Thực chất âm mưu đánh đồng dân chủ với
đa nguyên, đa dảng
Lâu nay, các phần tử cơ hội chính trị, lực
lượng phản động thường xuyên rêu rao rằng, Việt Nam không có dân chủ vì thực
hiện chế độ nhất nguyên, nhất đảng nên “vừa đá bóng, vừa thổi còi” và vì thế
dẫn đến dân chủ hình thức hoặc mất dân chủ. Đây là luận điệu phản khoa học, hết
sức nguy hiểm bởi nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân
chủ. Thực chất luận điệu trên là muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo duy nhất của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, tiến tới thực hiện chế độ đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập để đi đến xóa bỏ định hướng XHCN ở nước ta.
Quan điểm một đảng thì mất dân chủ, cản
trợ sự phát triển, còn đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát triển là luận điệu
sai trái. Cho đến nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Bởi đất
nước có dân chủ hay phát triển không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng
mà phụ thuộc vào đảng cầm quyền đó có mang bản chất cách mạng hay không, có bảo
vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một bộ phận thiểu
số người trong xã hội đó.
Thực tiễn cho thấy,
dân chủ và sự phát triển của một nước không tỷ lệ thuận với số lượng các đảng
mà quốc gia đó có. Vì thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đa đảng
nhưng vẫn mất dân chủ, vẫn là những nước nghèo, kém phát triển. Trong khi,
nhiều quốc gia chỉ có một đảng lãnh đạo nhưng dân chủ được bảo đảm, kinh tế-xã
hội phát triển, đời sống nhân dân được bảo đảm, nhân dân cảm thấy hạnh phúc.
Điển hình như hiện nay, Armenia có khoảng 40 đảng, Hà Lan có 25 đảng, Na Uy có
23 đảng... nhưng rõ ràng chúng ta không thể kết luận Armenia dân chủ hơn Hà Lan
hay Na Uy. Trên thế giới hiện nay có hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ theo chế độ
một đảng. Điều đó cho thấy rằng, chế độ chính trị do một đảng cầm quyền không
phải là đặc điểm chỉ có ở các nước XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo và không phải
các nước theo chế độ một đảng không bảo đảm dân chủ, đất nước không phát triển.
Ngay trong các nước tư bản chủ nghĩa, có những thời kỳ một số quốc gia và vùng
lãnh thổ theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền vẫn bảo đảm dân chủ và phát
triển mạnh mẽ. Điển hình như vào cuối những năm 1980, Singapore, Hàn Quốc...
vẫn theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền nhưng đất nước vẫn phát triển mạnh
mẽ và ngược lại, ở một số quốc gia đa đảng vẫn không thực hiện tốt dân chủ.
Đồng thời, trong hệ thống chính trị đa đảng, tại một giai đoạn chính trị nhất
định cũng chỉ có một đảng thực chất cầm quyền và thậm chí ngay cả trường hợp
khi liên minh đảng cầm quyền để thành lập chính phủ, đảng nào chiếm số ghế
nhiều hơn trong nghị viện sẽ có quyền quyết định trong các chính sách phát
triển của đất nước. Ở một số quốc gia khác (điển hình là Mỹ), mặc dù có nhiều
đảng nhưng chỉ có hai đảng luân phiên cầm quyền là Đảng Cộng hoà và Đảng Dân
chủ. Những đảng này đại diện cho giai cấp tư sản thì tất yếu phải hướng đến
phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản chứ không thể là một “chính quyền của
tất cả mọi người”.
Trải qua hơn 90 năm ra đời và lãnh đạo,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn khẳng định được bản chất cách mạng, vì nhân dân
phục vụ. Những thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử đã khẳng định con đường đi
lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại;
khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, đó cũng là minh chứng rõ nét rằng bản
chất của một nền dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay một đảng và đối
với Việt Nam dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền dân chủ
trong xã hội không những không bị mất đi, không bị hạn chế mà còn được bảo đảm,
được phát huy sâu rộng trong thực tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét