Trong giai đoạn hiện nay, lợi dụng tình hình bất ổn đang diễn ra tại Myanmar, các thế lực thù địch, phản động đã đánh võng, bẻ lái thông tin, xuyên tạc bản chất của các vụ biểu tình để lôi kéo, kích động các hoạt động chống phá hòng gây mất ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội trong nước, hiện thực hóa mưu đồ tiến hành bạo loạn lật đổ theo hướng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”. Trên các trang mạng xã hội do các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị, bất mãn điều hành đưa ra hàng loạt bài viết sai trái, tiêu cực với nội dung liên hệ tình hình tại Myanmar với Việt Nam. Các đối tượng đang tích cực tiến hành “cách mạng màu online” để làm nền tảng hiện thực hóa “cách mạng đường phố”. Trong đó, các mũi nhọn chống phá mà các đối tượng đang thực hiện là:
Thứ nhất, xuyên tạc, bôi đen tình hình
tự do, dân chủ, nhân quyền và bức tranh chính trị - xã hội tại Việt Nam. Từ
lâu, các “mõ làng dân chủ” vẫn cố tình xuyên tạc một cách hết sức trắng trợn
rằng Việt Nam đang đặt dưới “chế độ độc tài toàn trị” nên không có tự do, dân
chủ, nhân quyền. Thông qua vấn đề Myanmar, họ rêu rao các luận điệu sai trái,
độc hại như: “Chính quyền Cộng sản Việt Nam đã thành công tạo ra một xã hội con
người không còn đề cao những giá trị tinh thần và quyền con người, chỉ biết
hưởng thụ vật chất”, “bài toán của Miến Điện sẽ được giải quyết trong vài tháng
nhưng bài toán dân chủ của Việt Nam thì chưa biết chừng nào mới có giải đáp”,
“Đảng Cộng sản chỉ chăm lo bảo vệ quyền lợi của bản thân mà không chú ý tới đời
sống của nhân dân”… Từ đây, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính
trị rêu rao rằng “những gì đang diễn ra tại Myanmar sẽ tạo ra một thông điệp
dân chủ cho Việt Nam”, “Myanmar là hình mẫu mà Việt Nam phải học tập”, kích
động người dân Việt Nam phải “học theo Myanmar”, phải “xuống đường đấu tranh vì
dân chủ”, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập…
Thứ hai, các đối tượng đẩy mạnh việc
thần tượng hóa các chiêu trò mà họ tung hô là “hình mẫu dân chủ”. Đối tượng
được lựa chọn để “thần tượng hóa” thường là những người ở độ tuổi trẻ, đứng đầu
các hội nhóm dân sự hoặc những người trẻ bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ
với cảnh sát tại quốc gia này. Trên một số diễn đàn, họ tung ra các bài viết
với câu chữ hoa mỹ như: “Cảm phục những chiến binh trẻ tuổi của Myanmar trong
những cuộc biểu tình tại Miến Điện”, “Lịch sử tại Myanmar sẽ ghi ơn những người
đã hi sinh cho đất nước”… Họ cố tình so sánh một cách khập khiễng, vô căn cứ
vấn đề tại Myanmar với tình hình Việt Nam và kích động rằng giới trẻ Việt Nam
không có tinh thần đấu tranh “vì dân chủ”, còn thờ ơ, vô cảm trước thời cuộc.
Thực chất, đây là thủ đoạn kích động tâm lý để lôi kéo, dụ dỗ giới trẻ tham gia
vào hoạt động chống phá.
Thứ ba,
gia tăng việc thực hiện các cuộc “cách mạng màu” trên mạng xã hội. Lợi
dụng vấn đề Myanmar, có thể thấy các đối tượng chống đối đang tích cực sử dụng
mạng xã hội để lan truyền những thông tin, luận điệu, quan điểm độc hại, hô hào
tiến hành các “chiến dịch” mang màu sắc “cách mạng màu” trên mạng xã hội như:
thực hiện chiến dịch “mùa xuân Đông Á” thông qua việc gắn hashtag #EastAsianSpring
(hashtag là một loại thẻ, gồm một từ hoặc chuỗi các ký tự liên tiếp nhau đặt
sau dấu #, được sử dụng để mô tả các chủ đề trên các trang web mạng xã hội);
chiến dịch uống trà sữa, chống độc tài, tranh đấu cho tự do bằng việc gắn
hashtag #MilkTeaAlliance”. Bắt đầu từ việc sử dụng hashtag để làm nóng những
vấn đề, sự kiện được quan tâm, các đối tượng tiến hành chia sẻ, lan truyền
những thông tin sai trái, tập hợp lực lượng, châm ngòi các cuộc bạo loạn.
Đằng sau những luận điệu tưởng chừng như
đầy “thương cảm” cho Myanmar, thực chất lại là những bộ mặt xảo trá. Núp dưới
vỏ bọc “yêu nước”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, các thế lực phản động,
chống đối, cơ hội chính trị đã gieo rắc những quan điểm, nhận thức, đánh giá
phiến diện, chủ quan, sai lệch nhằm đánh lạc hướng dư luận, từ đó lôi kéo, dụ
dỗ, hướng lái những người nhẹ dạ, cả tin tham gia vào các hoạt động chống phá. Câu
chuyện bất ổn, biểu tình tại Myanmar hay trước đó là Hồng Kông (Trung Quốc),
Thái Lan hay biểu tình tại Mỹ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc
lấy những gì đã và đang diễn ra tại các nước này để so sánh với Việt Nam là
hoàn toàn sai lệch. Đặc biệt, việc cho rằng biểu tình, chống đối với Nhà nước
là thước đo cho sự “dũng cảm” trong đấu tranh dân chủ, nhân quyền như luận điệu
các “nhà dân chủ mạng” đang rêu rao là không thể chấp nhận được.
Những thành tựu phát triển về mọi mặt
của Việt Nam là minh chứng tiêu biểu, rõ ràng nhất cho thấy sự nghiệp cách mạng
của nước ta đang đi đúng hướng. Đặc biệt, môi trường hòa bình, ổn định, tình
hình an ninh, chính trị được giữ vững là nền tảng, cơ sở quan trọng, tiên quyết
để thúc đẩy phát triển, đảm bảo tự do, dân chủ, nhân quyền. Do đó, việc “mượn
gió bẻ măng”, lợi dụng tình hình bất ổn tại Myanmar cũng như tại một số quốc gia,
vùng, lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới để rêu rao, lan truyền các luận
điệu kích động biểu tình, bạo loạn là hoàn toàn sai trái, cần nhận diện để đấu
tranh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét