Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

Hiệu quả của lực lượng Quân y tham gia phòng chống dịch


Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ quốc phòng, sau khi thành lập, 7 bệnh viện dã chiến truyền nhiễm, cùng Bệnh viện Quân dân y miền Đông, Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 thuộc Bệnh viện Quân y 175 tiến hành thu dung, điều trị các ca mắc F0, bước đầu giúp khắc phục tình trạng quá tải của hệ thống y tế địa phương tại các khu vực điểm nóng về dịch bệnh. Đến nay, các cơ sở y tế của Quân đội đã tiếp nhận, thu dung, điều trị trên 5.000 bệnh nhân, trong đó có trên 1 nghìn ca bệnh F0 đã được điều trị khỏi. Bệnh viện Quân y 175 trở thành bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Chỉ sau 3 tuần hoạt động, Bộ Quốc phòng đã quyết định tăng cường đầu tư trang thiết bị, nhân lực, nâng số giường điều trị ca mắc F0 từ 200 lên 350 để phục vụ cho chiến lược điều trị COVID-19 nặng và vừa theo mô hình tháp của Bộ Y tế. Tại Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ngoài các trang thiết bị được đầu tư, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã trao tặng thêm 2 máy thở, 1 máy lọc máu hiện đại; huy động các doanh nghiệp ủng hộ gần 40 tỷ đồng để tiếp tục mua sắm trang thiết bị y tế và bảo đảm đời sống của lực lượng y bác sĩ và người bệnh.

Từ ngày 19/7 đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận, thu dung trên 365 bệnh nhân F0; tiến hành điều trị thành công cho trên 100 ca F0 đã ra viện hoặc chuyển về tuyến  dưới. Sau một thời gian ngắn, Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Quân y 175 đã trở thành chỗ dựa tin cậy cho các bệnh viện dã chiến truyền nhiễm tuyến đầu, mang lại niềm tin, hạnh phúc cho người bệnh và gia đình, lan tỏa những giá trị nhân văn cao cả của người Thầy thuốc Quân y với nhân dân và toàn xã hội.

Có thể khẳng định, việc Quân đội triển khai các bệnh viện dã chiến là chủ trương rất đúng đắn, sáng suốt, kịp thời, thực sự là chỗ dựa tin cậy cho địa phương, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trước mắt và sẵn sàng ứng phó với các tình huống phức tạp hơn về dịch bệnh. Thời gian tới, chúng ta tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, cố gắng hơn nữa, đoàn kết hơn nữa, quyết tâm hơn nữa, đồng sức, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh NTM./.

 

 

 

Chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình


Đợt dịch lần thứ 4 này, ngay từ đầu, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quán triệt nghiêm sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; tập trung chỉ đạo các đơn vị toàn quân chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các phương án, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất theo phương châm “sớm hơn và cao hơn một bước”.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phải xác định chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình; là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong tình hình hiện nay; bất luận trong hoàn cảnh nào, Quân đội cũng phải là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong phòng, chống dịch bệnh; giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, ổn định đời sống nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực do đại dịch gây ra.

Với tinh thần đó, từ trước khi thành lập Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã hình thành Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để kịp thời chỉ huy, chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Bộ Quốc phòng đã chủ động chỉ đạo lực lượng biên phòng, hải quân, cảnh sát biển, phối hợp chặt chẽ với các quân khu và các lực lượng có liên quan, duy trì trên 21.000 tổ, chốt biên giới đường bộ, đường biển, đường sông và nội địa, ngày đêm tiến hành tuần tra, kiểm soát tại các điểm cách ly, khu phong tỏa, khu điều trị và tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự, góp phần ngăn chặn, không để tình trạng các ca mắc F0 từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta, không để bùng phát dịch trong cộng đồng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các đơn vị cũng đã chủ động chuẩn bị, triển khai 190 khu cách ly tập trung, góp phần giảm gánh nặng và hỗ trợ các địa phương trong phòng, chống dịch bệnh. Nhiều đơn vị đã dồn dịch, nhường doanh trại và tiến hành phục vụ ăn, ở tận tình, chu đáo nhất có thể cho 279.475 lượt người người dân tham gia cách ly, để lại ấn tượng sâu đậm về hình ảnh tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”. Khi số ca mắc F0 tăng cao, Bộ Quốc phòng đã kịp thời điều động hàng vạn y, bác sĩ, kỹ thuật viên, học viên của Học viện Quân y, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Viện Y học dự phòng Quân đội, Viện Y học hàng không và các bệnh viện Quân y  như 108, 354, 105, 110… và hàng trăm tấn trang thiết bị y tế, thuốc men chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Đến nay, Quân đội đã thành lập 9 bệnh viện dã chiến và Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 với tổng quy mô trên 5.000 giường bệnh, góp phần hỗ trợ, giảm áp lực cho hệ thống y tế của địa phương. Đồng thời, kịp thời triển khai 8 kho bảo quản vắc-xin tại các Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; huy động hàng trăm lượt phương tiện vận chuyển, phân phối gần 7 triệu liều vắc-xin, góp phần đẩy nhanh Chiến dịch tiêm chủng Quốc gia phòng COVID-19, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác.

Cùng với đó, cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã tích cực hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện với gần 1.000 đơn vị máu, để kịp thời cứu chữa bệnh nhân; huy động 149.975 lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ tham gia giúp dân thu hoạch nông sản, điều trị người bệnh, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm phòng vắc-xin… Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đã kịp thời huy động và ủng hộ 40 tấn lương khô, 10.000 thùng mỳ ăn liền, 50.000 quả trứng, 150 thùng cá hộp, 3.000 hộp thịt và nhiều trang thiết bị y tế có giá trị... Chỉ đạo lực lượng vũ trang đóng quân trên các địa bàn sử dụng 31.794 lượt phương tiện vận chuyển 75.000 tấn lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm và rau, củ quả cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh; phối hợp; hỗ trợ đưa hơn 02 triệu người lao động, học sinh, sinh viên về quê theo nguyện vọng.

Các đơn vị và các doanh nghiệp quân đội đã hỗ trợ Quỹ vắc-xin trên 1.200 tỷ đồng. Đặc biệt là, các mô hình “Gian hàng 0 đồng”, “Phiên chợ nghĩa tình”, “Cây ATM gạo, khẩu trang”, “Hũ gạo tình thương”, “Tủ cơm, cháo miễn phí”, “Tủ đồ dùng thiện nguyện”… của lực lượng vũ trang Quân khu 5, 7, 9 giúp giải quyết khó khăn của người dân; phản ánh sinh động bản chất, truyền thống quý báu của Quân đội ta. Những việc làm đó một lần nữa chứng tỏ chức năng của đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất; khẳng định Quân đội của dân, do dân, vì dân; Quân đội trong lòng dân NTM./.

 

Không nghe những luận điệu xuyên tạc về kết quả phòng chống dịch ở Việt Nam


Trước diễn biến dịch COVID-19 hết sức phức tạp lần thứ 4 nhất là tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam, hàng loạt địa phương đã siết chặt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện nghiêm ngặt hơn, thực chất hơn việc giãn cách xã hội ở TP Hồ Chí Minh với tinh thần “ai ở đâu, ở yên đó”, mỗi phường, xã là một “pháo đài” chống dịch. Những thủ đoạn xảo trá, đánh lận Công tác phòng chống dịch COVID-19 chuyển từ tập trung cao độ ở cấp thành phố sang “hai mũi” vừa tập trung, vừa phân tán xuống đến từng phường, xã, cá nhân, hộ gia đình. Chính phủ và thành phố bảo đảm mọi nhu cầu để mỗi xã, phường là một pháo đài trong mọi khâu: Quản lý giãn cách, hạn chế tối đa số người ra đường, bảo đảm an sinh xã hội, lo ăn, ở cho người dân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân; tăng cường xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện F0, bóc tách nguồn lây khỏi cộng đồng, điều trị F0 ngay tại xã, phường, tuyến trên chủ yếu chữa trị cho những trường hợp nặng. Quân đội, Công an triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong đó có lực lượng y, bác sĩ điều trị, Quân đội, Công an tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân, bảo vệ an ninh, an toàn, an dân, an ninh xã hội. Lợi dụng tình hình trên, một số đối tượng, tổ chức phản động đã phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin xuyên tạc, sai trái. Nhân việc Chính phủ quyết định việc thực hiện giãn cách ở mức độ cao hơn, thực chất hơn, chúng lập tức tập trung khai thác, công kích vào chủ trương, biện pháp, cách thức phòng, chống dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch. Ngay sau phiên họp của Thường trực Chính phủ với một số tỉnh, thành phía Nam, thống nhất thực hiện nhiều biện pháp với tinh thần trên, Đài RFA, RFI, BBC, hệ thống truyền thông hải ngoại, phản động đăng tải hàng loạt bài viết với nội dung lên án, phỉ báng, phê phán cách thức, biện pháp phòng, chống dịch. Họ xuyên tạc rằng, việc thực hiện siết chặt giãn cách ở TP Hồ Chí Minh là “biện pháp sai lầm, phi khoa học”, cho rằng quyết định này sẽ là thảm họa; không thể coi “chống dịch như chống giặc”, virus nó vô hình lan truyền trong không khí, việc chốt chặt, lập hàng rào thép gai, nhốt dân… làm sao ngăn chặn được virus mà “để tra tấn dân”, từ đó vu cáo cách làm này “chỉ làm dịch lan rộng, dân chưa chết vì dịch bệnh thì đã chết vì đói”. Có bài viết mỉa mai: “Những kẻ khờ khạo thì chống dịch theo kiểu thiết quân luật, càng ngăn cản chừng nào thì càng làm bế tắc hệ tuần hoàn xã hội và dẫn đến cái chết của xã hội. Đã đến lúc phải chấp nhận một sự thật rằng mọi giải pháp “chống giặc” đều vô nghĩa”. Từ đó kêu gọi theo kiểu chống đối: “Đừng chống nữa, đừng đánh nữa, đừng diệt nữa… dân khổ lắm rồi, hãy khiêm tốn, nghiêm túc nhận sai, thất bại, chấp nhận”! Lợi dụng việc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an triển khai một số đơn vị, lực lượng giúp dân phòng, chống dịch, tổ chức khủng bố Việt Tân cắt gắp nhiều hình ảnh xe bọc thép tung lên mạng để xuyên tạc rằng: “Hà Nội huy động lực lượng quân đội vào Sài Gòn để dẹp loạn nếu dân đói làm loạn… Quân đội sẽ đàn áp nếu dân đói xuống đường biểu tình, đòi quan chức mở kho lương. Quân đội hiện diện khắp đường phố Sài Gòn là để răn đe dân chứ không phải chống dịch!”. Luật khoa tạp chí vốn là một tổ chức tự xưng “xã hội dân sự” trá hình, tung lên cộng đồng mạng xã hội những hình ảnh việc cơ quan chức năng tuyên truyền, xử lý một số người dân vi phạm như không đeo khẩu trang, tập thể dục, ra đường khi không có việc cần thiết ở TP Hồ Chí Minh để xuyên tạc, quy kết chính quyền là vi hiến. Họ lèo lái: “Việc đi bộ, thể dục, đạp xe, ra đường trên phố vắng người không gây hại cho xã hội, cũng không tạo ra nguy cơ lây lan dịch bệnh, vì không tiếp xúc với ai. Chính việc xử phạt lại làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh khi người bị phạt phải tiếp xúc cùng lúc với ba viên cảnh sát. Tại sao nhà nước lại có quyền trừng phạt một hành vi không gây tổn thất cho xã hội”? Cho rằng Chỉ thị 16 không phải là văn bản pháp quy, việc ban hành chỉ thị để cấm đoán quyền đi lại, làm việc là vi hiến… Nhiều trang mạng hải ngoại phát tán, lan truyền nhiều hình ảnh bi thương trong đại dịch để lên án Nhà nước, chính quyền bỏ mặc dân. Họ xuyên tạc tình hình tiếp cận, phân bổ vaccine, phê phán Nhà nước phân biệt, ép người dân tiêm vaccine mà không được lựa chọn, kỳ thị chủng loại vaccine, chia rẽ vùng miền, khối đại đoàn kết dân tộc, kêu gọi “dân bất tuân luật giãn cách”. Đây là những luận điệu sai trái, xuyên tạc với mục đích công kích, chống phá, hạ thấp uy tín và vai trò quản lý của Nhà nước, chính sách, biện pháp, cách thức phòng, chống dịch bệnh; gây hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống dịch bệnh cấp bách hiện nay. Luận điệu này là một thứ “biến chủng Delta” của virus thông tin độc hại, nguy hiểm. Sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết Trái với luận điệu trên, thực chất, việc áp dụng giãn cách xã hội là một trong những giải pháp hữu hiệụ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Thực tế 3 đợt dịch trước ở Việt Nam đã chứng minh, thực hiện thông điệp 5K, áp dụng giãn cách xã hội vẫn là giải pháp chỉ đạo để ngăn chặn sự lây lan bệnh, đặc biệt trong điều kiện nguồn vaccine còn hạn chế, chưa thể tiêm chủng rộng khắp cho nhân dân. Đây là cách thức khoa học, đúng đắn đã được các cấp chính quyền quyết liệt thực hiện, được nhân dân đồng tình ủng hộ, qua đó đã hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng quyết liệt phương pháp này và đã thành công ở từng mức độ cụ thể, cùng với việc tăng cường tiêm chủng vaccine. Do đó, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với TP Hồ Chí Minh và các địa phương đang có dịch bệnh phức tạp là: Thứ nhất, thực hiện cách ly nghiêm ngặt, triệt để giữa người với người, gia đình với gia đình, xã, phường với xã, phường để ngăn chặn dịch bệnh lâu lan. Lực lượng Quân đội, Công an được huy động, chi viện, phối hợp với TP Hồ Chí Minh và các địa phương triển khai nhiệm vụ cùng các ngành, các cấp tham gia động viên, hỗ trợ người dân để thực hiện cách ly nghiêm ngặt. Thủ tướng chỉ rõ, cách ly là để lo cho dân, vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Thứ hai, cách ly, giãn cách cũng là biện pháp tổ chức, tăng hiệu quả xét nghiệm thần tốc, qua đó phát hiện F0 nhanh nhất, bóc tách ra khỏi cộng đồng, không bỏ sót; phân loại, hạn chế lây lan, áp lực lên hệ thống y tế, tập trung điều trị hiệu quả ca nhiễm, giảm tối đa các trường hợp tử vong. Thứ ba, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Dưới sự chỉ huy thống nhất của địa phương, với sự phối hợp của các lực lượng khác, Quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân, đồng thời hết sức uyển chuyển, linh hoạt, tận dụng các biện pháp khác để cung ứng lương thực, thực phẩm với điều kiện tiên quyết là bảo đảm tuyệt đối an toàn, tất cả vì sức khỏe, tính mạng, cuộc sống của nhân dân. Thứ tư, tăng cường lực lượng Công an, Quân đội để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân, trợ giúp người dân, cùng cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, kêu gọi, giải thích để người dân hiểu rõ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân, đúng như Thủ tướng chỉ đạo: “chúng ta làm gì cũng vì lợi ích của nhân dân”. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ đạo, hành động quyết liệt phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “tính mạng con người là trên hết, trước hết và quý giá nhất”. Đây vốn là bản chất tốt đẹp, nhân văn của chế độ và cũng là giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội đợt này cũng là cụ thể hóa Lời kêu gọi của Tổng Bí thư: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”. Rõ ràng, lợi dụng dịch bệnh để thông tin sai trái, xuyên tạc với mục đích kích động, chống phá, đó là hành vi vô pháp, bất đạo trước sức khỏe, tính mạng con người, cần nhận diện và đấu tranh ngăn chặn NTM.

 

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP GIÁ TRỊ VỮNG BỀN

 Cách đây 75 năm, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 không chỉ là áng văn lập quốc vĩ đại mà còn là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn về nhiều lĩnh vực: chính trị, pháp lý, ngoại giao, tư tưởng, văn hóa, trong đó nổi bật vấn đề quyền con người, quyền dân tộc thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

Giả cán bộ Thanh tra Chính phủ vào khu phong tỏa

ĐỒNG NAITrịnh Đình Hải, 33 tuổi, mặc trang phục, đeo bảng tên ngành... xưng là Vụ trưởng bên Thanh tra Chính phủ, yêu cầu qua chốt kiểm dịch Covid-19, vào khu phong tỏa. Sáng 1/9, Hải bị Công an Đồng Nai tạm giữ, điều tra động cơ giả danh và dấu hiệu lừa đảo. Đại tá Trần Tiến Đạt, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, chiều 31/8, Hải cùng một người đến chốt kiểm soát dịch tại khu vực phong tỏa vào phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, yêu cầu lực lượng chức năng cho qua với lý do "vào làm nhiệm vụ". Hải mặc trang phục thanh tra, xuất trình thẻ "Vụ trưởng Thanh tra Chính phủ" và có giấy xác nhận đi đường do UBND phường Trảng Dài cấp, với nội dung "giám sát phòng chống dịch". Tuy nhiên, cảnh sát trực chốt thấy Hải có dấu hiệu khả nghi nên mời về trụ sở làm việc. Xác minh nhanh cho thấy anh ta không làm việc ở cơ quan thanh tra nào. Hải thừa nhận hành vi giả danh cán bộ thanh tra, cho biết đã mua trang phục, cầu vai, nón, bảng tên, thẻ thanh tra trên mạng với giá 4 triệu đồng. Kiểm tra hai căn nhà của Hải ở phường Tam Hiệp và Trảng Dài, cảnh sát phát hiện nhiều bộ trang phục thanh tra, giấy tờ giả khác. Lãnh đạo phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, xác nhận đã cấp giấy đi đường cho Hải vì anh ta xuất trình thẻ "Vụ trưởng" và hứa tài trợ gạo, rau xanh cho người dân. Đại tá Đạt cho biết, Công an tỉnh Đồng Nai đang mở rộng điều tra vụ án, bước đầu xác định Hải có dấu hiệu hành vi lừa đảo.

Đường dây lô đề ở miền Tây 'giao dịch 2.000 tỷ đồng'

AN GIANGNguyễn Thị Thủy Liên, 55 tuổi, cùng đồng phạm bị cáo buộc tổ chức đường dây lô đề lớn nhất miền Tây với số tiền giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng. Ngày 1/9, Liên, Dương Văn Hoàng và Huỳnh Sĩ Nguyên cùng 6 đàn em (40-62 tuổi), bị Công an tỉnh An Giang khởi tố, bắt giam về tội Đánh bạc, Tổ chức đánh bạc. 8 người còn lại (32-63 tuổi) bị khởi tố cùng tội danh nhưng được tại ngoại. Liên quan đường dây này, 25 người khác vừa ra đầu thú, cơ quan công an đang xem xét xử lý. Quá trình điều tra, một số người trong đường dây này đã nộp 900 triệu đồng - tiền thu lợi bất chính khi tham gia đánh bạc. Cơ quan điều tra xác định, đường dây hoạt động nhiều năm trên địa tỉnh An Giang. Số tiền hơn 2.000 tỷ đồng giao dịch được cho là lớn nhất từ trước đến nay trong các vụ án bị triệt phá ở miền Tây Trước đó, ngày 5/6, Công an tỉnh An Giang huy động hơn 100 cảnh sát đồng loạt bắt Liên, Hoàng, Nguyên cùng nhiều đàn em. Cảnh sát thu khoảng 100 điện thoại di động, hơn 5 tỷ đồng tiền mặt, nhiều phơi ghi lô đề, máy fax, in... Theo cơ quan điều tra, từ đầu năm đến nay, riêng một tài khoản ngân hàng của Liên đã giao dịch khoảng 50 tỷ đồng. Công an tỉnh An Giang xác định hàng trăm người tham gia đường dây này nên đang mở rộng điều tra.

Luận điệu xuyên tạc phá hoại cuộc chiến chống dịch ở TP Hồ Chí Minh

Trước diễn biến dịch COVID-19 hết sức phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam, hàng loạt địa phương đã siết chặt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện nghiêm ngặt hơn, thực chất hơn việc giãn cách xã hội ở TP Hồ Chí Minh với tinh thần “ai ở đâu, ở yên đó”, mỗi phường, xã là một “pháo đài” chống dịch. Những thủ đoạn xảo trá, đánh lận Công tác phòng chống dịch COVID-19 chuyển từ tập trung cao độ ở cấp thành phố sang “hai mũi” vừa tập trung, vừa phân tán xuống đến từng phường, xã, cá nhân, hộ gia đình. Chính phủ và thành phố bảo đảm mọi nhu cầu để mỗi xã, phường là một pháo đài trong mọi khâu: Quản lý giãn cách, hạn chế tối đa số người ra đường, bảo đảm an sinh xã hội, lo ăn, ở cho người dân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân; tăng cường xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện F0, bóc tách nguồn lây khỏi cộng đồng, điều trị F0 ngay tại xã, phường, tuyến trên chủ yếu chữa trị cho những trường hợp nặng. Quân đội, Công an triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong đó có lực lượng y, bác sĩ điều trị, Quân đội, Công an tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân, bảo vệ an ninh, an toàn, an dân, an ninh xã hội. Lợi dụng tình hình trên, một số đối tượng, tổ chức phản động đã phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin xuyên tạc, sai trái. Nhân việc Chính phủ quyết định việc thực hiện giãn cách ở mức độ cao hơn, thực chất hơn, chúng lập tức tập trung khai thác, công kích vào chủ trương, biện pháp, cách thức phòng, chống dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch. Ngay sau phiên họp của Thường trực Chính phủ với một số tỉnh, thành phía Nam, thống nhất thực hiện nhiều biện pháp với tinh thần trên, Đài RFA, RFI, BBC, hệ thống truyền thông hải ngoại, phản động đăng tải hàng loạt bài viết với nội dung lên án, phỉ báng, phê phán cách thức, biện pháp phòng, chống dịch. Họ xuyên tạc rằng, việc thực hiện siết chặt giãn cách ở TP Hồ Chí Minh là “biện pháp sai lầm, phi khoa học”, cho rằng quyết định này sẽ là thảm họa; không thể coi “chống dịch như chống giặc”, virus nó vô hình lan truyền trong không khí, việc chốt chặt, lập hàng rào thép gai, nhốt dân… làm sao ngăn chặn được virus mà “để tra tấn dân”, từ đó vu cáo cách làm này “chỉ làm dịch lan rộng, dân chưa chết vì dịch bệnh thì đã chết vì đói”. Có bài viết mỉa mai: “Những kẻ khờ khạo thì chống dịch theo kiểu thiết quân luật, càng ngăn cản chừng nào thì càng làm bế tắc hệ tuần hoàn xã hội và dẫn đến cái chết của xã hội. Đã đến lúc phải chấp nhận một sự thật rằng mọi giải pháp “chống giặc” đều vô nghĩa”. Từ đó kêu gọi theo kiểu chống đối: “Đừng chống nữa, đừng đánh nữa, đừng diệt nữa… dân khổ lắm rồi, hãy khiêm tốn, nghiêm túc nhận sai, thất bại, chấp nhận”! Lợi dụng việc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an triển khai một số đơn vị, lực lượng giúp dân phòng, chống dịch, tổ chức khủng bố Việt Tân cắt gắp nhiều hình ảnh xe bọc thép tung lên mạng để xuyên tạc rằng: “Hà Nội huy động lực lượng quân đội vào Sài Gòn để dẹp loạn nếu dân đói làm loạn… Quân đội sẽ đàn áp nếu dân đói xuống đường biểu tình, đòi quan chức mở kho lương. Quân đội hiện diện khắp đường phố Sài Gòn là để răn đe dân chứ không phải chống dịch!”. Luật khoa tạp chí vốn là một tổ chức tự xưng “xã hội dân sự” trá hình, tung lên cộng đồng mạng xã hội những hình ảnh việc cơ quan chức năng tuyên truyền, xử lý một số người dân vi phạm như không đeo khẩu trang, tập thể dục, ra đường khi không có việc cần thiết ở TP Hồ Chí Minh để xuyên tạc, quy kết chính quyền là vi hiến. Họ lèo lái: “Việc đi bộ, thể dục, đạp xe, ra đường trên phố vắng người không gây hại cho xã hội, cũng không tạo ra nguy cơ lây lan dịch bệnh, vì không tiếp xúc với ai. Chính việc xử phạt lại làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh khi người bị phạt phải tiếp xúc cùng lúc với ba viên cảnh sát. Tại sao nhà nước lại có quyền trừng phạt một hành vi không gây tổn thất cho xã hội”? Cho rằng Chỉ thị 16 không phải là văn bản pháp quy, việc ban hành chỉ thị để cấm đoán quyền đi lại, làm việc là vi hiến… Nhiều trang mạng hải ngoại phát tán, lan truyền nhiều hình ảnh bi thương trong đại dịch để lên án Nhà nước, chính quyền bỏ mặc dân. Họ xuyên tạc tình hình tiếp cận, phân bổ vaccine, phê phán Nhà nước phân biệt, ép người dân tiêm vaccine mà không được lựa chọn, kỳ thị chủng loại vaccine, chia rẽ vùng miền, khối đại đoàn kết dân tộc, kêu gọi “dân bất tuân luật giãn cách”. Đây là những luận điệu sai trái, xuyên tạc với mục đích công kích, chống phá, hạ thấp uy tín và vai trò quản lý của Nhà nước, chính sách, biện pháp, cách thức phòng, chống dịch bệnh; gây hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống dịch bệnh cấp bách hiện nay. Luận điệu này là một thứ “biến chủng Delta” của virus thông tin độc hại, nguy hiểm. Sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết Trái với luận điệu trên, thực chất, việc áp dụng giãn cách xã hội là một trong những giải pháp hữu hiệụ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Thực tế 3 đợt dịch trước ở Việt Nam đã chứng minh, thực hiện thông điệp 5K, áp dụng giãn cách xã hội vẫn là giải pháp chỉ đạo để ngăn chặn sự lây lan bệnh, đặc biệt trong điều kiện nguồn vaccine còn hạn chế, chưa thể tiêm chủng rộng khắp cho nhân dân. Đây là cách thức khoa học, đúng đắn đã được các cấp chính quyền quyết liệt thực hiện, được nhân dân đồng tình ủng hộ, qua đó đã hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng quyết liệt phương pháp này và đã thành công ở từng mức độ cụ thể, cùng với việc tăng cường tiêm chủng vaccine. Do đó, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với TP Hồ Chí Minh và các địa phương đang có dịch bệnh phức tạp là: Thứ nhất, thực hiện cách ly nghiêm ngặt, triệt để giữa người với người, gia đình với gia đình, xã, phường với xã, phường để ngăn chặn dịch bệnh lâu lan. Lực lượng Quân đội, Công an được huy động, chi viện, phối hợp với TP Hồ Chí Minh và các địa phương triển khai nhiệm vụ cùng các ngành, các cấp tham gia động viên, hỗ trợ người dân để thực hiện cách ly nghiêm ngặt. Thủ tướng chỉ rõ, cách ly là để lo cho dân, vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Thứ hai, cách ly, giãn cách cũng là biện pháp tổ chức, tăng hiệu quả xét nghiệm thần tốc, qua đó phát hiện F0 nhanh nhất, bóc tách ra khỏi cộng đồng, không bỏ sót; phân loại, hạn chế lây lan, áp lực lên hệ thống y tế, tập trung điều trị hiệu quả ca nhiễm, giảm tối đa các trường hợp tử vong. Thứ ba, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Dưới sự chỉ huy thống nhất của địa phương, với sự phối hợp của các lực lượng khác, Quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân, đồng thời hết sức uyển chuyển, linh hoạt, tận dụng các biện pháp khác để cung ứng lương thực, thực phẩm với điều kiện tiên quyết là bảo đảm tuyệt đối an toàn, tất cả vì sức khỏe, tính mạng, cuộc sống của nhân dân. Thứ tư, tăng cường lực lượng Công an, Quân đội để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân, trợ giúp người dân, cùng cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, kêu gọi, giải thích để người dân hiểu rõ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân, đúng như Thủ tướng chỉ đạo: “chúng ta làm gì cũng vì lợi ích của nhân dân”. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ đạo, hành động quyết liệt phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “tính mạng con người là trên hết, trước hết và quý giá nhất”. Đây vốn là bản chất tốt đẹp, nhân văn của chế độ và cũng là giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội đợt này cũng là cụ thể hóa Lời kêu gọi của Tổng Bí thư: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”. Rõ ràng, lợi dụng dịch bệnh để thông tin sai trái, xuyên tạc với mục đích kích động, chống phá, đó là hành vi vô pháp, bất đạo trước sức khỏe, tính mạng con người, cần nhận diện và đấu tranh ngăn chặn.

Độc hại hơn cả virus bệnh

So sánh số người bị lây nhiễm, tử vong vì Covid-19 giữa các quốc gia, phóng đại số người bị lây nhiễm, bị tử vong vì Covid-19 để gây sợ hãi trong dân chúng, lợi dụng khó khăn về đời sống để đổ lỗi cho chính phủ..., đó là những luận điệu của các thế lực thù địch và các phần tử phản động trong những ngày này được đăng tải trên một số trang mạng xã hội như: Tiếng dân, Hội anh em dân chủ... và một vài tờ báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam. Tuy hình thức, thủ đoạn chống phá không mới, nhưng nó chẳng khác nào virus độc hại lan truyền, gây nên nhận thức lệch lạc trong bộ phận dư luận.

Không yêu thì xin đừng buông lời cay đắng!

Cũng giống như bao đợt bão lũ, nay bệnh dịch ập đến gây bao đau thương chết chóc, những người lính không một ai biết tên, biết tuổi, nhớ mặt lại nhận nhiệm vụ, hành quân vào thành phố. Không phải xe tăng, xe bọc thép như tin đồn. Mà chỉ là chiếc ba lô với mấy bộ quân phục đã phai màu vì sương gió, đôi dép quai hậu, manh chiếu và chiếc chăn đắp vội! Đến cả cái chậu giặt quần áo, ca múc nước họ cũng mang theo để không phải làm phiền đến bất cứ ai. Mấy ngày nay, trên rất nhiều nẻo đường, khu phố, hẻm hóc ở thành phố, hình ảnh những người lính trẻ mang lương thực, thực phẩm, thuốc men len lỏi theo những con hẻm đến tận nhà giúp dân bước đầu còn bỡ ngỡ khiến không ít người dân xúc động, nay đã không còn xa lạ. Thế mà, trên mạng xã hội lại xuất hiện nhiều ý kiến chỉ trích, phê phán, cười cợt, miệt thị cho rằng, họ mang đồ đến cho dân chỉ là để “mị dân”, “làm màu”, “diễn”. Đưa quà đến cho dân chỉ để báo chí chụp hình, quay phim, “nhục”. Nhưng thực tế, đã biết bao người dân kể với nhau những câu chuyện của chính họ tận mắt chứng kiến sự lăn xả của những người lính áo xanh nhễ nhại mồ hôi chuyển thực phẩm, chạy hết đầu này đến đầu kia, dưới trời nắng trưa gay gắt, mặt đỏ phừng phừng, lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Lúc lại tập kết hàng hóa mang về phát cho dân dưới mưa... Bà con xúc động khen hết lời. Những người lính quân y ôm bình oxy, thuốc mem chạy từ trạm y tế đến nhà bệnh nhân để cấp cứu khi người nhà F0 gọi gấp, khám chữa bệnh khi F0 chuyển nặng. Những người lính trẻ hai tay xách nặng đi giao hàng, trao túi an sinh, nhặt rau củ, dọn dẹp khu cách ly, xây dựng bệnh viện dã chiến. Những người lính kiểm soát quân sự bồng súng trang nghiêm như lính hải quân canh biển đảo. Và trong số những người lính lăn xả giúp dân ấy, đã có không ít người bị nhiễm bệnh. Họ phải xa gia đình, cha mẹ, vợ con suốt 3-4 tháng nay, nhưng cũng không cần ai phải biết đến. Những gì chúng ta thấy chỉ là một lát cắt rất nhỏ bé về công việc của họ. Vì trong suốt mùa dịch, hàng chục nghìn người lính đang ngày đêm phục vụ người dân mà không cần ai đến chụp hình, quay phim gì cả. Những người lính trẻ đang làm nhiệm vụ, khi họ gặp các báo chí đôi khi họ chiều lòng dừng lại để phóng viên có một bức hình đẹp, rồi họ lại miệt mài làm tiếp nhiệm vụ của mình. Chẳng có người lính nào cầm điện thoại livestream để quảng báo tên tuổi cả. Họ đến với nhân dân bằng cả chân tình, sự cống hiến, kỷ luật, quân lệnh như sơn, sẵn sàng hy sinh giữa dịch bệnh. Trong lúc những người buông lời mỉa mai lại ăn uống đầy đủ, ngồi mát trong nhà, lên mạng vạch lá tìm sâu, thì ở ngoài kia, những người lính và tình nguyện viên đang đội mưa, đội nắng, nhễ nhãi xắn tay giúp dân. Làm màu ư? Diễn ư? Nhục ư? Dạ thưa, với tôi thấy có gì đâu mà nhục. Tôi còn rất mong thành phố này càng nhiều hình ảnh, clip đó. Càng nhiều hình ảnh lương thực, oxy, thuốc men và vắc xin đến với dân càng tốt. Những người lính thì cứ phục vụ dân, còn các phóng viên, nhà báo thì cứ chụp hình quay phim làm tư liệu cho những bài báo đi nhé. Dân đang cần! Vì trên đời này đâu có hình ảnh nào chúng ta được xem mà đằng sau đó không có người chụp đâu. Sau này dịch bệnh được đẩy lùi, mọi thứ qua đi, những người lính trẻ kia họ lại trở về doanh trại, bệnh viện, giảng đường để tiếp tục nhiệm vụ của mình. Liệu có ai còn nhớ tên, tuổi họ không? Có chăng đọng lại chỉ là những hình dáng, khuôn mặt kít mít chỉ thấy đôi mắt trong sáng thân thương. Không yêu thì xin đừng buông lời cay đắng!

Khi dịch bệnh bùng phát, những kẻ livestream dạy cách chống dịch sẽ đưa bạn đi cấp cứu hay là cÁc y bác sỹ!?

Ngay tại thời điểm hiện tại, nước Mỹ đang ghi nhận trên 38 triệu ca nhiễm covid-19, trên 600.000 người đã tử vong do các biến thể khác nhau của covid-19. Ngày 25/8 số ca nhiễm covid-19 của nước Mỹ đã vượt 100.000 người và theo như thống kê của Đại học Johns Hopkins công bố thì trung bình mỗi ngày Mỹ có hơn 152.400 ca nhiễm covid-19. Điểm qua danh sách 20 quốc gia xếp đầu thế giới về số ca nhiễm covid-19 thì đa số đều là các quốc gia phát triển, có năng lực kinh tế, y tế rất mạnh nhưng đều đã ghi nhận số ca nhiễm covid-19 ở con số "triệu ca" và chưa có dấu hiệu hoàn toàn dừng lại: Ấn Độ hiện giờ đang có hơn 32 triệu ca, Brazil là hơn 20 triệu, Vương Quốc Anh hơn 6,6 triệu và Pháp cũng ghi nhận con số 6,5 triệu ca nhiễm. Trong suốt 2 năm xảy ra đại dịch, ngoại trừ Triều Tiên khi nước này chưa hề công bố bất cứ một số liệu nào liên quan đến ca dương tính covid-19 ở trong nước thì tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới đều đã và đang thực hiện rất nhiều các biện pháp chống dịch khác nhau gồm cả giãn cách, phong tỏa, cấm tập trung, tiêm vaccine... nhưng số ca nhiễm và ca tử vong vẫn lúc tăng, lúc giảm. Ngay cả đối với Israel - quốc gia đã tiêm chủng mũi vaccine covid-19 thứ 2 cho trên 60% dân số nhưng kể từ ngày 20/8 nước này vẫn ghi nhận mỗi ngày từ 7.000~10.000 ca. Điều đó cho thấy ngay cả các quốc gia phát triển nhất hay giàu có nhất thì cũng chưa có quốc gia nào dám vỗ ngực rằng cách chống dịch của mình là tốt nhất và đạt hiệu quả 100%. Covid-19 cho đến nay vẫn là một dịch bệnh mới và khó lường với nhiều biến thể đã được phát hiện, ngay cả các chuyên gia y tế, dịch tễ hàng đầu của Mỹ hay châu Âu cùng là vừa chống dịch vừa nghiên cứu, vừa làm vừa học, vừa chữa trị vừa rút kinh nghiệm... chưa có bất cứ biện pháp nào là hoàn hảo ngay lần đầu tiên thử nghiệm. Thậm chí là cả với vaccine - chẳng có nhà sản xuất nào khẳng định vaccine của mình 100% ngừa được covid-19 và các biến thể của nó. Tuy nhiên, điều mà khiến các chuyên gia dịch tễ hàng đầu thế giới lúng túng, các y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao tại các trường đại học uy tín cảm thấy khó khăn thì lại là chuyện hết sức dễ dàng đối với một số "anh hùng bàn phím". Trương Quốc Huy hay Nguyễn Phúc Gia Huy hay rất nhiều kẻ khác chúng vỗ ngực lên mạng xã hội dạy các y bác sỹ, dạy chính quyền, dạy các nhà khoa học phải làm như thế này, như thế kia mới đúng, phải chống dịch như thế này mới hiệu quả... thật đáng tiếc là Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác chưa biết "trọng dụng nhân tài", để chúng nói hàng giờ trên các livestream mà chưa mời chúng về tham gia chống dịch nên tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong mới tăng vọt lên như thế. Đầu năm 2020, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về virus Corona đang làm xáo trộn đời sống Anh quốc nói riêng và thế giới nói chung. HLV Jürgen Klopp đã thẳng thắn nói: “Phát ngôn của những người nổi tiếng không nên được xem trọng. Những người đáng nên được lên tiếng phải là có chuyên môn và biết nói ra điều gì, đưa ra lời khuyên hữu ích, chứ không phải HLV bóng đá. Tôi không hiểu gì về chính trị, virus corona. Tại sao lại hỏi tôi? Tôi chỉ là HLV bóng đá". Những gì Trương Quốc Huy hay Nguyễn Phúc Gia Huy hay bất cứ kẻ nào phát ngôn trên mạng xã hội không giúp cho virus covid-19 bị chết, không thể làm giảm số ca F0, không thể giúp bình oxy đầy càng không giúp cho dịch bệnh có thể được kiểm soát. Ngược lại, nó sẽ gieo vào lòng người con virus nghi kỵ, làm cho xã hội bất an, người dân không đoàn kết, làm suy yếu sức mạnh toàn dân và tạo sơ hở cho không chỉ virus covid-19 mà còn là những thành phần phá hoại, phản động thừa cơ gây nên bất ổn. Dịch bệnh đã đủ khiến cho người dân cảm thấy mệt mỏi, vậy không lẽ người ta còn cố nghe theo những lời kích động khiến cho xã hội rối loạn, đất nước chia rẽ, bị tàn phá bởi bạo loạn, khủng bố hay sao? Hãy tỉnh táo lại đi! Liệu khi bạn dương tính với covid-19, những kẻ ở trên livestream đang dạy các bạn chống dịch sẽ là người đến đưa bạn đi cấp cứu hay là các y bác sỹ?

Xã hội dân sự và cách mạng màu qua cuộc gặp của cái gọi là "Các nhà hoạt động và lãnh đạo cộng đồng trẻ tuổi Việt Nam"

Nhiều người đoán rằng, bà Phó Tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam cũng dành 1 thời lượng tương đối dài để tiếp những thành phần bất đồng quan điểm, thường xuyên chống phá chủ trương của Đảng và sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Thế nhưng, khác với chuyến thăm của Obama năm 2016, lần này bà Kamala Harris đến gặp những "thành phần lạ" chưa hoặc rất ít lần xuất hiện trên mạng xã hội, chủ yếu mời tới gặp mặt các nhân vật hoạt động trong lĩnh vực quyền của cộng đồng LGBTQI+, quyền của người chuyển giới, quyền của người khuyết tật, và biến đổi khí hậu... ngay cả nhân vật có tiếng chống Nhà nước như Nguyễn Quang A, Mạc Văn Trang hay giới "luật cuội" như Lê Văn Hòa, Ngô Tuấn, Hà Huy Sơn, giới rận mạng như Nguyễn Thị Hương Trà... cũng không có mặt... Điều đáng chú ý là, tại buổi làm việc với các "phần tử" này, Bà Kamala Harris nhấn mạnh nhiều lần rằng: “Chúng ta cần phải trao quyền cho lãnh đạo ở mọi lĩnh vực, tất nhiên là bao gồm cả lãnh đạo chính quyền, nhưng còn cả lãnh đạo các cộng đồng, lãnh đạo các doanh nghiệp, và xã hội dân sự, nếu chúng ta muốn tận dụng mọi nguồn lực sẵn có.”. Tức là, Với hoạt động XHDS tại Việt Nam, Mỹ quyết tâm thay đổi chiêu bài chống Nhà nước Việt Nam lâu nay không hiệu quả bằng chiêu bài mới là, đưa bằng được các nhân vật thân Mỹ, dưới sự chỉ đạo của Mỹ vào lãnh đạo trên tất cả các lĩnh vực: chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng, dân sự... Mặt khác, về quan hệ chiến lược, Mỹ ngày càng gia tăng quan hệ mật thiết hơn với Chính phủ Việt Nam trên các lĩnh vực; dùng các tổ chức phi chính phủ dật dây can thiệp sâu hơn về "dân chủ nhân quyền" của Việt Nam. Thực chất đây là một phương thức mới trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của Mỹ tại Việt Nam khi những phương thức cũ đầu tư cho 1 loạt các nhân vật chống phá Nhà nước tại Việt Nam đã bị "bóc mẽ", bị lật mặt, bị bắt và bị xã hội Việt Nam lên án vừa qua. Vẫn là chiêu bài "bình cũ, rượu mới" đối với các lĩnh vực bà Kamala Harris làm việc cũng không nằm ngoài các thủ đoạn sau đây: Một là, đề cao và tuyệt đối hóa XHDS để gây áp lực xã hội đối với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tiền đề cho các mầm mống của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Hai là, tập trung tuyên truyền tác động phá hoại nội bộ, thúc đẩy quá trình suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhằm tạo dựng, phát triển lực lượng chống đối, bổ sung nhân sự cho việc hình thành các tổ chức “xã hội dân sự - chính trị" đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ba là, gia tăng các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam làm mất dần bản chất đích thực, vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự hiện nay, nhất là vai trò của mặt trận, đoàn thể nhân dân . Từ đó sẽ trực tiếp chi phối, khích lệ các hoạt động chống đối chế độ, đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở nước ta, từng bước gạt Đảng Cộng sản Việt Nam khỏi vũ đài chính trị, chiếm đoạt quyền lực, đưa nước ta theo quỹ đạo của phương Tây, quỹ đạo của Mỹ. Bốn là, sử dụng các tổ chức “xã hội dân sự” chính trị làm công cụ tuyên truyền tác động tư tưởng, lôi kéo quần chúng, những người có tâm tư bất mãn trong các giai tầng xã hội, các phần tử chống chủ nghĩa xã hội để tập hợp lực lượng quần chúng, chuẩn bị điều kiện kết hợp với các hoạt động gây mất ổn định chính trị - xã hội để phát động một cuộc “cách mạng đường phố”, "cách mạng màu" như Tunisia hơn 10 năm về trước và gần nhất là Myanmar đầu năm 2021 trở lại đây. Năm là, tiếp tục đầu tư, nuôi dưỡng các hệ thống truyền thông chống cộng hải ngoại (thậm chí trong nước), hỗ trợ, hậu thuẫn, đầu tư các tổ chức chính trị lưu vong, chấp nhận cho thành lập các chính phủ lưu vong tại Mỹ, đào tạo các nhân vật cốt cán chờ thời, khi Việt Nam có bất ổn chính trị, bạo loạn gia tăng, chính phủ mất kiểm soát xã hội thì thực hiện chiêu trò "đục nước béo cò" đưa chúng về, kết hợp với cái gọi là "CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG VÀ LÃNH ĐẠO CỘNG ĐỒNG TRẺ TUỔI VIỆT NAM" này để thiết lập chính phủ mới như Mỹ từng làm với một số nước trên thế giới. Tóm lại, Quan hệ với Mỹ là chỉ để phát triển kinh tế và làm đối trọng về lợi ích chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam trước thách thức toàn cầu chứ không phải quan hệ, làm bạn để chuyển hóa nền chính trị. Mấy anh chị trẻ trẻ này mà nghe Mỹ, nghe những viễn cảnh thơ mộng mà bà Phó tổng thống Hoa Kỳ nói thì coi như "đốt luôn" sự nghiệp của mình. Phải xin nhớ rằng bất luận ai, kẻ nào muốn lật đổ chế độ này thì hãy nhìn về nghĩa trang Trường Sơn và các nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước với hàng triệu ngôi mộ, xương máu cha ông mình ở đó. Nếu tài giỏi thì san phẳng được thì mới lật đổ được Đảng Cộng sản Việt Nam!

TỪ LỜI THỀ ĐỘC LẬP ĐẾN KHÁT VỌNG VIỆT NAM

Ngày 2-9-1945, nắng Ba Đình xanh trong như vẫy gọi. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” - khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa dứt lời thề Độc lập, quảng trường hôm ấy bừng lên tiếng hô “Xin thề, xin thề”. Có những người vừa hô, vừa khóc, bởi lẽ từ thân phận nô lệ, giờ đây, nhân dân ta đã làm chủ giang sơn, trở thành người dân của nước Việt Nam độc lập sau bao nhiêu mồ hôi, máu và nước mắt. Hiếm có đất nước nào có 2 mùa thu như đất nước ta: mùa thu của thiên nhiên và mùa thu cách mạng. Nhìn lại một chặng đường dài mà toàn dân tộc đã đi qua với biết bao dấu ấn, những tháng ngày quật khởi mùa thu năm 1945 luôn là niềm tự hào và kiêu hãnh trong tâm trí bao người. Thời điểm ấy, dù vũ khí thô sơ, đội ngũ phân tán, đường sá cách trở, thông tin liên lạc còn hạn chế, nhưng khi muôn lòng như một, thì ngọn lửa yêu nước tỏa lan không gì ngăn nổi. Giặc Pháp phân rẽ nước ta thành ba Kỳ hòng dễ dàng cai trị thì nay ta nối liền một dải non sông, không một ai, một địa phương nào hay đảng phái nào cát cứ nắm quyền riêng. Tất cả hướng về lá cờ đỏ sao vàng mang hồn thiêng sông núi và lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Kể từ năm 1925 cho đến ngày khởi nghĩa, là 20 năm dày công chuẩn bị sức mạnh và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân để chớp được đúng thời cơ và vận dụng đúng thời cơ, trở thành làn sóng cách mạng tỏa đi khắp cả nước và giành lấy thành công trong 22 ngày. Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm rung chuyển nhiều khu vực trên thế giới, tạo ra làn sóng cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do của các nước còn đang dưới ách đô hộ, thuộc địa của thực dân. Không khí của ngày lễ Độc lập năm ấy được những cán bộ lão thành nguyên là đội viên Đội thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu ghi lại: “Chúng tôi được phân công bảo vệ vòng ngoài cùng của lễ đài, nhìn bốn xung quanh, từng đoàn người từ khắp nơi diễu hành qua các phố đổ về quảng trường với cờ hoa, ai cũng mặc bộ trang phục tươm tất nhất dẫu gương mặt còn khắc khổ. Tất cả giơ cao biểu ngữ bằng tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa, Nga như: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết”... Nghi lễ kéo cờ và cử quốc ca bắt đầu thật linh thiêng và thành kính. Đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ là Bộ trưởng Nội vụ trịnh trọng giới thiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập”. Bác Lê Văn Vân, Trưởng ban liên lạc Đội thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu nhớ lại: “Nhưng lúc ấy tôi nghe thấy tuyên bố danh sách Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, tôi cứ băn khăn mãi là vì sao đó không phải là cụ Nguyễn Ái Quốc? Bởi cái tên Nguyễn Ái Quốc từ lâu đã thân thuộc với thế hệ thanh niên và người dân Hà Nội yêu nước lúc bấy giờ. Khi kết thúc buổi lễ, tôi mới biết Cụ Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc”. Vào lúc Chính phủ lâm thời nước ta ra mắt quốc dân vào chiều 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, người dân các tỉnh, thành phố khác trong cả nước cũng tập trung ở tòa thị chính hoặc Nhà hát Lớn để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ai ai cũng hân hoan, hô vang lời thề sắt son quyết đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc khi Bác hiệu triệu toàn dân: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Một số phần tử phản cách mạng lảng vảng quanh những khu vực đông người để theo dõi và nhận mặt cán bộ hòng trả thù về sau. Nhiều người nhận ra chúng đã hô hoán đả đảo để cán bộ liêm phóng bắt lại. “Ngày ấy, chúng tôi còn rất trẻ và chính xác là chúng tôi đã hăng hái đi theo cách mạng như “đi theo ánh lửa từ trái tim mình”. Sau ngày 2-9, thanh niên chúng tôi xông pha trên mọi công việc để xây dựng quê hương và chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng. Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9 đã trở thành động lực thôi thúc chúng tôi vượt qua khó khăn, nguy hiểm. Phải nói rằng, cách mạng đã sinh ra tôi lần thứ 2” - ông Đặng Minh Phương, nguyên Phó Bí thư Thanh niên cứu quốc huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên xúc động nói. Nói về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám và lời thề Độc lập, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển khẳng định: “Hình ảnh Bác Hồ hiệu triệu và toàn dân đáp lời đã cho thấy rõ tinh thần “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Đó là sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam, đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giữ vững độc lập chủ quyền, xây dựng và phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Chính nhờ điều đó mà sự nghiệp đổi mới của chúng ta mới thành công và đất nước chúng ta mới có cơ đồ như ngày hôm nay”. Qua 76 năm, thế và lực của Việt Nam đã khác. Những thắng lợi vẻ vang của biết bao thế hệ người dân đã đưa Việt Nam tiến vào kỉ nguyên đầy hoài bão của một dân tộc anh hùng và yêu chuộng hòa bình. Năm 2021, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2026, chúng ta có hai mục tiêu chiến lược, hướng đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong điều kiện mới đầy thách thức như hiện nay, đòi hỏi Đảng ta phải tăng cường sức mạnh toàn dân tộc, trên dưới một lòng, phát huy năng lực đổi mới, sáng tạo nhằm sớm xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại. Điều đó thể hiện khát vọng, ý chí của toàn Đảng, toàn dân, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, ổn định, phồn vinh. Đó cũng chính là ngọn lửa từ lời thề Độc lập năm xưa đã và đang thắp lên một khát vọng hùng cường, thịnh vượng mang tên “Khát vọng Việt Nam”.