Đại Hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Trong những năm
tới phải đặc biệt coi trọng đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”
Như vậy vấn đề xây dựng, chính đốn Đảng luôn là
nhiệm vụ rất quan trọng, không chỉ một nhiệm kỳ, một giai đoạn mà cần được tiến
hành thường xuyên, liên tục. Trong tình hình hiện nay, để xây dựng Đảng vững
mạnh, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới,
cần đặc biệt coi trọng xây dựng Đảng về đạo đức, một trong những yếu tố bảo đảm
sự trưởng thành, vững mạnh của Đảng.
Trong xây
dựng Đảng về đạo đức, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là nội dung quan trọng vì
nó là căn nguyên gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí có nguy cơ làm tổn hại đến chế
độ chính trị, làm suy yếu Đảng. Nhận diện và chống chủ nghĩa cá nhân là công
việc không đơn giản bởi công tác này đòi hỏi đảng viên phải vượt lên chính
mình.
1.
Nhận diện chủ nghĩa cá nhân
Chủ
nghĩa cá nhân (cá nhân chủ nghĩa) là sự lệch lạc thái quá của con người cá nhân
mà cái tôi đối lập, mâu thuẫn với điều thiện, điều tốt; mâu thuẫn và làm tổn
hại lợi ích cộng đồng. Chủ nghĩa cá nhân trong chế độ chính trị hiện hành ở
Việt Nam là sự biểu hiện tư duy và hành động lệch lạc của con người cụ thể nào
đó, chỉ coi trọng lợi ích cá nhân của mình, bất chấp lợi ích của Đảng, Tổ quốc
và nhân dân; đó là thái độ và hành động có hại cho cộng đồng (Đảng, Tổ quốc,
nhân dân).
Có
thể nhận diện chủ nghĩa cá nhân trong Đảng hiện nay trên năm mặt chủ yếu nhất
sau:
Một,
tách rời lợi ích của cá nhân mình với lợi ích của Đảng
Hai,
chỉ vun vén cho lợi ích của cá nhân mình
Ba,
coi cái tôi cao hơn tất thảy, bất chấp đường lối, chủ trương, điều lệ Đảng,
pháp luật của Nhà nước
Bốn, quan liêu, tham nhũng, lãng phí: Hồ Chí Minh coi
tham nhũng, lãng phí, quan liêu là giặc nội xâm, thứ giặc nằm ngay trong mỗi
người, nằm ngay trong tổ chức của hệ thống chính trị, có khi nó nguy hiểm hơn
giặc ngoại xâm.
Năm,
phản bội Đảng, phản bội chế độ chính trị: Đây là biểu hiện cao nhất của chủ
nghĩa cá nhân, đe dọa vận mệnh của Đảng, của chế độ chính trị, vi phạm nghiêm
trọng pháp luật của Nhà nước và kỷ luật Đảng.
2. Một số giải pháp
phòng, chống chủ nghĩa cá nhân
Một là, chống chủ nghĩa cá nhân phải xuất phát từ yêu
cầu xây dựng nguồn nhân lực, hiện nay cần coi trọng xây dựng nguồn nhân lực
chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng
và xây dựng tư cách người đảng viên. Vì Đảng là vấn đề “cốt tử” của cách mạng;
“cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh”, Đảng có vững cách mạng mới thành
công; Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ
tốt là do từng đảng viên tốt…
Ba là, làm trong sạch môi trường văn hóa, đạo đức
vừa là điều kiện, vừa là nhiệm vụ trọng tâm của chống chủ nghĩa cá nhân. Vì, Môi trường văn hóa đạo đức trong sạch thì
không có đất sống cho chủ nghĩa cá nhân.
Như vậy, yêu cầu đặt ra trong xây dựng Đảng về
đạo đức là phải nhận diện rõ biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân để từ đó đấu tranh
đẩy lùi, quét sạch từ trong Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên. Đảng trong sạch, vững
mạnh quyết định tới sự thành bại của sự nghiệp đổi mới, sự tồn vong của chế độ.
Hơn lúc nào hết, Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải thấm thía lời căn
dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm
qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được
mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân”(11). Làm được như vậy sẽ góp phần xây dựng Đảng ta
“là đạo đức, là văn minh”, đấu tranh làm thất bại với âm mưu, thủ đoạn chống
phá Đảng của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét