục và độc lập tác chiến. Anh là người tình báo đặc biệt có một không hai".
Đến nay, sự bí ẩn xung quanh đến con đường hoạt động tình báo của Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo vẫn chưa được giải mã hoàn toàn. Có nhà báo đã viết: “Sự bí ẩn không phải vì xung quanh ông vẫn còn những bí mật quân sự, cũng không phải xung quanh ông có những điều “nhạy cảm” khó nói.
Khó giải mã là do tầng tầng lớp lớp những biến cố lịch sử, những quan hệ, sự thiên biến vạn hóa của chiến lược, chiến thuật, kỹ thuật, nghệ thuật chiến tranh tồn tại trên chiến trường, trên chính trường và trong cuộc sống nhưng nằm ngoài sách vở và các bản tổng kết”.
Cho tới phút cuối cùng của đời mình, chiến sĩ tình báo Phạm Ngọc Thảo vẫn trung thành với lý tưởng mà ông đã chọn từ thời trai trẻ. Ngày 30/8/1995, ông được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và quân hàm Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam...

TÍCH CỰC VUN ĐẮP QUAN HỆ HỮU NGHỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA

 Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19 đến 20-6. Chuyến thăm diễn ra chỉ một thời gian ngắn ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới cho thấy Nga đặc biệt coi trọng mối quan hệ với Việt Nam.

Sau khi chính phủ nhiệm kỳ mới được thành lập, Nga tiếp tục củng cố nền kinh tế tự chủ, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đặt ra. Thời gian qua, kinh tế Nga đã vượt qua suy thoái, phục hồi đà tăng trưởng. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga đạt 3,6%, cao hơn so với dự đoán và vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước phát triển.
Chính phủ Nga đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thích ứng kịp thời với các lệnh cấm vận, định hướng lại thị trường, phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu, tăng cường chủ quyền tài chính, tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống, đối tác thân thiện, tăng cường quan hệ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30-1-1950, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô phát triển ngày càng sâu sắc. Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của Chính phủ và nhân dân Liên Xô. Sự ủng hộ, giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu của Liên Xô trong nhiều thập niên là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và hàn gắn vết thương chiến tranh của nhân dân Việt Nam.
Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống, sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, quan hệ Việt Nam - Nga tiếp tục được lãnh đạo và nhân dân hai nước tích cực vun đắp. Ngày 16-6-1994, hai nước ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Liên bang Nga, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới. Năm 2012 là mốc son ấn tượng trong quan hệ song phương khi Việt Nam và Nga nhất trí nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.
Kể từ đây, độ tin cậy chính trị trong quan hệ Việt Nam - Nga không ngừng được củng cố. Hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, giao lưu nhân dân... Việt Nam xác định quan hệ với Nga có tầm quan trọng chiến lược, coi Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong khi đó, Nga coi Việt Nam là đối tác tin cậy và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương với quan điểm tương đồng về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực.
Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Nga thời gian qua diễn ra sôi động và còn nhiều dư địa phát triển, nhất là từ khi Việt Nam trở thành đối tác đầu tiên ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) mà Nga là thành viên. Kim ngạch thương mại song phương năm 2021 đạt gần 5,5 tỷ USD.
Con số này giảm xuống mức 3,5 tỷ USD trong năm 2022 và có dấu hiệu phục hồi trong năm 2023 ở mức 3,63 tỷ USD. Tính đến tháng 4-2024, Nga có 186 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 984,98 triệu USD (xếp thứ 28/145 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam). Việt Nam có 18 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn đăng ký đạt 1,63 tỷ USD (xếp thứ 4/80 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư của Việt Nam).
Cùng với đó, hợp tác quốc phòng, an ninh được duy trì. Hợp tác dầu khí-năng lượng tiếp tục là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả. Hợp tác giáo dục - đào tạo, khoa học-công nghệ được triển khai tích cực; giao lưu nhân dân không ngừng được tăng cường. Cộng đồng người Việt Nam tại Nga hiện có khoảng 60.000 người, có nhiều đóng góp cho đất nước và sở tại, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Năm 2024, hai nước kỷ niệm 12 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (2012-2024), 30 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Liên bang Nga (1994-2024), hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2025). Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin có tầm quan trọng đặc biệt, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, vì mục tiêu phát triển đất nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.
Sự kiện này cũng là dịp để Việt Nam khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán theo chủ trương Đại hội XIII của Đảng về độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, trong đó ưu tiên các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống. Việt Nam luôn ủng hộ thúc đẩy quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các đối tác, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, có tính đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Chúng ta tin tưởng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin sẽ thành công tốt đẹp, góp phần đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga tiếp tục phát triển, bồi đắp thêm tình cảm hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời giữa hai đất nước, hai dân tộc.

TÌNH CẢM CỦA BÁC HỒ VỚI THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phần dành cho thương binh, gia đình liệt sĩ, những người từng chịu nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh vẫn là mối quan tâm đặc biệt của Người. Năm 1946, khi nước nhà vừa mới giành được độc lập, giữa bộn bề công việc và khó khăn chồng chất nhưng Người vẫn không quên các thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ: “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ, cảm ơn những chiến sỹ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến. Tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sỹđó và tôi nhận các con liệt sỹlàm con của tôi”.

Khi biết tin một chiến sỹ vệ quốc đoàn, con trai bác sỹ Vũ Đình Tụng hy sinh đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư cho bác sỹ: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất đi một thanh niên là tôi mất đi một đoạn ruột”.
Tháng 6/1947, Người đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm là Ngày Thương binh, Liệt sỹ để đồng bào cả nước tỏ lòng biết ơn và tri ân đến họ. Trong thư gửi Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc, Người viết: “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.
Thực hiện lời huấn thị của Người, tại Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành, khối ở Trung ương và các tỉnh họp ở Phú Minh (Đại Từ - Thái Nguyên) đã chính thức chọn ngày 27/7 là “Ngày Thương binh” trong cả nước. Đến năm 1955, “Ngày Thương binh” được đổi thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” để toàn dân thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Hằng năm, cứ vào dịp tháng 7, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại gửi thư thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sỹ, một mặt khẳng định công lao, đóng góp của họ, một mặt động viên họ: “Các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên người công dân kiểu mẫu ở hậu phương, cũng như các đồng chí đã từng là chiến sỹ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận”, để mỗi “thương binh tàn nhưng không phế”.
Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sỹ còn được thể hiện ở những nghĩa cử cao đẹp, bình dị và rất đỗi tự nhiên trong đời sống thường ngày. Người thường trích một tháng lương, dùng tiền do các Việt Kiều biếu, dùng những bộ quần áo, khăn tay, các vật dụng khác để làm quà tặng cho anh em thương binh tại các trại điều dưỡng.
Ghi nhớ công lao của các liệt sỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đặt vòng hoa viếng tại Đài liệt sỹ Hà Nội vào các dịp lễ tết: “Ngày mai là năm mới.... Trong lúc cả nước vui mừng, thì mọi người đều thương tiếc các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc. Bác thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sỹ”.
Không chỉ dừng lại ở đó, Người còn ký và ban hành các sắc lệnh về chế độ: “Hưu bổng, thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sỹ”; thành lập sở, ty thương binh, cựu binh ở khu và tỉnh, đặt ra Bảng vàng danh dự, Bằng gia đình vẻ vang và truy trặng, phong tặng các danh hiệu anh hùng, huân, huy chương cho các liệt sỹ, thương binh.
Ngoài những việc làm nghĩa cử của bản thân, đối với thương binh, liệt sỹ, Người cũng nhấn mạnh: Để phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trở thành một phong trào có sức lan tỏa sâu rộng trong thực tiễn, có hiệu quả và thiết thực, toàn Đảng, toàn dân phải vinh danh, ghi nhận công lao to lớn của thương binh, liệt sỹ và làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”.
Nhiều tổ chức Hội như “Hội mẹ chiến sỹ”, “Hội ủng hộ thương binh” được thành lập; nhiều phong trào như “Trần Quốc Toản”, “Đón thương binh về làng” được phát động rộng rãi, góp phần cùng Đảng, Nhà nước chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, thắt chặt thêm tình quân dân như “cá với nước”.
Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc bất hủ, Người căn dặn: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình” cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...”, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sỹ mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi nhận sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.
Đối với cha, mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương.... phải giúp đỡ họ có công ăn, việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói, rét.
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ. Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” ngày càng đi vào chiều sâu và xã hội hóa cao.
Các chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công đã phát huy cao độ truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" - truyền thống tốt đẹp đã có từ hàng ngàn năm nay của dân tộc Việt Nam, tiếp thêm ngọn lửa của tình đoàn kết và lòng yêu nước trong các thế hệ con Lạc cháu Hồng. Những câu nói, bài viết của Bác đã và sẽ mãi mãi là phương châm hành động, lẽ sống của thương binh, gia đình liệt sỹ, định hướng cho các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" của nhân dân ta.
Các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc con liệt sỹ mồ côi, đi tìm hài cốt đồng đội, tu sửa, nâng cấp các nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ... ngày càng thu hút sự tham gia của toàn xã hội.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), chúng ta càng thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và thực hiện tốt hơn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, góp phần tri ân đối với những người đã ngã xuống, những người đã gửi lại một phần thân thể của mình nơi chiến trường cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân./.