Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập; sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong các bộ, ngành.

 Ngày 7-1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1-2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết (trong đó có các luật liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy) để chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 sắp tới.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1-2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

    Theo chương trình phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến về: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

    Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật liên quan tổ chức bộ máy


    Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật đầu tiên của năm 2025 để tiếp tục thực hiện chủ trương lớn của Đảng xác định xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược, là "đột phá của đột phá", thể chế là nguồn lực, động lực cho phát triển, nhưng thể chế hiện nay cũng là "điểm nghẽn của điểm nghẽn".

    Tinh thần là "chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh" để khơi thông mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng.

    Thủ tướng nêu rõ, 7 dự án luật, nghị quyết được thảo luận tại phiên họp rất quan trọng liên quan vấn đề tổ chức, bộ máy, kịp thời thể chể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương bảo đảm "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".

    Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, làm từ trên xuống dưới và cả dưới lên trên, "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng", "vừa chạy vừa xếp hàng", không để gián đoạn công việc, mô hình tổ chức mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn, người dân được hưởng thụ nhiều hơn thành quả này.

    Thủ tướng nêu rõ, đây là công việc khó, nhiều nội dung phức tạp, do đó phải rất tập trung, khẩn trương thực hiện trong thời gian từ nay đến Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội để giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan tổ chức và hoạt động của bộ máy.

    Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng thể chế; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật liên quan tổ chức bộ máy với tinh thần sát thực tế, nâng cao trách nhiệm thực thi của các cấp, tránh thủ tục rườm rà, cương quyết cắt giảm tất cả các thủ tục không cần thiết, vừa quản lý được một cách thông thoáng, vừa khơi thông các nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền, ủy quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

    Bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"

    Thủ tướng nhấn mạnh, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định, khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm; các cấp được phân cấp, phân quyền, ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật về việc thực hiện quyền hạn được phân cấp, phân quyền, uỷ quyền.

    Thủ tướng cũng cho rằng, quyền hạn của Chính phủ, chính quyền địa phương cần tập trung trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, không để tản mạn, manh mún, phân tán ở các luật chuyên ngành.

    Cùng với đó, bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"; quán triệt tư duy ai làm tốt nhất thì giao người đó; người dân, doanh nghiệp làm được, có thể làm tốt hơn thì giao cho họ; cái gì đã cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì để cho người dân, doanh nghiệp được phép làm và có không gian sáng tạo, đổi mới.

    Phân cấp, phân quyền đi đôi với tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế

    Thủ tướng lưu ý, phân cấp, phân quyền đi đôi với tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

    Thủ tướng yêu cầu cần thể chế hóa các nội dung được nêu tại Nghị quyết 27 của Trung ương về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới; kịp thời giải quyết những vấn đề đặt ra, những vấn đề đột xuất, phát sinh; xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập.

    Thủ tướng cho rằng, tình hình hiện nay diễn biến rất nhanh, do đó tư duy làm luật phải nhanh, kịp thời, đi vào cuộc sống, không kéo dài, rườm rà, không để mất cơ hội, niềm tin, nguồn lực; làm pháp luật phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ giám sát.

    Cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hóa; những gì còn biến động thì chúng ta thiết kế để rộng đường có thể điều chỉnh theo yêu cầu của thực tế. Có những nội dung cần quy định khung, trên cơ sở đó vận hành trong khung đã được quy định.

    Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc, lâu dài, ổn định cho việc triển khai lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc; củng cố sự đồng thuận chính trị, sự ủng hộ của xã hội đóng góp vào sứ mệnh cao cả của Liên hiệp quốc là gìn giữ hòa bình thế giới.

    "Điều này thể chế hóa đường lối của Đảng ta là, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh.

    Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ, nghiên cứu, phát biểu ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề trọng tâm, tập trung trao đổi những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những vấn đề còn còn có thể biến động, thay đổi, nhất là những việc đang vướng mắc, bảo đảm tiến độ, chất lượng của phiên họp.

    Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập và phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ

    Nhân dịp này, Thủ tướng đánh giá cao Bộ Nội vụ đang "làm ngày, làm đêm" các công việc rất khó, phức tạp liên quan tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhất đã trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định 177, 178 và 179 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng, cơ bản tạo đồng thuận trong xã hội, trong cán bộ, công chức, viên chức.

    Chúng ta cũng đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính phủ đã đề ra để trình cấp có thẩm quyền.

    Thủ tướng nêu rõ, chúng ta cần tiếp tục lắng nghe các ý kiến xác đáng, được phản ánh đúng quy trình, quy định về những gì chưa hợp lý; tiếp tục rà soát những nội dung về cơ chế, chính sách chưa bao phủ hết, còn bỏ sót.

    Tiếp tục hoàn thiện phương án sắp xếp, tin giản bộ máy bên trong các bộ, ngành
    Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành cùng Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện phương án về tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộ máy bên trong, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các bộ, ngành, cơ quan để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

    Một số bộ, ngành mà phương án tinh gọn chưa đạt theo mục tiêu đề ra thì cần tiếp tục rà soát lại để đạt các mục tiêu, bảo đảm thực chất, việc gì được phép thì làm ngay, không để tồn đọng, kéo dài, trừ những bộ, ngành phải có ý kiến của Trung ương và Quốc hội.

    Thủ tướng nhấn mạnh, những vấn đề còn ý kiến khác nhau thì tiếp tục lắng nghe, thảo luận để tạo sự đồng thuận cao, trước hết trong Chính phủ, khuyến khích thảo luận để tìm giải pháp tốt nhất.

    Trong thảo luận thì phát huy dân chủ, khi đã quyết định, thống nhất rồi phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tập thể, theo đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng./.

    NHẬN DIỆN ĐÚNG, QUYẾT TÂM CAO, BẢO VỆ VỮNG CHẮC NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

     

     

    Ở phía bên kia chiến tuyến, những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước và Quân đội ta, vẫn “ngựa quen đường cũ”, tìm mọi cách để chống phá đường lối đổi mới, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn. Chiêu trò thâm độc nhất, nguy hiểm nhất đang được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng khai thác là viết bài, tung lên trên mạng xã hội, dưới nhiều hình thức, để cản trở công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của Nhân dân ta. Họ ra sức tuyên truyền xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng. Họ viện dẫn, đưa ra các lý do khác nhau để biện minh cho quan điểm sai trái, thù địch của họ, nào là chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ, chủ nghĩa Mác - Lênin đã “cáo chung” cùng với sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô; nào là chỉ có CNTB mới là mô hình phát triển tốt đẹp nhất, “hợp lý nhất”, Việt Nam cần học tập và đi theo.

    NHỮNG NHẬN ĐỊNH SAI SỰ THẬT VỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

     Nhiều năm qua, căn cứ vào những nguồn tin không đầy đủ, thiếu khách quan, thậm chí cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật của các tổ chức, cá nhân phản động, cực đoan, cơ hội chính trị, Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) thường xuyên đưa ra nhận định, báo cáo không chính xác về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, từ đó kêu gọi Chính phủ các nước cũng như các tổ chức quốc tế gây sức ép với chính quyền Việt Nam. Việc làm của USCIRF khiến dư luận vô cùng bức xúc và cực lực lên án.

     

    Ngày 12/12 vừa qua, USCIRF ra thông cáo bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với các nhóm tôn giáo độc lập, bao gồm nhóm Phật giáo Khmer Krom, Tin lành người Thượng, Cao Đài Chơn truyền và nhiều tín đồ khác. Nhằm minh chứng cho cáo buộc của mình, USCIRF đã liệt kê một số vụ việc gần đây, như việc Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long ngày 26/11/2024 tuyên phạt tù những đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, rồi tùy tiện đưa ra nhận định mà họ gọi là “sự thụt lùi của tự do tôn giáo ở Việt Nam”.

     

    Chưa dừng lại ở đó, USCIRF còn đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần quan tâm đặc biệt (CPC). Song song đó, nhằm chĩa mũi dùi vào Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Chủ tịch USCIRF Stephen Schneck lên tiếng chỉ trích: “Hành vi này không phù hợp với tư cách của Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến đáng báo động này với sự quan ngại sâu sắc”. Hùa vào “dàn đồng ca”, một ủy viên của USCIRF là Meir Soloveichik kêu gọi: “Trước tình trạng xấu đi này, Chính phủ Hoa Kỳ nên tăng cường nỗ lực gây sức ép để chính phủ Việt Nam trả tự do cho các tù nhân tôn giáo và thực hiện những cải thiện cụ thể đối với các điều kiện tự do tôn giáo, bao gồm cả việc sửa đổi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và nghị định thi hành”.

     

    Không khó để nhận thấy những luận điệu mà USCIRF đưa ra trong thông cáo ngày 12/12 vừa qua đã được lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua. Gần đây, ngày 27/9, USCIRF công bố báo cáo Tôn giáo do Nhà nước kiểm soát và Tự do tôn giáo ở Việt Nam, có nhiều nội dung sai sự thật như việc cáo buộc Việt Nam sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập, từ đó phủ nhận tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Cách làm của USCIRF cho thấy tổ chức này chỉ dựa vào một số nguồn tin không xác tín, đã lập tức làm rùm beng, lớn tiếng ra thông cáo về tình hình của Việt Nam, cố tình hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trở lại báo cáo ngày 12/12 của USCIRF, một trong những sự việc được tổ chức này triệt để khai thác liên quan đến đối tượng Thạch Chanh Đa Ra.

     

    Theo cáo trạng của phiên tòa hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long ngày 26/11/2024 xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” và “Bắt, giữ người trái pháp luật” cho thấy: Vào chiều 22/11/2023, Tổ công tác của Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình đến nắm tình hình và giải quyết vụ treo “cờ lạ” trước cổng khu vực chùa Đại Thọ tại xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình. Tại đây đối tượng Thạch Chanh Đa Ra đã chỉ đạo các đồng phạm khác và trực tiếp cùng thực hiện hành vi bắt, giữ người trái pháp luật; một số đối tượng đã dùng vũ lực gây thương tích, có 3 người của Tổ công tác bị khống chế đưa vào chánh điện. Trước và sau khi kết thúc vụ việc, Thạch Chanh Đa Ra đã nhiều lần quay clip, phát trực tiếp trên mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm các cơ quan chức năng. Đồng thời Thạch Chanh Đa Ra còn chiếm quyền quản lý, điều hành chùa Đại Thọ mà không thông báo, không được sự cho phép của Ban Quản lý chùa và Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp.

     

    Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã xem xét hành vi, tính chất, mức độ phạm tội của từng bị cáo, đưa ra các bản án phù hợp, đúng người, đúng tội, vừa có tính răn đe, vừa bảo đảm tính nhân văn, được người dân đồng tình, ủng hộ. Thế nhưng USCIRF lại cố tình xuyên tạc, rằng “luật pháp Việt Nam áp đặt các hạn chế đối với hoạt động tôn giáo”, và đưa ra những đánh giá phiến diện rằng Việt Nam “gia tăng đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập không chịu sự kiểm soát của nhà nước”. Đồng thời cố tình đổi trắng thay đen, đánh tráo khái niệm biến các đối tượng núp bóng tôn giáo vi phạm pháp luật thành cái gọi là “tù nhân tôn giáo” để rồi đưa yêu cầu phi lý là đòi cơ quan pháp luật Việt Nam phải trả tự do cho những người này.

     

    Bất bình trước những đánh giá thiếu khách quan, sai sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam, có ý kiến cho rằng phải chăng bằng việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhân quyền USCIRF đã tự cho mình quyền cho phép các cá nhân núp bóng tự do tín ngưỡng, tôn giáo đứng trên luật pháp, chà đạp lên luật pháp, gây mất an ninh trật tự xã hội? Chưa kể, lợi dụng những thông cáo của USCIRF các thế lực thù địch ra sức vào hùa, lên án Việt Nam “phân biệt đối xử”, “đàn áp” tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, tìm mọi cách gây sức ép đối với chính quyền.

     

    Cần khẳng định rằng, tôn trọng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật. Cụ thể tại Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Cùng với Hiến pháp năm 2013, Việt Nam cũng đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, và các nghị định, văn bản hướng dẫn cụ thể góp phần tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc để bảo đảm tốt hơn quyền này được triển khai thống nhất trên phạm vi cả nước phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và thực tiễn ở Việt Nam.

     

    Tại Việt Nam hiện có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tổ chức tôn giáo và cấp đăng ký hoạt động, hơn 3.700 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung độc lập, trong đó có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam, cùng với đó là 62 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Trên cả nước có hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo, hơn 54.000 chức sắc, hơn 135.000 chức việc và gần 30.000 cơ sở thờ tự. Người dân được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Cùng với việc thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bình đẳng giữa các dân tộc; Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ bản sắc văn hóa, phát triển về mọi mặt; coi đây là cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và phát triển bền vững đất nước.

     

    Những thành quả về bảo đảm quyền tự do tôn giáo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Đây được đánh giá là cơ sở quan trọng giúp quan hệ Việt Nam-Vatican nâng cấp từ Đặc phái viên không thường trú lên Đại diện thường trú. Năm 2023, Tòa thánh Vatican đã mở Văn phòng Đại diện thường trú tại Việt Nam. Ghi nhận về thành tựu nhân quyền của Việt Nam nói chung và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam nói riêng ông Kyril Whittaker (người Anh), nhà nghiên cứu chính trị-lịch sử Việt Nam khẳng định: Ở Việt Nam, quyền con người không những được bảo vệ mà còn được phát triển ở mức cao nhất có thể. Việt Nam cũng bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, với nhiều đền, chùa, nhà thờ và các cơ sở tín ngưỡng được xây dựng như một phần của các cộng đồng dân cư. Ông Kyril Whittaker cho biết mình rất ấn tượng trước quy mô, vẻ đẹp và vai trò của các đền, chùa Phật giáo, nhà thờ Thiên chúa giáo và Hồi giáo trong các cộng đồng mà ông từng đến thăm ở Việt Nam.

     

    Đáng tiếc là USCIRF đã cố tình bỏ qua thực tế sinh động này, không cho thấy thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu dựa vào các thông tin, tài liệu từ những nguồn không tin cậy, tiêu biểu như các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan như “Ủy ban cứu người vượt biển-BPSOS”, tổ chức khủng bố “Việt Tân” hoặc từ các chức sắc cực đoan chống đối trong nước.

     

    Chính vì vậy những báo cáo, đánh giá của USCIRF phản ánh không đúng sự thật khách quan về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Điều khiến dư luận phẫn nộ là những “nhân chứng” mà USCIRF ra sức bênh vực cũng như dựa vào đó để đưa ra cáo buộc “Nhà nước Việt Nam tìm cách đàn áp, xóa bỏ các tổ chức tôn giáo độc lập” đều là những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, hoặc các tổ chức tôn giáo tự phát thực hành tôn giáo một cách cực đoan, chống phá tinh thần đoàn kết của giáo dân trong tôn giáo. Cần nhấn mạnh rằng, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật do đó mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều bị nghiêm trị và ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là “tù nhân tôn giáo”.

     

    Hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đang hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025. Vừa qua hai nước cũng đã kỷ niệm một năm Ngày thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là kết quả của một quá trình hợp tác lâu dài, hiệu quả, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau phát triển. Bởi vậy những báo cáo, đánh giá của USCIRF không chỉ phản ánh sai sự thật về tình hình tại Việt Nam mà còn có nguy cơ làm gia tăng sự bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đi ngược lại xu thế hợp tác, phát triển, vi phạm nguyên tắc tôn trọng các vấn đề nội bộ của các quốc gia do đó cần bị phản bác, lên án nghiêm khắc./.

     St

    CÂU CHUYỆN LẠ ĐẦU NĂM 2025


    Đêm những ngày đầu năm 2025, đường phố vẫn tưng bừng không khí ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan. Hàng ngàn người đổ ra đườn”, cờ bay, kèn trống inh ỏi. Nhưng có điều gì đó khác lạ so với những lần “đi bão” trước đây. Đoàn người vẫn rộn ràng, náo nhiệt, nhưng khi gặp đèn đỏ, tất cả đều dừng lại ngay ngắn trước vạch kẻ đường.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

     Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35-NQ/TW) xác định các nội dung chủ yếu gồm: Đối tượng, phương thức chống phá của các thế lực thù địch; mục tiêu, quan điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp…

     

    Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, chúng ta đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, củng cố niềm tin vào con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhân dân ta lựa chọn. Trong những năm tới, bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đặt ra những vấn đề mới. Nhận diện đầy đủ, sâu sắc vấn đề phức tạp nảy sinh, tích cực tiến hành các biện pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết là công việc cấp thiết.

     

    Nhận diện rõ những vấn đề phức tạp, nảy sinh.

     

    Các tổ chức, phần tử chống phá chuyên nghiệp "khoác áo" nhà nghiên cứu, trao đổi học thuật, lựa chọn các vấn đề dễ xuyên tạc, tạo “điểm mờ”, gây ngộ nhận. Chúng nhấn mạnh, không còn hệ thống xã hội chủ nghĩa, một số nước vẫn giữ danh xã hội chủ nghĩa, nhưng đã “đổi màu”; không có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Việt Nam đứng giữa “hai dòng xoáy”, theo nước này thì mất chủ quyền biển đảo, theo nước kia thì mất chế độ; quy định các điều đảng viên không được làm là đặt Đảng lên trên Hiến pháp; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “đấu đá phe phái”…

     

    Qua đó, các thế lực thù địch phủ định, làm lung lay niềm tin vào chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công cuộc đổi mới...

     

    Chúng phóng đại khuyết điểm, hạn chế (cái mà nước nào cũng có), quy thành bản chất chế độ, lỗi hệ thống. Tổ chức hội thảo khoa học, xuất bản ấn phẩm trong và ngoài nước, “nói lại”, “giải mã” sự kiện, nhân vật, nhằm xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Khi ta công bố một số thông tin sự kiện mà điều kiện chiến tranh chưa thể nói đầy đủ, chúng bình luận “còn nhiều sự thật bị che dấu”! Một số kẻ suy thoái chính trị, “đổi màu”, bất mãn… lợi dụng góp ý để lan truyền quan điểm sai trái… Thủ đoạn này ít nhiều gây hoang mang, dao động trong một bộ phận nhân dân, xã hội.

     

    Tính đến đầu năm 2024, Việt Nam có 77 triệu người sử dụng internet (chiếm 79, 1% dân số); hơn 70 triệu người tham gia mạng xã hội (chiếm 71% dân số); 161,6 triệu người kết nối di động. Nhiều website xấu được sản xuất trên các máy chủ đặt ở nước ngoài, xuất hiện đều đặn, có “diện mạo” dễ gây nhầm lẫn với trang mạng được cấp phép. Trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng để cắt ghép, xuyên tạc hình ảnh, ý kiến của lãnh đạo, các nhân vật nổi tiếng (KOL). Đây là “mảnh đất màu mỡ”, thủ đoạn mà các thế lực chống phá tích cực khai thác để cài cắm, lan truyền rộng rãi, nhanh chóng các thông tin độc hại, quan điểm sai trái.

     

    Các thế lực thù địch chống phá có tổ chức thường xuyên đeo bám trên các lĩnh vực, cả lý luận, tư tưởng và thực tiễn. Phạm vi chúng khai thác, chống phá rộng, từ các sự kiện quốc tế, Đại hội Đảng, lễ kỷ niệm, ngày truyền thống, đến các vụ án, hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội… Hình thức, phương pháp phát tán thông tin xấu, quan điểm sai trái rất “có nghề”, nhằm tăng sức lôi kéo. Mục đích của chúng là làm đầu óc ta lúc mờ lúc tỏ, hoang mang, dao động, suy giảm lòng tin, ý chí, quyết tâm; nội bộ chia rẽ, hành động thiếu thống nhất, cầm chừng…

     

    Đối tượng chúng nhắm vào vừa rộng, vừa có trọng điểm. Truyền bá lối sống thực dụng, sính ngoại, khiến một bộ phận lớp trẻ chạy theo “thần tượng”, ít quan tâm đến chính trị, lịch sử, phai nhạt lý tưởng. Nhằm vào thế hệ tương lai để “không đánh mà thắng”. Lôi kéo một số cán bộ, đảng viên, người có ảnh hưởng lớn, cả đương chức, hưu trí “quay xe”, tác động tiêu cực bằng hàng trăm, hàng ngàn người bình thường.

     

    Chúng dùng nhiều cách để dụ người vào “bẫy”. Có cán bộ sa vào nợ nần, buộc phải cung cấp thông tin, tài liệu (mà họ nghĩ đầy trên báo, mạng xã hội), để đổi lấy tiền trả nợ. Nhưng đã nhận tiền, bị bí mật ghi âm, quay phim, chụp ảnh, “tay đã nhúng chàm”, thì việc phải tiếp tục hợp tác, trở thành công cụ của chúng không quá xa.

     

    Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời”. Có hội nghị phổ biến, học tập, thông tin về nghị quyết, chính sách, các vấn đề chính trị, xã hội, người nghe thường nhất trí, ít ý kiến trao đổi, phát biểu.

     

    Nhưng bên ngoài phòng họp thì khác, nguyên tắc nói và làm theo nghị quyết chưa được tuân thủ nghiêm túc, mọi lúc, mọi nơi. Các vụ việc nóng gần đây được bàn luận sôi nổi trong cuộc tụ tập, lúc “trà dư, tửu hậu”, rỉ tai, lan truyền thông tin do “trang mạng đen” mớm, khiến một số người nửa tin, nửa ngờ, thậm chí nói chẳng biết tin ai! Thông tin xấu độc ngấm từ từ, tích tụ, khi gặp hoàn cảnh bất lợi, sẽ phát tác, khiến họ “tự chuyển hóa”.

     

    Những năm tới, thế giới tiếp tục biến động nhanh chóng, phức tạp. Đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, tiến tới mốc 100 năm thành lập Đảng, 100 năm lập nước, với mục tiêu, yêu cầu cao hơn. Các thế lực thù địch chống phá quyết liệt với thủ đoạn, hành động biến hóa, tinh vi, nguy hiểm hơn.

     

    Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cấp cao, có biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, đánh mất vai trò tiền phong, gương mẫu, ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của Nhân dân với Đảng. Bối cảnh đặt ra những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn, có biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

     

    Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ, đấu tranh hiệu quả hơn.

     

    Trên cơ sở Nghị quyết số 35-NQ/TW, cần tăng cường và nâng cao hiệu quả thực hiện một số nhiệm vụ, biện pháp sau:

     

    Một là, nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, mối quan hệ giữa “bảo vệ” và “đấu tranh”, “xây” và “chống”. Nghị quyết số 35-NQ/TW khẳng định: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân…”; giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, nhân tố quyết định sự tồn vong của chế độ, thắng lợi của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

     

    Vì vậy, thực hiện nội dung, giải pháp của Nghị quyết số 35-NQ/TW là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài. Không phải có “vấn đề lớn” nên phải tăng cường “bảo vệ”, “đấu tranh”, như thế lực thù địch xuyên tạc.

     

    Là “nền tảng” thì phải luôn vững chắc. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước hết và cơ bản là xây cho vững, là công cuộc “phòng thủ chủ động”, cần tiến hành thường xuyên. Đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phát triển, vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa vào đường lối, chính sách và thực hiện thắng lợi trong thực tiễn.

     

    Mọi tổ chức đảng, đảng viên cần rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao trình độ lý luận, để đủ sức phòng ngừa, tự bảo vệ mình và tham gia bảo vệ chung. Một số tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chưa thật sự trong sạch, vững mạnh, một vài khoảnh khắc buông lỏng, là vi rút độc hại có cơ hội xâm nhập, có thể “di căn” đến các bộ phận khác, làm suy giảm sức chiến đấu của Đảng, lòng tin của nhân dân với Đảng.

     

    Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về “xây” và “chống”. “Bảo vệ”, “xây” là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài; “đấu tranh”, “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, phải quyết liệt, hiệu quả. Hai nhiệm vụ gắn kết chặt chẽ, không thể tách rời. Nền tảng tư tưởng của Đảng càng vững chắc, thì sức mạnh đấu tranh càng lớn, tính hướng đích càng cao. Đấu tranh thể hiện tư tưởng chủ động tiến công, tính chiến đấu cao, nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

     

    Hai là, tổ chức đồng bộ, toàn diện và có trọng điểm, vận dụng kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh linh hoạt, phù hợp, tính thuyết phục và hiệu quả cao. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan chuyên trách, kiêm nhiệm với lực lượng rộng rãi; chú trọng lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng tổ chức tinh, gọn, mạnh, phát huy vai trò nòng cốt, định hướng của cơ quan tuyên giáo, báo chí, nghiên cứu. Cần xây dựng, thực hiện tốt chương trình, kế hoạch phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan, tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, Ban Chỉ đạo 35 các cấp.

     

    Nội dung đấu tranh phải bảo đảm tính khoa học, toàn diện trên các lĩnh vực; có chuyên đề sâu, tập trung trọng điểm vào những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong nội dung chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch. Vận dụng kết hợp các hình thức đấu tranh như, hội thảo, diễn đàn, bút chiến, truyền thông trên báo viết, báo hình, đài phát thanh, không gian mạng… phù hợp với từng nội dung đấu tranh.

     

    Phương pháp đấu tranh cần linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, có sức thuyết phục và đạt hiệu quả cao. Đối tượng đấu tranh là các thế lực thù địch, bọn phản động lưu vong, “núp bóng” trong nước và những người hoang mang, dao động, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Quan điểm sai trái thuộc về bản chất chính trị của các thế lực thù địch, lan truyền nó là thủ đoạn chống phá có chủ đích.

     

    Đối với các phần tử chống đối chuyên nghiệp, có học thức, bọn phản động lưu vong, cần có công trình nghiên cứu chuyên sâu, bài viết, bài nói mang tính khoa học, tính chiến đấu cao, vạch trần bản chất, bác bỏ luận điệu xuyên tạc. Một số người bản lĩnh chính trị không vững vàng, thiếu thông tin chính xác, ngộ nhận, bị lôi kéo, kích động, dẫn đến nhận thức, quan điểm sai trái. Với những người này, cần phản biện làm rõ cái sai, kết hợp biện pháp hành chính, đấu tranh tự phê bình và phê bình, giáo dục, thuyết phục họ quay đầu vào bờ.

     

    Nền tảng tư tưởng của Đảng cụ thể hóa trong đường lối, nghị quyết, được đưa vào cuộc sống, tổ chức, vận động toàn dân thực hiện. Do đó, đấu tranh không chỉ trên mặt trận lý luận, tư tưởng mà còn bằng hành động thực tiễn, nêu gương của cán bộ, đảng viên. Thành tựu xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc là minh chứng sinh động, có tính thuyết phục cao về tính khoa học của chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự đúng đắn của đường lối và vai trò lãnh đạo của Đảng.

     

    Đảng bảo vệ nhân dân, vì nhân dân, nhân dân sẽ bảo vệ Đảng theo cách của mình, giữ vững lòng tin, hưởng ứng và hăng hái thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Không phát huy được sức mạnh của đông đảo nhân dân sẽ hạn chế lớn hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW. Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp giữ được dân, củng cố niềm tin của nhân dân, là làm thất bại thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch. Cần chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát huy vai trò tập hợp quần chúng của các tổ chức chính trị, xã hội, củng cố vững chắc thế trận lòng dân.

     

    Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm tính chính xác, khách quan, toàn diện và kịp thời. Thông tin chính thống, công khai, minh bạch đẩy lùi thông tin độc hại, định hướng dư luận xã hội. Tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu đất nước, củng cố lòng tin, nâng cao trình độ của nhân dân, để không bị lôi kéo, kích động; tham gia giám sát các tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ Đảng, phát hiện, đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

     

    Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, ứng dụng khoa học, công nghệ, để công tác thông tin, tuyên truyền phù hợp, phổ cập, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Chú trọng thông tin tuyên truyền đối với vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, địa bàn phức tạp và trên không gian mạng. Khắc phục có hiệu quả tình trạng thông tin chưa kịp thời; văn hóa đọc sách báo có phần phai nhạt và hiện tượng một số báo nặng tính thương mại, đưa nhiều thông tin tiêu cực, câu khách, thu hút quảng cáo; ít chú ý lan tỏa gương tốt, việc tốt.

     

    Ngoại giao tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng từ sớm, từ xa.

     

    Ngoại giao đại diện cho hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài; có điều kiện quan hệ, tiếp xúc, giới thiệu để bạn bè quốc tế, các đối tác hiểu đầy đủ hơn về đường lối, thể chế chính trị, đường lối, chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; thành tựu trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trước hết, các tổ chức Đảng, cơ quan, đội ngũ cán bộ, đảng viên Ngành Ngoại giao phải thường xuyên làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong phạm vi của mình; ngăn chặn các phần tử phản động móc nối, xâm nhập, mua chuộc, truyền bá quan điểm sai trái vào nội bộ.

     

    Đồng thời, phát huy điều kiện, lợi thế, chủ động, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch từ xa, từ bên ngoài biên giới. Ngoài các nội dung chung trong Nghị quyết số 35-NQ/TW, cần thực hiện một số nhiệm vụ, biện pháp sau:

     

    Thường xuyên làm tốt công tác thông tin đối ngoại; trao đổi, nắm bắt tình hình có liên quan với các cơ quan, tổ chức, nhân dân nước sở tại và kiều bào ta. Tổ chức hội thảo, giao lưu với các cơ quan, hội hữu nghị, nhà khoa học, nhân vật có uy tín, ảnh hưởng lớn, có quan hệ tốt với Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ. Phối hợp tổ chức, tạo điều kiện cho các đoàn nước ngoài thăm Việt Nam, để hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam.

     

    Thu hút kiều bào hướng về quê hương, phát hiện các phần tử chống đối, các máy chủ, ấn phẩm xuất bản ở nước ngoài chuyên cung cấp thông tin sai trái, xuyên tạc. Tham mưu với Đảng, Nhà nước về đối sách, giải pháp đấu tranh phù hợp, hiệu quả. Trên cơ sở luật pháp quốc tế, luật pháp mỗi nước; thông qua quan hệ, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhân dân nước sở tại và kiều bào ta, đấu tranh phản bác các hành vi lan truyền thông tin, quan điểm sai trái, thù địch với Việt Nam./.

    St

    CHỐNG LÃNG PHÍ - CUỘC ĐẤU TRANH VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

     

    Trong mọi giađoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí; đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả to lớn. Trước yêu cầu cao về tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức mạnh toàn dân tộc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương và cấp bách.

    CHỐNG LÃNG PHÍ CŨNG PHẢI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ NHƯ CHỐNG THAM NHŨNG

     Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...

     

    Bàn về công tác chống lãng phí, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông - đoàn Bình Thuận chia sẻ, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác chống lãng phí. Bác căn dặn: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ. Người chỉ rõ tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn, nó tai hại hơn tham ô vì rất phổ biến.

     

    ề cập cụ thể về vấn đề lãng phí nguồn lực xã hội, nguồn lực của đất nước trong các dự án trùm mền, công trình đắp chiếu hiện nay trên phạm vi cả nước, đại biểu nhận định, đến nay chúng ta chưa có số liệu thống kê thật sự đầy đủ về sự lãng phí trên nhưng con số này không dưới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

     

    Điều đó, không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn những lãng phí hệ lụy xoay quanh nó. Ví dụ, lãng phí về nguồn lực đất đai, lãng phí về cơ hội phát triển của doanh nghiệp, của đất nước... thì không đo đếm hết và trước hết đó là lãng phí niềm tin của nhân dân.

     

    Dẫn ví dụ, hàng nghìn căn hộ xây dựng rồi bỏ trống hoặc xây dựng dở dang, trơ gan cùng tuế nguyệt hay các công trình dự án xây dựng hàng chục luật chưa đồng bộ... để tháo gỡ, có thể ban hành các cơ chế đặc thù thí điểm đối với một năm nhưng vẫn chưa xong, đại biểu đoàn Bình Thuận cho rằng, có nhiều nguyên nhân nhưng dù là nguyên nhân nào, xuất phát từ nhà đầu tư, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước thì đây vẫn là của cải, nguồn lực của xã hội, của đất nước nên cần phải tháo gỡ.

     

    Trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình rất nhiều nội dung nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư... để tháo gỡ các vướng mắc của các dự án đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Khánh Hòa... thể hiện tinh thần kiến tạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

     

    Đại biểu mong Chính phủ tiếp tục chỉ đạo cho các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá những dự án, những công trình có vướng mắc về mặt thể chế hiện nay, ví dụ những các dự án qua thanh tra, kiểm tra, điều tra, các bản án, các dự án chậm do triển khai các văn bản quy phạm pháp số dự án cụ thể hay ở số một số địa phương cụ thể để nhằm đánh giá và nhân rộng nhằm phát huy nguồn lực phát triển của đất nước.

     

    Trong bài viết "chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm có nêu, để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới.

     

    Nhận định nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, đại biểu Mai Thị Phương Hoa - đoàn Nam Định cho biết, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác chống lãng phí. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27, Quốc hội thực hiện giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết số 74 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

     

    Đặc biệt, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp rất trúng. Có thể nói, đây là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong xã hội. Bài viết đã đánh giá lãng phí còn diễn ra khá phổ biến dưới nhiều dạng thức khác nhau đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển.

     

    Nêu vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền, đại biểu Mai Thị Phương Hoa cho rằng, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý. Lâu nay họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

     

    Bên cạnh đó, có một số cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước không hiệu quả nhưng trên thực tế còn có lãng phí về cơ hội và thời gian. Một chuyên gia nước ngoài đã nhận định, lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất của con người, khi cơ hội và thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại.

     

    Ví dụ, thủ tục hành chính rườm rà làm lãng phí thời gian của người dân, doanh nghiệp, bệnh sợ trách nhiệm, đùn đẩy trong công việc sẽ lãng phí cơ hội phát triển của địa phương và đất nước.

     

    Mặt khác, bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án ở địa phương, bộ, ngành mình và trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực, sự năng động nhưng do cách làm nóng vội, sự tính toán chủ quan, sự không tuân thủ đầy đủ các quy trình, thủ tục nên một số dự án đã đem lại hiệu quả không mong muốn.

     

    "Vừa qua, một số dự án đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí điểm mặt, chỉ tên là những dẫn chứng cụ thể nhất" - đại biểu Mai Thị Phương Hoa nói.

     

    Ngoài ra, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã quy định trách nhiệm của cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu, việc xử lý hành vi vi phạm trong việc để xảy ra tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu có tính chất cảnh báo, nhắc nhở.

     

    Có 2 điều đề cập đến các hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả lãng phí, đó là Điều 179 tội thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Điều 219 tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

     

    Trên thực tế, các điều luật này ít khi được sử dụng để xử lý hành vi lãng phí mà thường được xử lý bằng các tội danh khác như tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Với cách xử lý này, mặc dù tội phạm vẫn bị trừng trị nhưng tính răn đe, giáo dục về chống lãng phí chưa cao./. 

     St

    Thành phố Hồ Chí Minh sớm tăng tốc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.

     Bước sang năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thể hiện vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.

      Sau 8 ngày vận hành chính thức, tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên chạy hơn 1.560 chuyến. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

      Những kết quả ấn tượng đạt được trong năm 2024 đã tạo đà cho Thành phố Hồ Chí Minh tự tin đặt ra những mục tiêu phát triển đột phá hơn nữa trong năm 2025 - năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.

      Đặc biệt là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) sẽ diễn ra trọng thể tại Thành phố - qua đó hướng tới chủ động tăng tốc bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.

      "Chương mới" trong hành trình phát triển giao thông đô thị

      Những ngày cuối năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục đón nhận các tin vui khi lần đầu tiên thu ngân sách của Thành phố vượt mức trên 508.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

      Tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành-Suối Tiên chính thức đi vào khai thác thương mại sau gần 20 năm triển khai, xây dựng. Cùng với đó, theo đánh giá của Ủy ban Nhân dân Thành phố, kinh tế tiếp tục hồi phục tích cực, chuyển dịch theo hướng hiện đại, có mức tăng trưởng khá.

      Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP ước đạt 7,17%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng tăng 10,7%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 46 tỷ USD tăng 8,3% so với cùng kỳ.

      Đối với dấu ấn tuyến metro số 1, chỉ sau 9 ngày đưa vào vận hành thương mại đã vận chuyển gần 1 triệu lượt hành khách, vượt mức công suất dự kiến phục vụ.

      Qua đó cho thấy người dân Thành phố Hồ Chí Minh hào hứng chờ đón và cảm nhận được một "chương mới" trong hành trình phát triển giao thông đô thị, hiện thực hóa quy hoạch hệ thống giao thông công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm áp lực giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.

      Người dân và du khách hào hứng chờ tới lượt lên tàu metro Bến Thành-Suối Tiên. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

      Song song đó, tình hình chính trị-xã hội Thành phố ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; không để xảy ra các vụ việc phức tạp, bất ngờ, điểm nóng.

      Hoạt động đối ngoại của Thành phố tiếp tục được triển khai toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, tập trung xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác quốc tế, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và phát triển bền vững; thu hút nguồn lực quốc tế cho phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế.

      Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; mối quan hệ giữa các tổ chức và khối đại đoàn kết toàn dân giữ vững; niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân được củng cố, tăng cường.

      Theo lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến metro số 1 không chỉ là công trình giao thông đô thị hiện đại mà còn là biểu tượng của khát vọng vươn mình, hội nhập, phát triển bền vững của thành phố mang tên Bác. Nơi đây sẽ tiếp tục ưu tiên, tập trung đầu tư, phát triển đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị trong quy hoạch giao thông đô thị, phát triển mạnh theo mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng tuyến giao thông công cộng), nhằm xây dựng Thành phố thành đô thị thông minh, hiện đại, bền vững trong tương lai - là biểu tượng của sự đổi mới, kết nối và văn minh đô thị.

      Nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của kinh tế

      Bước sang năm 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, năm tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thể hiện vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Đồng thời, cũng đối mặt với nhiều thách thức bởi tác động phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và khu vực; tiếp tục tập trung giải quyết dứt điểm những hạn chế, vướng mắc, tồn đọng, vừa ứng phó với những khó khăn, thách thức mới.

      Trong bối cảnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh xác định chủ đề năm 2025 là: “Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số, Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội; giải quyết cơ bản những vướng mắc, tồn đọng của Thành phố.”

      Xe chở container hàng hóa hoạt động tại Tân Cảng Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

      Năm 2025, Thành phố đề ra chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt trên 10%.

      “Đây là chỉ tiêu cao, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và nhân dân Thành phố phải nỗ lực lớn, quyết tâm nhiều hơn nữa mới thực hiện được,” ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

      Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhận định năm 2025, diễn biến bất lợi của chính trị thế giới sẽ tiếp tục tác động mạnh đến hoạt động sản xuất-kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư... của nước ta.

      Nhu cầu thế giới thay đổi theo hướng "tiêu dùng xanh" tạo ra thách thức không nhỏ đối với các sản phẩm của Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ... để tham gia sâu vào chuỗi giá trị mới.

      Tuy nhiên, ông Nguyễn Học Hòa cho rằng với nền tảng tăng trưởng khá của năm 2024, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong năm 2025 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực; các chính sách hỗ trợ đã được ban hành sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế.

      Các động lực về đầu tư bao gồm cả đầu tư tư nhân, vốn đầu từ nước ngoài, đầu tư công, tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

      Các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được chính quyền tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản... Bên cạnh đó, nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa đưa vào khai thác tạo nguồn lực cho nền kinh tế tăng trưởng.

      Xác định sứ mệnh, trách nhiệm, quyết tâm chính trị của mình là cùng đất nước, dân tộc vươn mình mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên mới, Thành phố Hồ Chí Minh xác định phải "nằm trong đội hình chính" và đá “tiền đạo.”

      Cùng với đó, Thành phố cũng đặt mình trong bối cảnh chung phát triển của khu vực Đông Nam Bộ, trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo tinh thần của Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

      Cầu Sài Gòn và Đại lộ Võ Nguyên Giáp kết nối trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Thủ Đức. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

      Cụ thể hóa mục tiêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tiếp tục triển khai, phát huy hiệu quả, hiệu lực Nghị quyết số 98-2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển. Đồng thời huy động, sử dụng và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển; nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của kinh tế Thành phố, nhất là phát triển nhanh các ngành kinh tế chủ lực, có giá trị gia tăng cao; thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, phát triển kinh tế số, tạo môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp...

      Thành phố xây dựng nền công vụ hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tập trung sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị theo chỉ đạo của Trung ương, đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

      “Thành phố tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên,” ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

      Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 2 con số, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung triển khai các giải pháp ngay từ đầu năm, với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ cương, nâng cao hiệu quả hành chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và tạo đà cho tăng trưởng trong những năm tiếp theo./.

      SỰ HY SINH THẦM LẶNG

      Sự hy sinh bảo vệ Tổ quốc thầm lặng của những chiến sĩ nhà giàn là một phần không thể thiếu trong hành trình bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Những chiến sĩ này, dù không được biết đến rộng rãi như các chiến sĩ trên đất liền, nhưng sự hy sinh của họ là minh chứng rõ ràng cho tình yêu nước và lòng trung thành đối với Tổ quốc. Họ là những người lính đang ngày đêm canh gác, bảo vệ từng tấc biển, đảo, đồng thời giữ gìn sự bình yên và an toàn cho ngư dân trong suốt thời gian dài, xa cách đất liền. Hình ảnh những chiến sĩ nhà giàn có thể không rực rỡ, nhưng lại rất vĩ đại và đầy tự hào.

       

      Điều kiện sống và công việc gian khổ

       

      Nhà giàn, nơi các chiến sĩ canh gác, là những công trình nổi trên biển, được xây dựng để đảm bảo an ninh quốc phòng, kiểm soát các hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, bảo vệ ngư trường và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, điều kiện sống ở những nhà giàn này vô cùng khắc nghiệt. Những chiến sĩ phải sống xa đất liền hàng trăm hải lý, trong những ngôi nhà giàn được xây dựng nổi trên mặt biển, với sóng gió và bão tố là những thử thách thường xuyên. Họ sống một mình hoặc trong một nhóm nhỏ, phải tự mình đối mặt với sự cô đơn và nỗi nhớ gia đình, quê hương.

       

      Trong những ngày bình yên, các chiến sĩ vẫn phải duy trì chế độ tuần tra và giám sát hoạt động của tàu thuyền trên biển. Còn trong những ngày bão tố, sóng lớn, công việc của họ lại càng trở nên căng thẳng, nguy hiểm hơn bao giờ hết. Những trận bão khốc liệt, sóng cao như núi, gió thổi vặn vẹo cả những công trình vững chãi, khiến công việc của các chiến sĩ thêm phần gian nan. Họ phải đối diện với các yếu tố thiên nhiên khắc nghiệt này mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài, một mình chống chọi với sóng gió, bảo vệ từng tấc đất, từng hòn đảo của Tổ quốc.

       

      Không chỉ chịu đựng những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, các chiến sĩ nhà giàn còn phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe, thiếu thốn về vật chất và sự cô đơn. Cuộc sống ở nhà giàn là sự kết hợp giữa công việc và cuộc sống tinh thần vô cùng căng thẳng. Họ không có điều kiện nghỉ ngơi, không có ngày lễ, tết hay những dịp đặc biệt để về thăm gia đình. Những chiến sĩ này phải chấp nhận hy sinh tình cảm cá nhân, chấp nhận xa cách với những người thân yêu để cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

       

      Nhiệm vụ bảo vệ biển đảo và bảo vệ Tổ quốc

       

      Mặc dù không được tán dương rộng rãi, nhưng nhiệm vụ của các chiến sĩ nhà giàn lại vô cùng quan trọng. Họ không chỉ là những người bảo vệ chủ quyền biển đảo mà còn là những người đầu tiên đứng lên trong mọi tình huống khẩn cấp. Mỗi ngày, các chiến sĩ phải thực hiện công tác giám sát, theo dõi tình hình hoạt động của tàu thuyền, các hoạt động xâm phạm biển đảo. Nếu có sự cố xảy ra, họ sẽ báo cáo kịp thời, phối hợp với các lực lượng khác để ngăn chặn hành động xâm phạm và bảo vệ quyền lợi quốc gia.

       

      Trong một số trường hợp, các chiến sĩ nhà giàn còn tham gia vào việc cứu hộ, cứu nạn cho ngư dân gặp nạn trên biển. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, vì nó không chỉ giúp bảo vệ tài sản mà còn bảo vệ tính mạng của con người. Các chiến sĩ nhà giàn trở thành những người bạn đồng hành với ngư dân, giúp họ yên tâm bám biển, bám ngư trường mà không phải lo lắng về các yếu tố nguy hiểm trên biển.

       

      Một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng của các chiến sĩ nhà giàn là duy trì sự hiện diện của Tổ quốc trên biển, đặc biệt là ở những vùng biển xa xôi, hẻo lánh. Họ là những người lính thầm lặng, gắn bó mật thiết với biển cả, với mảnh đất thiêng liêng của dân tộc. Chính sự hiện diện của họ, dù trong im lặng, lại là lời khẳng định mạnh mẽ về chủ quyền quốc gia, là một thông điệp không lời gửi đến thế giới rằng biển đảo Việt Nam là thiêng liêng, không thể xâm phạm.

       

      Sự hy sinh thầm lặng nhưng vĩ đại

       

      Mặc dù công việc của họ ít được biết đến, nhưng sự hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ nhà giàn lại là một phần quan trọng của bảo vệ Tổ quốc. Những chiến sĩ này không tìm kiếm vinh quang hay sự công nhận. Họ đơn giản chỉ là những người lính, sẵn sàng hy sinh, đối mặt với khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia. Họ chấp nhận sống xa nhà, xa quê hương, xa gia đình, bởi trong trái tim họ luôn có một niềm tin vững chắc vào Tổ quốc.

       

      Sự hy sinh của họ không có những dòng nước mắt, không có những lời ca ngợi hùng tráng, nhưng lại rất sâu sắc, rất đáng trân trọng. Họ giữ cho bầu trời và biển cả của Việt Nam luôn bình yên, họ là những người hùng thầm lặng trong cuộc chiến bảo vệ biên cương tổ quốc. Những chiến sĩ nhà giàn không cần sự tôn vinh nhưng họ xứng đáng được mọi người nhớ đến và biết ơn, vì họ chính là những người đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

       

      Những chiến sĩ nhà giàn là những người lính kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Sự hy sinh của họ, dù không nổi bật, nhưng lại vô cùng quan trọng, thể hiện lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu quên mình. Họ là những người bảo vệ chủ quyền biển đảo, là những người hùng thầm lặng, cống hiến hết mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Mỗi chiến sĩ nhà giàn là một biểu tượng của lòng trung thành và tình yêu Tổ quốc, xứng đáng được trân trọng và biết ơn./.

      St