Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021
BÀI HỌC NHÃN TIỀN CHO CÁC NƯỚC MUỐN PHI CHÍNH TRỊ HÓA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Tại Liên Xô, ngày 12-3-1990, Đại hội đại biểu nhân dân thông qua nội dung xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô (Điều 6 Hiến pháp Liên Xô năm 1977), chấp nhận đa nguyên, đa đảng, từng bước xóa bỏ cơ chế Đảng lãnh đạo đối với quân đội, an ninh và nội vụ. Ngày 20-7-1991, Tổng thống Liên bang Nga B.Yeltsin ban bố sắc lệnh “phi đảng hóa”, cấm các chính đảng hoạt động trong cơ quan nhà nước, trong đó bao gồm cả lực lượng vũ trang. Ngày 23-8-1991, Bộ trưởng Quốc phòng Sapôxnicốp đã tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô và ra lệnh mọi quân nhân là đảng viên cộng sản phải trả thẻ đảng. Những hành vi đó từng bước “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang Liên Xô, làm lực lượng quân đội hùng hậu chỉ còn là “cái bóng”, dẫn đến sự sụp đổ của “thành trì của chủ nghĩa xã hội”, “một chấn động chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX”
Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang với các luận điệu: “Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam chỉ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và chủ quyền quốc gia”; “không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào”, chỉ cần “thượng tôn pháp luật” nên phải “trung lập”, “đứng ngoài chính trị”, đòi bãi bỏ quy định “lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; đưa mô hình quân đội, công an ở một số nước để kêu gọi hình thành “quân đội nhà nghề”; lợi dụng chủ trương tinh giản biên chế, thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy lực lượng vũ trang để quy chụp cho đó là biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm, đặc quyền, đặc lợi; thổi phồng khuyết điểm của một vài cá nhân, đơn vị để hạ thấp vị thế, uy tín của lực lượng vũ trang trong xã hội.
Hình thức tuyên truyền luận điệu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch chủ yếu thông qua tuyên truyền miệng (hội nghị, hội thảo, tọa đàm...), thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (đài RFA, RFI, VOA, BBC...). Đáng chú ý, hiện nay, chúng triệt để lợi dụng internet để tuyên truyền, tán phát các tài liệu có nội dung cổ súy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang (trang web, mạng xã hội, blog...) như: “Quan làm báo”, “Dân làm báo”, “Chân dung quyền lực”, “diendan”, “viettan”..
Phi chính trị của lực lượng vũ trang các nước còn được thể hiện qua các chức năng, nhiệm vụ và hoạt động trong thực tế. Ví dụ, lực lượng vũ trang của Mỹ, Anh, Pháp... đã tiến hành nhiều hoạt động can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia, tấn công quân sự, bành trướng sự ảnh hưởng tại I-rắc, Xy-ri, Li-bi, Ai Cập... Rõ ràng, các hoạt động đó mang tính chính trị nhằm phục vụ lợi ích của giới cầm quyền, của giai cấp tư sản hiếu chiến chứ không phục vụ lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Ở Thái Lan, mặc dù Hiến pháp năm 1997 tuyên bố loại quân đội khỏi chính trị và nhiều lần Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cam kết “quân đội không can dự vào chính trường”, nhưng trong thực tế từ năm 1932 đến nay, quân đội đã thực hiện 19 lần đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính... Thực tế đã chứng mình rằng, không có bất kỳ một quân đội nào là phi chính trị hóa, là đứng ngoài chính trị.
THÁI LAN:
2006 Quân đội Thái Lan bất ngờ lật đổ chính quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra mà không cần nổ súng. Cuộc binh biến diễn ra khi ông Thaksin và một số bộ trưởng đang tham dự lễ khai mạc phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ. Quân đội bãi bỏ hiến pháp, miễn nhiệm ông Thaksin và hứa hẹn cải cách chính trị.
Năm 2014
Tháng 5/2014, quân đội lần thứ 12 can thiệp vào chính trường Thái Lan nhằm ổn định tình hình đất nước sau những cuộc biểu tình kéo dài nửa năm qua. Những người biểu tình phản đối chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ tướng Thaksin và yêu cầu bà từ chức. Tuy nhiên, sự ra đi của bà không giúp đất nước Thái Lan ổn định.
- MYANMAR
Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào ngày 1/2/2021, sau khi bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ - bao gồm cả Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Myanmar Win Myint và Han Thar Myint, thành viên lãnh đạo chủ chốt của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD).Cùng ngày, quân đội ra thông cáo chính thức về cuộc chính biến
Phía quân đội cho rằng danh sách cử tri sử dụng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 từng bị phát hiện có vấn đề nghiêm trọng, nhưng Ủy ban Bầu cử Liên bang (UEC) không giải quyết đến cùng.
"Danh sách cử tri trong cuộc tổng tuyển cử dân chủ có gian lận nghiêm trọng, đi ngược lại mục tiêu đảm bảo một nền dân chủ ổn định. Việc từ chối giải quyết vấn đề gian lận nói trên, không chịu hành động và không đáp ứng yêu cầu hoãn các kỳ họp quốc hội là trái với Điều 417 của hiến pháp năm 2008", phía quân đội khẳng định.
Theo Điều 417 của Hiến pháp Myanmar, được thông qua vào năm 2008, "những hành động hoặc âm mưu chiếm đoạt chủ quyền của liên bang bằng biện pháp ép buộc sai trái", có khả năng dẫn đến chia rẽ khối đoàn kết dân tộc ở Myanmar, đều bị ngăn cấm. Quân đội Myanmar dựa vào điều khoản này để tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
- PHILIPINES
Ngày 9/7/2019, ông Panelo nói với phóng viên rằng ông Duterte có thể “áp dụng thiết quân luật, tuyên bố thành lập chính phủ cách mạng để ông có thể sử dụng các quyền lực khẩn cấp” nhằm xử lý các vấn đề còn tồn tại tại Philippines. Tuy nhiên, quan chức này nhấn mạnh quân đội có thể tiến hành đảo chính nếu tình trạng xấu đi.
“Tôi nghĩ đó là lời cảnh báo cho tất cả các bên. Nếu họ không hài lòng, họ có thể tiến hành đảo chính. Ông ấy (Duterte) có một nguồn tin rất đáng tin cậy. Mọi cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Duterte sẽ thất bại. Nó sẽ không nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều người vẫn đang ủng hộ chính quyền của ông Duterte”, ông Panelo nói với Manila Times.
Phát ngôn viên lực lượng vũ trang Philippines Edgar Arevalo nói với CNN Philippines rằng quân đội nước này “sẽ trung thành với ngọn cờ, hiến pháp và nhân dân Philippines”.
Ngày 9/7, Tổng thống Duterte đã bày tỏ quan ngại rằng khi ông rời khỏi nhiệm sở năm 2022 khi kết thúc nhiệm kì, các nhóm khủng bố có liên hệ với IS sẽ gia tăng tại miền nam Philippines. Ông cho rằng đó là “thời kỳ cực kỳ nguy hiểm” và kêu gọi rằng lực lượng an ninh Philippines nên được trang bị tốt hơn để đối phó với những đối thủ tiềm tàng chống lại nhà nước.
KẾT LUẬN
Suy cho cùng, mọi luận điệu mà họ tung ra chỉ nhằm một mục đích duy nhất là làm cho Quân đội, Công an xa rời sự lãnh đạo của Đảng, tha hóa, biến chất, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, mất sức chiến đấu, mất khả năng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kích động, xuyên tạc làm lu mờ bản chất truyền thống tốt đẹp của QĐND, CAND, làm cho nhân dân mất lòng tin vào Quân đội và Công an. Một khi Đảng không nắm được Quân đội và Công an, tất yếu Quân đội và Công an sẽ mất phương hướng chiến đấu, phân rã về chính trị, tư tưởng. Đó là thời cơ để các thế lực thù địch đẩy đất nước lâm vào tình cảnh rối ren, mất ổn định chính trị, chệch hướng XHCN, lệ thuộc vào nước ngoài.
Quân đội và Công an là hai thành phần chủ chốt trong LLVT nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, Quân đội và Công an luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, mang trong mình bản chất giai cấp công nhân, đồng thời có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Trong tình hình mới, Quân đội và Công an phải không ngừng quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc; đề cao cảnh giác, tích cực, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của chúng; tập trung xây dựng Quân đội và Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống. Trong đó, cần: Tăng cường giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội và Công an nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về bản chất, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội, Công an; trung thành vô hạn với Đảng, Nhà nước, nhân dân, nhận rõ đối tượng, đối tác của cách mạng, đối tượng tác chiến trong tình hình mới, luôn thể hiện là lực lượng cách mạng nhất, vững vàng, kiên định./.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét