Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Chứng bệnh “ái kỷ chính trị”

"Ái kỷ chính trị" là thói lố tự đánh bóng, khoe mẽ, thổi phồng về bản thân vì những ý đồ chính trị, từ đó đẻ ra đủ loại những thói hư, tật xấu tệ hại khác, như tính tham lam, đói khát danh vọng, dối trá, thói ghen tị, xu nịnh, kèn cựa, vụ lợi, tham ô, lãng phí... Bắt chứng bệnh ái kỷ chính trị không khó, do thói hợm hĩnh, hám danh, “trưởng giả học làm sang”..., nên dù che giấu tinh vi đến đâu vẫn có ngày bị phơi bày, với cả mớ những kiểu thức rởm đời. Có kẻ vô sỉ hả hê lấy mồ hôi, nước mắt của người khác làm thứ màu tô vẽ vào bảng thành tích của mình, bằng tranh công đổ tội, chặn bát chèn đũa đồng nghiệp; có người huênh hoang tự cao tự đại khoe khoang về mình, thuyết giảng đao to búa lớn cả ngày không chán, vừa đôm đốp vỗ ngực tự thổi ta lên chín tầng mây, vừa vẫn không quên dùng thủ đoạn dìm ngay người khác xuống; có người “đánh bóng chuyên nghiệp” khi dùng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để khoe mẽ bản thân bằng những hình ảnh hào nhoáng nhưng đầy thói giả dối, rỗng tuếch, lố bịch, thậm chí lươn lẹo “mớm cung”, mượn tay kẻ khác để tâng hết lời về mình, hòng bịp mắt thiên hạ, dọn đường cho việc tranh quyền đoạt chức về sau; nhiều người tài hèn, đức mọn, nhưng háo danh tìm mọi cách gắn mác học hàm, học vị cho kỳ được, toan tính leo lên ông nọ bà kia; có kẻ dù đã vướng vào vòng lao lý thì vẫn cố vươn khỏi song sắt nhà tù để dùng đám bồi bút bênh vực giảm tội, không nghĩ tới quá khứ táng tận lương tâm bòn rút không tiếc của cải của nhân dân... Kẻ “ái kỷ chính trị” luôn tìm thấy cảm giác thỏa mãn bản thân mình khi vượt được người khác, bằng mọi giá. Khi tài hèn, tất phải dùng thủ đoạn. Người có chút tài năng thì cũng bị những huyễn hoặc, ảo vọng về bản thân và ham hố danh vọng làm mờ mắt, sinh ra hành động khuất tất, thậm chí bất nhân. Song, dù bôi son trát phấn hào nhoáng thế nào thì chung quy vẫn khó lòng lấy hình thức mà lấp đi nội dung, lấy mớ hổ lốn danh hiệu, bằng khen, “công trạng” mà che đậy đi đống rỗng tuếch bên trong. Xưa - nay, Đông - Tây, nhìn khắp bốn bể đều thấy, một tổ chức do yếu kém mà dung túng cho nhiều kẻ “ái kỷ chính trị” thì lâu ngày cũng thành một tập thể ái kỷ chính trị, nơi thói xu nịnh, giả dối, rởm đời, bệnh hình thức, đấu đá, chạy danh hiệu, tự mãn lên ngôi; ngại, tránh những cách nói thẳng, nói ngay, dần mất đi sự công bằng, người tài, người hay ngoảnh mặt - tập thể đó tất đến lúc mạt thời. Nguy hại hơn là cả một đất nước, một dân tộc “ái kỷ”, bám víu vào những thành tích nhất thời, chuộng hư danh, thiếu thực lực, mà hàm hồ, thái quá trong ca tụng, ngủ mê với ảo vọng, khiến tinh thần quốc gia bạc nhược. Người mắc “chứng ái kỷ” nặng thường “không biết mình là ai”, đặt bản thân lên trên hết thảy, không chịu tu dưỡng, nên thiếu sự thấu cảm và đối ác với người khác, mất khả năng kiểm soát ham muốn và dị ứng với sự ăn năn, hối lỗi, do đó khó trông chờ vào sự tự sám hối. “Vực thẳm dễ lấp, nhưng túi tham khó đầy”. Đây là chứng bệnh “kinh niên” trong đời sống chính trị, lây như vết dầu loang, âm thầm lan rộng, nhất là ở nơi có sức đề kháng kém, nguy cơ biến thành những sân khấu để phường tuồng chính trị diễn tấu; thuyên giảm đi trong môi trường mà sự minh bạch, công tâm, sự thực tài, điều thẳng ngay được coi trọng và có sức sống, cùng con mắt tinh tường, hiểu người, thấu lý, thấu tâm của người lãnh đạo. Nước càng sâu càng tĩnh. Người thực tài thường khiêm cung. Kẻ yếu nhược lại hay tự cao, tự đại. Ngẫm lại lời của người đứng đầu Đảng ta càng thấy thêm sự sâu sắc, rằng, mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng quyền lực. Đức Phật cũng dạy: “Thiểu dục và tri túc” (biết tiết chế dục vọng và biết đủ)... Âu đó cũng là đường sáng để những người mắc chứng bệnh này tỉnh ngộ, tự tiết chế bản thân, tránh thành bạo bệnh mà phải gánh hậu họa khôn lường!./.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỰ CHỦ SẢN XUẤT VACCINE

 Thế giới hiện nay chỉ có 42 nước có thể tự nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng bệnh và Việt Nam là một trong số đó. Tất nhiên nếu quý anh chị thấy điều đó chưa thực sự ấn tượng thì tôi sẽ nói rằng hiện nay trên thế giới chỉ có vài nước đã nghiên cứu và điều chế thành công vaccine ngừa Covid-19, trong đó cũng có Việt Nam. Con số "vài" ấy có lẽ đếm không quá số đầu ngón tay của một người bình thường. Sở dĩ tôi dùng chữ "nghiên cứu và điều chế" chứ không phải là "nghiên cứu và sản xuất" là bởi ở Việt Nam người ta mới chỉ đi qua giai đoạn "điều chế" một chút và đang tiếp tục thử nghiệm lâm sàng ở những công đoạn cuối cùng trước khi đưa ra sản xuất hàng loạt. Tôi cũng phải dùng chữ "nghiên cứu" ở đây là để phân biệt giữa những nước dù không nghiên cứu và không điều chế được nhưng người ta sản xuất được nhờ việc chuyển giao công nghệ - tức là ăn ẵn. Tất nhiên, số quốc gia được chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 trên thế giới hiện nay cũng không nhiều.

Những quốc gia đã sản xuất được vaccine cung cấp cho thế giới hiện nay, sở dĩ họ có tiến độ nghiên cứu và sản xuất vaccine ngừa Covid-19 nhanh là bởi họ có nền tảng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhưng một điều cực kỳ quan trọng giúp cho họ có thành phẩm sớm - ấy là họ đã rút ngắn thậm chí lược bỏ bớt nhiều công đoạn trong các khâu từ nghiên cứu đến sản xuất, nói một cách khác theo góc nhìn cực đoan thì đó gọi là "ăn bớt" hay "đốt cháy giai đoạn" - như họ đang nói để lên án việc anh em Nanogen đang xin Chính phủ cấp phép sản xuất vaccine Nanovax của họ, mặc dù sản phẩm ấy đã và đang ở giai đoạn thưr nghiệm lâm sàng thứ 3 - giai đoạn gần như là cuối cùng. Hehe, mặc kệ - tây aka nước ngoài làm thế thì được, chứ trong nước mà làm thì có đúng và đủ quy trình thì cũng bị dìm sml chứ đừng nói là rút ngắn. Sính ngoại và bài nội nó thế.
Giờ nói tiếp gì nhỉ? À nói đến ý nghĩa và giá trị của việc tự chủ nghiên cứu và sản xuất vaccine. Hehe, nhiều anh em ngắn nghĩ có thả còm tút trước của tôi đại ý rằng Việt Nam đang cố gắng và tốn kém cả thời gian và tiền bạc cho sản xuất vaccine là việc làm vô ích. Họ cho rằng dù trong vài tháng nữa Việt Nam có sản xuất thành công vaccine thì cũng đã là muộn và chậm chân hơn nước khác rồi, khi ấy người ta đã bán vaccine khắp thế giới và ở trong nước cũng đã tiêm gần đủ cho dân bằng nguồn vaccine nhập khẩu thì sản xuất ra tiêm cho ai và bán cho ai? Cho nên họ kết luận rằng việc sản xuất vaccine của Việt Nam sẽ không đạt cả về yêu cầu phòng chống dịch cũng như cả về hiệu quả kinh tế... Đó là cách nghĩ cực kỳ thiển cận, thể hiện lối tư duy đóng khung, và tất nhiên ngắn - chỉ thấy cây mà không thấy rừng, thấy một mà không thấy 2 chứ đừng nói đến thấy 10.
Hehe, về ý nghĩa phòng chống dịch bệnh: việc Việt Nam nghiên cứu và sản xuất vaccine không chỉ để giải quyết vấn đề phòng chống dịch trước mắt mà cả cho tương lai lâu dài. Như tôi nói ở tút trước - không thể nói rằng chỉ cần tiêm đủ vaccine cho hơn 90 triệu dân lúc này có nghĩa là đã xong và không cần đến nó nữa, mà còn phải có để dùng cho các thế hệ sinh ra sau này; thậm chí, cũng không loại trừ việc virus gây bệnh dịch Covid-19 sẽ biến chủng nhanh và phức tạp đến mức người ta cần phải tiêm chủng nhắc lại hàng năm mới có thể chống chọi lại nó - giống như người Mỹ và châu Âu tiêm vaccine cúm mùa hiện nay vậy. Mặt khác - tại sao người ta lại chỉ có thể nghĩ đến việc sản xuất ra vaccine chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước kiểu tự cung tự cấp, tự tiêu tự sản nhỉ? Đó là tư duy kiểu bần nông. Hiện nay và chắc chắn cả về lâu dài sau này - nhu cầu vaccine ngừa covid-19 trên thế giới còn rất lớn, tất nhiên là sẽ có thêm nhiều nhà sản xuất khác trên thế giới tung ra sản phẩm của họ, nhưng ai dám nói rằng vaccine của Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh, đơn giản như bằng giá thành như hiện tại thấp hơn rất nhiều so với vaccine của các nước khác sản xuất đã là một lợi thế cạnh tranh rồi. Thế há chẳng phải là kinh tế?
Việc tự nghiên cứu và sản xuất vaccine còn có ý nghĩa khẳng định uy tín và vị thế khoa học của Việt Nam, cụ thể là trong lĩnh vực sinh học dược aka sản xuất vaccine. Việt Nam có thể đi sau một vài nước nhưng nhìn lại thì cũng đi trước cả trăm quốc gia và chắc chắn họ không thể không trầm trồ kính nể. Đừng nói rằng có một anh nào đó bảo rằng "bố đéo thèm sản xuất vaccine" - hehe, lúc này chỉ có một là vaccine hoặc hai là chết thôi chứ đéo phải thích hay không thích, nghe chửa?
Một ý nghĩa quan trọng nữa của việc nỗ lực thúc đẩy sản xuất vaccine ngừa Covid-19 trong nước ở chỗ: việc sản xuất thành công vaccine dù sớm hay muộn thì cũng sẽ là nguồn động viên, khích lệ đối với đội ngũ nhà khoa học nói riêng và đối với nền công nghiệp sản xuất vaccine trong nước nói chung, giúp họ có thêm động lực để tiếp tục nỗ lực, cố gắng và tiến bộ, thành công hơn nữa. Hôm nay có thể chậm hơn một chút, nhưng nếu quyết tâm và cố gắng thì ngày mai sẽ khá hơn, nhanh hơn, kịp thời hơn... Nhưng nếu cứ ôm cái tâm lý nhược tiểu và tự nhục rằng chúng ta sẽ luôn đi sau người khác mà không làm thì sẽ mãi mãi chỉ có những số "0" - không có gì cả.
Càng buồn cười hơn khi người ta nói rằng không cần phải phí công phí của cho việc nghiên cứu làm gì, mà hãy chờ các nước tiên tiến họ sản xuất xong mua thành phẩm hoặc mua chuyển giao công nghệ về sản xuất, xem như là "đi tắt đón đầu" vừa tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc mà lại vẫn có được vaccine. Hehe - đó là cách nghĩ và cách làm không những không bền vững kiểu lựa chọn con cá thay vì chọn cái cần câu. Và hơn thế nữa, cách làm ấy sẽ khiến cho ta luôn thụ động, phải trông chờ và lệ thuộc vào kẻ khác. Đặt giả dụ, một lúc nào đó người ta không đủ nguồn vaccine cho nhu cầu của chính họ, hoặc không muốn bán và cũng không muốn chuyển giao công nghệ cho ta thì ta sẽ lấy gì và làm gì để chống chọi với bệnh tật? Nó giống như việc một anh lười nhất định không chịu cấy cày bởi niềm tin chắc chắn rằng khi đói chỉ cần vác bát đi xin kiểu gì cũng có người cho ăn ấy. Chịu khó cày cuốc có thể sẽ không giàu nhanh chóng nhưng không sợ chết đói, chứ không làm mà muốn có ăn thì chỉ có mà ăn đb, ăn cớt - Huấn's menu!
Câu chuyện sản xuất vaccine cũng chả khác gì như thế. Tự chủ bao giờ cũng hơn là lệ thuộc các ông bà ngắn nghĩ nhưng tự cho mình là thông minh và có trách nhiệm ạ!

Hãy học từ cả những… thất bại!

Lịch sử phát triển của thế giới càng gần đây càng cho thấy, tầm nhìn chính trị, một mặt, không thể không đặt trên kinh nghiệm hay bài học lịch sử; mặt khác, nếu muốn tiếp tục làm nên lịch sử bước cùng thời đại thì nhất định phải được dẫn dắt bởi tầm nhìn chính trị chiến lược. Công cuộc đổi mới hiện nay của chúng ta đang cấp bách đòi hỏi và thách thức: Phải nhìn tới chân trời, nhưng để hành động trên đất nước mình! Muốn thế, không có con đường nào cần hơn và ngắn hơn là: Học! Vì, nói như cổ nhân: Nhân bất học bất tri lý (người mà không học thì không biết được lý lẽ)! Vì, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu! Và, vì chính UNESCO cũng đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Bài học kinh nghiệm hay rộng hơn là bài học lịch sử, mà chúng ta thường tổng kết, chính là chung đúc sự học vậy, nhìn qua 7 kỳ Đại hội của Đảng ta! Nếu lịch sử định vị chúng ta là ai, ở đâu... thì tầm nhìn chiến lược chính trị cho chúng ta lời đáp: Vì sao chúng ta đi, đi tới đâu và đi như thế nào để phát triển mạnh mẽ và bền vững, chứ không đơn thuần chỉ là kinh nghiệm, dù to lớn đến mấy hay chỉ là bài học lịch sử nhất thời nào đó, dù quý báu tới đâu. Từ lịch sử thế giới cả thành lẫn bại, nhất là những cường quốc mạnh mẽ hay đang suy tàn, đã và đang nổi bật một triết lý rằng, phải chăng học tập và việc tổng kết bài học kinh nghiệm có thể được xem như một quá trình, thậm chí bao hàm cả những khúc quanh, nhất là những thời khắc “đứt gãy” của lịch sử, chứ không phải là một tập hợp đơn thuần các kiến thức thực tế và nhất là khi bị ràng buộc bởi các hủ tục giáo điều, dù mỹ miều tới mấy. Từ đó và qua đó, mới có thể tổng kết những bài học kinh nghiệm cho tương lai và thuộc về tương lai một cách toàn vẹn! Người ta không thể học cách kiếm tiền từ những người không có tiền! Những quốc gia này có thể thành công và trở nên hùng mạnh từ những bài học thất bại và thậm chí là sự sụp đổ của quốc gia khác! Vì, sự thăng  - giáng, thành - bại, thắng - thua... của lịch sử luôn là sự vận động và chuyển hóa không ngừng vô cương! Đó là sự vận hành và đắp đổi tự nhiên của lịch sử! Vấn đề còn lại là ở lòng dũng cảm và trách nhiệm với quốc gia, dân tộc! Đó chính là hai mặt của việc học và tổng kết bài học kinh nghiệm. Chính vì vậy, nếu các nhiệm kỳ trước đây, chúng ta thường phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn thì giờ đây, cần tổng kết thực tiễn - phát triển lý luận! Lịch sử và thực tiễn đổi mới cũng cho chúng ta thấy và đã xác tín điều đó rằng, kinh nghiệm sẽ chỉ là quá khứ, bài bọc cũng chỉ là thực tiễn của ngày hôm qua (và dù là bài học nhưng liệu còn có thể thuộc không), nếu thiếu tầm nhìn chiến lược. Nói cách khác, ở góc độ nào đó, có thể thấy nếu kinh nghiệm là lịch sử thì tầm nhìn chính là triết học phát triển của tương lai. Tổng kết thực tiễn - phát triển lý luận chính là kết tinh điều đó! Do đó, bài học của chúng ta nhất định phải bao gồm cả những bài học thất bại, chứ không đơn thuần chỉ toàn những bài học thành công! Tầm nhìn chiến lược và toàn vẹn cũng nảy nở từ đây! Và, tới lượt nó, sự phát triển cũng được dẫn dắt bởi tầm nhìn này! Chính là lý luận được phát triển! Chẳng hạn, chúng ta đang dỡ bỏ đủ thứ quỹ bình ổn, dù ở tầm quốc gia, mà nhiều người cho đó là kinh nghiệm quý báu! Vì, kinh tế thị trường không dung nạp nó! Nó là hữu hạn với kinh tế thị trường! Một khi đem cái hữu hạn để giải quyết cái vô hạn, lại biến ảo, chắc chắn sẽ thất bại! Nhận rõ bài học thất bại cũng là mục đích tổng kết của chúng ta. Lại chẳng hạn, dù qua 20 năm, với tất cả sự nỗ lực, vì sao Khu Công nghệ cao Láng - Hòa Lạc không “cất cánh” nổi, như nhiều người kỳ vọng! Đến nay chúng ta vẫn chưa có một “thung lũng Si-li-côn” nào cả, dù ai cũng tâm đắc và hy vọng, vì đó là cách làm rập khuôn mà chúng ta học được từ các quốc gia phát triển trên địa hạt này. Lại là bài học của sự rập khuôn những thành công của người khác! Xưa nay, không có một sự thành công nào đáng kể cả, thậm chí còn thất bại nếu chỉ sao chép hay rập khuôn vọng ngoại! Nhưng, chúng ta không thành công, vì nó đụng chạm và mâu thuẫn tới rất nhiều lĩnh vực của luật hiện hành, cần phải sửa đổi và ban hành thể chế mới. Bài cần học ở đây, chính là học từ những thất bại của... chính mình! Chúng ta cần học những bài học thất bại và học từ chính mình, trước khi học cách thành công và học từ người khác! Đó là hai mặt của sự học, của việc xây dụng những bài học kinh nghiệm toàn vẹn và khả thi! Đó cũng chính là mục tiêu, là động lực của việc “tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận”, để chúng ta tiếp tục bước đi một cách chủ động, vững chãi và thành công!./..

TÔ THẮM THÊM QUAN HỆ HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT LÀO-VIỆT NAM

 

Trên nền tảng của mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tiếp tục khẳng định, Việt Nam và Lào sẽ duy trì và làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị vĩ đại và tình đoàn kết đặc biệt.

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và phu nhân trong hai ngày (28-29/6) là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần khẳng định mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Chuyến thăm diễn ra sau khi hai nước tổ chức thành công Đại hội Đảng và bầu ra ban lãnh đạo mới, tiếp tục lãnh đạo đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là cơ hội để lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào cùng trao đổi về tình hình mỗi nước, về định hướng phát triển và chính sách đối ngoại trong thời gian tới.
Ông Thonglun Sisoulith chọn Việt Nam là nước đầu tiên đến thăm trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhiệm kỳ 2021-2026 cho thấy, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hết sức coi trọng và mong muốn vun đắp cho tình hữu nghị đặc biệt với Việt Nam – tình hữu nghị đã được thử thách qua thời gian, thử thách bằng xương, bằng máu trong suốt chiều dài lịch sử chống kẻ thù chung.
Việt Nam và Lào nương tựa vào nhau không phải chỉ vì hai nước có đường biên giới chung dài hơn 2.300 km, không chỉ vì hai nước cùng đi một con đường - con đường tiến lên CNXH mà hơn hết, đó là mối quan hệ dựa trên sự tin cậy, thủy chung, son sắc. Đối với nhân dân Việt Nam, nhắc đến Lào là nhắc đến những người bạn “trong sáng hiếm có”, cùng nhau kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật, nhường cơm sẻ áo để cùng nhau đi tới thắng lợi cuối cùng.
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Suphanouvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo hai nước tiếp tục kế thừa và phát triển. Trong giai đoạn sau chiến tranh, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ngày 18/7/1977. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời kỳ mới; tạo cơ sở để hai bên tiến tới ký kết hàng loạt các thỏa thuận hợp tác sau này.
Trong nhiều năm qua, mối quan hệ chính trị giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể trong quan hệ hai nước. Dù đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội song lãnh đạo hai nước vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc cấp cao theo hình thức phù hợp nhằm trao đổi kịp thời những vấn đề vướng mắc, tạo sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau. Hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng được tăng cường và ngày càng hiệu quả.
Công trình Nhà Quốc hội Lào mới là quà tặng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào, có tổng kinh phí hơn 110 triệu USD. Công trình là biểu tượng sinh động của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Công trình Nhà Quốc hội Lào mới là quà tặng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào, có tổng kinh phí hơn 110 triệu USD. Công trình là biểu tượng sinh động của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Trên lĩnh vực hợp tác kinh tế, Việt Nam là một trong 3 nhà đầu tư lớn nhất tại Lào. Hai nước hiện đang thúc đẩy các dự án kết nối kinh tế và giao thông như Dự án xây dựng tuyến cao tốc Vientiane - Hà Nội, Dự án tuyến đường sắt Khammuan - Vũng Áng… 5 tháng đầu năm nay, dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào vẫn đạt trên 570 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam cũng tạo điều kiện để Lào sử dụng cầu cảng Vũng Áng 1,2,3, giúp cho Lào thuận tiện trong việc vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua đường biển.
Hợp tác giáo dục, đào tạo tiếp tục là lĩnh vực được hai nước ưu tiên, coi trọng, để hỗ trợ Lào có đủ nguồn nhân lực chất lượng, phát triển đất nước, trong những năm qua, số lượng học bổng Việt Nam dành cho học sinh-sinh viên Lào ngày càng tăng và năm 2021, con số này đã lên tới 1.220.
Chính trong khó khăn cho dịch bệnh, mối quan hệ Việt - Lào lại một lần nữa ngời sáng. Dù phải đương đầu với đợt dịch thứ tư bùng phát, gây thiệt hại to lớn đến phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam là nước đầu tiên cử chuyên gia và gửi vật tư y tế sang giúp Lào ngay khi Lào đối mặt với làn sóng dịch mới vào tháng 4 vừa qua. Đáp lại nghĩa cử đó, phía Lào cũng có những hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Trên nền tảng của mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith tiếp tục khẳng định, Việt Nam và Lào sẽ duy trì và làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị vĩ đại và tình đoàn kết đặc biệt. Mối qua hệ đó được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; đề cao ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi./.

ĐỪNG ĐỂ KHOẢNG TRỐNG TRUYỀN THÔNG!

 Sự việc quân nhân Trần Đức Đô (sn 2002, Đa Hội, Từ Sơn, Bắc Ninh) tử vong ở trường Quân sự QK1 đang là chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội ngày hôm nay. Hàng nghìn bài viết xuất hiện trên các group, diễn đàn,… với hàng trăm nghìn lượt like, chia sẻ, bình luận, đủ để thấy mức độ quan tâm của dư luận đối với sự việc này.

Đáng nói ở chỗ, nhiều trang mạng phản động như Việt Tân, Nhật ký yêu nước cũng rất nhanh chóng lợi dụng vụ việc này để xuyên tạc về kỷ luật trong quân đội, cho rằng phía quân đội đang có biểu hiện bao che, lấp liếng về vụ việc, "còn ai dám đi bộ đội"….
Quốc có quốc pháp, quân có quân pháp. Cơ quan chức năng của Quân đội sẽ không bao giờ bao che, dung túng vụ việc. Nhiều vụ việc tương tự trước đây, khi tình trạng "ma cũ bắt nạt ma mới" vẫn còn, đã bị xử lý nghiêm, nhiều trường hợp bị khởi tố. Nếu nguyên nhân tử vong là do thương tích đánh nhau thì cấp quản lý sẽ bị kỷ luật theo trách nhiệm liên đới không cần bàn cãi, còn những ai tham gia chắc chắn cũng sẽ bị xử lý hình sự. Quân đội là môi trường nghiêm khắc và luật cũng không vị nể ai, càng cao thì càng bị trách nhiệm liên đới cao. Chẳng ai lại đi hi sinh sự nghiệp, thậm chí là quyền công dân để đi bảo vệ những kẻ sai trái, nhất là khi mạng xã hội phát triển như bây giờ.
Cái cần thiết lúc này là không để khoảng trống thông tin để các đối tượng xấu có thể xuyên tạc. Phía lực lượng chức năng của QK1 càng không lên tiếng, càng để lâu thì dư luận xấu càng được dịp bùng phát. Chính vì vậy, cần phải minh bạch thông tin, dựa trên các kết quả khám nghiệm tử thi, kết quả xác minh ban đầu về vụ việc, tránh để các đối tượng có thể lợi dụng.
Nhân tiện, cũng khuyên luôn anh chị cộng đồng mạng, khi chưa biết chân tướng vụ việc, đừng chia sẻ những câu chuyện không có căn cứ, nặng tính chất suy đoán. Hãy chọn lọc, tiếp nhận thông tin và lắng nghe nhiều chiều, đừng để đến khi mất tiền mới thấy hối hận.

LUẬN VỀ LÒNG TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC, VỚI NHÂN DÂN, “DĨ QUỐC, DÂN VI THƯỢNG”!

 

Ngày xưa khi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta; Yết Kiêu và Dã Tượng là hai gia nô của Hưng Đạo Vương, dù trước đó hai vị đó có thân phận thấp kém trong xã hội phong kiến nhưng một lòng, một dạ vì đất nước, vì chủ tướng Hưng Đạo Vương; Yết Kiêu và Dã Tượng chiến đấu anh dũng trên sa trường, lập nhiều chiến công hiển hách. Không ngại hiểm nguy để xong pha nơi mũi tên, hòn đạn vì giang sơn, xã tắc. Khi Hưng Đạo Vương đem di nguyện của cha mình là An Sinh Vương Trần Liễu để dò hỏi hai người, họ trả lời: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu"...Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từng nói về Yết Kiêu và Dã Tượng khi họ một dạ trung thành, bất chấp hiểm nguy vì đất nước khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần 2, 1285 rằng: "Chim hồng hộc muốn bay cao tất phải nhờ ở 6 trụ xương cánh. Nếu không có 6 trụ xương cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường mà thôi". Câu này ý muốn so sánh Yết Kiêu và Dã Tượng với những cánh chim hồng hộc. Mặc dù xuất phát với thân phận gia nô nhưng tận trung vì đại nghĩa cứu nước, ai dám bảo Yết Kiêu và Dã Tượng không thể sánh ngang hàng với các bậc hào kiệt khác. Có thể nói sở dĩ có được các bậc anh hùng cái thế như chính Trần Quốc Tuấn, tất trước phải có sự trợ thủ đắc lực của những người như Dã Tượng, Yết Kiêu…
Lòng trung trinh ái quốc che mờ cả nhật, nguyệt! họ vì đại nghiệp chung của quốc gia, dân tộc là trên hết; thù nhà chỉ là tiểu tiết, còn nợ nước mới là đại cục muôn đời! Vậy nên, tự cổ chí kim thì những kẻ chỉ vì cái nhỏ, cái tiểu tiết; chỉ bo bo lo cho cái tiểu tiết thì không thể làm nên nghiệp lớn; thậm chí chí vì những cái nhất thời không đắc chí hoặc là quá câu nệ tiểu tiết mà quay giáo, trở cờ để chống lại đất nước, chống lại nhân dân thì mãi mãi sẽ là tội đồ của dân tộc ta; ví như: Đông A, Ích Tắc thờ Nguyên Chúa, Đại Việt, Chiêu Thống bái nhà Thanh; Nguyễn Ánh "cổng rắn cắn gà nhà"; Thiệu, Diệm bán nước cho Hoa Kỳ. Hoàng Văn Hoan theo Tàu phản Quốc; phường giá áo túi cơm như Bùi Tín, Cù Huy Hà Vũ thất thân nơi đất khách quê người; Bọn bất mãn trở cờ như: Quang A, Nguyên Ngọc…; lũ phản phúc nhưng ảo tưởng sức mạnh rằng mình có đủ tài như “kinh bang tế thế” như San Vẩu, Như Quỳnh, Đoan Trang, tình nguyện theo gót ngoại bang để chống lại đất nước này …Bọn chúng sẽ có điểm chung là phản bội tổ Quốc; ngàn năm không xóa được vết nhơ!
Nếu Muốn đất nước này có thể “bay cao, bay xa” như chim Hồng Hộc thì cần thiết phải có “sáu cái trụ xương cánh”, “sáu cái trụ xương cánh” ấy hiểu theo nghĩa rộng thì chính là hơn 95 triệu dân Việt Nam và hơn 3 triệu đồng bào ở hải ngoại phải vì đại cục chung của đất nước; vì con chim Hồng Hộc Việt Nam mà gác lại chuyện quá khứ, bỏ thù hận, bất mãn để toàn tâm, toàn ý đóng góp để xây dựng quê hương bằng chính công sức và trí tuệ của mọi người; được thế thì mới mong sánh vai cùng năm châu bốn bể chứ chẳng phải là làm việc bất nhân chống lại tổ quốc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nêu cao tinh thần hòa hợp dân tộc, cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân; với mong muốn đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hưng thịnh và hùng cường; tất cả vì quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, ngoài ra Đảng ta không có lợi ích riêng nào khác. Tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến đóng góp mang tính chất xây dựng của các tầng lớp nhân dân. Có rất nhiều diễn đàn chính thống, Các cấp các ngành đều có nơi tiếp công dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của mọi người; các cuộc tiếp xúc cử tri Hội đồng nhân dân các cấp; những cuộc trưng cầu dân ý …Đó là nơi mà mọi người nên đến để cùng nhau bàn quốc sự, cùng nhau xây dựng quê hương. Đó chính là lòng trung thành đối với tổ quốc, với nhân dân; là đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu; là cách làm đúng đắn chứ không phải là theo ngoại bang để chống phá, kích động chống phá, phản bội tổ quốc ./.

Bé trai 12 tháng tuổi bị nhét giẻ vào miệng

THÁI BÌNHThấy bé trai 12 tháng tuổi khóc, không ngủ, cô trông trẻ đã dùng khăn bông nhét vào miệng bé và càng khiến bé khóc to hơn. Ngày 29/6, ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch UBND phường Tiền Phong, TP Thái Bình, cho biết sự việc xảy ra sáng 4/5 tại nhóm trẻ mầm non tư thục Sao Việt, do bà Lê Thị Hương Giang làm chủ. Nạn nhân là bé Nam, 12 tháng tuổi, con trai cặp vợ chồng trú tại phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình. Theo tường trình, lúc 10h45 ngày 4/5, chị Lê Thị Lý, 19 tuổi, em bà Giang, đến lớp và giúp cô giáo Vũ Diệu Linh ru các cháu ngủ trưa. Bé Nam không ngủ, bị cô quát nên khóc. Thấy vậy, chị Lý đã dùng khăn bông nhét vào miệng bé, giữ chặt chân tay khiến bé khóc to hơn... Là giáo viên phụ trách lớp, cô Linh đã can ngăn nhưng không được nên đứng sau dùng điện thoại ghi lại hình ảnh. Cô thừa nhận không báo cáo sự việc cho chủ nhóm lớp mầm non Sao Việt để có biện pháp chấn chỉnh. "Là người mẹ, lương tâm em không cho phép che giấu sự việc", cô Linh giải thích lý do đã cho mẹ cháu Nam xem video vào ngày 27/6. Sau khi video lan truyền trên mạng xã hội, ngày 29/6, công an phường Bồ Xuyên đã mời những người liên quan, gồm cô giáo Vũ Diệu Linh, chị Lê Thị Lý và bà Lê Thị Hương Giang đến làm việc. Cơ sở Sao Việt bị tạm đình chỉ hoạt động, chờ xác minh sự việc. Là chủ nhóm lớp, bà Giang đã thừa nhận trách nhiệm và đến gia đình cháu Nam xin lỗi. Nhóm lớp mầm non tư thục Sao Mai hoạt động từ tháng 7/2020 theo quyết định thành lập của UBND phường Tiền Phong. Cơ sở có 3 lớp trẻ 1-3 tuổi với 3 giáo viên. Thời điểm xảy ra sự việc, cơ sở này đang trông giữ hơn 20 cháu. Liên quan đến sự việc, chiều 29/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình phối hợp với các đơn vị chức năng nhanh chóng xác minh, báo cáo về Bộ. Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, cho hay Bộ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về việc đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Quan điểm của Bộ là "xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm".

Sống cùng virus

Tôi hỏi lý do chịu đựng những cơn đau, bệnh nhân kể, cô và chồng hình dung virus đang bò lổm ngổm khắp bệnh viện, sợ đến nỗi không dám đi khám. Một phụ nữ ngoài trung niên, tiền sử hoàn toàn khoẻ mạnh đã chịu đựng những cơn đau bụng, tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh. Không chịu nổi, hơn tuần sau chị vào viện, tôi siêu âm thấy ruột thừa đã vỡ, những ổ áp-xe đầy mủ đang gặm nhấm thành bụng, gặm cả vào ống tiêu hoá, mạc treo và phần phụ. Ca phẫu thuật ruột thừa đáng ra chỉ phải nằm viện vài ngày nhưng đã trở nên quá phức tạp. Bác sĩ phải sử dụng năm cái ống thông cắm sâu vào ổ bụng cùng kháng sinh mạnh để kiểm soát nhiễm trùng lan rộng. Covid-19 đã tạo ra một trận dịch thứ cấp, đó là nỗi sợ virus, khiến nhiều người có bệnh liều lĩnh tự chữa và cố thủ trong nhà. Theo quan sát của tôi, các bệnh viện đều vắng vẻ, rất khó để lấp đầy 50% công suất giường bệnh, trong khi số bệnh nhân nặng lại tăng lên. Đồng nghiệp chụp ảnh gửi cho tôi những buồng điều trị trống trơn. Ngược lại, những phòng chăm sóc bệnh nhân nặng, phòng cấp cứu hoặc đơn nguyên hồi sức tích cực luôn quá tải. Hơn một năm diễn ra đại dịch Covid-19, tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi hoặc tin nhắn xin tư vấn từ bệnh nhân đau tim, đột quỵ, thậm chí đơn giản như viêm ruột thừa, nhưng họ lại "biến mất" ở bệnh viện vì cố thủ trong nhà. Những câu chuyện tương tự phụ nữ trên tôi gặp gần như mỗi ngày. Đó là những bệnh nhân ung thư, bệnh nhân tim mạch, bệnh nhân đột quỵ, đủ thứ bệnh hiểm nghèo, và trong số đó không ít trẻ con phải chịu đau đớn, thậm chí tử vong tại nhà do lần lữa không đến viện. Đồng ý rằng một năm rưỡi qua chúng ta phòng chống dịch quá tốt. Nhưng ở làn sóng dịch thứ tư, theo tôi đã có sự thay đổi lớn. Với biến thể Delta, virus đột biến lẩn tránh miễn dịch và tăng ái tính với thụ thể ACE2 của tế bào người, làm cho người nhiễm tăng tải lượng virus, dẫn đến khả năng và tốc độ lây truyền rất cao. Biến thể Delta với 68% ca mắc không triệu chứng, nhiều ca F0 đang âm thầm lây nhiễm rất nhanh trong cộng đồng, đó chính là lý do tại sao TP HCM đã thực hiện giãn cách xã hội đủ bốn tuần, nhưng số ca nhiễm vẫn đang tăng. Tôi sử dụng thuật toán thống kê ước tính hệ số lây nhiễm trong giãn cách xã hội, kết quả: TP HCM sẽ phải giãn cách xã hội hai đến ba tháng để có thể dập tắt hoàn toàn các chuỗi lây nhiễm cộng đồng. Tức, sự kỳ vọng giãn cách xã hội trong vài tuần để Thành phố vô nhiễm với virus là không thể. Virus vẫn tồn tại, ngay cả khi phần lớn dân số thế giới được tiêm chủng. Các nhà khoa học dự báo, Covid-19 sẽ trở thành căn bệnh đặc hữu như các chủng cúm mùa, con người phải có kế hoạch sống chung với nó. Ở TP HCM hay bất cứ địa phương nào, các làn sóng dịch sẽ tiếp tục xảy ra. Chống dịch sẽ trở nên cực đoan nếu mỗi tỉnh thành chỉ có vài chục ca mắc đã ngay lập tức giãn cách. Các hoạt động kinh tế, đời sống xã hội đều dừng lại. Tôi cho rằng, giãn cách xã hội sẽ mang lại thành tích giảm số ca bệnh, nhưng mỗi đợt giãn cách kéo dài hàng tháng, lặp đi lặp lại nhiều lần thì hệ quả sẽ khôn lường. Đó là những người cố thủ trong nhà chấp nhận ốm nặng, thậm chí tử vong, là những người yếu thế bị "tấn công", những người mất việc làm, phải gánh chịu thảm hoạ kép cả đói khổ lẫn bệnh tật. Nghiêm trọng nhất, đó là khi nền kinh tế đổ vỡ dẫn đến khủng hoảng xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, khi đại dịch đi qua, phía sau nó có thể là bệnh tật, nạn đói và trộm cướp hoành hành. Thế giới hôm nay chống dịch theo khoa học nhiều hơn chủ nghĩa kinh nghiệm. Tất cả các quốc gia đến giờ phút này đang chống dịch thành công đều ứng phó căn cứ vào "mức độ rủi ro" theo cấp độ cụ thể và màu sắc. Ví dụ, nước Đức chọn số ca nhiễm dưới 35 trên 100 ngàn dân được coi như "an toàn". Con số "hy vọng" là từ 35 đến 50 ca, con số mức "mở cửa" có giới hạn từ 50 đến 75 ca, con số "chỉ mở cửa những lĩnh vực thiết yếu" từ 75 đến 100 ca trên 100 ngàn dân. Trên 100 ca với 100 ngàn dân được đánh dấu "nguy hiểm". Nếu một bang nào đó đạt màu xanh - dưới 35 ca trên 100 ngàn dân - nghĩa là đang an toàn, sẽ chuyển sang "giai đoạn Covid mãn tính", được mở cửa toàn bộ, người dân được phép không đeo khẩu trang. Ngược lại, bang màu vàng đến màu đỏ sẽ bị áp các mức hạn chế, mức đỏ tía sẽ khoá chặt cả bang hay thành phố. Các tiêu chí để định lượng cho từng cấp độ cụ thể như: số ca nhiễm mỗi ngày, hệ số lây nhiễm cơ bản R0, tỷ lệ xét nghiệm dương tính, công suất sử dụng giường hồi sức tích cực ICU, tỷ lệ tiêm chủng, chỉ số nhóm người dễ bị tổn thương... Việt Nam đã có quyết định 2686 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, đánh giá mức độ nguy cơ theo các bậc: "bình thường mới", "nguy cơ", "nguy cơ rất cao", "nguy cơ cao" và các biện pháp hành chính tương ứng. Việc còn lại là áp dụng linh hoạt thế nào, vào từng địa phương, cộng đồng, ở từng thời điểm cụ thể. Theo tôi, thay vì giãn cách theo một công thức chung áp dụng cho tất cả, nên phân ra các mức độ rủi ro theo ba hoặc năm cấp độ, với nhiều tiêu chí hơn nữa, trong đó có các tiêu chí về số ca bệnh trên số dân, an sinh xã hội, kinh tế, tâm lý cộng đồng, chất lượng sống... từ đó quy định cho phép mở cửa hoạt động bình thường, hay mở cửa có giới hạn, hoặc cách ly xã hội để thực hiện các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt và khoa học. Mỗi địa phương, từ cấp tỉnh cho đến phường xã, thậm chí một khu phố, sẽ dán một màu cụ thể. Từng khu vực, ví dụ như khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, cơ quan công sở, trường học, dịch vụ kinh doanh, khu thể thao, vui chơi giải trí, du lịch... cũng sẽ được dán nhãn và ứng xử theo bối cảnh riêng như thế. Ta đang thấy dấu hiệu rõ hơn về một tương lai mà Covid-19 không bao giờ biến mất. Chống dịch thành công không phải là đạt đến một xã hội vô nhiễm với virus, mà là làm sao để số ca nhiễm vẫn trong tầm kiểm soát, hệ thống y tế không sụp đổ, những người yếu thế không bị tổn thương quá mức hay bị đẩy vào đường cùng.

Cựu Chủ tịch Bình Dương và 5 người bị bắt

Ông Trần Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch tỉnh và Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, cùng nhiều lãnh đạo khác bị bắt với cáo buộc sai phạm khi chuyển nhượng 43 ha đất "vàng". Ngày 30/6, ông Liêm (lãnh đạo tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020) bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về hành vi Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 BLHS. Bị khởi tố và bắt tạm giam về cùng hành vi còn có 5 người là: ông Phạm Văn Cành (nguyên Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương); Trần Xuân Lâm (nguyên Trưởng phòng Kinh tế ngành thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương); Võ Văn Lượng (nguyên Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương); Nguyễn Thanh Trúc (nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) và Ngô Dũng Phương (Trưởng phòng Tài chính Đảng thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ Bình Dương). Động thái này được Bộ Công an đưa ra trong quá trình mở rộng điều tra vụ án sai phạm khi chuyển nhượng 43 ha đất mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và đường Võ Văn Kiệt, gần Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương (vị trí đắc địa bậc nhất tỉnh này) cho tư nhân, gây thiệt hại 126 tỷ đồng. Khu đất vốn thuộc quản lý của Tỉnh uỷ. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, ông Liêm đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước; thực hiện trái chủ trương về phương án sử dụng 43 ha đất tại Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng công ty 3/2, thuộc Tỉnh ủy Bình Dương) hợp thức việc chuyển nhượng trái phép dự án Tân Phú cho tư nhân; để Tổng công ty 3/2 (TCT 3/2) đưa 145 ha đất góp vốn vào Công ty Tân Thành trái pháp luật. Trả lời VnExpress một ngày sau, ông Liêm nhìn nhận trách nhiệm, song cho rằng TCT 3/2 do Tỉnh ủy quản lý nên ông không trực tiếp chỉ đạo, tham gia ban hành các văn bản liên quan. Một số văn bản ông ký là chủ trương chung của Ban thường vụ. Theo cựu Chủ tịch tỉnh, sai phạm xuất phát từ việc cơ quan quản lý không nắm được thông tin, do TCT 3/2 nghĩ đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là được quyền góp vốn, liên doanh nên tự làm mà không xin phép cơ quan chủ quản (Văn phòng Tỉnh ủy). Từ chỗ Văn phòng không biết nên Thường trực Tỉnh ủy cũng không biết. Theo điều tra, năm 2010, TCT 3/2 ký hợp đồng thỏa thuận với Công ty Âu Lạc thành lập liên doanh Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú) với mục đích đầu tư xây dựng và kinh doanh dự án trên 43 ha đất mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và đường Võ Văn Kiệt. Trong đó, Công ty Âu Lạc góp 140 tỷ đồng, chiếm 70% vốn điều lệ. Năm 2016, TCT 3/2 ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất cho Công ty Tân Phú với giá hơn 250 tỷ đồng, tương đương gần 600.000 đồng một m2. Hai năm sau, công ty này khởi công dự án KDC Tân Phú với 1.210 nền đất và nhà phố liền kể, biệt thự đơn lập, song lập, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng. Kết quả điều tra của Bộ Công an xác định, việc chuyển nhượng khu đất do TCT 3/2 thực hiện không đúng quy định về thẩm định giá, đấu giá tài sản theo Điều 27, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 (về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp) gây thất thoát hơn 126 tỷ đồng. Xác định khu đất "vàng" là vật chứng vụ án, nhà chức trách đã tạm giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Công ty Tân Phú quản lý. Hiện vụ án nằm trong diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Liên quan đến các sai phạm tại Bình Dương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị kỷ luật Bí thư Tỉnh uỷ Trần Văn Nam; cách các chức vụ trong Đảng với nhiều cán bộ khác do có vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Về việc khắc phục các sai phạm, Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, TCT 3/2 và Công ty Âu Lạc đã chủ động nộp 252,5 tỷ đồng cho cơ quan chức năng, khắc phục triệt để thất thoát đã gây ra tại dự án Khu dân cư Tân Phú 43 ha. Tại khu đất 145 ha, cả 3 cổ đông trong Công ty Cổ phần Tân Thành đã tự nguyện đề nghị được chuyển nhượng lại toàn bộ phần vốn góp trong Công ty Cổ phần Tân Thành cho Công ty TNHH MTV Đầu Tư Và Quản Lý Dự án Bình Dương (Impco, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) bằng giá trị ban đầu.

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Việt Nam có được ít nhất 10 triệu liều vaccine từ nay đến đầu tháng 8/2021. Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu nội dung trên tại cuộc làm việc gấp với Tập đoàn AstraZeneca do ông Nitin Kapoor – Chủ tịch AstraZeneca tại các Thị trường châu Á, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam, tối 29/6. Ông cũng đề nghị phía AstraZeneca phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy, giúp đỡ có hiệu quả việc sản xuất vaccine trong nước và giảm giá bán vaccine cho Việt Nam. Ông Nitin Kapoor cho biết, lúc này trên toàn thế giới, vaccine phòng chống Covid-19 đang khan hiếm do nhu cầu sử dụng rất lớn. Tuy nhiên, ông hứa với Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ báo cáo Công ty AstraZeneca để ưu tiên và cố gắng thuyết phục chuyển cho Việt Nam ít nhất 8 triệu liều vaccine ngay trong tháng 7 và đầu tháng 8/2021. Ông Nitin Kapoor cũng ghi nhận, cam kết sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền của AstraZeneca để nghiên cứu ưu tiên giảm giá bán vaccine cho Việt Nam tốt nhất có thể. Ngoài ra, AstraZeneca sẽ giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam sản xuất vaccine trong nước, tăng cường đầu tư gia công, sản xuất các loại thuốc cần thiết tại Việt Nam như thuốc chữa ung thư, tim mạch, đường ruột và một số loại thuốc cho trẻ em... Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định các đề nghị nêu trên của Chính phủ "để thực hiện chiến lược vaccine và tiêm miễn phí cho người dân, kịp thời, an toàn, hiệu quả". Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng gần 4,5 triệu liều vaccine, trong đó gần 2,5 triệu liều do Covax hỗ trợ, hơn 400.000 liều đặt mua thông qua công ty VNVC, gần một triệu liều do Nhật Bản tặng. Đầu tháng 7, Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm 1 triệu liều vaccine nữa do Nhật Bản tài trợ. Tất cả số vaccine này đều là của hãng Astra Zeneca. Ngoài ra, Trung Quốc đã tặng Việt Nam 500.000 liều Vero-Cell của Sinopharm. Đến 29/6 cả nước đã tiêm được gần 3,5 triệu liều, trong đó có gần 173.000 người được tiêm đủ hai mũi.

Người có chức vụ càng cao, cương vị càng lớn thì càng phải gương mẫu

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII, triển khai Kết luận số 01 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" sáng nay, 12/6, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác; khẳng định mỗi tập thể cá nhân điển hình tiên tiến là những bông hoa đẹp đang từng ngày vun đắp, tạo ra rừng hoa đẹp cho đất nước; Đảng và Nhân dân trân trọng ghi nhận và mong các đồng chí tiếp tục phát huy tốt hơn nữa những thành tựu đã đạt được, nêu gương sáng để dẫn dắt, nhân rộng cho mọi người noi theo và cùng tiến bộ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phúc Trọng nêu rõ, nêu gương là thực hiện đồng thời, gắn kết với việc học tập và làm theo, phát huy hiệu quả của mối quan hệ giữa 3 nhiệm vụ này, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm tiền phong, gương mẫu với nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, mà trước hết là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp.

Mỗi cán bộ, đảng viên cần nghiêm túc thực hiện trách nhiệm nêu gương, người có chức vụ càng cao, cương vị càng lớn thì càng phải gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác để quần chúng nhân dân noi theo. Phải thể hiện tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng vì nước, vì dân; có phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, thực sự là hạt nhân đoàn kết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể theo tinh thần Bác đã dạy: "Một tấm gương sống còn giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền".

Nâng cao hiệu quả đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, kiên quyết, kiên trì, tích cực phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, một nhu cầu văn hóa tinh thần trong Đảng, tạo dấu ấn rõ rệt về xây dựng văn hóa trong Đảng để Đảng ta thực sự đạo đức và văn minh.

Tổng Bí thư yêu cầu, trong quá trình thực hiện 3 nhiệm vụ nêu trên, cần kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và "chống", trong đó "xây" là cơ bản, chiến lược, "chống" là quan trọng, cấp bách; đề cao tinh thần "nói đi đôi với làm", rèn luyện suốt đời, thường xuyên tự soi, tự sửa, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", không bị tác động bởi tổ chức, cá nhân không trong sáng nào. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao tính cảnh tỉnh, răn đe với những tư tưởng, biểu hiện tiêu cực; khuyến khích, cổ vũ cán bộ, đảng viên suy nghĩ, hành động vì lợi ích chung, vì hạnh phúc của Nhân dân, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh.

 

Chú trọng học tập, làm theo và nêu gương của cán bộ, đảng viên

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII, triển khai Kết luận số 01 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" sáng nay, 12/6, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác;

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị số 05, đề nghị các cấp ngành thấy rõ, nhìn thẳng vào sự thật để quyết tâm làm tốt hơn nữa việc này. "Đây là vấn đề xây dựng con người, có con người xã hội chủ nghĩa thì mới có thể có được Chủ nghĩa xã hội. Con người biết bao nhiêu tầng lớp, đối tượng, nhưng ở đây trước hết nói đến cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người đứng đầu", Tổng Bí thư nêu rõ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, vừa qua, phải khẳng định rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay. Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, theo tư tưởng của Bác Hồ, sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc, sức mạnh của toàn dân ta nên đất nước ta có được cơ đồ như hôm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường, sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; các thế lực thù địch tìm mọi cách chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ Đảng với Nhân dân hòng lật đổ Đảng ta, chế độ ta.

Tình hình này tác động mạnh, nhiều đến đội ngũ đảng viên và Nhân dân, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

Theo Tổng Bí thư, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ, trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" từ trong nội bộ.

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan đơn vị cần phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nghiêm túc, tự giác; thực hiện có hiệu quả những yêu cầu, nhiệm vụ đã được chỉ ra trong Kết luận số 01 ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Trong đó, chú trọng quán triệt tập trung làm tốt 3 vấn đề: học tập, làm theo và nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Chăm cây hoa như... chăm em bé

Đến với huyện đảo Trường Sa, chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên, thích thú, bởi “lạc” giữa màu xanh sẫm bao la của biển cả là tấm áo xanh màu lá trên các hòn đảo. Đó là những vườn rau xanh mướt, những khuôn viên, vườn hoa và con đường rợp bóng cây xanh... Sự hòa quyện của những màu xuân sắc ấy khiến người lần đầu đến đây như lạc vào miền cổ tích...

“Đẹp dịu dàng Tiên Nữ, An Bang”, câu hát trong bài hát “Bâng khuâng Trường Sa” mà chúng tôi được nghe trên tàu trong suốt hành trình vẫn chưa đủ để nói hết vẻ đẹp của hòn đảo nổi An Bang. Phải ví vẻ đẹp ấy như một miền cổ tích mới đúng. Không biết đã phải tốn bao mồ hôi, công sức để đảo đá san hô cằn cỗi trở nên xanh mướt, tuyệt đẹp như bây giờ. Trước đây, An Bang còn có tên khác là “đảo Lò Vôi” vì khí hậu nóng bức quanh năm. Nhưng giờ đây, nhìn từ vị trí neo tàu, hòn đảo đẹp thơ mộng với doi cát như chiếc khăn lụa trắng tinh khôi vắt ngay chân đảo. Doi cát này được bộ đội gọi vui là đồng hồ cát vì nó di chuyển theo mùa, cứ hết một vòng quanh đảo là tròn một năm. Những đợt sóng xô vào chân đảo tung bọt trắng xóa, nước biển trong veo xanh màu ngọc bích. Khung cảnh ấy giống như nơi ở của các nàng tiên cá trong truyện cổ tích. Nhưng "nàng tiên cá" ở đây là những người lính biển, da đen bóng, rắn rỏi đang ngày đêm canh trời, giữ đảo. Ngoài thực hiện nhiệm vụ, những giờ nghỉ, họ dành hết tâm huyết cho những chậu cây, khóm hoa. Ươm trồng, vun xới, tưới tắm, cắt tỉa rồi hồi hộp đón đợi từng mầm non nhú lên, từng nụ hoa hé nở. Giữa đại dương mênh mông, xa gia đình, người thân nên cây cối cũng giống như những người bạn thân tình của bộ đội. Ở đảo An Bang, những chậu hoa sứ có màu sắc rực rỡ hơn bất cứ nơi nào tôi từng thấy. Dường như cây đã gom hết cái nắng, cái gió của biển cả, dồn vào những bông hoa để đền đáp công chăm sóc của con người.

Nếu như đảo An Bang với vẻ đẹp nên thơ say lòng người thì đảo Sinh Tồn lại mang đến cảm giác bình yên, thư thái. Đi trên con đường rợp bóng những cây bàng gốc cổ thụ xù xì, với từng chùm quả vuông nằm e ấp trong tán lá, lại nghe tiếng ê a của trẻ đọc bài trong lớp vọng ra... khiến nhiều thành viên đoàn công tác thốt lên: “Bình yên quá!”. Đại tá Trần Công Thắng, Phó trưởng Phòng Tuyên truyền đặc biệt, Cục Dân vận (Tổng cục Chính trị) đã ra Trường Sa 3 lần, nhưng vẫn mê đắm với cảnh đẹp ở đây. Anh tâm sự, mỗi lần ra đảo lại càng thấy yêu quê hương đất nước mình hơn...

Đại úy QNCN Hoàng Như Thảo hướng dẫn chiến sĩ cách chiết cành cây tra. 

Tại các đảo chìm, việc trồng cây không thuận lợi như đảo nổi nhưng bộ đội vẫn có cách “xanh hóa” những triền san hô, “mềm hóa” những bức tường thô cứng bằng các chậu cây, khóm hoa rực rỡ. Hoa giấy, hoa sứ, hoa mười giờ và cả hoa lan-loài hoa đỏng đảnh, khó tính, ưa khí hậu ẩm lạnh cũng đua sắc giữa nắng gió khắc nghiệt đảo chìm. Mặc cho nắng thiêu, mặc cho gió táp, hoa vẫn nở ở mọi góc, khoe sắc giữa biển cả bao la.

- Để những chậu hoa đẹp thế này, có mất nhiều công sức chăm sóc không đồng chí?-Tôi hỏi chiến sĩ Trần Quốc Long ở đảo Tốc Tan A khi thấy anh đang kéo tấm lưới chắn nắng cho mấy giò lan tím.

- Ở đây chăm sóc hoa như chăm em bé đó chị!

Câu ví von dí dỏm của cậu chiến sĩ đủ giúp tôi hình dung ra quá trình ươm trồng, chăm sóc hoa của bộ đội đảo xa kỳ công như thế nào. Nhiệm vụ nặng nề, huấn luyện thường xuyên, trực gác vất vả là thế, nhưng các chiến sĩ hải quân vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Họ gửi tâm hồn lãng mạn vào những mầm cây, khóm hoa; chắt chiu từng chút đất để ươm trồng rồi dày công chăm chút, nâng niu, che chắn... "Khi trời nắng rát, gió táp là sẵn sàng ôm hoa vào phòng ngủ để giữ ẩm chị ạ!", chiến sĩ Trần Quốc Long tâm sự.

Ươm mầm xanh trên cát trắng

Đến với huyện đảo Trường Sa, chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên, thích thú, bởi “lạc” giữa màu xanh sẫm bao la của biển cả là tấm áo xanh màu lá trên các hòn đảo. Đó là những vườn rau xanh mướt, những khuôn viên, vườn hoa và con đường rợp bóng cây xanh... Sự hòa quyện của những màu xuân sắc ấy khiến người lần đầu đến đây như lạc vào miền cổ tích...

Ra Trường Sa, chúng tôi còn lạ với những vườn rau xanh tốt hơn cả trong đất liền. Mùa hè nắng nóng, trồng rau cải đã là rất khó ở trong đất liền vì đây là rau vụ đông. Vậy nhưng giữa đảo xa nắng thiêu, gió muối mà những luống rau cải vẫn xanh mướt, lá dài đến hai gang tay. Ngoài ra, rau dền, rau lang, đậu và các loại rau gia vị như: Mùi tàu, tía tô, lá lốt, húng quế, sả, ớt cũng đủ đầy. Rồi những giàn bầu, giàn mướp quả mơn mởn buông dài, đu đủ sai lúc lỉu... Trên đảo Cô Lin, không hiểu bộ đội chăm bằng cách nào mà rau mồng tơi có lá... như chiếc quạt. Đại tá Nguyễn Như Hải, Phó chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Hải quân khi vào vườn đã bỏ chiếc mũ cối đang đội trên đầu ra “đọ” với lá mồng tơi, rồi anh kể: Trước kia, rau xanh là “đặc sản” của Trường Sa vì quá hiếm hoi, khó trồng. Nhưng nhờ đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm mà hiện nay hầu hết các đảo đều trồng được rau với đủ loại tươi tốt, giúp cải thiện bữa ăn cho bộ đội.

Đảo Trường Sa Đông được đánh giá có kết quả tăng gia tốt nhất trong số các đảo ở Trường Sa. Ngoài trồng rau xanh, việc nhân giống cây để phủ xanh cát trắng cũng được cán bộ, chiến sĩ đặc biệt quan tâm. Thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng thiên nhiên cũng ưu ái cho Trường Sa những loại cây phát triển tốt trong nắng gió mà lại hữu ích cho con người. Nói đến Trường Sa thì hầu như ai cũng biết đến cây bàng quả vuông và cây phong ba. Nhưng còn một loại cây được quân, dân trên các đảo rất yêu quý là cây tra, hầu như đảo nào cũng trồng nhiều loại cây này. Thân cây tra không mọc thẳng mà xoắn vặn, cong queo, rắn chắc để chống chọi với bão tố và nắng nóng. Tán lá rất dày cho bóng mát; quả tròn, mọc thành từng chùm dài như chùm nho nên còn được gọi là “nho Trường Sa”, lúc chín có vị mặn, ngọt, chua. Bộ đội lấy quả chín ngâm si-rô, làm mứt, bày mâm ngũ quả ngày Tết, còn lá tra là loại rau có mặt thường xuyên trên mâm cơm bộ đội để ăn sống hay ăn kèm với cá hấp, thịt luộc...

Đại úy QNCN Hoàng Như Thảo, nhân viên Trạm nguồn điện đảo Trường Sa Đông được đồng đội phong làm “nghệ nhân chiết cây" vì anh chuyên chiết cây tra để trồng phủ xanh đảo. Vừa thoăn thoắt cắt rồi cạo vỏ, đắp đất và bó lại, anh Thảo vừa hướng dẫn tỉ mỉ từng khâu chiết cành cho chiến sĩ. Trong vài tháng tới, từ cành chiết này sẽ có thêm cây tra mới, góp phần thêm màu xanh cho đảo. Đảo Trường Sa Đông còn có cả khu vườn hoa và nhiều loại cây cảnh được bộ đội chăm chút, cắt tỉa đẹp đẽ. Nhìn những thế cây, dáng hoa ở đây được cắt tỉa không khác gì sản phẩm của các nghệ nhân ở những làng nghề cây cảnh, mới thấy bộ đội ta thật đa tài. Ở Trường Sa, tận dụng được chút đất nào là quân, dân ta trồng cây. Đảo Sơn Ca còn có "vườn ươm thanh niên", vừa ươm những cây bàng quả vuông để trồng trên đảo vừa tặng khách ra thăm và các đảo khác khi có dịp.

Chúng tôi gặp cơn mưa bất chợt trên đảo Trường Sa Đông. Mưa ào đến rồi ào đi rất nhanh nhưng cũng đủ làm dịu mát phần nào nắng hè bỏng rát. Những vườn rau, tán lá được mưa tưới mát như bừng tỉnh, càng trở nên xanh tươi. Mùi mưa thanh khiết lan khắp nơi. Cả hòn đảo sau cơn mưa như cô gái trẻ đang yêu, tươi mới, trong trẻo, căng tràn sức sống. Thiếu tá Lê Hoàng Sáng, Chính trị viên đảo Trường Sa Đông bảo: “Nhà báo may mắn đó, vừa ra đã được ngắm mưa Trường Sa, chứ với lính đảo chúng tôi thì mưa cũng là của hiếm, lâu lắm mới có”.

Quả đúng vậy, tôi thấy mình rất may mắn trong chuyến đi này, bởi ngoài việc được tận mắt chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của quân, dân trên đảo, ngắm những hình ảnh mà trước đó tôi mới chỉ được biết qua báo chí, phim ảnh thì ngay khi chuyến đi của đoàn chúng tôi kết thúc, dịch Covid-19 bùng phát khiến các chuyến tàu dự kiến ra thăm Trường Sa sau đó phải hoãn, để lại rất nhiều nuối tiếc cho những người lỡ hẹn. Trường Sa luôn là mảnh đất mơ ước được đặt chân đến của rất nhiều người...

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân đoàn kết, thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2021

 

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân đoàn kết, thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2021

VOV.VN - Sáng nay (30/6), tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2021. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.

Thượng tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, đại biểu các ban, bộ, ngành Trung ương.

6 tháng đầu năm 2021, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân đoàn kết, thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt, một số nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên các mặt công tác. Nổi bật là, thường xuyên nắm chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình, chủ động, nhạy bén, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước, xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ. Phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về quân sự, quốc phòng; phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động hiệu quả các nguồn lực, xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn, cán bộ, chiến sĩ toàn quân không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, kịp thời có mặt ở những nơi xung yếu, hiểm nguy, giúp đỡ nhân dân, nhất là trong phòng, chống dịch Covid-19. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương quyết liệt trong phòng, chống dịch Covid-19, điều động hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, duy trì trên 1.900 tổ chốt kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở, kiểm soát y tế, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép; cách ly hơn 17 nghìn người, triển khai 03 bệnh viện dã chiến chống truyền nhiễm; cấp ứng 1.500 tỷ đồng để phòng, chống dịch; chỉ đạo phối hợp nghiên cứu sản xuất bộ kít, thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax phòng ngừa Covid-19; các doanh nghiệp Quân đội tham gia hưởng ứng, đóng góp 510 tỷ đồng vào Quỹ vaccine quốc gia.

Hội nghị xác định trong 6 tháng cuối năm 2021, toàn quân tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021 – 2026.

Toàn quân duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, các địa bàn trọng điểm; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bảo đảm an ninh an toàn Đại hội XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Công tác huấn luyện, giáo dục, đào tạo được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả, chất lượng, tiếp tục thực hiện kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức lực lượng và bảo đảm vũ khí trang bị; thực hiện tốt công tác tuyển quân và sơ kết 6 năm thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiệm vụ xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, góp phần tạo chuyển biến tích cực về chấp hành kỷ luật, pháp luật và bảo đảm an toàn trong các hoạt động của toàn quân.

Toàn quân thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh, gương mẫu, tiêu biểu; giữ vững nguyên tắc, đoàn kết, thống nhất phát huy tốt vai trò của các cấp ủy, tổ chức đảng và vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Tổ chức tốt sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị; có nhiều đổi mới nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch; các hoạt động kỷ niệm và phong trào thi đua Quyết thắng được triển khai sâu rộng, có ý nghĩa sâu sắc. Công tác hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng đạt nhiều kết quả tích cực; các cơ quan, đơn vị triển khai linh hoạt, có trọng điểm, đạt hiệu quả thiết thực về hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng; tăng cường hoạt động giao lưu, bảo vệ quản lý biên giới và quân y, gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Hội nghị xác định trong 6 tháng cuối năm 2021, toàn quân tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021 – 2026. Trong đó, cần chủ động, nhạy bén, dự báo sớm, đánh giá đúng tình hình, kịp thời tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước xử lý thắng lợi các tình huống; tiếp tục triển khai sâu rộng các nghị quyết, chiến lược, kết luận, đề án, chính sách pháp luật về quân sự, quốc phòng. Phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng xây dựng, huấn luyện và hiệu quả hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; tổng kết công tác giáo dục quốc phòng, an ninh giai đoạn 2015 - 2020; tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cả nước. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, biển, đảo, biên giới, nội địa và các địa bàn trọng điểm; chủ động phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm - cứu nạn. Tổ chức huấn luyện, diên tập, hội thi, hội thao bảo đảm chất lượng, an toàn; đẩy mạnh xây dựng chính quy, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; xây dựng, hoàn chỉnh chiến lược và các đề án về giáo dục, đào tạo.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Quy chế lãnh đạo các mặt công tác trọng yếu; Nghị quyết chuyên đề, Kế hoạch kiem do giám sát của Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bảo đảm đầy đủ, kịp thời, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vật chất hậu cần, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phòng, chống dịch, nâng cao đời sống, sức khỏe bộ đội. Bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, chất lượng tốt cho các nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác kế hoạch và đầu tư, thương mại quân sự, dự trữ quốc gia; tiếp tục đẩy mạnh Chương trình công nghiệp quốc phòng giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện tốt công tác thanh tra, pháp chế, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử trong Bộ Quốc phòng.

Tiếp tục triển khai hiệu quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh; Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc./.