- Cùng với sự phát triển của đất nước,
cơ chế, chính sách cho vùng dân tộc thiểu số đang có sự thay đổi căn bản, ngày
càng sát thực tế hơn; từ chỗ chính sách cho vùng dân tộc thiểu số chủ yếu là hỗ
trợ trực tiếp cho người dân, chuyển sang chính sách vừa đầu tư phát triển vừa hỗ
trợ trực tiếp.
- Công tác tổ chức
thực hiện chính sách dân tộc cũng được quan tâm phối hợp giữa các bộ, ngành và
địa phương; phát huy được vai trò của người dân và các đối tượng thụ hưởng. Nhờ
vậy, tạo ra sự đồng thuận từ Trung ương đến địa phương trong các khâu xây dựng,
thực hiện, kiểm tra và đánh giá chính sách. Đảng ta đã đánh giá: “Đã thực hiện
có hiệu qủa nhiều chính sách đối với … đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa…”[1].
- Tập trung mọi nguồn lực, đa dạng
hóa nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng,
giải quyết những vấn đề bức xúc tại các địa bàn vùng dân tộc thiểu số như: vấn
đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các địa bàn khó khăn; phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao dân trí gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu
lao động đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ví dụ: Một
số chính sách lớn được triển khai thực hiện có hiệu quả như:
+ Chương trình 135 (năm 1998):
+ Các chính sách cho một số dân tộc rất ít người
+ Với nhiều cơ chế, chính sách giảm
nghèo được ban hành trong giai đoạn vừa qua, bình quân tỷ lệ hộ nghèo cuối năm
2018 ở các huyện nghèo giảm xuống còn dưới 35% (giảm khoảng 5% so với cuối năm
2017); tỷ lệ hộ nghèo ở các xã ĐBKK giảm 3-4%/năm. Có 8 huyện thoát khỏi huyện
nghèo theo Quyết định 30a của Thủ tướng Chính phủ; 14 huyện ra khỏi diện hưởng
chính sách như huyện nghèo[2]. Hiện nay theo báo cáo
của các địa phương, 124 xã, 1.298 thôn đủ điều kiện để xét hoàn thành mục tiêu
Chương trình 135.
+ Công tác giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
đã có nhiều tiến bộ.
+ Mạng lưới y tế ở vùng dân tộc thiểu số phát triển, hệ
thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã đã được quan tâm đầu tư, 99,39% xã có trạm y tế, 77,8% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
+ Hệ
thống chính trị vùng dân tộc thiểu số thường xuyên được xây dựng, củng cố và ngày càng phát triển, nhất là hệ thống chính trị cơ sở.
Tình
hình an ninh chính trị và trật tự xã hội cơ bản được ổn định, quốc phòng, an
ninh được giữ vững. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, tin tưởng vào
đường lối đổi mới, thực hiện tốt các
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu
phá hoại của các thế lực thù địch.
- Các địa phương vùng DTTS đã quan tâm tới công tác quy
hoạch, bố trí, sắp xếp dân cư, thực hiện phát triển sản xuất bền vững; lồng
ghép các nguồn vốn để đầu tư có trọng điểm, xây dựng các mô hình về phát triển
sản xuất, bảo vệ môi trường.
[1] Đảng
Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, H.2016, tr.133
[2]. 8 huyện thoát khỏi huyện nghèo: Huyện Ba Bể (Bắc Kạn),
Tân Sơn (Phú Thọ), Tân Uyên (Lai Châu), Than Uyên (Lai Châu), Quỳnh Nhai, Phù
Yên (Sơn La), Như Xuân (Thanh Hóa), Sơn Hà (Quảng Ngãi). 14 huyện ra khỏi diện
thực hiện chính sách như huyện nghèo: Bát Xát, Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; Kim Bôi,
tỉnh Hòa Bình; Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; Vũ Quang, Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh; Sông Hinh, Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên; Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy, tỉnh Kon
Tum; KBang, Krong Pa, La Pa, tỉnh Gia Lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét