Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Vì sao Việt Nam xác định Việt Tân là tổ chức khủng bố, phản cách mạng?

 


Ngày 4-10-2016, căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an đã đưa “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố, chống Nhà nước Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1981 đến nay, tổ chức này đã có nhiều hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhiều đối tượng đã bị bắt giữ, xét xử nhưng chúng vẫn không từ bỏ dã tâm lật đổ chính quyền XHCN ở Việt Nam.

Từ tàn quân lưu vong đến khủng bố “chuyển lửa về quê nhà”

Theo thông báo của Bộ Công an, Tổ chức phản cách mạng lưu vong “Việt Tân” là tên viết tắt của cái gọi là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”, trụ sở chính đặt tại 2530 đường Berryessa 234 San Jose, California, Mỹ và "Văn phòng 2" tại Bangkok, Thái Lan. Tổ chức này có cơ quan tuyên truyền là báo "Kháng chiến"; đài "Việt Nam kháng chiến" và "Chân trời mới". Đối tượng cầm đầu là Đỗ Hoàng Điềm, sinh 1963, quốc tịch Mỹ, "Chủ tịch Việt Tân" và Lý Thái Hùng, sinh 1953, quốc tịch Mỹ, "Tổng bí thư Việt Tân".

Năm 1981, Hoàng Cơ Minh (nguyên chuẩn tướng, Phó đề đốc hải quân chính quyền Việt Nam Cộng hòa) và một số đối tượng phản động lưu vong đứng ra thành lập tổ chức phản động "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam". Cái gọi là mặt trận ấy có cương lĩnh, có con dấu, hiến chương và vẫn một sắc màu ba que được Mỹ nuôi dưỡng, chỉ đạo, nhằm chống phá Việt Nam bằng các hoạt động vũ trang, khủng bố.

Với tham vọng ngông cuồng, đồng thời để lừa mị một bộ phận kiều bào ở hải ngoại, ngày 10-9-1982 tại căn cứ ở Thái Lan, Hoàng Cơ Minh lập ra tổ chức "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" - gọi tắt là "Việt Tân", là cơ quan đầu não cực kỳ phản động, chỉ huy mọi hoạt động của “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” và một số tổ chức phản động khác tiến hành các hoạt động chống phá, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân ở Việt Nam. Các thành viên của “Mặt trận” này đồng thời là thành viên của “Việt Tân”.   

Theo tài liệu tố cáo tội ác của “Mặt trận” và các thành viên “Mặt trận” nhận nhiệm vụ xâm nhập về nước hoạt động khủng bố phá hoại (Bộ Công an), Hoàng Cơ Minh từng huênh hoang tuyên bố mục tiêu “kháng chiến giải phóng Việt Nam” gồm các giai đoạn từ 30-4-1975 đến năm 1980, tập hợp lực lượng, đối tượng chủ yếu nhằm vào những người trong chính quyền cũ là sĩ quan cao cấp ở trong nước và những kẻ có nợ máu với nhân dân đang lẩn trốn ở nước ngoài. Năm 1980-1983, tuyển mộ lính đánh thuê ở các trại tị nạn người Việt để đào tạo huấn luyện. Năm 1984-1987, xây dựng cơ sở hạ tầng hạt nhân. Từ năm 1986-1990, là giai đoạn xây dựng vùng giải phóng tạm, lấy chỗ đứng chân đón các “kháng chiến quân” trở về. Đến năm 1992 là giai đoạn lật đổ và giành chính quyền.

Để thực hiện dã tâm đó, Hoàng Cơ Minh phái tay chân sục sạo các trại tị nạn người Việt tuyển mộ lính đưa về căn cứ huấn luyện gián điệp, biệt kích, tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin. Tuy nhiên, trong suốt 5 năm liền, y chỉ tuyển được 200 quân. Để lòe bịp dư luận và moi đô la từ bà con Việt kiều ở nước ngoài, Hoàng Cơ Minh thuê bọn phỉ Lào đóng giả các “kháng chiến quân”, quay phim gửi về Mỹ và tuyên bố đã dựng được cờ và tập hợp được các tổ chức kháng chiến, với đội quân 10.000 người.

Sự bịp bợm của Hoàng Cơ Minh không chỉ khiến bà con kiều bào mà ngay cả phe đối lập của hắn cũng phải lên tiếng. Chính Trần Văn Liễu, Tổng trưởng Tổng cục Hải ngoại của Minh từng công khai chỉ trích Minh là bọn tống tiền, là bọn buôn kháng chiến, bọn lừa đảo bà con người Việt sống xa xứ sở để móc túi moi đô la và vàng.

Kế hoạch ngông cuồng  

Hoàng Cơ Minh và đồng bọn xác định: Hướng xâm nhập, xây dựng "mật cứ" trong nội địa là các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Chúng hy vọng sẽ móc nối với các tổ chức phản động ở trong nước, đưa người vào rừng huấn luyện rồi tung trở lại thực hiện phương châm "Trong nổi dậy, ngoài đánh vào".

Tư liệu của Bộ Công an cho biết, từ năm 1982 - 1989, "Việt Tân" đã tổ chức nhiều đợt đưa người và vũ khí xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam; tiến hành các chiến dịch "Đông tiến 1", "Đông tiến 2", "Đông tiến 3"… qua đất Lào, Campuchia. Mặc dù Hoàng Cơ Minh cùng những kẻ cầm đầu "Việt Tân" xây dựng kế hoạch công phu, tổ chức xâm nhập với điều kiện, trang bị hoàn hảo, nhưng toán "Kháng quản" là toán xâm nhập mở đường, chưa kịp lập "mật cứ", thì đã bị cơ quan an ninh Việt Nam tóm gọn.

Tiếp đó, chiến dịch "Đông tiến 1" do Dương Văn Tư cầm đầu gồm 51 tên xâm nhập ngày 15-5-1986. Mục đích của chuyến đi mở đường là lập một “mật khu” khô tại Gia Lai-Kon Tum, móc nối với những tên làm việc cho chế độ Mỹ-ngụy chưa chịu cải tạo, tổ chức ám sát cán bộ, đánh phá các đồn biên phòng, các nông, lâm trường, chặn đánh xe vận tải trên các tuyến đường cao nguyên. Tuy nhiên, mọi chuyển động và những hành tung của toán biệt kích này không thoát khỏi tai mắt nhân dân trên đường xâm nhập Việt Nam. Trong suốt hơn 4 tháng hành quân, bọn chúng đi được không quá 300 cây số đường rừng và liên tục bị các lực lượng vũ trang Việt Nam, Lào và Campuchia truy đuổi, bao vây. Một số tên bị tiêu diệt, số còn lại đã giết lẫn nhau để đoạt tiền, vàng rồi bỏ trốn khỏi đội hình.

Đám tàn quân được phái đi nhiều tên bị diệt, một số bị bắt, những tên ngoan cố bỏ chạy cũng bị truy kích và phải đầu hàng, nhưng Hoàng Cơ Minh vẫn hò hét “Đông Tiến” giải phóng Việt Nam để tiếp tục lòe bịp dư luận và bà con kiều bào sống xa quê hương. Ngày 7-7-1987, Hoàng Cơ Minh đích thân chỉ huy toàn bộ lực lược gần 150 tên thực hiện chiến dịch "Đông tiến 2", xâm nhập vào Tây Nguyên để xây dựng "mật cứ". Nhưng khi mới vào đất Lào, chúng bị lực lượng vũ trang Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam chặn đánh. Trong trận đánh cuối cùng ngày 28-8-1987, Hoàng Cơ Minh đã phải phơi xác cùng đám tàn quân. Kết cục, "Đông tiến 2" hoàn toàn thất bại với 60 tên bị tiêu diệt, 67 tên bị bắt sống…

Ngày 1-12-1987, Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở phiên tòa sơ thẩm đồng thời là chung thẩm xét xử công khai vụ án Hoàng Cơ Minh, với tội danh phản bội tổ quốc và hoạt động phỉ. Hàng ngàn người, trong đó có đoàn đại biểu Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hai nước bạn Lào, Campuchia cũng có mặt theo dõi phiên tòa.

Mặc dù Hoàng Cơ Minh đã bị tiêu diệt, nhưng ảo vọng “lật đổ và giành chính quyền” vẫn được nhóm tàn quân của Việt Tân nhen nhóm thực hiện bằng chiến dịch "Đông tiến 3", do Trần Quang Đô chỉ huy. Ngày 22-8-1989 Trần Quang Đô cùng 68 tên khác âm mưu xâm nhập Quảng Trị - Quảng Nam - Đà Nẵng - Gia Lai - Kon Tum xây dựng căn cứ, sau đó phát triển lực lượng xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khi chúng vừa vào đất Lào thì bị quân và dân Lào truy quét quyết liệt phải chịu kết cục bi thảm với 30 tên ngoan cố bị tiêu diệt, 38 tên còn lại bị bắt sống.

Khủng bố “phiên bản 2.0”

Giai đoạn sau năm 1989, Việt Tân tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát…  Mặc dù năm 1987, Hoàng Cơ Minh bị thương và đã tự sát. Năm 1991, chiến dịch "Đông tiến 3"  cũng bị thất bại nhưng Việt Tân vẫn lừa dối nhiều người Việt Nam ở nước ngoài không công bố thông tin này để vận động quyên góp tiền cho “kháng chiến”, có thông tin cho biết số tiền lên đến hàng trăm triệu USD nhưng chủ yếu rơi vào tay các cá nhân cầm đầu tổ chức này.

Năm 2001, “tổ chức Mặt Trận” chính thức công bố sự thật về cái chết của Hoàng Cơ Minh. Năm 2004, tại Đức, tổ chức Mặt Trận tuyên bố giải tán và công khai hóa Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (gọi tắt là Việt Tân).

Tháng 8-2006, Việt Tân đã tổ chức nhóm “sang sông”, thực chất là chiến dịch “Đông tiến 7”, và nhóm “liên minh dân tộc” với ý đồ đưa người về nước tiến hành các hoạt động khủng bố. Để thực hiện âm mưu này, Việt Tân đã từng bước công khai hóa tổ chức. Từ tháng  3 đến tháng 11-2007, Nguyễn Kim - chủ tịch “Việt Tân” đã chỉ đạo Nguyễn Hải tên gọi khác là Khunmi Somsak, Nguyễn Quang Phục, Nguyễn Quốc Hải ở Thái Lan 4 lần về Việt Nam khảo sát, thiết lập tuyến đường bí mật xâm nhập vào Việt Nam, móc nối cơ sở, tán phát truyền đơn, thuê nhà tìm địa điểm ẩn náu cho đồng bọn.

Đồng thời, cử Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Quân về nước bằng con đường bất hợp pháp; Nguyễn Thị Thanh Vân và Trương Leon về Việt Nam bằng con đường công khai, có nhiệm vụ chỉ đạo số đối tượng trong nước biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn nhằm gây hoang mang, uy hiếp tinh thần của một bộ phận người dân..., nhưng đã bị cơ quan an ninh điều tra của ta phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Nhóm đối tượng này đã được đồng bọn trong nước cung cấp tên 40 công ty và 7.000 địa chỉ người thân nhận thư, 1.000 USD để mua thiết bị máy in, usb, tem, bì thư... để tin 7.000 tờ truyền đơn. 

Một vụ việc khác tinh vi hơn đã được Báo An ninh Thế giới Online đưa tin là việc “Việt Tân” tổ chức cho Phạm Minh Hoàng, thành viên của “Việt Tân” tại Pháp về Việt Nam làm giảng viên hợp đồng của một trường Đại học tại TP Hồ Chí Minh. Dưới bút danh Phan Kiến Quốc, tên Hoàng đã viết nhiều bài. Trong đó, 33 bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam rồi gửi cho tổ chức khủng bố Việt Tân đăng tin, tán phát trên mạng internet nhằm mục đích kích động, lôi kéo người dân biểu tình. Tháng 8-2011, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử, tuyên bố Hoàng phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau khi ra tù, Hoàng tiếp tục hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia nên đã bị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tước quốc tịch, trục xuất về Pháp vào giữa năm 2017. 

Tiếp đó, từ tháng 8-2009 đến tháng 11-2011, “Việt Tân” tổ chức đưa 17 đối tượng là cơ sở trong nước nhiều lần sang Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippines và Mỹ để các thành viên của “Việt Tân” huấn luyện phương thức hoạt động. Ngày 2-8-2011, khi các đối tượng nhập cảnh về Việt Nam thì bị cơ quan an ninh Bộ Công an phát hiện, bắt giữ và khởi tố 17 bị can; đề nghị truy tố 14 bị can, truy nã 3 bị can.

Mới đây nhất là ngày 11-11-2019, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo về các tội: "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân," "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức." Trong vụ án này, 3 bị cáo: Châu Văn Khảm (sinh năm 1949, quốc tịch Việt Nam, Australia), Nguyễn Văn Viễn (sinh năm 1971, trú tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), Trần Văn Quyền (sinh năm 1999, trú tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) bị truy tố về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" theo quy định tại Điều 113, khoản 2, điểm a, Bộ luật Hình sự năm 2015. Ba bị cáo còn lại là Bùi Văn Kiên, Trần Thị Nhài và Nguyễn Thị Ánh bị truy tố về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" do đã có hành vi làm giả nhiều chứng minh nhân dân, hồ sơ xin việc làm cho các đối tượng trong vụ án. Với những bằng chứng xác đáng, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt Châu Văn Khảm 12 năm tù; Nguyễn Văn Viễn 11 năm tù và Trần Văn Quyền 10 năm tù (cả hai bị quản thúc 5 năm sau khi mãn hạn tù). Các bị cáo còn lại Bùi Văn Kiên bị kết án 4 năm tù, Nguyễn Thị Ánh 3 năm tù, Trần Thị Nhài 3 năm tù.

Không dừng lại ở đó, trong năm 2019, số cầm đầu “Việt Tân” tại Mỹ còn chỉ đạo số đối tượng tại TP Hồ Chí Minh tính toán khả năng thực hiện một số hoạt động phá hoại ở Việt Nam vào các dịp lễ lớn. Ban đầu, Việt Tân chủ trương tiến hành đặt bom phá hoại một số tượng đài ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sau đó, các đối tượng đã thay đổi kế hoạch nhằm vào TP Hà Nội theo 3 hướng. Hướng thứ nhất là đặt bom trong thùng rác công cộng ở một số địa điểm quan trọng, tập trung là khu vực trung tâm của Hà Nội. Phương án hai là kích động một số đối tượng cực đoan, quá khích tập trung gây “náo loạn” trước khu vực trung tâm chính trị nhằm tạo điểm nóng, thu hút sự chú ý của lực lượng an ninh để các đối tượng khác tiến hành đánh bom theo kế hoạch. Sau đó, bố trí ghi hình, tung lên mạng xã hội tất cả các hoạt động nhằm gây tiếng vang, vu cáo chính quyền Việt Nam “đàn áp khủng bố” các nhà “hoạt động dân chủ”, “bất đồng chính kiến”.

Đầu tháng 8-2019, trên cơ sở khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và đề nghị của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Bộ Công an đã công bố danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Ngoài danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố do Việt Nam chỉ định đã công bố là “Tổ chức khủng bố Việt Tân” và “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, Bộ Công an bổ sung thêm Danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố và tài trợ khủng bố do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ định. Danh sách những tổ chức, các nhân này đã được thông báo công khai trên trang web của Bộ Công an./.

X.THUY.T9

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong phòng, chống dịch COVID-19

 


Trong những ngày này, chúng ta đang phải đương đầu với những khó khăn, phức tạp do đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 lan rộng, tốc độ lây lan rất nhanh, biến chủng khó lường. Số bệnh nhân vẫn không ngừng tăng, lượng người trong khu cách ly tập trung ngày càng lớn, số địa phương buộc phải phong tỏa, giãn cách nhiều thêm. Chính lúc này, sự đồng lòng chống dịch của mỗi tổ chức, cá nhân đã củng cố thêm sức mạnh chống dịch của toàn Đảng, toàn dân ta. Họ đã vẽ nên một bức tranh đẹp về tinh thần đoàn kết, về sự sẵn sàng cống hiến, hy sinh khi Tổ quốc cần.

Những người vẽ nên bức tranh đẹp đó là 200 cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh lên đường giúp Bắc Giang chống dịch; là hàng trăm cán bộ y tế của Hà Nội, trong đó có rất nhiều y, bác sĩ giỏi, là “cánh chim đầu đàn”, nhiều kinh nghiệm về các điểm nóng dịch COVID-19 để hỗ trợ chuyên môn; là hàng trăm sinh viên Trường Đại học Y, dược; hàng nghìn cán bộ chiến sĩ quân đội; những cán bộ y tế nghỉ hưu của địa phương tình nguyện xin về vùng tâm dịch giúp người dân chống COVID-19… Những hành động đó thể hiện sự đồng lòng chiến đấu và quyết tâm chiến thắng. Khi lên đường, họ đều xác định sẵn sàng cống hiến, hy sinh, chấp nhận vất vả, khó khăn để sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Vẽ nên bức tranh đẹp đó còn là không ít doanh nghiệp, tuy trong bối cảnh khó khăn, kinh tế sụt giảm, nhưng họ vẫn dành những khoản tiền lớn đóng góp cho công tác chống dịch như: tập đoàn Vingroup tặng 4 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, nhiều ngân hàng, tập đoàn, công ty, hội, hiệp hội đã hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch.

Điều đặc biệt là, tất cả, họ không cần lời kêu gọi chi viện, mà chính bằng sự tự nguyện, tấm lòng yêu nước, có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, vận mệnh nhân dân. Tinh thần đoàn kết, thái độ chia sẻ và trách nhiệm với xã hội ấy đã giúp lực lượng phòng chống dịch thêm vững tâm, tin tưởng rằng, mình không đơn độc trong công cuộc phòng chống đại dịch, đã nhân lên sức mạnh của chúng ta trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 đầy gian nan, thử thách.

Những tấm lòng cao cả đó không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất để chúng ta có thêm nguồn lực chống dịch, mà còn là biểu tượng sinh động cho tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đang lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội, đem đến cho chúng ta thêm sức mạnh và niềm tin tất thắng, là nhân tố quan trọng, góp phần vào “cuộc chiến” chống đại dịch của đất nước. Và tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã lan tỏa trong toàn xã hội, mọi tầng lớp nhân dân, những giá trị tốt đẹp nhất của từng con người, từng cộng đồng, từng dân tộc đang được nhân lên.

Với tinh thần ấy, sự đồng lòng ấy, cùng với quyết tâm và phương pháp chống đại dịch của Chính phủ, chúng ta tin tưởng rằng không có trở ngại nào không thể vượt qua, cuộc chiến đấu chống dịch COVID-19 lần này cũng sẽ đạt kết quả cao; công cuộc phòng chống dịch sẽ đi vào chiều sâu, giải quyết được cái gốc của vấn đề: đó là tinh thần, ý thức, trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong phòng chống dịch và “mỗi người dân đều được tiêm vắc-xin” như chủ trương của Đảng, Nhà nước ta.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong lễ tiếp nhận lô vaccine đầu tiên được tài trợ theo Chương trình COVAX Facilit ngày 01/4/2021, như một lời khẳng định về tinh thần đoàn kết trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn nhất: “Đại dịch COVID-19 là dịp để chứng minh rằng nếu tất cả các tổ chức, mọi người dân ở một cộng đồng, một quốc gia và trên toàn thế giới cùng đoàn kết, nắm tay nhau thì chúng ta có thể cùng nhau vượt qua những thách thức rất lớn đối với toàn nhân loại”./.

X.THUY.T9

Không để tin giả hoành hành giữa mùa dịch

 


Trong khi nhiều bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương đang chung tay, căng mình chống lại những diễn biến của dịch Covid-19, thì hàng loạt tin giả về dịch bệnh vẫn được lan truyền, gây tâm trạng hoang mang cho người dân, làm phức tạp hơn tình hình. Thậm chí có những trường hợp còn mạo danh cơ quan chức năng để truyền tin giả.

Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện thông tin về một đoạn tin nhắn được cho là của Bộ Y tế cung cấp thông tin về một nghiên cứu từ Singapore, cho rằng Covid-19 là một loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra đông máu và làm chết người. Nội dung tin nhắn nói rằng, đây là nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi của các bệnh nhân tử vong do Covid-19. Không những thế, tin nhắn còn khẳng định có thể điều trị Covid-19 bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chống đông máu.

Ngày 15/7, Bộ Y tế đã phải lên tiếng khẳng định đây là thông tin sai sự thật. Bộ Y tế không đưa ra thông tin và khuyến cáo như vậy. Sau đó vài ngày, mạng xã hội lại tiếp tục chia sẻ rất mạnh những hình ảnh với thông tin là xác chết của các bệnh nhân Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh, gây hoang mang cho người dân. Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã xác minh vụ việc từ các cơ quan chức năng TP.HCM và truyền thông xã hội nước ngoài. Kết quả cho thấy, những bức ảnh trên được chụp tại bệnh viện Myawaddy, thị trấn ở Đông Nam Myanmar.

Một vụ việc khác cũng đến từ mạng xã hội, khi người dùng chia sẻ về hình ảnh một người ở TP.HCM “tự thiêu” và bình luận nguyên nhân là do “phẫn uất với cách chống dịch Covid-19”. Qua xác minh từ Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và UBND phường sở tại cho thấy thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật. Công an TP.HCM đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông giám định tài liệu, nội dung mà cơ quan công an thu giữ được của đối tượng để tiến hành xem xét khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với người tung tin giả trên theo quy định pháp luật.
Mới nhất, ngày 26/7, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin: “Sáng mai, Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt kiểm dịch Covid-19...” khiến nhiều người hoang mang lo lắng.Trao đổi với  báo chí, Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, cho biết: “Thông tin trên mạng xã hội Facebook về nội dung trên là hoàn toàn sai sự thật. Đây là những thông tin sai sự thật, bịa đặt, không có cơ sở, thiếu chính xác và gây hoang mang dư luận”.
Theo Đại tá Trần Ngọc Dương, Công an TP. Hà Nội đã đề nghị lực lượng an ninh mạng và Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông vào cuộc, truy tìm tài khoản đăng thông tin sai sự thật, để nhanh chóng xử lý, không làm người dân hoang mang, lo lắng.

 
X.THUY.T9

Nâng cao cảnh giác trước những thông tin giả, sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19

 


Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp ở nước ta, thông qua mạng internet và các trang mạng xã hội, nhiều đối tượng đã đăng tải những hình ảnh, nội dung, thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng về dịch bệnh và công tác tiêm phòng Covid-19 gây hoang mang, dao động cho người dân.

Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các lực lượng chức năng nhắc nhở, xử phạt những đối tượng đăng tin, chia sẻ thông tin không chính thống gây hoang mang dư luận; khởi tố hình sự đối với các trường hợp lây lan dịch bệnh trong cộng đồng; điều động, lập các chốt kiểm soát dịch, kịp thời phong tỏa những địa điểm có ca nhiễm dịch; đồng thời, ban hành các Chỉ thị phù hợp với tình hình dịch tại các địa phương,… Bên cạnh đó, vận động quần chúng Nhân dân cùng chung tay quyên góp tạo quỹ vaccine đảm bảo mục tiêu Nhân dân cả nước đều được tiêm phòng; nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua dịch bệnh.

Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã, đang và sẽ luôn hành động quyết liệt vì mục tiêu tối thượng là bảo vệ tính mạng, sự bình yên, hạnh phúc của Nhân dân và có thể khẳng định rằng: Dù tất cả các luận điệu xuyên tạc, chống phá công tác phòng, chống dịch với chủ ý tung ra đều hết sức thâm độc, tinh quái nhưng chính ánh sáng sự thật đã mặc định hình thành nên ranh giới đúng, sai. Sự thật và thành quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam đã và đang chiếu rọi, xua tan, phơi trần tường tận mọi ý đồ chống phá của những kẻ hiềm khích, chủ mưu chống phá cách mạng Việt Nam của một số cá nhân, tổ chức trên các trang mạng xã hội vừa qua đều đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và truyền thống tốt đẹp của Nhà nước và con người Việt Nam. Những hành động đó cần vạch trần, lên án và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

X.THUY.T9

Xử lý nghiêm tin giả, tin sai sự thật về dịch COVID-19 trên mạng

 


Thời gian qua, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác PCD COVID-19 có dấu hiệu gia tăng. Trong đó, nhiều thông tin có nguồn từ các video clip của những người cách ly, người dân trong khu vực phong tỏa. Việc xuất hiện nhiều thông tin xấu, cùng số lượng lớn các video clip “tự phát” được phát tán tràn lan trên không gian mạng, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội…

Gần đây, Công an TP. Bạc Liêu mời làm việc đối với 2 đối tượng đăng tin sai sự thật. Các đối tượng này dùng tài khoản Facebook cá nhân để chia sẻ những video sai sự thật có nội dung liên quan đến COVID-19, gây tâm lý hoang mang cho người dân trên địa bàn. Công an TP. Bạc Liêu yêu cầu các đối tượng xóa những video này khỏi trang cá nhân; đồng thời tuyên truyền, giải thích để các đối tượng nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Qua làm việc, các đối tượng đã viết cam kết không tái phạm.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng công an đã thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai nhiều biện pháp PCD COVID-19 trên địa bàn. Đặc biệt, các đơn vị đã nắm chặt tình hình thông tin trên không gian mạng, phát hiện, củng cố hồ sơ xử lý 17 trường hợp sử dụng mạng xã hội đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác PCD COVID-19. Qua đó, các đơn vị đã viết, đăng tải, chia sẻ hàng trăm tin, bài tuyên truyền chính thống trên các tài khoản Facebook, Zalo, trang thông tin điện tử của Công an tỉnh, đồng thời đấu tranh, phản bác các thông tin sai sự thật nhằm góp phần tuyên truyền, định hướng dư luận.

Để kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là thông tin liên quan đến công tác PCD COVID-19, tránh tình trạng mạng xã hội đưa thông tin thiếu chính xác, không đúng bản chất vụ việc, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận, cần thực hiện nghiêm quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, cử người phát ngôn chủ động cung cấp thông tin cho báo chí trong mọi tình huống, đảm bảo thông tin được cung cấp nhanh nhất, không bị động, bất ngờ. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, nhất là thông tin trên không gian mạng về công tác PCD tại địa phương để xử lý, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

 Sở VH-TT-TT&DL các địa phương cần phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác PCD; chủ động xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm.

X.THUY.T9

 

Việt Nam lên án những hành động tấn công khủng bố dưới mọi hình thức


Ngày 31-8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước vụ tấn công khủng bố ở sân bay Hamid Karzai tại thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 26-8 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam lên án những hành động tấn công khủng bố dưới mọi hình thức, trong đó có vụ tấn công khủng bố gây thương vong nghiêm trọng tại sân bay Hamid Karzai ngày 26-8-2021 vừa qua.

Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình các nạn nhân của các vụ tấn công khủng bố này. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan tại Afghanistan bảo đảm an ninh và an toàn cho mọi người dân Afghanistan và các công dân nước ngoài hiện còn đang ở Afghanistan, trong đó có công dân Việt Nam”. Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan kiêm nhiệm Afghanistan tiếp tục rà soát và thực hiện công tác bảo hộ công dân. Theo các nguồn thông tin, đến nay chưa có công dân Việt Nam nào bị ảnh hưởng trong các vụ tấn công khủng bố nói trên.

Lời hiệu triệu của Tổng Bí thư và sức mạnh toàn dân tộc

         76 năm sau ngày Ðộc lập (2/9/1945 - 2/9/2021), đất nước đang đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách do tác động của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn đảng, toàn quân và toàn dân đang phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết một lòng để ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng.

            “Ðã đoàn kết càng phải đoàn kết hơn nữa”

          Sự xuất hiện làn sóng COVID-19 lần thứ tư, với biến chủng Delta lây lan nhanh, phức tạp những tháng gần đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội nước ta. Với phương châm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, nhiều địa phương đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

          Trong bối cảnh đó, để phát huy tinh thần đoàn kết, toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.

          “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”, Tổng Bí thư kêu gọi.

          Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng sâu sắc rằng, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 và phải chiến thắng cho bằng được, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta!

          Để khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã phát động Phong trào thi đua đặc biệt: “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”. Thủ tướng kêu gọi các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, thương nòi, “lá lành đùm lá rách”, “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; sẵn sàng hỗ trợ vượt qua khó khăn.

          Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa con người Việt Nam, hành động có trách nhiệm vì bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội, chấp hành tốt quy định của các cấp chính quyền, nhất là những nơi phong tỏa, cách ly, phải thực hiện nghiêm ngặt người cách ly với người, ai ở đâu thì ở đó để ngăn chặn nguồn lây, góp phần sớm đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh.

          Đoàn kết là một truyền thống và bài học cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn xác định “đoàn kết” là giá trị cốt lõi và “đại đoàn kết toàn dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam.

          Triệu trái tim một ý chí

          Để bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, đáp ứng yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực, biện pháp để sớm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

          Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Thủ tướng lập tức đã ban hành quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, với sự tham gia của 3 Ủy viên Bộ Chính trị, 4 Bí thư Trung ương Đảng. Ban Chỉ đạo là một tập thể thống nhất, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, gồm các lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội.

          Việc kiện toàn này thể hiện quyết tâm cao nhất của Đảng và Nhà nước trong việc ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và chăm lo công tác an sinh xã hội, bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân tại các khu vực tăng cường giãn cách xã hội, nhất là các tỉnh phía Nam và TPHCM.

          Ngay sau chuyến kiểm tra thực tế, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp với hơn 1.000 xã, phường thuộc 20 tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội. Trong cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ” trong phòng, chống dịch.

          Thủ tướng yêu cầu MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, hiệp hội, hội đồng hương, các tổ chức tôn giáo… cần vận động, thuyết phục và kêu gọi người dân kiên trì hưởng ứng “ai ở đâu ở đó”, không ra khỏi nhà để thực hiện phòng, chống dịch; có các biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả để người dân hiểu công tác phòng, chống dịch là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân, tự giác bảo vệ cho mình, cho gia đình, góp phần bảo vệ cho cộng đồng; phát huy tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.

          Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thời gian qua, rất nhiều lực lượng tuyến đầu ngay ở cơ sở, mỗi địa bàn dân cư đã nhiều ngày đêm miệt mài tham gia chống dịch, đến từng nhà, từng người, cung cấp nhu yếu phẩm, tư vấn, khám chữa bệnh, thực sự là điểm tựa tinh thần vững chắc cho nhân dân. Nhiều nghĩa cử cao đẹp, nhiều tấm lòng nhân ái đã có cách làm sáng tạo, thiết thực giúp đỡ nhân dân: ATM oxy, ATM gạo, siêu thị, chợ 0 đồng, suất ăn 0 đồng…

          Trong xã hội, nhiều tấm gương tiêu biểu, làm việc quên mình vì nhiệm vụ thiêng liêng trong thời khắc cam go, “sinh - tử” của cuộc chiến. Hàng trăm người đã bị nhiễm COVID-19 khi thực hiện nhiệm vụ; có người đã hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Không chỉ người dân trong nước, bà con kiều bào ở nước ngoài cũng hướng về quê hương, với tinh thần “tương thân, tương ái”.

          Đại dịch vẫn diễn ra phức tạp, khó khăn, thách thức ở phía trước vẫn còn rất lớn, song với truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết một lòng đã và đang tạo ra niềm tin cho xã hội trong việc khống chế đại dịch. Điều quan trọng lúc này mỗi người dân đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa trong việc thực hiện các quy định của Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.


Chôn chân trên đường

Suốt bốn ngày, 44 chiếc xe chở theo gần 500 tấn hàng tiêu dùng của chúng tôi bị chôn chân trên đường. Một số kẹt cứng trong dòng xe nối dài hàng chục km ngoài quốc lộ 1A trước cửa ngõ Thành phố Cần Thơ, số thì bó gối trong bến xe trung tâm thành phố. Tất cả hàng không ra được thị trường. Nhiều tài xế phải ăn, ngủ trên cabin từ sáng 23 cho đến trưa 26/8. "Em chỉ biết ngồi chết gí trên xe", tài xế Phạm Tiến Thành gọi về. Chỉ cách đó vài cây số, kho trong thành phố Cần Thơ cạn hàng, nhà phân phối gọi điện thúc giục nhân viên kinh doanh, người dân không có hàng để mua. Đã nhiều tuần nay, ban lãnh đạo tập đoàn chúng tôi làm việc không nghỉ cả cuối tuần để tìm cách hỗ trợ các tài xế và lực lượng tiền tuyến ngoài thị trường. Một trong những việc mất nhiều năng lượng tuần trước là giải quyết ùn tắc trước cửa ngõ Cần Thơ do quy định "sang xe, đổi tài". Chính quyền thành phố này yêu cầu các doanh nghiệp vận tải trước khi vào địa bàn phải thay thế lái xe của địa phương hoặc chuyển hàng sang xe khác, đăng ký phương tiện vận chuyển hàng hóa với Sở Công thương. Trao đổi với lực lượng trực các chốt chặn không giải quyết được ùn tắc, chúng tôi buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng. Qua đường dây nóng và đường công văn, chúng tôi đã gửi kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương nêu rõ sự bất nhất trong các thủ tục giấy tờ để lưu thông hàng hóa giữa các địa phương, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam, dẫn đến chuỗi cung ứng cả nước bị đứt gãy. Nhưng tình hình không cải thiện. Ngày 25/8, công ty gửi văn bản kiến nghị đến Ủy ban nhân dân và Sở Công thương Thành phố Cần Thơ, tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương chỉ ra các vấn đề của chính sách: hàng hóa không thể giao sang xe khác vì vừa thiếu tài xế địa phương vừa không có nhân lực bốc xếp; bãi chật chội; phương án dỡ hàng và đổi người có nguy cơ thất thoát hàng hóa cho doanh nghiệp và còn có thể lây nhiễm dịch bệnh. Phản ứng tức thời của doanh nghiệp là vậy. Nhưng cuối cùng, ta đều thấy, đứt gãy vẫn xảy ra. Đây chỉ là chuyện mới nhất mà một doanh nghiệp cung ứng hàng tiêu dùng trên toàn quốc như chúng tôi trải qua trong nhiều tháng các tỉnh, thành áp dụng giãn cách. Mỗi ngày, bộ phận cung ứng và bán hàng đều liên tục cập nhật các quy định mới của hàng chục tỉnh, thành để ban lãnh đạo gấp rút bàn thảo và ứng phó. Chúng tôi hiện có hai cụm nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi và VSIP Bắc Ninh cùng ba trung tâm phân phối hàng tại Bắc Ninh, Đà Nẵng và Bình Dương. Yêu cầu về các thủ tục, giấy tờ để lưu thông hàng hóa giữa các địa phương không thống nhất, thậm chí nơi này không công nhận giấy tờ của nơi khác cấp, xe chuyển hàng được tỉnh này cho lưu thông nhưng tỉnh kia không cho vào... Ở Lâm Đồng, hàng hóa buộc phải sang xe 100%. Ở Bạc Liêu, chỉ phương tiện phục vụ hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi mới được lưu thông và cấp phép QR code. Ở Bình Dương, đường bị chặn cứng bằng bê-tông hai tuần trước, xe chở hàng không thể vào một số khu vực. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, các tài xế phải xét nghiệm nhanh tại chỗ khi qua chốt trên quốc lộ 51, kể cả người có giấy xét nghiệm Covid-19 còn hiệu lực... Chúng đều là những quy định riêng của các địa phương, không đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và các bộ về việc tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa. Chi phí để đáp ứng các quy định trên phát sinh ở các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển lẫn doanh nghiệp thuê như chúng tôi hơn hai tháng qua đã tăng thêm hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh các chi phí trả cho tài xế, lưu xe, xét nghiệm, bốc xếp và thuê xe sang hàng... doanh nghiệp cũng gánh thêm chi phí khi số lượng xe tải chuyển hàng tăng gấp đôi do phải chuyển sang xe tải nhỏ để vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng, siêu thị thay vì tập trung về kho tổng như trước; tuy nhiên nhân lực lại thiếu hụt do người lao động bị hạn chế đi lại hoặc đã về quê. Các quy định như dỡ hàng hay đổi tài càng tạo thêm gánh nặng về tài chính lẫn thời gian. Chưa kể có trường hợp, các xe tải sau khi giao hàng rất khó quay đầu về kho ban đầu do xe lúc về không còn chở hàng thiết yếu. Với nhiều tài xế, cụm từ "hàng thiết yếu" ở đợt dịch này trở nên ám ảnh. Dù Cần Thơ bỏ quy định "đổi tài" hôm qua, nếu chuỗi cung ứng tiếp tục gặp khó, hệ lụy đến nền kinh tế và xã hội còn tiếp diễn. Đầu tiên, sẽ thêm nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do không có nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất. Chi phí để duy trì sản xuất và kho vận bị đội lên quá cao, gián tiếp gây lạm phát trong những tháng cuối năm. Thứ hai, người dân bị thiếu hụt hàng hóa, hoặc phải mua với giá cao, đặc biệt là những sản phẩm thiết yếu cho sinh hoạt và phòng chống dịch. Một khi các doanh nghiệp không thể trụ nổi, an sinh xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế của chính phủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chưa kể có thể phát sinh hàng nhập lậu nếu nguồn cung trong nước thiếu hụt. Ai đó sẽ nói: chống dịch quan trọng nhất và là khó chung của cả nước, sao phải kêu ca. Trong vô số thách thức Covid-19 gây ra, có việc chúng ta phải chấp nhận, song có những rắc rối có thể gạt ra ngay từ đầu. Đứt gãy chuỗi cung ứng là câu chuyện hoàn toàn có thể tránh được nếu các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ được các địa phương hiểu đúng, tham vấn nhiều bên và áp dụng nhất quán. "Tất cả hàng hóa đều là thiết yếu, trừ hàng cấm", Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể mới nói. Theo ông, khi đưa ra quy định, các địa phương phải đánh giá kỹ những phát sinh không cần thiết, gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp và người dân. Tinh thần này không nên chỉ dừng ở chỉ đạo mà có thể thêm một số động tác. Bộ Công thương có thể ban hành hướng dẫn thống nhất về thủ tục lưu thông hàng hóa trên toàn quốc, giao các sở Công thương cùng sở Giao thông vận tải cùng triển khai, với sự hợp tác thực thi của ủy ban nhân dân các cấp và lực lượng tham gia chốt chặn. Tôi cũng chờ đợi hành động mới ở tổ công tác đặc biệt gỡ khó cho doanh nghiệp vừa được thành lập. Để các các chỉ thị chống dịch của từng tỉnh thành không gây thêm rắc rối, lãnh đạo địa phương có thể tham vấn ý kiến từ các hiệp hội, ban quản lý các khu công nghiệp trước khi ra chính sách. Đôi khi chỉ cần vài cuộc gọi và lắng nghe, chính sách đã hữu dụng hơn. Hơn lúc nào hết, bản lĩnh ra quyết định của lãnh đạo địa phương thể hiện rõ nhất trong bối cảnh phải cân đong sao cho vừa chống dịch vừa chống khan hiếm hàng hóa cho dân. Chỉ khi "luồng xanh" thể hiện trong từng hành động thực thi của nhân viên tại các chốt kiểm soát liên tỉnh, nội thị, chúng tôi sẽ tin rằng những trục trặc thời gian qua chỉ là tập dượt.

Ông Biden tuyên bố chấm dứt kỷ nguyên dùng quân sự "tái sinh các nước khác"

 

Ông Biden tuyên bố chấm dứt kỷ nguyên dùng quân sự "tái sinh các nước khác"

Khẳng định kế hoạch rút quân được sắp xếp đúng thời điểm, Tổng thống Joe Biden gọi nỗ lực sơ tán người Mỹ và người Afghanistan khỏi đất nước Nam Á là một "thành công phi thường".

Tuyên bố trên được người đứng đầu Nhà Trắng đưa ra trong bài phát biểu ngày 31/8 (giờ địa phương), đánh dấu sự kết thúc của 20 năm người Mỹ hiện diện tại Afghanistan.

"Khi chúng ta khép lại 20 năm chiến tranh và xung đột, đau đớn và hy sinh, đã đến lúc nhìn về tương lai, không phải quá khứ", tờ Politico dẫn lời ông Biden. "Tôi tin đây là một quyết định đúng đắn, một quyết định sáng suốt và là một quyết định tốt nhất cho nước Mỹ". Tổng thống Mỹ lý giải, việc rút khỏi Afghanistan không chỉ là dấu mốc kết thúc cuộc chiến đó mà còn chấm dứt một kỷ nguyên của các hoạt động quân sự “nhằm tái sinh các quốc gia khác”.

Ông Biden có bài phát biểu trên gần đúng 24 giờ sau khi tướng Frank McKenzie – người đứng đầu Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ - thông báo các chuyến bay quân sự cuối cùng rời Afghanistan đã khởi hành từ sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul.

Hôm 30/9, Ngoại trưởng Antony Blinken thông báo còn khoảng 100-200 công dân Mỹ "muốn rời" Afghanistan nhưng vẫn còn ở đất nước này. Tổng thống Biden xác nhận ước tính này và cho biết, Washington cùng các đồng minh sẽ tiếp tục làm việc để sơ tán người khỏi Afghanistan.

"Đối với những người Mỹ còn ở lại, không có thời hạn chót. Chúng tôi vẫn cam kết đưa họ đi nếu họ muốn rời đi", ông Biden khẳng định.

Theo giới chức chính quyền Mỹ, tổng cộng hơn 123.000 người đã được sơ tán khỏi Afghanistan trong "cuộc không vận lớn nhất trong lịch sử", sau khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước này.

 

Covid 24h: TP HCM ca tử vong tăng, Đà Nẵng phát hiện ổ dịch mới

Sau 8 ngày có xu hướng giảm, số ca tử vong do Covid-19 tại TP HCM tăng trở lại, với 355 ca vào ngày 30/8, nhiều hơn 90 ca so với ngày trước đó. Ngày 31/8, Bộ Y tế công bố 12.591 ca nhiễm Covid-19 cộng đồng tại 42 tỉnh, thành; giảm 1.628 ca so với ngày trước đó. Trong ngày hôm qua, hơn 10.000 người được chữa khỏi, xuất viện. Số ca nhiễm vẫn tập trung cao nhất tại bốn tỉnh phía Nam là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. TP HCM hiện ghi nhận tổng số 221.254 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư, cao nhất cả nước. Ba tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái đã qua 14 ngày; 5 tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình, Lai Châu, Quảng Ninh, Tuyên Quang đã qua 30 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới. Tại TP HCM, ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của thành phố, cho biết sau 8 ngày có xu hướng giảm, ngày 30/8, số ca tử vong tăng trở lại với 335 ca, nhiều hơn 90 ca so với ngày trước đó. Tính từ đầu năm đến nay, TP HCM ghi nhận 9.204 ca tử vong do Covid-19; trung bình mỗi tháng hơn 1.159 ca tử vong. Giải thích về vấn đề này, GS. TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, nói số ca tử vong cũng như ca nhập viện sẽ có độ trễ so với đỉnh dịch của thành phố. Vì vậy, ngành y tế nhận định có thể một tuần nữa, số ca tử vong "mới hy vọng giảm". Về tỷ lệ tử vong, ông Châu cho biết nếu chỉ tính trên tổng số bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện là 5,8%. Tính trên tổng số F0 (bao gồm điều trị tại nhà và bệnh viện), thì tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại TP HCM khoảng 4,2%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tùy giai đoạn dịch, tỷ lệ tử vong dao động từ 2,1 đến 4,4%. "Nhìn chung tình trạng tử vong ở TP HCM nằm trong tỷ lệ thống kê của thế giới, nhưng ở giới hạn cao. Đây cũng là điều mà thành phố đang tìm mọi cách để kéo giảm xuống", ông Châu nói. Trong khi đó, theo PGS Phạm Khánh Phong Lan (Chủ tịch Hội Dược học TP HCM, thành viên phụ trách Chương trình triển khai Túi thuốc điều trị F0 tại nhà và cơ sở điều trị), cho biết TP HCM có hơn 85.200 F0 điều trị tại nhà, nhưng thành phố mới nhận 16.000 liều molnupiravir (thuốc kháng Covid-19). Tại Đà Nẵng, ba ngày sau khi hai bệnh nhân đầu tiên được phát hiện, tầng 2 chung cư đường Văn Tiến Dũng (Đà Nẵng) lần lượt ghi nhận thêm 15 trường hợp dương tính nCoV. Ông Hồ Văn Khoa, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, cho biết hai trường hợp dương tính đầu tiên được phát hiện ngày 28/8, ở tầng 2 Khu A chung cư E2 Hòa Xuân (đường Văn Tiến Dũng, phường Hoà Xuân). Trong hai ca này có một phụ nữ từng đi chợ Hoà Xuân, tiếp xúc với tiểu thương liên quan chuỗi lây nhiễm ở chợ đầu mối. Ngành y tế sau đó đã lấy mẫu những người liên quan trong chung cư, phát hiện thêm 10 ca dương tính, là người thân trong gia đình của hai bệnh nhân. Ngoài ra còn có một số ca nhiễm liên quan nhưng sống ở các địa điểm khác. Đến sáng 31/8, tầng 2 chung cư đường Văn Tiến Dũng ghi nhận thêm 3 ca dương tính. Cộng dồn 5 ngày qua, số ca nhiễm ở tầng 2 chung cư này là 17 người, nhiều nhất từ trước đến nay về số bệnh nhân sống cùng tầng tòa nhà ở Đà Nẵng. Tại Hà Nội, sau một tháng xây dựng, bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng quy mô 500 giường, tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai được khánh thành chiều 31/8. Bệnh viện có diện tích 3,5 ha, là cơ sở 2 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh viện hoạt động với hai mục tiêu. Một là, tuyến cuối trong tháp điều trị người bệnh Covid-19 tại thành phố và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn). Hai là, bệnh viện thực hiện chức năng Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) Covid-19 quốc gia. "Đây là bệnh viện điều trị Covid-19 có số giường điều trị lớn nhất tại Hà Nội mà tôi không muốn đón bệnh nhân, không muốn lấp đầy khoa phòng", PGS Nguyễn Lân Hiếu cho biết tại lễ khánh thành.

KHÔNG TIN MỸ, KHÔNG MẮC MƯU TRUNG QUỐC.

 

Mới đâу, sɑu ƙɦi ρɦó ƬƬ Ɱỹ, bà Hɑrris rời Hà Nội sɑu cɦuуến tɦăm Việt Nɑm tɦì nցɑу lậρ tức, trɑnց Fɑnρɑցe củɑ ĐSQ Ƭrunց Quốc tại Hà Nội biên nցɑу cái tút:
“Ƭronց cɦuуến tɦăm Việt Nɑm, Pɦó Ƭổnց tɦốnց Ɱỹ Bà Kɑmɑlɑ Hɑrris tùу ý cônց ƙícɦ Ƭrunց Quốc, cɦỉ trícɦ Ƭrunց Quốc có ɦànɦ độnց “cưỡnց éρ b/ắt n/ạt” tại ƙɦu vực, xúi ցiục các nước tronց ƙɦu vực cɦạу tɦeo Ɱỹ “tănց sức éρ đối với Bắc Kinɦ ”, tuуên bố “Hải Quân Ɱỹ sẽ tiếρ tục duу trì sự ɦiện diện mạnɦ mẽ tại Nɑm Hải, tɦácɦ tɦức уêu sácɦ ɦànց ɦải quá mức củɑ Ƭrunց Quốc ”.
Ƭrên các comment nցười Việt Nɑm vào bìnɦ luận đề nցɦị Ɱỹ trừnց ρɦạt Ƭrunց Quốc, ƙícɦ độnց Việt Nɑm nên nɦờ Ɱỹ cɑn tɦiệρ, viện trợ để t.ấ.n c.ônց Ƭrunց Quốc; 1 số trɑnց mạnց tuуên truуền rằnց: “Việt Nɑm nên liên minɦ quân sự với Ɱỹ để làm đối trọnց với Ƭrunց Quốc”… Ƭôi nói tɦẳnց đúnց là các bạn quá mơ ɦồ về cɦínɦ trị!
Hoɑ Kỳ và Ƭrunց Quốc từnց đi đêm lấу trọn Hoànց Sɑ về tɑу Ƭrunց Quốc cɦỉ tronց một nốt nɦạc ƙɦi ɦànց loạt línɦ nցụу vừɑ ƅắn nɦɑu tạo điều ƙiện cɦo Ƭrunց Quốc cướρ nɦɑnɦ ɦơn và ɦànց trăm línɦ ƙɦác dơ tɑу đầu ɦànց Ƭrunց Quốc dânց đảo Hoànց Sɑ củɑ Việt Nɑm cɦo Ƭrunց Quốc từ năm 1974 đến nɑу cɦúnց tɑ cɦưɑ lấу lại được. Quɑ đâу cũnց lộ rõ bản mặt Ɱỹ- Ƭrunց tronց lợi ícɦ ƙinɦ tế nɦư tɦế nào.
Ƭɦứ nhất, ρɦải đặt câu ɦỏi. Ɱỹ ցâу sức éρ vấn đề biển Đônց với Ƭrunց Quốc có lợi ցì với Việt Nɑm ƙɦônց, nếu có, ցiả sử biển Đônց xẩу rɑ xųηց đột quân sự Ɱỹ – Ƭrunց có ảnɦ ɦưởnց ցì tới 3/4 diện tícɦ biển Đônց liên quɑn đến quуền cɦủ quуền, cɦủ quуền và quуền tài ρɦán củɑ Việt Nɑm trên biển Đônց ƙɦônց?
Ƭɦứ hai, dù Ɱỹ tuуên bố tɦế nào tɦì có bɑo ցiờ nɦữnց ρɦát nցôn Nɦà trắnց tuуên bố “Hoànց Sɑ là củɑ Việt Nɑm” cɦưɑ? Xin tɦưɑ, cɦưɑ bɑo ցiờ. Ƭôi để vấn đề nàу bỏ nցỏ ƙɦônց ρɦân tícɦ vì ɑi có nɦãn quɑn cɦínɦ trị sắc bén sẽ ɦiểu Việt Nɑm có cần Ɱỹ cɑn tɦiệρ vấn đề Việt Nɑm và Ƭrunց Quốc trên biển Đônց ƙɦônց!
Ƭɦứ ba, Ɱỹ – Ƭrunց bâу ցiờ nɦư 2 con ɦổ vờn nɦɑu ƙɦônց ảnɦ ɦưởnց ցì địɑ cɦínɦ trị mỗi nước, quуền lợi địɑ cɦínɦ trị từ Ƭâу sɑnց Đônց ցiữɑ Ɱỹ và Ƭrunց Quốc ɦiện nɑу ƙɦônց có xųηց đột. Vấn đề xųηց đột cɦỉ là 2 nցôi vị ƙinɦ tế củɑ tɦế ցiới với nɦɑu. Ƭɦế tɦì Ɱỹ cɑn tɦiệρ biển Đônց có ρɦải là vấn đề cốt lõi ɦɑу ƙiểu “ƙɦônց ăn được tɦì đạρ đổ”.
Ʀõ rànց Ɱỹ rất to miệnց nɦưnց ɦànɦ độnց củɑ Ɱỹ luôn nửɑ vời, ƙɦônց triệt để, các bạn nɦìn sự ƙiện Afցɦɑnistɑn xem Ɱỹ có ƙiên trì cɦủ quуền cɦo Việt Nɑm nɦư một số nցười Việt уêu nước Ɱỹ nցɦe nցười Ɱỹ nói tiếnց Việt vẽ rɑ ƙɦônց? Ƭóm lại, ở Đônց Nɑm Á, các bạn nɦìn Ƥɦiliρρnes sẽ rõ.
Ƭɦứ tư là, Ƭrunց Quốc bɑo ցiờ cũnց đưɑ tɑ vào bẫу cɦiến trαnɦ, nếu tɑ ɦiếu cɦiến, ρɦủ đầu là dễ ăn ρɦải bã tɦằnց Ƭàu, nó sẽ có tɦời cơ lấу m/áu nցười Ƭrunց Quốc đổ bớt để ɦốt biển Đônց nɦư Đườnց lưỡi bò cɦúnց vẽ rɑ. Nếu tɑ уếu ớt về nցoại ցiɑo, ƙinɦ tế và tɦế trận Quốc ρɦònց, cɦúnց sẽ tɦừɑ cơ lấn tới ɦốt dần biến Đônց.
Ƭɦứ năm, ρɦải nắm rõ nɦữnց cɦủ trươnց tɦiên tài củɑ Đảnց, đó là Việt Nɑm ƙɦônց liên minɦ quân sự với nước nàу để cɦốnց lại nước ƙɦác. Nếu cɦiến trαnɦ, vẫn nցɦệ tɦuật cɦiến trαnɦ nɦân dân, đoàn ƙết – cɦiến đấu, lấу sức tɑ ցiải ρɦónց cɦo tɑ, ƙɦônց trônց cɦờ ỷ lại nước nցoài ցiúρ mìnɦ, nցɑу cả Ɱỹ xâɱ lược cɦúnց tɑ cũnց ƙɦônց nɦờ Ƭrunց Quốc và nếu Ƭrunց Quốc xâɱ lược cɦúnց tɑ cũnց ƙɦônց nɦờ Ɱỹ ցiải ρɦónց cɦo tɑ.
Vì tɦế, nցười Việt Nɑm уêu nước ρɦải tin tưởnց tuуện đối vào đối sácɦ nցoại ցiɑo cɦủ quуền củɑ Đảnց. Đừnց nցɦe lũ tɑm ɦoànց Việt tân và đám “m/áu Ƭâу”, vecɦó tronց nước ƙícɦ độnց biểu tìnɦ, bạo loạn.
Đừnց nցɦe nɦữnց ցì Ƭrunց Quốc nói và cũnց đừnց nցɦe nɦữnց ցì Ɱỹ nói. Hãу là nցười Việt Nɑm уêu nước cɦân cɦínɦ, dưới sự lãnɦ đạo củɑ Đảnց, cɦúnց tɑ vẫn luôn cɦơi bài “đàn onց vò vẽ” trên biển Đônց tɦế nàу tɦôi. Xem ƙỹ cặρ onց bắρ càу bên dưới. Nếu trên biển tɑ cần bɑo nɦiêu cặρ tɦế nàу?
ĐT st

BÁC HỒ VỚI NGÀY QUỐC KHÁNH 2-9-1945!


      Tết Nguyên đán Tân Tỵ năm 1941, sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ trở về Tổ quốc tại cột mốc 108, thuộc xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng, một xã nằm sát biên giới Việt - Trung. Sau khi về đến Pác Bó, Bác và các đồng chí trong đoàn được gia đình ông Máy Lỳ, cơ sở cách mạng của ta đưa đến hang đá bí mật trên núi của gia đình. Đó là hang Cốc Bó, ngay sau núi là đất Trung Quốc.


Quả núi có hang đá, cảnh vật xung quanh thật hùng vĩ và nên thơ, giữa núi có một bức nhũ đá hình người có râu, sau đó Bác đã khắc thành tượng Các Mác. Bên ngoài hang có con suối nhỏ nước trong xanh xuôi dòng về làng Pác Bó, Bác đặt tên là suối Lê-nin. Những ngày ở hang Pác Bó, Bác ngồi làm việc trên tảng đá bên suối Lê-nin và từ địa điểm lịch sử, từ chiếc bàn đá ấy, Bác Hồ của chúng ta đã vạch đường chỉ lối đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi tới đích bằng cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

Hà Nội giành chính quyền thành công, ngày 25-8-1945, Bộ Chính trị đón Bác về Phú Gia. Chiều ngày 26 tháng 8, đồng chí Trường Chinh cho xe ô tô bí mật đón Bác về Hà Nội. Sau khi đi qua đê Yên Phụ, xuống dốc Hàng Than, qua Hàng Giấy, rẽ phố Hàng Mã, xuống Hàng Cân, đồng chí Trường Chinh đưa Bác đến số nhà 35 cuối phố, (căn nhà này còn có lối cửa trước là 48 Hàng Ngang) Bác đi lên gác hai. Ngôi nhà Bác đến là của gia đình ông Trịnh Văn Bô, nhà 3 tầng. Tầng 1 gia đình vẫn bán hàng, tầng 2 Bác ở, tầng 3 gia đình ở. Khi Bác đến, chủ nhà chỉ biết đó là một người đàn ông, dáng thư sinh, mặc quần sóc, áo sơ mi nâu, đội mũ bạt. Bác đến được một ngày thì ngày 27 tháng 8, lúc đó đã 7 giờ tối, đồng chí Trần Đăng Ninh đến gặp tôi bảo: "Đi công tác đột xuất". Tôi hỏi lại: "Đi có lâu không?" Anh Ninh trả lời tôi ngắn gọn "Lâu, mang theo 2 bộ quần áo thay đổi". Anh Ninh trả lời rồi kéo tôi đi luôn. Chúng tôi đi bộ qua các phố, khoảng 9 giờ thì tới số nhà 48 Hàng Ngang. Trên đường đi anh Ninh nói nhỏ: "Đồng chí được chọn làm Thư ký cho Cụ". Vì không biết rõ là Cụ nào tôi thành thật hỏi lại: "Thưa anh, Cụ nào?". "Cụ Nguyễn Ái Quốc". Vừa nghe thấy vậy, tâm trạng tôi lâng lâng, phấn khởi và tự hào nhưng pha lẫn nỗi lo lắng không biết có hoàn thành được nhiệm vụ không. Anh Ninh dẫn tôi lên gác 2, tại đây tôi gặp anh Khang và anh Trân. Lúc này, tôi thấy Bác đang họp ở phòng bên. 10 giờ xong việc, tôi được anh Ninh dẫn đến trước mặt Bác báo cáo.

Quan sát thấy Bác mặc bộ quần áo màu nâu, trông bác gầy yếu nhưng đôi mắt thì rất sáng. Bác ân cần nhìn tôi hỏi: - Tên chú là gì? Nghe Bác hỏi, tôi sợ sệt luống cuống trả lời: - Thưa Cụ, cháu tên Nguyễn Cần ạ. Do tôi nói nhỏ quá, Bác nghe chưa rõ, nên hỏi lại: - Cẩn hả? Cẩn là tốt, là cẩn thận. Thôi chú đi nghỉ đi, sáng mai Bác gặp. Sáng hôm sau tôi dậy sớm thì thấy Bác đã dậy. Tôi sang chỗ Bác, lúc này có hai Bác cháu, Bác hỏi lại "Tên chú là gì?". "Thưa Cụ, tên cháu là Nguyễn Cần", lần này tôi nói rõ ràng, mạch lạc, nên Bác nghe rõ. Bác bảo: "Cần à, tốt lắm, là cần, kiệm, liêm, chính". Sau thời gian làm việc với Bác, tôi mới biết mình là người được các anh Trung ương chọn làm Thư ký cho Bác. Vì hai người kia có công việc rồi, nên Bác chọn tôi, là người bé nhất, không có chức vụ gì. Sau đó, Bác bảo tôi lấy giấy bút ra, Bác bảo kẻ giấy dòng. Vì hồi ở Trường không cần thước nhưng tôi vẫn kẻ dòng rất thẳng, vì vậy lần này tôi cũng dùng tay kẻ. Thấy tôi kẻ được một lúc, Bác sang bàn lấy thước lại và đưa cho tôi căn lại dòng vừa kẻ và thấy lệch nhiều: Lúc này, Bác bảo: "Làm việc gì to, hoặc bé, phải hết sức cẩn thận".

Một lần nữa, Bác bảo tôi: "Chú lấy giấy bút ra đây" rồi đọc cho tôi chép bằng tiếng Pháp lời kêu gọi của Bác gửi nhân dân Pháp. Đấy là việc đầu tiên được Bác giao, nên tôi chú ý chép hết sức cẩn thận và đưa cho Bác xem lại. Xem xong, Bác bảo: "Chú học ở đâu mà dốt thế, bài ngắn thế mà 3 lỗi đấy, chú học đến đâu rồi?" Nghe Bác hỏi, tôi báo cáo: "Thưa Cụ, cháu mới học đỗ Ditslomt Trường Bưởi, đang học năm thứ nhất tú tài thì mật thám Pháp lùng bắt nên bỏ trốn, cháu bỏ học lâu rồi, nên bị quên ạ". Nghe tôi trình bày, Bác nhẹ nhàng bảo: "Chú biết Bác học đến đâu không? Bác học không bằng chú, nhưng lại sửa lỗi được cho chú, chú biết tại sao không? Vì chú học không liên tục, Bác thì liên tục". Ngày 28 tháng 8, thấy Bác ngồi bên phòng làm việc viết liên tục, tôi sang hỏi Bác, Bác bảo: "Bác đang thảo Tuyên ngôn độc lập". Bác ngồi viết trên chiếc bàn trước đây chủ nhà dùng làm bàn ăn, sau Bác mượn để làm bàn hội họp. Hàng ngày, Bác vẫn đến Bắc Bộ Phủ làm việc, tối về 48 Hàng Ngang viết Tuyên ngôn Độc lập. Bác tập trung viết đến ngày 29 tháng 8 cơ bản xong. Ngày 30 tháng 8, Bác đọc cho tôi viết lại ngắn gọn và sạch sẽ. Sau khi đọc lại Bác đưa cho đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… xem góp ý kiến. Mọi người đều tán thành, đây cũng là bài viết Bác tâm đắc nhất, mà viết trong thời gian ngắn. Tối 30 tháng 8, Bác bảo tôi phác họa toàn cảnh Quảng trường Ba Đình.

Nhìn phác thảo, Bác hỏi: "Thế đồng bào ta đi vệ sinh ở chỗ nào? Nghe Bác hỏi vậy, tôi cũng bất ngờ và hứa với Bác sẽ tới Ban Tổ chức hỏi lại. Bác bảo: "Nếu như không có nhà vệ sinh, sẽ rất mất trật tự, mất vệ sinh. Hồi Bác hoạt động ở Hương Cảng, công nhân đình công, nhưng không được giải quyết họ đã phóng uế, vứt rác bừa bãi. Lần sau họ lại đình công, vì sợ tình trạng như lần trước, nên chính quyền Anh đã phải giải quyết ngay". Sau đó Bác chuyển sang bảo tôi dặn Ban Tổ chức: "Nếu như hôm đó mưa, sẽ kết thúc sớm để các cụ, các cháu không bị ốm, giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào". Chiều 2 tháng 9, tôi cùng ngồi xe ô tô với Bác ra Quảng trường Ba Đình. Khi đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập đến đoạn: "Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, đồng bào ta chết đói hơn 2 triệu người…" thì cả Quảng trường im lặng, Bác tưởng mình nói giọng xứ Nghệ đồng bào không nghe rõ, nên dừng lại và hỏi "Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không?". Bác vừa dứt lời thì thấy tiếng đáp lại: "Có… có… có…" rung động cả Quảng trường. Tình cảm của vị Chủ tịch hoà với đồng bào cả nước. Đọc xong Tuyên ngôn, Bác về Bắc Bộ Phủ và tiếp tục họp bàn phương hướng hành động của Chính phủ. Phương hướng lúc này đề ra là phải diệt giặc đói, giặc dốt rồi mới đến giặc ngoại xâm.

Ngày 3 tháng 9, Bác viết thư cho cán bộ các cấp xã, với nội dung: "Cướp chính quyền không dễ, nhưng để giữ được chính quyền khó khăn hơn nhiều" và kêu gọi nhân dân, cán bộ cần, kiệm, liêm, chính để giữ nước. 67 năm đã trôi qua, vậy mà những kỷ niệm ngày đầu bên Bác vẫn còn đâu đây. Cho đến bây giờ, tôi luôn cảm thấy Bác Hồ bên cạnh mình. Những đức tính giản dị, cần kiệm và tư tưởng của Người còn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc ta./.


Yêu nước ST.