Một trong những dự án nổi tiếng nhất thuộc chuyên ngành bí mật nhất mang tên Dự án Havard đã được áp dụng trong thời gian cải tổ ở Liên Xô nhằm phi ý thức hệ, thực chất là thay đổi hệ tư tưởng Mác - Lênin bằng một hệ tưởng khác. Đối tượng chịu tác động của những đòn chiến tranh tâm lý Mỹ là người dân Liên Xô, nhất là những người cầm quyền cao nhất, làm cho họ không có khả năng nhận thức được tình thế và cũng không phát hiện ra được những độc chất trên mặt trận tư tưởng, mất tính độc lập quyết định.
Phương Tây xây dựng cả một ngành khoa học gọi là ngành Klemli học chuyên nghiên cứu những đặc điểm cá nhân và những khả năng tiềm ẩn của những nhân vật chủ chốt trong giới lãnh đạo ở Liên Xô. Trong những năm 1980, kẻ thù của Liên Xô đã bắt đầu tăng cường mọi nỗ lực điều khiển ban lãnh đạo cao nhất.
Chiến tranh tâm lý của Mỹ đã gây mất ổn định trong nhận thức và hấp dẫn người dân bằng màn kịch chính trị lớn - cải tổ. Quần chúng chỉ còn là đám đông. Trong tình trạng đó, nhiều người đã để mất thái độ trách nhiệm công dân vốn có đối với những đổi thay trong xã hội Xô viết đang đứng trước những nguy cơ to lớn.
Cùng với chiến tranh tâm lý, thế lực thù địch với Liên Xô đã mở cuộc chiến tranh tổ chức. Sau khi Breznev qua đời, Andropov và Chernenko ốm yếu, phương Tây đã nghiên cứu tỉ mỉ phẩm chất của Romanov và Gorbachev. Họ đã quyết định loại bỏ Romanov và dọn đường cho Gorbachev. Họ đã bịa đặt và tung ra những lời vu khống đối với Romanov trên các phương tiện thông tin đại chúng đến mức các chiến hữu, thậm chí Andrôpv - người đã từng coi Romanov là bạn cũng không thể có cách nào bác bỏ sự vu khống đó. Đặc biệt là thông tin vu khống, Romanov ăn chơi, xa xỉ, sử dụng đồ dùng bằng vàng bạc, châu báu của Sa hoàng để lại trong đám cưới con ông ta.
Phương thức nguy hiểm nhất mà phương Tây áp dụng ở Liên Xô là đưa kẻ thù giấu mặt hoặc những kẻ cơ hội thâm nhập cơ cấu quyền lực. Họ quan tâm thu nạp những nhân vật dễ bị mua chuộc là những kẻ thiếu hiểu biết về Tổ quốc, không có nguồn gốc xã hội, văn hoá, tình cảm với đất nước nơi họ sinh ra và lớn lên. Cho dù đây là việc khó, song nếu thành công sẽ là một chiến thắng trọn vẹn. Cho đến nay mọi người vẫn chưa biết các nhà chiến lược phương Tây đã sử dụng phương pháp nào để “đẩy” Gorbachev lên ngai. Chỉ biết rằng, nếu không có các cơ quan mật vụ nước ngoài thì điều này đã không xảy ra. Những thông tin có chủ định phát ra từ phương Tây nhằm vào cuộc chiến tranh tổ chức ở Liên Xô nhằm giành chiếc ghế cao cho “người của mình”. Những nhân vật then chốt trong ban lãnh đạo Liên Xô, nhiều người trong số đó trước đây đã từng học ở các trường nước ngoài, nay đã tha hoá biến chất được bố trí vào những vị trí quan trọng trong hệ thống điều hành. Khi chính quyền cao nhất Liên Xô đã bộc lộ những yếu kém thì cuộc bầu cử “thật sự dân chủ” vào Đại hội Đại biểu nhân dân và Xô Viết tối cao năm 1988 - 1989 đã đưa một số lượng đáng kể “các nhà dân chủ” tham gia chính quyền, để họ có thể can thiệp vào cơ cấu điều hành. Các nhân tố thù địch lọt được vào cơ quan điều hành quốc gia là một thành công của phương Tây trong âm mưu làm sụp đổ Liên Xô.
Bài học đắt giá là cần đặc biệt chăm lo xây dựng hệ thống chính trị từ Đảng, Nhà nước đến các đoàn thể nhân dân từ trung ương đến cơ sở thật sự trong sạch, vững mạnh, thật sự trung thành và tin cậy về chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Mục tiêu của chiến tranh kinh tế - tài chính của Mỹ chống Liên Xô là khai thác được càng nhiều tài nguyên càng tốt, làm tê liệt chức năng điều hành nền tài chính quốc gia, ngăn cản Liên Xô tiếp cận khoa học công nghệ, phục vụ cho một “chiến lược gây căng thẳng”. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, hàng loạt biện pháp, chiến dịch đã được tiến hành nhằm vào những hướng phát triển kinh tế then chốt ở Liên Xô.
Đó là đòn giảm giá dầu mỏ. Liên Xô đã có được một nguồn ngân sách chủ yếu từ việc xuất khẩu dầu mỏ, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu. Cứ mỗi lần nâng giá lên 1 USD/thùng thì ngân khố quốc gia Liên Xô có thêm 1 tỷ USD. Mỹ không bao giờ bỏ qua chuyện này. Vào tháng 4-1981, Giám đốc CIA là W. Casey thăm Arab Saudi để gặp đồng minh cấp cao của mình là Turki Al Fasal và Nhà vua Al Saud. Arab Saudi chiếm 40% tổng sản lượng dầu lửa của OPEC, thực tế là nước định đoạt giá dầu mỏ. Sự giảm ngoại tệ xuất khẩu dầu thô sau đó làm cho Liên Xô không đủ tiền mua thiết bị khai thác dầu mỏ, đủ cạnh tranh với các nước khác.
Với đòn giảm giá dầu chằng những Mỹ đã giành được quyền kiểm soát giá dầu mỏ mà còn đẩy kinh tế Liên Xô thêm khó khăn trước thềm cải tổ.
Thứ hai là, việc bán tống bán tháo vàng của Liên Xô. Vào trước và trong những năm cải tổ của Liên Xô, cơ quan tình báo Mỹ có những báo cáo cho biết, “Liên Xô từ 1981 đã gia tăng số lượng vàng bán ra. Trong năm 1980 họ bán ra 90 tấn nhưng tháng 11 năm 1981 đã bán ra 240 tấn. Liên Xô đang có những khó khăn lớn và chúng ta cần tiếp tục phải kiên trì đường lối của mình”.
Cùng với lời khuyến nghị này là những hoạt động phá hoại ngầm của chính quyền Reagan nhằm đánh bại Liên Xô. Từ thời thượng cổ, vàng trong ngân khố thường được dùng để phá hoại nền độc lập của quốc gia thù địch. Mỹ cùng dùng thứ vũ khí bí mật này để phá hoại Liên Xô. Nhằm bóp nghẹt Liên Xô trên thị trường vàng, CIA đã bí mật ký nhiều thoả thuận với Nam Phi, đối thủ cạnh tranh của Liên Xô. Hậu quả là Liên Xô phải bán đổ bán tháo vàng. Lượng vàng dự trữ của Liên Xô sụt giảm ở mức nguy hiểm và cùng với điều này là sự suy yếu chung của đất nước.
Nền kinh tế Liên Xô vốn đã phát triển không thật tốt. Cho đến khi Mỹ thực hiện Chỉ lệnh của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC), NSDD số 66 ngày 13-11-1982, áp dụng bổ sung các phương thức phá hoại có chủ ý trong lĩnh vực tài chính và kinh tế Liên Xô đã bị phá vỡ hoàn toàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét