Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA PHẠM TRẦN

 Ngày 01 tháng 7 năm 2019, Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi (36/2018/QH14) của Việt Nam có hiệu lực thi hành. Lợi dụng sự kiện này, trên các trang mạng xã hội, trang lề trái đã có nhiều bài viết xuyên tạc, bóp méo sự thật về Luật và công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Sau đây xin trích đăng bài viết trên trang nhanvanviet.com để bóc mẽ sự thật về âm mưu đen tối của các thế lực thù địch và bọn phản động.

Trên trang danlambaovn.blogspot.com, Phạm Trần đã đăng tải bài viết, với tiêu đề: “Tài sản trôi sông lạc chợ” có nội dung cho rằng: Luật ra đời chỉ nhằm “bao che tội phạm và bảo vệ tài sản cho kẻ tham nhũng… thể hiện rõ ở hai lĩnh vực: Kê khai tài sản; và không giám tịch thu tài sản có nguồn gốc bất minh”. Thực tiễn cho thấy:

Thứ nhất, việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức ở Việt nam hiện nay là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ:

Luật Phòng, Chống tham nhũng (36/2018/QH14) được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2018 với 10 chương, 98 Điều, trong đó có Tiểu mục 2 gồm các Điều từ 33 đến 40 đã chỉ rõ, đối tượng kê khai là cán bộ, công nhân viên chức; chủ thể tiếp nhận và quản lý nội dung kê khai là các cơ quan Đảng, Nhà nước Việt Nam – Người đại diện quyền và lợi ích của nhân dân Việt Nam, nơi mà cán bộ, công nhân viên chức trực tiếp làm việc và được trả lương, thu nhập. Điều này hoàn toàn phù hợp với thể chế, nguyện vọng của nhân dân ta, vì, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, tất thảy tài sản trên đất nước ta đều thuộc về nhân dân mà nhà nước là tổ chức đại diện quản lý. Luật cũng rất hợp với Hiến chương Liên hợp quốc về quyền con người và phù hợp với Hiến pháp Việt nam về quyền tự do sở hữu của cá nhân. Hơn nữa, lương, thu nhập chính đáng mà cán bộ, công nhân viên chức có được là do Đảng, Nhà nước, các tổ chức mà họ đang trực tiếp tham gia lao động, công tác trả cho, nên nguồn gốc tài sản chỉ có thể được kiểm soát được bởi Nhà nước, các tổ chức nơi họ làm việc. Đồng thời, bản chất của chống tham nhũng là chống những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng tài sản của nhà nước, nhân dân, nên Nhà nước cũng là nạn nhân của hành vi tham nhũng của cá nhân, do đó, họ có quyền yêu cầu cán bộ, công nhân viên chức kê khai tài sản, thu nhập. Đặc biệt, tài sản của cán bộ, công chức là bí mật, thuộc quyền riêng tư, không thể mang ra “chợ” hoặc ra “vườn hoa”… mà rêu rao, công bố được. Nếu tự do kiểm tra tài sản, sẽ vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của con người và sẽ nguy hiểm cho chủ tài sản khi bị kẻ gian xâm hại trong điều kiện an ninh chưa thể đảm bảo cho họ như hiện nay. Đồng thời, khi xảy ra tham nhũng, chỉ Nhà nước với các công cụ pháp lý, quyền lực mới có thể xác minh, điều tra, trừng phạt và thu hồi tài sản… Do đó, việc cán bộ, công chức kê khai tài sản trước Đảng, Nhà nước mà không phải trước bất kỳ cá nhân nào khác là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp.

Thứ hai, việc phòng, chống và tịch thu tài sản tham nhũng được Đảng, Nhà nước đẩy mạnh thực hiện và thu nhiều kết quả tích cực

Chỉ tính từ năm 2014 đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 840 tổ chức đảng và 58.120 đảng viên vi phạm, trong đó có gần 2.720 đảng viên vi phạm về tham nhũng, cố ý làm trái; thi hành kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý; đã kiến nghị thu hồi trên 260 ngàn tỷ đồng, hơn 12.000 ha đất; Đáng chú ý là, việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng được chú trọng hơn (vụ Giang Kim Đạt hơn 300 tỉ đồng; vụ Hứa Thị Phấn hơn 10.000 tỉ đồng; vụ Ngân hàng Đông Á hơn 2.000 tỉ đồng; vụ Phạm Công Danh (giai đoạn I) hơn 6.000 tỉ đồng; vụ Đinh La Thăng hơn 20 tỉ đồng; vụ Trịnh Xuân Thanh hơn 45 tỉ đồng; vụ AVG hơn 8.500 tỉ đồng…chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự hơn 340 vụ, 436 đối tượng)…”

Nhìn sang nước Mỹ - Một cường quốc của thế giới, xứ sở mà bọn phản động lưu vong đang tung hô là “xứ sở mộng mơ thì sao”? Theo tờ CBSlocal đưa tin, ngày 11/2/2019, Đại học Illinois tại thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ ra báo cáo thống kê tình trạng tội phạm tham nhũng tại các thành phố lớn của Mỹ. Theo đó, giai đoạn từ 1976 tới 2016, Chicago có hơn 1.700 công chức bị xử lý, cao nhất tại Mỹ. Los Angeles đứng thứ hai với trên 1.500 cá nhân. Manhattan đứng thứ ba với hơn 1.300 người. Đứng thứ tư và thứ năm lần lượt là Miami với 1.165 công chức, và Washington D.C với gần 1.200 người. Năm thành phố này đứng đầu về số người bị kết tội tham nhũng trong số 93 quận tư pháp liên bang trải khắp Mỹ. Nếu so sánh các bang trên bình quân đầu người (số người bị kết tội trong 10.000 dân), Columbia là bang tham nhũng nhất vì cứ mỗi 10.000 dân lại có 17,24 công chức bị kết tội. Tỷ lệ này tại bang Louisiana là 2,57 người và Illinois là 1,63 người.

Tóm lại, chưa bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam bao che và bảo vệ tài sản cho bọn tham nhũng, mà đã tích cực tổ chức kê khai và tịch thu tài sản tham nhũng. Phạm Trần đã cố tình cắt xén, xuyên tạc Luật Phòng, Chống tham nhũng 2018 và thực tế công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân, hạ thấp uy tín, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đất nước. Đó, là mưu đồ phản động, cần phải nhận diện, đấu tranh vạch trần và bác bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét