Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021

Luật hải cảnh Trung Quốc làm tăng nguy cơ đụng độ ở Biển Đông

 

Luật hải cảnh Trung Quốc làm tăng nguy cơ đụng độ ở Biển Đông

Dư luận quốc tế, đặc biệt là các nước có liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền lợi biển, đảo trên Biển Đông đang rất quan tâm và quan ngại khi Trung Quốc vừa thông qua Luật hải cảnh. Theo GS Carl Thayer của trường ĐH New South Wales nói: “Trung Quốc chỉ đang hợp thức hóa những việc mà nước này làm và nói rằng “luật cho phép việc này”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 22/1 nói luật Hải cảnh “phù hợp với thông lệ quốc tế”. Tuy nhiên, ngay trong điều khoản đầu tiên đã giải thích rõ luật này là cần thiết để bảo vệ chủ quyền, an ninh và quyền lợi biển của Trung Quốc.

Các chuyên gia phân tích cho rằng luật Hải cảnh là nỗ lực tạo tiền đề cho cảnh sát biển Trung Quốc gia tăng hành vi quyết đoán và gây hấn trên Biển Đông. GS Carl Thayer của trường Đại học New South Wales nói: “Trung Quốc chỉ đang hợp thức hóa những việc mà nước này làm và nói rằng ‘luật cho phép việc này’”.

Chuyên gia phân tích ngoại giao hàng hải Christian Le Miere kiêm nhà sáng lập nhóm Archipel có trụ sở ở London và Hague cho rằng, luật “đâm thẳng” vào chính sách tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông: “Cảnh sát biển Trung Quốc đã thực hiện hầu hết các hoạt động cưỡng chế hàng hải ở các vùng biển gần. Vì vậy, cần xem xét luật mới vừa được thông qua về vấn đề này”, ông nói.

Theo nhà nghiên cứu Collin Koh thuộc trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam của ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), ngôn từ mơ hồ trong văn bản luật có thể làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm trong vùng biển tranh chấp.

Ông đánh giá: “Dù việc Trung Quốc ban hành luật Hải cảnh là một thông lệ chung mà các nước khác đã và đang thực hiện nhưng luật này hàm chứa ngôn từ mơ hồ, cần được định nghĩa phù hợp như ‘vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia’.

Điều này cũng có nghĩa là luật này cho phép chính quyền sử dụng vũ lực để khẳng định những quyền đó trước các bên khác ngay cả khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của bên khác. Nhìn chung, luật mới của Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm, thậm chí có thể cản trở những hành động thực thi pháp luật của các bên khác đối với ngư dân Trung Quốc”.Ông Koh cho rằng khi lực lượng tuyến đầu của Trung Quốc được trao quyền quyết định có nên nổ súng hay không thì bản chất lỏng lẻo của các điều khoản trong luật “có thể dễ bị lạm dụng” và có thể khiến cho tình hình căng thẳng leo thang.

Thượng nghị sĩ Philippines Francis Pangilinan ngày 24/1 đã kêu gọi Manila không được khuất phục trước động thái gần đây của Bắc Kinh khi cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào tàu nước ngoài tại các vùng biển mà Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. 

Thượng nghị sĩ Pangilinan cho rằng, Philippines không nên sợ hãi trước luật của Trung Quốc: "Chúng tôi bác bỏ và không công nhận các luật lệ nước ngoài xâm phạm vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của chúng tôi. Và tôi tin chắc rằng chúng ta không phải là một quốc gia hèn nhát”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét