“Cách mạng màu” là một trong những thủ đoạn vô cùng nguy hiểm nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch đã và đang thực hiện với âm mưu chính là lật đổ các nước XHCN. Vì vậy Việt Nam là một trong những mục tiêu mà chúng tấn công nhằm xóa bỏ chế độ XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Chúng luôn tìm cách xuyên tạc, chống phá, bôi nhọ chế độ ta “mất dân chủ” và kêu gọi muốn có “dân chủ thực sự”, cần thực hiện một cuộc “cách mạng sắc màu”. Đây là một luận điệu hết sức nguy hiểm. Các cuộc “cách mạng màu” trong thời gian gần đây đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến chính trị, kinh tế, văn hóa - tư tưởng ở nước ta hiện nay.
Về chính trị, các cuộc “cách mạng màu” là nguy cơ hàng đầu, trực tiếp đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Diễn biến phức tạp của các cuộc “cách mạng màu” khiến người dân hoang mang, ảnh hưởng gián tiếp đến sự lãnh đạo của Đảng và con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Chúng lợi dụng hợp tác trên lĩnh vực cải cách chính trị, hành chính, tư pháp để tác động chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta.
Về mặt kinh tế, bên cạnh những mặt tích cực, không thể phủ nhận những mặt trái của toàn cầu hóa. Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đổi mới nên còn nhiều khó khăn, thậm chí có lĩnh vực chưa đủ khả năng tham gia thị trường toàn cầu. Lợi dụng quy định của các tổ chức thương mại, các thể chế kinh tế, tài chính thế giới nhằm gây sức ép chuyển hóa chủ trương, đường lối của ta là một trong những thủ đoạn hết sức tinh vi.
Về văn hóa - tư tưởng, lợi dụng tính chất phức tạp của vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, các thế lực thù địch, phản động chống phá nước ta bằng cách tạo áp lực từ cả bên trong và bên ngoài, cùng với đó, những trào lưu tư tưởng tiêu cực từ bên ngoài du nhập vào nước ta sẽ tạo nên sự hỗn loạn, mất phương hướng về chuẩn mực giá trị, đạo đức, văn hóa, lối sống. Đây là một trong những tiền đề nguy hiểm để chúng lợi dụng truyền bá, hình thành các trào lưu tư tưởng và hệ giá trị đối lập trong xã hội ta.
Những biểu hiện rõ nét về “cách mạng màu” ở Việt Nam chúng ta có thể thấy qua các vụ việc: Năm 2014, lấy cớ đấu tranh bảo vệ chủ quyền; năm 2016, lấy cớ bảo vệ môi trường; năm 2018 lợi dụng việc phản đối Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, các thế lực thù địch đã lôi kéo, kích động những người thiếu tỉnh táo tụ tập đông người, có nơi những người quá kích đã đốt phá nhà máy, cơ sở sản xuất, đập phá trụ sở cơ quan công quyền... thậm chí các thế lực phản động còn trả tiền cho những người tham gia biểu tình.
Như vậy có thể thấy rằng, các thế lực phản động luôn len lỏi, lợi dụng những kẽ hở, những mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền để hoạt động, để kích động... dẫn tới “cách mạng màu”, điều này đòi hỏi chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét