Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

nhận thức về nhân quyền và văn bản quốc tế về nhân quyền

 

1. Nhân quyền là gì?

Nhân quyền (hay quyền con người) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm , những tự do cơ bản của con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jeferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân "hiển nhiên có" do sự tồn tại của mình.

2. Các văn bản Quốc tế về nhân quyền

Hiến chương LHQ đã dành nhiều đoạn, mục khẳng định mục tiêu, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của LHQ trong việc bảo vệ và thúc đẩy tôn trọng các quyền và quyền tự do cơ bản của con người. Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền là hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền (1948) được LHQ đánh giá là một trong những thành tựu lớn đạt được của LHQ và có ý nghĩa lịch sử vì đã đưa ra được những chuẩn mực chung cho tất cả các nước và dân tộc về các quyền con người. Ngày thông qua Tuyên ngôn nhân quyền (10/12/1948) được LHQ lấy làm Ngày Nhân quyền và hàng năm đều kỷ niệm. Từ đó quyền con người được pháp điển hoá trong một loạt Công ước quốc tế về nhân quyền. Bộ luật quốc tế về nhân quyền ra đời và đến nay phát triển thành 24 Công ước quốc tế về nhân quyền trong đó quan trọng nhất là 2 Công ước 1966 về các quyền dân sự, chính trị và về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Lần đầu tiên “quyền tự quyết của các dân tộc kể cả quyền của họ được tự do sử dụng của cải và nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình” được đảm bảo trong 2 công ước nêu trên (điều này trước đây không được nêu trong Tuyên ngôn nhân quyền). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấy tranh vì quyền tự quyết của các dân tộc, kể cả quyền lựa chọn con đường phát triển cho chính họ. Quá trình pháp điển hoá và xây dựng các Công ước về nhân quyền là quá trình đấu tranh gay gắt giữa các thế lực tư bản phương Tây và các lực lượng tiến bộ. Về cơ bản, phần lớn các công ước đã ghi nhận được những nội dung tích cực, tiến bộ. Cho đến nay, Việt nam đã tham gia 8 Công ước quốc tế về nhân quyền, kể cả hai Công ước cơ bản về quyền chính trị dân sự, và về quyền kinh tế văn hoá xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét