Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: SỰ KHỞI ĐẦU CHO MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM!
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH 177 CHÍNH PHỦ
Sĩ quan nghỉ công tác có thể được xét thăng quân hàm
Sĩ quan không đủ điều kiện về tuổi để tái cử khi nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu được xét thăng cấp bậc quân hàm, nâng bậc lương theo quy định.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Nghị định đã quy định cách xác định thời gian để tính hưởng trợ cấp.
Theo đó, thời gian nghỉ hưu trước tuổi để tính hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm nghỉ hưu cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi), nếu có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 1 tháng đến đủ 6 tháng tính là 1/2 năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính là 1 năm.
Thời gian công tác tính hưởng trợ cấp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này (được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Thời hạn thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm quy định là trước ngày khai mạc đại hội hoặc trước ngày bầu cử cùng cấp không quá 12 tháng và chậm nhất sau khi kết thúc đại hội hoặc sau khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội, HĐND 1 tháng.
Về chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu, được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp trách nhiệm đối với ủy viên các cấp (nếu có) cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Người nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu và cơ quan nơi công tác tiếp tục thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Không thực hiện nâng ngạch, bậc lương trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Các chế độ khác như chế độ phục vụ, chế độ điện thoại (nếu có), các loại phụ cấp khác với phụ cấp quy định thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết định nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.
Các chế độ, chính sách khác (nếu có) thực hiện theo nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị như đối với người đã nghỉ hưu.
Trường hợp người nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu khi đang công tác thuộc đối tượng được hưởng chế độ sử dụng thường xuyên xe ô tô thì cơ quan có trách nhiệm bố trí xe đưa đón nếu có yêu cầu để tham gia các cuộc họp, hội nghị hoặc đi khám chữa bệnh; nếu không bố trí được thì thanh toán theo quy định.
Không tính vào biên chế của cơ quan đối với các trường hợp trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, cơ quan nơi công tác thực hiện thủ tục để cán bộ hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này còn được xét thăng cấp bậc quân hàm, nâng bậc lương theo quy định (nếu có). Việc xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng lương hưu thực hiện theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 2 Nghị định này quy định: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân giữ chức vụ, chức danh thuộc cơ cấu tham gia cấp ủy, ủy viên chuyên trách Ủy ban kiểm tra cùng cấp nhưng không đủ điều kiện về tuổi để tái cử cấp ủy cùng cấp.
Đối với trường hợp này, độ tuổi nghỉ hưu được tính theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu và các văn bản hướng dẫn thi hành./.
VIỆT NAM ĐƯỢC VINH DANH LÀ MỘT TRONG NHỮNG QUỐC GIA ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI 2024
Việt Nam vừa được vinh danh trong danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024 do tạp chí uy tín của Mỹ, US News & World Report, công bố.
Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên khảo sát ý kiến của hơn 17.000 du khách và đánh giá chuyên môn từ các chuyên gia trên toàn cầu. Các quốc gia được chấm điểm theo thang điểm 100, dựa trên nhiều tiêu chí.
Kết quả, Việt Nam xuất sắc xếp ở vị trí thứ 36, ghi điểm ở nhiều hạng mục quan trọng./.
Ngày xuân nghĩ về những quyết định lịch sử của Đảng và Bác Hồ
Trong lịch sử 95 năm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, trước những thời khắc cam go, Đảng ta và Bác Hồ luôn có những quyết định đúng đắn biến những thách thức cam go thành thời cơ thuận lợi để dân tộc ta vượt lên và đi tới.
Những thành quả to lớn mà đất nước và nhân dân ta đạt được kể từ khi có Đảng luôn gắn chặt với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, gắn chặt với tên tuổi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Trong lịch sử 95 năm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, trước những thời khắc cam go, Đảng ta và Bác Hồ luôn có những quyết định đúng đắn biến những thách thức cam go thành thời cơ thuận lợi để dân tộc ta vượt lên và đi tới.
Từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc lãnh đạo phong trào cách mạng vào ngày 28.1.1941, nhiều quyết định lịch sử của Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sau này là Hồ Chí Minh đã có tác động trực tiếp, quyết định đến những thành công của cách mạng Việt Nam.
Năm 1941, chiến tranh thế giới lần thứ 2 lan rộng, cả châu Âu tràn ngập khói lửa chiến tranh. Tháng 9.1940, phát xít Nhật mở cuộc xâm lược Việt Nam.
Chẳng những không bảo vệ nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp ở Đông Dương còn câu kết với phát xít Nhật thống trị và đàn áp nhân dân ta; đặt nhân dân ta vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. Lúc này, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với phát xít, thực dân trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của chiến tranh thế giới lần thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã họp Hội nghị lần thứ 8 (tháng 5.1941) và quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tất cả các mục tiêu, lợi ích khác đều phải phục vụ cho mục tiêu cao nhất là giành độc lập dân tộc; quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp tất cả các lực lượng, giai tầng đoàn kết bên nhau cứu nước, cứu giống nòi.
Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và xem đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta. Tất cả những quyết sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của toàn dân ấy đã thúc đẩy mạnh mẽ cao trào giải phóng dân tộc để khi thời cơ đến vào năm 1945, cả dân tộc Việt Nam theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” đã vùng lên với sức mạnh “chuyển núi, dời sông”, đập tan xích xiềng của hơn 80 năm nô lệ, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ vận mệnh của chính mình, là người chủ thật sự của đất nước.
Ngay khi nước nhà vừa giành được độc lập, công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách đó là nạn đói, nạn dốt, ngân quỹ trống rỗng, nền độc lập chưa được các nước công nhận...; thù trong, giặc ngoài.
Đặc biệt, 20 vạn quân Quốc Dân đảng Trung Hoa với danh nghĩa Đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật tràn vào miền Bắc nhưng thực chất là để lật đổ chính quyền non trẻ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu lập chính quyền tay sai bù nhìn để cai trị dân ta. Ở miền Nam, được quân Anh hậu thuẫn, thực dân Pháp nổ súng quay trở lại xâm lược nước ta sau khi đồng bào ở miền Nam mới được hưởng độc lập vỏn vẹn 21 ngày.
Trong tình thế “nước sôi lửa bỏng”, vận nước “ngàn cân treo sợi tóc”; Hồ Chủ tịch cùng Chính phủ và Trung ương Đảng ta đã kịp thời đề ra những quyết sách đúng đắn: diệt giặc dốt, giặc đói; huy động tổng thể sức mạnh của nhân dân chống xâm lược.
Để tập trung lực lượng đánh đuổi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ở miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên tiếp ký các điều khoản tạm thời nhân nhượng khi thì với quân Tưởng, khi với Pháp để bảo vệ độc lập dân tộc.
Trong hoàn cảnh thù trong, giặc ngoài bủa vây bốn phía, bằng thiên tài lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền độc lập của dân tộc đã được giữ vững. Ngày 6.1.1946, trước họng súng của quân thù, cử tri cả nước đã tham gia bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên và sau đó là sự ra đời của Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định đầy đủ cơ sở pháp lý của chính quyền dân chủ nhân dân.
Những quyết sách đúng đắn đó đã bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức bước vào giai đoạn cách mạng mới với kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, giải phóng nửa nước, đưa miền Bắc tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược sau này.
Trước khi thực dân Pháp buộc phải ký kết hiệp định Genève (21.7.1954) về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương thì từ ngày 15.7.1954, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kẻ thù trực tiếp của cách mạng Việt Nam là đế quốc Mỹ: “Mỹ là kẻ thù chính của hoà bình thế giới, ta phải tập trung lực lượng chống đế quốc Mỹ”.
Thực tế diễn ra không ngoài tiên đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đế quốc Mỹ phá hoại hiệp định Genève, hất cẳng Pháp, nhảy vào miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai tàn bạo ở miền Nam với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Trước tình cảnh đồng bào và chiến sĩ ở miền Nam phải sống trong cảnh kìm kẹp, khủng bố gắt gao của chế độ phát xít bù nhìn; Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận rõ yêu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam là phải tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại sự đàn áp của kẻ thù.
Trước tình hình ấy, Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) năm 1959 về con đường tiến lên của cách mạng miền Nam. Nghị quyết này là một bộ phận hữu cơ trong đường lối cách mạng, đường lối chống Mỹ cứu nước của Đảng ta được thông qua tại Đại hội lần thứ 3 năm 1960.
Đây là một tháo gỡ quan trọng nhất tìm hướng đi đúng đắn nhất, phù hợp nhất cho cách mạng miền Nam. Nghị quyết 15 đã chuyển chiến lược từ đấu tranh chính trị đơn thuần sang đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù, chuyển từ thế thụ động sang thế chủ động tấn công, tạo nên bước tiến nhảy vọt cho cách mạng miền Nam đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đến toàn thắng.
Vào những năm giữa thập kỷ tám mươi của thế kỷ XX, Đảng ta đã nhận ra những bất cập, hạn chế của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên đã khởi xướng và lãnh đạo kiên trì công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đưa đất nước vượt qua những thử thách gay gắt nhất và thu được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.
Nhìn lại lịch sử dân tộc suốt chặng đường từ khi có Đảng, điểm lại những thành quả vĩ đại mà dân tộc ta đạt được trong đấu tranh giải phóng đất nước cũng như xây dựng đất nước trong hoà bình đều mang những dấu ấn của những quyết sách trên tầm tư duy chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Những quyết sách là những bài học sâu sắc đối với Đảng và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay./.
St
CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU CHỐNG PHÁ CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ “CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI”
CGQGVNLT, tiền thân là tổ chức “Tân Dân Chủ”, được thành lập năm
1991 tại Mỹ bởi Đào Minh Quân (sinh năm 1952, cựu trung úy quân đội Việt Nam Cộng
hòa) cùng một số đối tượng ngụy quân, ngụy quyền lưu vong. Trụ sở của tổ chức
này đặt tại Santa Ana, California, Mỹ. Mục tiêu xuyên suốt của CGQGVNLT là lật
đổ chính quyền Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khôi phục cái gọi
là “Nền đệ tam cộng hòa”. Bộ Công an đã chính thức công bố CGQGVNLT là tổ chức
khủng bố, do các hoạt động bạo lực, khủng bố mà chúng thực hiện hoặc xúi giục
thực hiện.
Từ đầu năm 2024, đặc biệt là sau sự kiện Đào Minh Quân tự xưng là
"hoàng đế" vào tháng 6/2024 và tiến hành cải tổ bộ máy theo mô hình
quân chủ lập hiến, CGQGVNLT đã đẩy mạnh các hoạt động chống phá với nhiều thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt như:
- Tuyên truyền xuyên tạc, kích động hận thù: CGQGVNLT sử dụng mạng
xã hội (Facebook, YouTube, Twitter…), các trang web, đài phát thanh (như
"Đài radio tiếng nói quốc dân", "Đài truyền thông công lý")
để lan truyền thông tin sai lệch, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng,
bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc. Chúng đặc biệt lợi dụng các vấn đề nhạy cảm trong xã hội (tham nhũng,
ô nhiễm môi trường, tranh chấp đất đai…) để thổi phồng, kích động người dân.
- Kêu gọi biểu tình, gây rối an ninh trật tự: CGQGVNLT kêu gọi “tổng
biểu tình”, in ấn, phát tán truyền đơn kêu gọi người dân tham gia tuần hành, biểu
tình trái phép tại các địa điểm công cộng, đặc biệt vào các dịp lễ lớn, sự kiện
chính trị quan trọng của đất nước, nhất là trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp
và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Các khẩu hiệu thường được sử
dụng như: "Nước Việt của người Việt", "Dân tộc Việt bất khuất",
"Cương thổ Việt bất thân", "Nhân dân Việt bất ly".
- Tuyển mộ, lôi kéo, dụ dỗ: CGQGVNLT tìm cách móc nối, lôi kéo những
người bất mãn, có tư tưởng lệch lạc, nhẹ dạ cả tin, hứa hẹn tiền bạc, chức tước
để dụ dỗ họ tham gia vào các hoạt động chống phá. Chúng cũng lợi dụng tên tuổi
của một số tướng lĩnh quân đội đã nghỉ hưu để "bổ nhiệm" chức danh, tạo
dựng uy tín giả nhằm lừa bịp người dân.
- Xâm nhập, phá hoại trên không gian mạng: Bên cạnh các hoạt động
tuyên truyền, kích động, CGQGVNLT còn có xu hướng gia tăng các hành động tấn
công mạng, xâm nhập vào các trang web của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cá
nhân để thu thập thông tin, gây rối loạn hoạt động.
CGQGVNLT tuy không có thực lực mạnh về quân sự, nhưng với bản chất cực
đoan, thâm thù, chúng vẫn là một mối nguy hiểm tiềm tàng. Để phòng ngừa và ngăn
chặn hiệu quả các hoạt động của tổ chức này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan chức năng và toàn thể người dân cần hết sức nâng cao nhận thức, cảnh
giác, tích cực tố giác tội phạm, tăng cường khối đoàn kết, thống nhất, góp phần
bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
NHỮNG THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN LÀ CHỨNG CỨ KHÁCH QUAN THUYẾT PHỤC BÁC BỎ MỌI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, XUYÊN TẠC ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Chưa cần chỉ ra các cách thức chống phá, luận điệu sai trái, quy chụp
vô nguyên tắc, gán ghép bừa bãi hiện tượng với bản chất, tính ngụy biện, lập lờ
của các quan điểm sai trái, xuyên tạc định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thực tiễn những thành quả của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là minh chứng, luận cứ
khách quan, xác thực nhất nhằm phản bác không khoan nhượng các quan điểm sai
trái, thù địch về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta.
Việc chuyển thành công từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch
hóa sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa chính là luận cứ đanh thép nhất phản bác mọi luận điệu sai trái, xuyên tạc
về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ một nền
kinh tế đói nghèo, khủng hoảng, chịu thiệt hại nặng nề bởi chiến tranh do chủ
nghĩa thực dân, đế quốc và tay sai bù nhìn gây ra, hiện nay trong nền kinh tế ở
Việt Nam đã hiện diện đầy đủ yếu tố thị trường, các loại thị trường với biểu hiện
phong phú, hiện thực sinh động và sự tham gia đa dạng các loại hình, các quan hệ
kinh tế; số lượng hàng hóa, dịch vụ phong phú, đa dạng, đáp ứng và thỏa mãn nhu
cầu của mọi người, từ đô thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ nơi
phát triển đến vùng sâu, vùng xa; hàng hóa, dịch vụ lan tỏa vào mọi khu vực địa
lý, mọi loại địa hình. Thực tế này là gì nếu không phải là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và do đó, định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam là đúng đắn, phù hợp. Đó là một thực tế về nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà không một thế lực
nào có thể bác bỏ được.
Chính những thành tựu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam đã đem lại những kết quả vượt bậc về tăng trưởng kinh tế
đi đôi thực hiện tiến bộ xã hội, giảm nghèo bền vững với tốc độ nhanh, hiệu quả,
đang được các phương tiện thông tin đại chúng trên khắp thế giới ghi nhận và
công bố khách quan, một lần nữa minh chứng cho tính hiện thực của kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những kết quả đó đã được thế giới
công nhận. Đặc biệt, khi cả thế giới phải đương đầu với đại dịch COVID-19, thì
tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lại
càng được thể hiện rõ ràng, hiệu quả.
Bên cạnh những thành tựu về giảm nghèo, nhiều thành tựu khác về chỉ
số phát triển con người, về mạng lưới an sinh xã hội, về tăng trưởng thu nhập
bình quân đầu người, về sự phát triển của giáo dục, y tế, các dịch vụ cơ bản
khác trên tất cả lĩnh vực được thể hiện đậm nét trong các bảng thống kê của các
tổ chức trên thế giới. Điều này cho thấy, những kết quả, thành tựu về chính trị,
kinh tế, xã hội ở nước ta được thế giới tiến bộ thừa nhận và trở thành luận cứ
sắc bén bóc trần âm mưu đen tối, thái độ hằn học của các thế lực thù địch, phản
động.
Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng gắn bó với thị
trường thế giới, khi hàng hóa của Việt Nam tham gia vào thị trường của hơn 200
quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp hành tinh; và theo chiều ngược lại, chừng đó
những dòng hàng hóa, dịch vụ của các thị trường ấy tham gia vào nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam. Đó là gì, nếu không phải là do sự vận hành của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Những thành tựu có được
chính là nhờ việc thực hiện kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta,
nhân dân ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Chính chế độ xã hội chủ nghĩa
đã đem lại sự ổn định, phồn vinh của đất nước ta, sự tin tưởng của cộng đồng
doanh nghiệp và các chính đảng, nhà nước, tổ chức quốc tế ở khắp nơi trên thế
giới đối với Việt Nam.
Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của việc lựa chọn nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời, thực tế còn cho thấy,
khi đất nước ta càng đạt được nhiều thành tựu, thì các thế lực thù địch, phản động
càng điên cuồng chống phá, phủ nhận, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước. Thế nhưng, chính những thành tựu mà đất nước ta đạt được
dưới sự lãnh đạo của Đảng là luận cứ đanh thép, thuyết phục nhất phản bác mọi
âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động; đồng thời, là cơ
sở, động lực để thúc đẩy đất nước ta đạt được những thành tựu mới cao hơn, vững
chắc hơn trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
NHẬN DIỆN SỰ SAI TRÁI VỀ MẶT LÝ LUẬN TRONG CÁC QUAN ĐIỂM THÙ ĐỊCH XUYÊN TẠC ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Thời gian qua, các luận điệu sai trái, xuyên tạc về định hướng xã hội
chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang được các thế lực thù địch,
phản động tích cực gieo rắc, truyền bá, len lỏi vào trong các bộ phận, giai tầng
xã hội cũng như nhân dân dưới nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, lúc công
khai, khi ngấm ngầm, quyết liệt.
Về mặt lý luận, lập luận về sự không tương dung, sự mâu thuẫn, không
có cơ sở lý thuyết vững chắc... của các quan điểm sai trái xuyên tạc định hướng
xã hội chủ nghĩa đều không hề thuyết phục, chẳng qua chỉ là lập luận xuyên tạc,
sai trái hòng phân tán, đánh lạc hướng dư luận.
Một mặt, lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, kinh tế thị trường
là sản phẩm của văn minh nhân loại. Ở đâu có sự phân công lao động và có sự
tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa con người với con người, thì ở đó có sự
thúc đẩy dẫn tới xuất hiện của quan hệ hàng hóa, ở đó có quan hệ thị trường. Sự
phát triển cứ như vậy diễn ra một cách khách quan vượt ra ngoài mọi ý chí chủ
quan của con người. Về bản chất, kinh tế thị trường là giá trị phổ quát, không
phải là giá trị riêng có của chủ nghĩa tư bản. Do đó, việc đồng nhất kinh tế thị
trường với chủ nghĩa tư bản, đồng nhất kinh tế thị trường với kinh tế tư nhân
tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn sai lầm; lấy sự hiểu biết không thấu đáo để lớn
tiếng cho rằng, chỉ có trên nền tảng tư bản chủ nghĩa, chỉ có kinh tế tư nhân mới
có kinh tế thị trường là quan điểm ấu trĩ!
Mặt khác, đến lượt nó, dù phát triển ở đâu, trong phạm vi quốc gia
nào, ngoài những đặc trưng chung, những thành tố không thể thiếu là các yếu tố
thị trường và các loại thị trường, thì kinh tế thị trường đều chịu sự quy định
và phản ánh trình độ phát triển, điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội,
chính trị, thể chế ở quốc gia đó. Không có một nền kinh tế thị trường trừu tượng,
chung chung, phi lịch sử. Thực tế cho thấy, mô hình kinh tế thị trường kiểu Mỹ
khác với kinh tế thị trường kiểu Đức, kinh tế thị trường kiểu Pháp khác với
kinh tế thị trường kiểu Nhật Bản, kinh tế thị trường kiểu Anh khác với kinh tế
thị trường kiểu Thụy Điển... Sở dĩ như vậy là vì, ngoài nền tảng chung là các yếu
tố thị trường, các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày
nay đều có vai trò của nhà nước, không có nền kinh tế thị trường nào chỉ nguyên
nghĩa, tồn tại duy nhất vai trò của thị trường. Bởi lẽ, bản thân cơ chế thị trường
cũng có những “khuyết tật” mà không thể tự khắc phục được. Vai trò của nhà nước
trong việc khắc phục khuyết tật của thị trường là tất yếu khách quan. Khi đã có
sự tham gia của nhà nước một cách khách quan, tất yếu có đặc trưng khác nhau
trong các nền kinh tế thị trường đó ngoài những đặc điểm chung. Không có một nền
kinh tế thị trường tự do vô chính phủ, lửng lơ. Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng không nằm ngoài tính phổ biến đó. Vì vậy, các
quan điểm sai trái, xuyên tạc, cố tình lập luận, dùng một tưởng tượng về nền
kinh tế thị trường chung chung, trừu tượng, phi lịch sử để quy cho một mô hình
kinh tế thị trường cụ thể, hiện hữu là phi lịch sử và phản khoa học.
Càng không đúng hơn khi xuyên tạc rằng, kinh tế thị trường là đa
nguyên, định hướng xã hội chủ nghĩa là nhất nguyên; kinh tế thị trường là tự
do, định hướng xã hội chủ nghĩa là chuyên chế, độc đoán... Đây là những cách lập
luận mang tính thù địch, cố tình không phân biệt giữa thể chế kinh tế với thể
chế chính trị, không phân biệt giữa chế độ xã hội với thể chế kinh tế thị trường,
dùng biểu hiện bề ngoài và một vài khía cạnh của kinh tế thị trường để đánh đồng
cho toàn bộ cấu trúc tổng thể của một mô hình kinh tế thị trường, cũng như
không hiểu về bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa. Về mặt lý luận,
không ở đâu có cái gọi là “kinh tế thị trường nhất nguyên”, càng không có “kinh
tế thị trường tự do trừu tượng”, cũng không có “kinh tế thị trường nào là độc
đoán, chuyên chế”. Sự cố tình lập lờ, tráo lộn các phạm trù kinh tế với các phạm
trù chính trị là lập luận sai trái, âm mưu nguy hiểm của các thế lực thù địch,
phản động.
Hơn nữa, việc sử dụng một số biểu hiện có tính chất hạn chế nhất thời,
để từ đó thổi phồng như là bản chất của nền kinh tế thị trường càng hoàn toàn
không phải là một cách lập luận thuyết phục, chẳng hạn việc phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ
đạo, là dung dưỡng cho tham nhũng, cho thất thoát lại một lần nữa cho thấy sự
không trung thực, ý đồ xấu trong lập luận của các quan điểm sai trái nêu trên.
Thực tế là, những biểu hiện nhất thời, những khiếm khuyết xảy ra không phải là
bản chất xuyên suốt của một nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành
đầy đủ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Như thế, xét về bản
chất, thực hiện đầy đủ những giá trị đó chính là giá trị chung mà mỗi người Việt
Nam chân chính đều mong muốn. Đó cũng là thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn phát triển của Việt Nam. Chủ nghĩa Mác -
Lê-nin là chủ nghĩa vì tự do, chủ nghĩa hướng đến khát vọng tự do của con người,
mưu cầu sự giải phóng cho nhân loại; song, các thế lực thù địch, phản động lại
xuyên tạc việc phát triển kinh tế dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Tham nhũng, thất thoát, lãng phí không xuất phát từ bản chất kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; do đó, cố tình dùng hiện tượng đơn lẻ để quy chụp
cho bản chất, dùng biểu hiện nhất thời, quy cho toàn bộ quá trình là cách lập
luận hoàn toàn thiếu xác đáng. Tuy nhiên, việc cố tình lập lờ, đánh lận con đen
dễ gây ngộ nhận, nhầm lẫn, nên các thế lực thù địch không ngần ngại sử dụng
hòng xuyên tạc, phủ nhận mọi thành tựu mà đất nước ta đạt được dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
SỰ TINH VI, PHỨC TẠP CỦA CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, XUYÊN TẠC ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Hiện nay, các luận điệu sai trái, xuyên tạc về định hướng xã hội chủ
nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang được các thế lực thù địch,
phản động tích cực gieo rắc, truyền bá, len lỏi vào trong các bộ phận, giai tầng
xã hội cũng như nhân dân dưới nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, lúc công
khai, khi ngấm ngầm, quyết liệt. Các luận điệu sai trái, thù địch có nhiều,
nhưng có thể khái quát vào ba nhóm vấn đề chủ yếu sau đây:
Một là, nhóm quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận tính hiện thực
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Các thế lực thù địch ráo riết lan truyền luận điệu rằng, sẽ không thể
có được nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều lý lẽ xuyên tạc
được các thế lực thù địch sử dụng để biện hộ cho cách lập luận của họ. Chúng
xuyên tạc rằng, chủ nghĩa xã hội còn chưa rõ là thế nào, thì việc định hướng xã
hội chủ nghĩa là không rõ ràng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
lại càng tù mù hơn(?!); rằng, Việt Nam chưa có kinh tế thị trường đúng nghĩa
trong khi lại định hướng đi tới một chế độ xã hội chưa rõ ràng nên đi từ cái
“chưa có gì” đến cái “chưa biết gì” là không thể. Không dừng lại ở đó, các thế
lực thù địch còn tiếp tục xuyên tạc rằng, chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ từ cuối thập
niên 80 của thế kỷ XX rồi, làm gì còn chủ nghĩa xã hội mà định hướng; nào là hệ
tư tưởng chủ nghĩa xã hội đã đi vào dĩ vãng, cáo chung, làm sao cứ bám quá khứ
để định hướng đi đến tương lai (?!)... Nhiều quan điểm sai trái, thù địch kiểu
như trên đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ, được cài cắm, len lỏi vào các diễn
đàn trên mạng xã hội, các diễn đàn “hiến kế”, các diễn đàn “yêu nước”, vì “dân
oan”... Đây là cách thức rất tinh vi, xảo quyệt mà các thế lực thù địch, phản động
sử dụng hòng xuyên tạc, phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam.
Hai là, nhóm quan điểm sai trái, xuyên tạc rằng, kinh tế thị trường
và định hướng xã hội chủ nghĩa là tự mâu thuẫn nhau, không thể tương dung trong
nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Để biện hộ cho quan điểm sai trái, tinh vi này, các thế lực thù địch,
phản động tìm mọi luận cứ gán ghép xuyên tạc, hòng khiến người dân mơ hồ về định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Theo chúng, kinh tế thị trường là tự do,
trong khi định hướng xã hội chủ nghĩa là chuyên chế; kinh tế thị trường là đa
nguyên, trong khi chủ nghĩa xã hội là nhất nguyên; kinh tế thị trường là dân chủ,
trong khi định hướng xã hội chủ nghĩa là độc đoán; kinh tế thị trường là sở hữu
tư nhân, trong khi định hướng xã hội chủ nghĩa là sở hữu toàn dân; kinh tế thị
trường là cạnh tranh bình đẳng, trong khi định hướng xã hội chủ nghĩa lại xác lập
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước... Do đó, tự bản thân kinh tế thị trường
đã mâu thuẫn với định hướng xã hội chủ nghĩa, tự nội hàm kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đã mâu thuẫn nhau, nên sẽ không thể cùng tồn tại trong một
mô hình kinh tế thị trường(?!).
Ba là, nhóm quan điểm xuyên tạc rằng, kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là không có cơ sở lý thuyết khoa học, có chăng chỉ là sự gán
ghép khiên cưỡng lý thuyết kinh tế thị trường với lý luận Mác - Lê-nin.
Đưa ra quan điểm sai trái, lập luận phủ định, bác bỏ chưa đủ, các thế
lực thù địch, phản động còn viện dẫn đến các phương thức xuyên tạc, vòng vo, lập
lờ để hòng đánh lạc hướng thành viên trong xã hội. Chúng xuyên tạc rằng, chỉ có
sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân mới là động lực của kinh tế thị trường; đồng thời,
viện dẫn các quan điểm lý thuyết của các nhà kinh tế học phương Tây rằng, muốn
có kinh tế thị trường thì tư nhân phải là chủ đạo. Theo đó, các quan điểm sai
trái bám vào luận điệu cho rằng, cơ sở lý luận của sự phát triển kinh tế thị
trường phải dựa trên sở hữu tư nhân; trong khi đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin lại
chủ trương công hữu là là sự gán ghép khiên cưỡng vào nền kinh tế(?!). Tinh vi
hơn, các quan điểm xuyên tạc định hướng xã hội chủ nghĩa còn thường xuyên nhấn
mạnh rằng, kinh tế thị trường phải dựa trên nền tảng xã hội dân sự, trong khi định
hướng xã hội chủ nghĩa lại dựa trên hệ thống chính trị độc đảng; kinh tế thị
trường phải dựa trên các lý thuyết kinh tế tự do, trong khi định hướng xã hội
chủ nghĩa lại dựa trên chủ nghĩa Mác - Lê-nin ngoại lai(?!). Không dừng lại ở
đó, các quan điểm sai trái, thù địch còn viện dẫn các biểu hiện đơn lẻ để quy kết
cho bản chất của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Chúng quy chụp rằng, vì sự
khiên cưỡng này nên hàng loạt vụ tham nhũng lớn xảy ra ở Việt Nam là do nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam không có cơ sở lý luận vững chắc... Có thể thấy,
rất nhiều lập luận sai trái, xuyên tạc như vậy đang được đẩy mạnh truyền bá
trong nhiều chương trình của hệ thống truyền thông của các thế lực thù địch, phản
động.
Ba nhóm lập luận nêu trên là điển hình trong rất nhiều quan điểm
xuyên tạc, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta mà các thế lực thù địch, phản động ráo riết truyền bá dưới các màu sắc và
cách thức tinh vi, xảo quyệt khác nhau. Âm mưu nguy hiểm của chúng là nhằm xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường phát triển của đất
nước ta. Các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc thực chất là truyền bá đắc
lực cho các thế lực mưu đồ giành quyền lực chính trị. Các thế lực này đang khát
khao tìm cách len lỏi vào đời sống xã hội; từ đó, từng bước gây chia rẽ, mâu
thuẫn, mơ hồ trong nội bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân, tiến tới gây ảnh hưởng
chính trị, làm rối loạn sự ổn định ở Việt Nam. Các thế lực thù địch, phản động
nhận thức được rằng, nền tảng tư tưởng, lý luận của định hướng xã hội chủ nghĩa
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta chỉ
có thể được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; do đó, tìm mọi
cách xuyên tạc về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
đồng nghĩa với việc gián tiếp bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đồng thời, khi xuyên tạc, làm méo mó nhận thức của cán bộ, đảng viên và
nhân dân về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam, các thế lực thù địch, phản động muốn xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà đất nước ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhất là thành tựu của gần 40 năm đổi mới.
Ý đồ sâu xa của các quan điểm sai trái, xuyên tạc, thù địch nêu trên
là không thừa nhận con đường phát triển đúng đắn, phù hợp của Việt Nam; cố tình
bôi nhọ, tìm mọi cách chống phá, trên mọi mặt trận, bằng mọi thủ đoạn hòng xóa
bỏ con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, làm chệch hướng con đường
phát triển của Việt Nam dưới nhiều màu sắc khác nhau; gây mơ hồ trong các giai
tầng xã hội, hòng làm dao động tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân;
gây hoài nghi, chia rẽ nội bộ, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân
dân mất niềm tin vào nền tảng tư tưởng của Đảng, hòng từng bước làm tan rã định
hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt
Nam.
NHẬN DIỆN VÀ CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC ĐỂ KÍCH ĐỘNG "LY KHAI", "TỰ TRỊ"
Thời gian qua, nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam,
các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền,
kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò,
thủ đoạn tinh vi.
Gần đây, xuất hiện các kênh mạng xã hội cổ xúy, ca ngợi những đối tượng
là người H’Mông có hành vi vi phạm chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước
Việt Nam hiện đã bỏ trốn ra nước ngoài hoặc đang thụ án tại các cơ sở giam giữ
trong nước, coi họ là nạn nhân của chế độ trong nước, qua đó lôi kéo, kích động
hận thù và chia rẽ trong đồng bào dân tộc thiểu số, xuyên tạc tình hình nhân
quyền tại Việt Nam... Nổi lên trong số này là những tổ chức phản động như Hmong
United for Justice (Liên minh người H’Mông vì công lý - HUJ), Hmong Human
Rights Coalition (Liên minh nhân quyền người H’Mông - HmongHRC), Against
Religion Oppression (Chống lại sự đàn áp tôn giáo), Xaivcialis CMA..., tự xưng
là các tổ chức độc lập, ôn hòa, không liên quan đến bất kỳ nhóm hoặc cá nhân
nào xúi giục thúc đẩy, âm mưu hoặc tiếp tay cho việc sử dụng bạo lực vì bất kỳ
mục đích gì, song trên thực tế đây đều là những "tổ chức ma" do Vàng
Chỉnh Mình (là người dân tộc H’Mông, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, hiện đang
định cư tại Mỹ) và số đối tượng trong HUJ lập ra. Từ đó, tạo thành hệ thống
"chân rết" với nhiều kênh tuyên truyền để tìm kiếm, lôi kéo người
H’Mông nhẹ dạ, cả tin nhằm thực hiện những mưu đồ đen tối.
Chỉ trong 9 tháng năm 2024, các đối tượng hoạt động cho cái gọi là
"Nhà nước H’Mông" ở hải ngoại đã sử dụng hàng trăm tài khoản mạng xã
hội Facebook, YouTube, Twitter thường xuyên đăng tải tin, hình ảnh xuyên tạc
tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở trong nước, vu cáo Việt
Nam vi phạm nhân quyền. Ðồng thời, các nhóm do Vàng Chỉnh Mình và đồng bọn đẩy
mạnh việc bắt liên lạc, tuyển mộ thành viên, nhất là các phần tử từng tham gia
tổ chức bất hợp pháp "Nhà nước H’Mông" ở trong nước. Mục tiêu chính của
chúng là tìm ra các đối tượng người H’Mông được học tập, đào tạo bài bản trong
hệ thống giáo dục của nhà nước, được thụ hưởng những ưu đãi của chế độ dành cho
người dân tộc thiểu số nhưng vì một lý do nào đó trở nên bất mãn, lầm lạc hoặc
suy thoái, biến chất, cố tình lợi dụng quyền tự do, dân chủ để "trở cờ",
xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng, Nhà nước, đưa thông tin
sai sự thật về công tác tôn giáo, dân tộc. Sau đó, chúng tập hợp, tổ chức, hỗ
trợ cho các phần tử chống phá này cùng gia đình vượt biên trái phép sang Thái
Lan, lập hồ sơ xin tị nạn sang các nước thứ ba như Mỹ, Canada để gửi tới Văn
phòng của Cao ủy về Người tị nạn của Liên hợp quốc (UNHCR).
Bên cạnh đó, lợi dụng tập quán du canh, du cư của một số đồng bào
H’Mông tại các khu vực biên giới, các đối tượng đã thu nạp thành công một số
người dân nhẹ dạ, thiếu hiểu biết, cực đoan nhằm củng cố vây cánh để cùng thực
hiện những thủ đoạn chống phá mới, mà nổi lên là các chương trình phỏng vấn
"nạn nhân người H’Mông của Nhà nước Việt Nam". Khách mời của loạt
chương trình này tự xưng là đại diện cho những "người H’Mông không Tổ quốc",
"tù nhân người H’Mông ở Việt Nam" nhằm che giấu danh tính thật là những
thành viên, cộng tác viên mới được các tổ chức chống phá người H’Mông ở nước
ngoài tuyển mộ. Qua sự mớm lời, dẫn dắt thông tin của người dẫn chương trình,
nhóm đối tượng này sắm vai "nhân chứng sống" ra sức xuyên tạc sai sự
thật về đời sống vật chất và tinh thần của người H’Mông ở Việt Nam.
Thông qua chương trình, những đối tượng này đề cập đến một số vụ án,
vụ việc vi phạm an ninh, trật tự, hộ tịch, đất đai, tôn giáo trong quá khứ liên
quan đến một số người H’Mông vốn đã được cơ quan chức năng xử lý công bằng, dân
chủ, minh bạch theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, bằng thủ đoạn
ngụy tạo nhân chứng, đánh tráo khái niệm, họ vu cáo Ðảng và Nhà nước Việt Nam
đàn áp, bắt bớ, phân biệt đối xử với người H’Mông khiến dân tộc này "bị cô
lập", "bức hại", "mất đất đai", "không được thực
hành niềm tin tôn giáo", "không được thụ hưởng các chính sách an
sinh, xã hội", "không được cấp giấy tờ tùy thân". Thậm chí, họ
còn bịa đặt trắng trợn rằng bản thân và gia đình sẽ gặp nguy hiểm, có thể bị
sát hại nếu quay về Việt Nam.
Chưa dừng lại ở đó, khi khoác lên mình tấm áo "nạn nhân",
các đối tượng chống phá cũng tích cực tham gia phỏng vấn trên các kênh truyền
hình, tờ báo mang khuynh hướng chống cộng cực đoan ở hải ngoại, thể hiện mối
quan hệ hợp tác công khai giữa tổ chức bất hợp pháp "Nhà nước H’Mông"
với các hội, nhóm chống phá khác ở nước ngoài khác như BPSOS, Người Thượng vì
công lý để hình thành một liên minh chống, phá Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam trên lĩnh vực nhân quyền, tôn giáo, dân tộc. Ðồng thời, tranh thủ sự ủng hộ
của một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí để qua đó đánh bóng tên tuổi, gây sức
ép nhằm can thiệp vào tình hình nội bộ của nước ta. Nghe theo sự xúi giục của kẻ
xấu, một số người H’Mông đã tự ý rời khỏi địa phương, không khai báo thông tin
về nơi cư trú mới, tham gia các hoạt động tẩy chay, phản đối, bất hợp tác trong
quá trình làm thủ tục cấp, đổi thẻ căn cước mới. Một số thành phần cực đoan khi
vượt biên trái phép sang các quốc gia khác còn bỏ lại, tiêu hủy giấy tờ tùy
thân để không bị trục xuất về Việt Nam. Chính vì vậy, cơ quan chức năng ở Việt
Nam và các nước láng giềng trong khu vực gặp nhiều thách thức trong việc hoàn
thiện thủ tục, hồ sơ để cấp giấy tờ tùy thân cho những trường hợp này.
Trên thực tế, các "nạn nhân" nêu trên chỉ là hiện tượng cá
biệt, không phản ánh toàn cảnh đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người
H’Mông cũng như đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, công tác chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần cho đồng bào tại các tỉnh miền núi phía bắc nói riêng, vùng sâu,
vùng cao, vùng xa trên địa bàn cả nước nói chung không ngừng được cải thiện,
nâng cao với nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực.
Ðảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng có tính chất
chỉ đạo hệ thống chính trị các cấp quan tâm hơn nữa đến công tác ở vùng đồng
bào dân tộc. Trên cơ sở này, chính quyền tại các địa phương đã triển khai nhiều
biện pháp, cách làm hiệu quả giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo, phát huy tinh
thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong đó, nhấn mạnh đến các chính sách đối thoại,
gặp gỡ, giải đáp các khúc mắc của đồng bào đang sinh sống tại địa bàn trên tinh
thần thẳng thắn, cởi mở để cùng nhau tìm ra các chính sách tối ưu nhất phù hợp
với điều kiện kinh tế-xã hội và tình hình thực tế.
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO “CÂY TRE VIỆT NAM”
Thời gian gần đây, các thế lực phản động, thù địch thường xuyên tung
những chiêu bài mang danh “phân tích”, “phản biện”, “bình phẩm” xuyên tạc chủ
trương, đường lối đối ngoại - ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Nhận diện và đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc trường phái ngoại
giao “cây tre Việt Nam”, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:
Một là, trường phái ngoại giao “cây tre
Việt Nam” phù hợp với cách mạng Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn, thể hiện sự
khoa học, ý chí, niềm tin và mong muốn của nhân dân Việt Nam. Người Việt Nam đã
trải qua các cuộc chiến tranh với những mất mát và đau thương to lớn. Vì thế,
càng hiểu và trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập, tự do; hiểu và trân trọng
tinh thần tự lực, tự cường “đem sức ta mà giải phóng cho ta” từ các cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Việt
Nam luôn phấn đấu vì một nền hòa bình cho toàn nhân loại, không có chủ trương
xâm phạm chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào; luôn lựa chọn đứng về hòa bình, lẽ
phải, công lý, luật pháp Quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Thế nên, những
luận điệu xuyên tạc rằng ngoại giao “cây tre Việt Nam” là “ngoại giao đu dây”,
“không mang lại lợi ích cho nhân dân”... là phản khoa học, phiến diện, thấy cây
mà không thấy rừng.
Hai là, ngoại giao “cây tre Việt Nam” thể
hiện sự tiến bộ, phù hợp với dòng chảy của thời đại. Trên thực tế, trong xu thế
toàn cầu hóa, hợp tác và cạnh tranh diễn ra đan xen, mối quan hệ giữa các quốc
gia trên thế giới cũng có nhiều biến đổi khó lường. Trong bối cảnh đó, ngoại
giao “cây tre Việt Nam” xác định độc lập dân tộc, lợi ích Tổ quốc là “gốc”, là
nguyên tắc “bất biến”; linh hoạt, uyển chuyển để cân bằng, giữ vững mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác với các quốc gia trên thế giới, để không bị rơi vào “vòng
xoáy” của bất cứ một quốc gia nào, để khẳng định vị thế quốc gia - dân tộc và
khẳng định những giá trị của hòa bình, công lý... là hoàn toàn phù hợp với bối
cảnh và tình hình mới. Vì vậy, những giọng điệu xuyên tạc, phê phán trường phải
ngoại giao “cây tre Việt Nam” là “lạc hậu”, “không thức thời”.... là hết sức
phi lý và phản động.
Ba là, ngoại giao “cây tre Việt Nam”
luôn khẳng định sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, là “gốc vững” cho “thân”
và “cành” lớn mạnh. Trong bất kỳ khó khăn, thử thách nào cũng luôn bản lĩnh,
kiên định, can trường vì mục tiêu độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân
dân. Củng cố các quan hệ đa phương một cách uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo,
bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Vì thế, chắc chắn không phải là những hoạt động
“tầm gửi”, “ăn bám” - lợi dụng, phụ thuộc vào nước khác như các đối tượng phản
động rêu rao.
Bốn là, ngoại giao “cây tre Việt Nam”
mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam; được kế thừa, đúc rút và phát huy từ
những giá trị truyền thống ngoại giao của dân tộc qua ngàn năm lịch sử, sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, được lãnh đạo, sáng tập bởi lãnh tụ Hồ Chí
Minh vĩ đại và được phát triển, hoàn thiện trong suốt quá trình cách mạng của đất
nước. Điều đó thể hiện nét riêng có của dân tộc Việt Nam xuất phát từ mục tiêu
“Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân
dân”. Hơn nữa, xét về nội hàm, đặc trưng, ngoại giao “cây tre Việt Nam” so với
các trường phái ngoại giao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có ngoại giao
“cây sậy” của Thái Lan khác nhau hoàn toàn. Do đó, những gán ghép, ngụy biện rằng
“ngoại giao “cây tre Việt Nam” là “cóp nhặt” từ các nước khác” là hoàn toàn ấu
trĩ, suy diễn thiếu căn cứ nhằm mục đích xấu.
Năm là, ngoại giao “cây tre Việt Nam”
hoàn toàn nhất quán với quan điểm, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của
Đảng và Nhá nước, trong đó có chính sách quốc phòng “4 không”, hoàn toàn không
có “mâu thuẫn” như giọng điệu xuyên tạc của các thành phần, thế lực phản động.
Trên tinh thần tích cực triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, đảm bảo quyền
lợi giữa các bên, ngoại giao “cây tre Việt Nam” luôn đảm bảo phương châm chủ động,
tỉnh táo, không mơ hồ, mất cảnh giác, không bị áp đặt; hội nhập kinh tế, văn
hóa gắn liền với bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền đất nước, giữ vững an ninh
- quốc phòng. Đó là sự thống nhất giữa “độc lập, tự chủ” với “đa phương hóa, đa
dạng hóa các mối quan hệ”. Đó cũng chính là vai trò tiên phong của đối ngoại
trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn
lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.
Chính sách quốc phòng “4 không” cũng thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà
nước ta là nhằm mục đích bảo vệ hòa bình, giữ gìn độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
từ sớm, từ xa... chứ hoàn toàn không phải là “theo chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, hẹp
hòi”.
Trong thời gian tới, chắc chắn các thế lực phản động và thành phần
thù địch, bất mãn sẽ không ngừng tung ra những luận điệu xuyên tạc, chống phá
tinh vi, nham hiểm hơn về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, trong đó
có trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Do vậy, toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta cần khôn ngừng nâng cao nhận thức, tiếp tục phát huy mạnh mẽ bản sắc
ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những
thành tựu về hoạt động đối ngoại là minh chứng rõ nhất củng cố niềm tin của
nhân dân với Đảng, Nhà nước cũng như đập tan mọi luận điệu xuyên tạc. Chắc chắn,
ngoại giao “cây tre Việt Nam” sẽ tiếp tục phát huy vai trò và đem lại những
thành tựu quan trọng trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc,
phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
VỀ TRIẾT LÝ ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO “CÂY TRE VIỆT NAM”
Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” được khái quát hóa từ biểu tượng cây
tre “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”; thể hiện triết lý, phương pháp luận
và phương châm chỉ đạo của ngoại giao Việt Nam.
Về mặt cơ sở lý luận, đường lối ngoại giao “Cây tre Việt Nam” dựa
trên mối quan hệ biện chứng giữa đối nội và đối ngoại, xuất phát từ nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và truyền thống, bản sắc ngoại
giao, văn hóa dân tộc. Đường lối đối ngoại của Việt Nam được Đại hội XIII của Đảng
thống nhất về nhận thức và quyết tâm là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ đối ngoại, đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc, trên
cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc, bình đẳng, hợp tác
cùng có lợi, kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam là bạn là đối tác tin cậy và
thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Theo
đó, Đại hội XIII của Đảng đã xác định ngoại giao là một “mặt trận”, giữ vai trò
“tiên phong”, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng, phát triển đất
nước, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước Việt Nam; ngăn ngừa nguy cơ xung đột,
chiến tranh, “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”... Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc của quan điểm và chính sách đối ngoại của Đảng
ta, trong đó có trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Để giải quyết đúng đắn
vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, việc đứng vững trên lập trường
của Chủ nghĩa Mác - Lênin là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Cùng với nhận thức
sâu sắc cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; ngoại giao là
một trong những mặt trận quan trọng để giành và giữ hòa bình, nội dung cốt lõi
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại - ngoại giao là: Độc lập tự chủ, tự cường
gắn với đoàn kết quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế. Theo đó, trí tuệ và đường
lối sáng suốt của Đảng, nền tảng sức mạnh đoàn kết của toàn dân kết hợp với sức
mạnh thời đại là cội nguồn tạo nên những thành tựu vẻ vang trên mặt trận đối
ngoại.
Về cơ sở thực tiễn, đường lối ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là phù hợp
với điều kiện đặc thù của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong
lịch sử cũng như giai đoạn hiện nay. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta cho thấy, các hoạt động đối ngoại - ngoại giao luôn được coi trọng
và gắn kết chặt chẽ với hoạt động quân sự. Trong đó nổi bật là phương châm “đem
đại nghĩa thắng hung tàn”, “công tâm” - “đánh vào lòng người, không đánh mà thắng”...
Trong mọi giai đoạn lịch sử, hoạt động ngoại giao của Việt Nam, nhất là đối với
các quốc gia láng giềng luôn được coi trọng nhằm giữ yên bờ cõi, tạo sự hòa hiếu.
Truyền thống tốt đẹp của ngoại giao Việt Nam là hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự
chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia, bản sắc văn hóa, danh dự dân tộc. Đó là nền ngoại
giao linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa tính nguyên tắc và sách lược mềm dẻo, kết
hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao, mặt trận chính trị và mặt trận quân sự.
Những tinh hoa của ngoại giao Việt Nam bắt nguồn từ chiều sâu bản sắc văn hóa của
dân tộc; đồng thời, là sản phẩm của một quốc gia có vị trí địa chiến lược về
chính trị, kinh tế, quân sự đặc biệt quan trọng của khu vực. Với tư tưởng ngoại
giao chủ động, linh hoạt, mềm dẻo, kết hợp “cương với nhu” trên cơ sở giữ vững
tính nguyên tắc đã giúp dân tộc ta bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ. Chúng ta đã kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại
giao; giữ đúng “lễ” với “binh”, “biết mình, biết người” cả trước và sau chiến
tranh, nhằm đạt mục tiêu cao nhất trong công tác - hoạt động ngoại giao Việt
Nam là: giành và giữ độc lập dân tộc, nâng cao vị thế của đất nước.
NHẬN DIỆN CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO “CÂY TRE VIỆT NAM”
Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là thuật ngữ thể hiện sự mềm dẻo, linh
hoạt và bản lĩnh của đường lối đối ngoại Việt Nam, thể hiện đường lối ngoại
giao khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất
bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi khó khăn, thử thách vì độc lập dân tộc,
vì tự do, vì hạnh phúc của nhân dân. Khái quát biểu tượng cây tre “gốc vững,
thân chắc, cành uyển chuyển” chính là triết lý, phương pháp luận và phương châm
chỉ đạo của ngoại giao Việt Nam.
Song, các thế lực phản động, các phần tử cơ hội chính trị thường
xuyên sử dụng những chiêu bài mang danh “phân tích”, “phản biện”, “bình phẩm” với
cường độ cao, tần suất lớn nhất là trên không gian mạng, nhằm xuyên tạc chủ
trương, đường lối đối ngoại - ngoại giao “cây tre Việt Nam”.
Chúng “lập luận” rằng ngoại giao “cây tre Việt Nam” là “ngoại giao
đu dây”, “không dám thể hiện lập trường”, không có mục đích phục vụ lợi ích đất
nước và dân tộc mà chỉ nhằm phục vụ cho Đảng. Cụ thể, trước quan điểm của Việt
Nam về cuộc xung đột vũ trang Nga - Ukraine là kêu gọi các bên chấm dứt xung đột,
khôi phục hòa bình, thì chúng lại rêu rao rằng hành động của Việt Nam là “mơ hồ,
không rõ ràng”, “không đi theo số đông”, thậm chí có luận điệu cho rằng Việt
Nam đang ngấm ngầm ủng hộ cho chiến tranh, quay lưng với hòa bình, “không kiên
định”, “không dứt khoát”, “lạc lõng giữa thời cuộc”.
Chúng xuyên tạc rằng ngoại giao “cây tre Việt Nam” là lạc hậu, đường
lối bị động, do thiếu bản sắc nên bị hòa tan, cóp nhặt từ “ngoại giao cây sậy”
của Thái Lan. Chúng cho rằng trong bối cảnh hiện nay, mỗi nước phải biết và chọn
cho mình một nước lớn để dựa vào mới có thể bảo vệ đất nước khi cần thiết. Thế
nên, chúng xuyên tạc rằng ngoại giao “cây tre Việt Nam” và chính sách quốc
phòng “4 không” là không thức thời, là lạc hậu, hẹp hòi.
Chúng còn xuyên tạc rằng ngoại giao “cây tre Việt Nam” là chính sách
“tầm gửi”, “ăn bám”, chỉ nhằm củng cố quyền lực cho Đảng cầm quyền. Vì thế, trước
mỗi chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đến các nước lớn,
những giọng điệu “ngụy dân chủ” lại lớn tiếng rằng lãnh đạo Việt Nam đang “lợi
dụng” những nước lớn “làm bình phong”, chỉ vì lợi ích của lãnh đạo chứ không phải
vì lợi ích của nhân dân, không đại diện cho nhân dân.
Ngoài ra, chúng chỉ ra cái gọi là “mâu thuẫn” trong trường phái
ngoại giao “cây tre Việt Nam” hòng kích động nhân dân đòi đổi mới đường lối đối
ngoại của Đảng. Trước mỗi sự kiện ngoại giao quan trọng như các hội nghị đối
ngoại, các chuyến thăm cấp cao... các phần tử phản động lại mượn danh “kiến nghị”,
“thư ngỏ” để: một mặt, chúng “vờ” chỉ ra những mâu thuẫn như “Việt Nam không
liên minh quân sự thì làm sao có thể hợp tác đa phương”, “đã độc lập tự chủ thì
sao còn đòi hợp tác và phát triển”...; mặt khác, chúng hạ thấp vị trí của Việt
Nam trên trường quốc tế, đòi hỏi phải đổi mới đường lối đối ngoại, đòi Việt Nam
phải “có lập trường rõ ràng, phải chọn bên hợp lý”, đòi “dân chủ hóa Việt
Nam”... Sau những thành công của các sự kiện đối ngoại - ngoại giao thì chúng lại
xuyên tạc rằng “Việt Nam làm màu, hình thức, tất cả chỉ là giả tạo”.
Những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng phản động liên quan đến
công tác đối ngoại - ngoại giao, trong đó có trường phái ngoại giao “cây tre Việt
Nam” không ngoài mục đích nhắm tới âm mưu cuối cùng của chúng là tạo ra sự
hoang mang, “lèo lái” dư luận, gây chia rẽ, kích động từ bên trong đối với các
tầng lớp nhân dân, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tiến tới thực hiện
chiến lược “Diễn biến hòa bình”. “Hiệu ứng tức thời” mà chúng mong muốn là “nói
đi nói lại, sai cũng thành đúng” nhằm gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ hữu
nghị, hợp tác của Việt Nam đối với các quốc gia trên thế giới, hạ thấp uy tín
và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
CẢNH GIÁC TRƯỚC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NGHỊ ĐỊNH 147
Nghị định
147/2024/NĐ-CP ngày 9-11-2024 của Chính phủ về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (Nghị định 147) chính thức có
hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024. Nghị định 147 ra đời nhằm kiến tạo không
gian mạng minh bạch, tin cậy và an toàn, khắc chế các tình trạng mạo danh, lừa
đảo trực tuyến, lan truyền thông tin xấu, độc, chống phá Đảng, Nhà nước. Với những
ưu việt đó, Nghị định 147 nhận được sự mong chờ và phản hồi tích cực của các
chuyên gia, nhà nghiên cứu và cộng đồng.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lại nhân cơ hội
này tăng cường phát tán các thông tin bịa đặt, xuyên tạc nội dung nghị định
này.
Một số trang mạng xã hội (MXH) chuyên đăng tải thông tin xấu, độc đã
đăng tải nhiều dòng trạng thái thể hiện thái độ bất bình trước những quy định mới
của Nghị định 147. Việc bất bình xuất phát từ nguyên nhân họ lo ngại những hành
vi vi phạm trên không gian mạng sẽ bị xử lý và quản lý nghiêm, trong đó có việc
lợi dụng live stream, phỏng vấn… để cài cắm tin giả, bình luận tiêu cực, phát
tán những thông tin xấu, độc đến người dùng MXH. Trên trang MXH V., các thế lực
thù địch, cơ hội chính trị bịa đặt thông tin cho rằng, với sự ra đời của Nghị định
147, chính quyền nước ta “bịt miệng, không cho dân bình luận”; còn trang t.
thông tin xuyên tạc rằng Việt Nam “hạn chế quyền tự do thông tin và biểu đạt”…
Thậm chí, một trang tin có trụ sở ở nước ngoài còn đăng bài viết với lập luận
xuyên tạc rằng “Nghị định 147 sẽ như chiếc đinh đóng vào quan tài, đánh dấu
thêm một bước thắt chặt đối với tự do ngôn luận
tại Việt Nam”, và “ngay cả túi tiền của người dân cũng nằm trong diện bị
kiểm soát”... Các thế lực thù địch “mượn danh” quyền con người để đả phá chính
sách mới của Nhà nước ta, nhưng thực chất chúng đang lo ngại các nội dung thông
tin xấu độc, những thông tin gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…
mà chúng thường xuyên đăng tải trên MXH sẽ bị “bóp” tương tác. Điều này cũng đồng
nghĩa các thông tin xấu độc không “phủ sóng” được trên môi trường mạng, làm thất
bại ý đồ, mục đích chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên và nội dung duy nhất mà các thế
lực thù địch tạo cớ để chống phá. Nhân danh nhân quyền để nói về tự do ngôn luận
nói riêng và các quyền khác nói chung, nhưng các thế lực thù địch chỉ nói những
lời vô căn cứ, xuyên tạc hòng nhắm đến những người không vững về lập trường, tư
tưởng dao động. Bởi bất kỳ ai khi nắm vững cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về tự
do ngôn luận thì sẽ thấy được ý đồ nham hiểm của các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị này.
NGHỊ ĐỊNH 147 LÀ NỀN TẢNG KIẾN TẠO KHÔNG GIAN MẠNG MINH BẠCH, TIN CẬY VÀ AN TOÀN
Nghị định
147/2024/NĐ-CP ngày 9-11-2024 của Chính phủ về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm kiến tạo không gian mạng
minh bạch, tin cậy và an toàn, khắc chế các tình trạng mạo danh, lừa đảo trực
tuyến, lan truyền thông tin xấu, độc, chống phá Đảng, Nhà nước. Nghị định 147
có 84 điều, 6 chương, quy định biện pháp thi hành việc quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ internet, thông tin trên mạng, bao gồm: dịch vụ internet, tài nguyên
internet; thông tin trên mạng; cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn
thông di động; giám sát thông tin và ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật
trên mạng.
Nghị định 147 có nhiều điểm mới, được cho là bước tiến mới trong quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và MXH ở Việt Nam, góp phần tích cực
trong việc xây dựng môi trường internet, MXH lành mạnh, trách nhiệm, an toàn.
Trong đó, liên quan đến hoạt động cung cấp xuyên biên giới vào Việt
Nam, nghị định bổ sung các quy định về chặn gỡ nội dung, dịch vụ vi phạm trong
vòng 24 giờ, chặn gỡ kịp thời với nội dung, dịch vụ vi phạm an ninh quốc gia;
khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn tài khoản, trang, nhóm, kênh MXH thường xuyên vi
phạm. Đặc biệt, nghị định này quy định việc xác thực và định danh tài khoản của
người dùng bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân, bảo đảm chỉ những tài
khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, live
stream) và chia sẻ thông tin trên MXH...
Với việc quy định người sử dụng được bảo vệ thông tin theo quy định
của pháp luật, đồng thời phải chịu trách nhiệm về nội dung do mình cung cấp,
lưu trữ, truyền đưa, chia sẻ trên mạng sẽ hạn chế tình trạng “núp lùm”, vô danh
để phát tán, chia sẻ thông tin xấu, độc trên MXH. Qua đó giảm thiểu tình trạng
giả mạo, lừa đảo trực tuyến, tung tin giả và các hành vi vi phạm pháp luật
khác... giải quyết được tình trạng vô danh nên vô trách nhiệm.
Với sự phát triển như vũ bão của internet, bên cạnh những lợi ích vô
cùng thiết thực thì môi trường internet và MXH tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an
toàn vì tội phạm mạng hoạt động ngày càng tinh vi, các thế lực thù địch, chống
phá cách mạng xem internet và MXH là mảnh đất màu mỡ để gieo rắc các thông tin
xấu, độc… Trong khi đó, Việt Nam lại nằm trong tốp những quốc gia có số lượng
người dùng MXH cao nhất thế giới. Tổng số tài khoản người Việt Nam sử dụng MXH
nước ngoài khoảng 203 triệu, trong đó Facebook: 72 triệu, YouTube: 63 triệu và
Tiktok: 67 triệu...
Do đó, việc Nhà nước ta ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật, cụ
thể mới đây là Nghị định 147 để nhằm tiếp tục hoàn hiện hệ thống pháp luật Việt
Nam, không chỉ thúc đẩy, đảm bảo quyền con người, mà còn tăng cường, củng cố thể
chế để kiến tạo một môi trường mạng lành mạnh, an toàn, trách nhiệm.
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các
quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, cần xác định rõ các phương thức đấu
tranh để có hiệu quả cao:
Một là, thường
xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm về cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong
tình hình mới.
Đây
là giải pháp, đồng thời là yêu cầu đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ
quan, đơn vị, địa phương và cả hệ thống chính trị cùng toàn thể cán bộ, đảng
viên và nhân dân cần nhận thức rõ cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay là
một trong những nhiệm vụ chính trị mang tính cấp bách, thường xuyên và lâu dài.
Đây là cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận, quan điểm của Đảng,
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ những giá trị tư tưởng, lý
luận đúng đắn, bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã dày công xây
dựng.
Hai là, chủ
động bám sát và cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng cho toàn xã hội.
Công
tác tư tưởng phải đi trước, đón đầu; không để “khoảng trống” thông tin để các
thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá, các cơ quan chức năng cần
nghiên cứu biên soạn các tài liệu để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức, kỹ năng đấu tranh cho các lực lượng.
Làm
tốt việc cung cấp thông tin cho cán bộ theo định kỳ, chủ động trao đổi với các
cán bộ có quan điểm chưa thống nhất để cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng,
tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động.
Ba là, thường xuyên đổi mới phương thức, huy động sức
mạnh tổng hợp của các lực lượng trong đấu tranh.
Đây
là giải pháp cơ bản nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong đấu
tranh phản bác quan điểm, luận điệu thù địch, sai trái của các thế lực thù địch.
Đa dạng hóa hoạt động đấu tranh, nâng cao chất lượng các bài viết đấu tranh
phản bác với luận cứ khoa học, tính thuyết phục cao. Kết hợp chặt chẽ các biện
pháp đấu tranh trực tiếp và gián tiếp; giữa xây và chống, trong đó lấy xây là
chính; chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí để đấu
tranh, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả.
Bốn là, tăng cường quản lý, chủ động sử dụng các biện
pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách
hiệu quả.
Các
cơ quan chức năng cần sử dụng có hiệu quả các giải pháp về công nghệ thông tin
để ngăn chặn một cách triệt để các tin tức xấu, độc trên các trang mạng, vô
hiệu hóa hoặc ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung “độc hại”
trong một thời gian nhất định. Các tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải
chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ, lọt bí mật của Đảng, Nhà
nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc phát tán những đơn thư nặc danh,
mạo danh, hoặc thư có danh nhưng có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích
động.
Thực
hiện tốt những định hướng cơ bản trên sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả những luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch hoạt động trên mạng xã hội và các
phương tiện truyền thông, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch./.
ĐÁU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU CHỐNG PHÁ QUÂN ĐỘI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Hiện nay,
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch tiếp tục diễn biến phức tạp; chúng
triệt để lợi dụng các sự kiện chính trị, một số “điểm nóng” xảy ra trong nước
liên quan đến đời sống sinh hoạt, quyền lợi chính trị, kinh tế của các tầng lớp
nhân dân; tình hình biên giới, biển đảo, dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền…
Đặc biệt, một số đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã tán phát nhiều tài liệu
có nội dung chống phá Quân đội.
Những nội dung chống phá của chúng rất
phản động như: bóp méo sự thật; tung tin thất thiệt với hình ảnh phản cảm trên
các trang mạng xã hội, gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong các tầng lớp nhân
dân và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, làm ảnh hưởng xấu đến chính trị nội
bộ, bản chất, truyền thống, uy tín của Quân đội. Để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn
âm mưu, thủ đoạn và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cần thực
hiện tốt một số nội dung sau:
Lãnh đạo,
chỉ huy các cơ quan đơn vị các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực
hiện nghiêm túc các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ
Quốc phòng. Thực hiện tốt về công tác bảo đảm an toàn thông tin, công tác bảo vệ
chính trị nội bộ; Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tăng
cường công tác bảo đảm thông tin và một số vấn đề tổ chức hoạt động tác chiến
không gian mạng.
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục
cho mọi cán bộ, chiến sĩ nâng cao bản lĩnh chính trị, tin tưởng tuyệt đối vào
chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của Quân
đội, nêu cao ý thức cảnh giác, nhận rõ và chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn
chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch,
phản động; tích cực bảo vệ mình, bảo vệ nội bộ cơ quan, đơn vị.
Quản lý chặt chẽ tình hình của cơ quan,
đơn vị, các mối quan hệ quân nhân, việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh
của các đối tượng trong cơ quan, đơn vị. Chủ động nắm, quản lý, dự báo, thông
tin định hướng tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trước các thông tin
xấu độc, ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống, uy tín của Quân đội.
Chỉ đạo, phát huy
vai trò các cơ quan chức năng, cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, và “Lực
lượng 47” trong Quân đội đẩy mạnh đấu tranh chuyên sâu; mở rộng chia sẻ, bình
luận, lan tỏa thông tin tích cực trên không gian mạng; tăng cường đấu tranh
trước các luận điệu chống phá Quân đội của các thế lực thù địch.
Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền
địa phương nắm chắc tình hình; chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp
xử lý tốt các vụ việc, tình huống phức tạp xảy ra, giữ vững đơn vị an toàn, địa
bàn an toàn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.