Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 25/1 đến ngày 01/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua Báo cáo Chính trị; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Báo cáo về công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng.
Đại hội diễn ra tại một thời điểm lịch sử trọng đại: Đất nước trải qua hơn 35 năm đổi mới và đạt được những thành tựu quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bât. Thời điểm lịch sử đã đặt ra cho Đại hội nhiệm vụ nhận diện bối cảnh phát triển mới, đề ra đường lối chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, trực tiếp là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, bảo đảm chủ quyền, quốc gia giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường hòa bình, tạo thuận lợi cho phát triển đất nước.
Hai là, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong phát triển kinh tế - xã hội; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa ; giữa độc ;ập tự chủ và hội nhập quốc tế… Phải kịp thời đổi mới tư duy và hành động, thực hiện tốt công tác dự báo, bảo đảm đánh giá đúng, đầy đủ, kịp thời, chủ động thích ứng với những biến động khó lường của thế giới; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực , trong đó nội lực là quyết định.
Ba là, thể chế, pháp chế phải được xây dựng cơ bản đầy đủ, đồng bộ với tư duy mới, phù hợp với thực tiễn và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; cải cách bộ máy chính quyền các cấp, xây dựng nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động là nền tảng. Coi trọng tính cân đối, hiệu quả trong tất cả các khâu huy động, phân bố, sử dụng các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải coi trọng đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả, nhất là quản lý, phát triển và quản lý xã hội.
Bốn là, lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển kinh tế. Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển và sức mạnh của nhân dân.
Năm là, xác định giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là nền tảng quan trọng và là động lực chủ yếu trong phát triển đất nước để bắt kịp sự phát triển của khu vực và thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu.
Những bài học trên đây có ý giá trị lý luận, thực tiễn to lớn, là cơ sở chính trị sâu sắc để Đảng ta đề ra đường lối lãnh đạo phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế thời đại trong những thập niên tiếp theo.
Những thành tựu của đất nước trong hơn 35 năm đổi mới mà trực tiếp là trong nhiệm kỳ Đại hội XII bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt, hợp quy luật của Đảng; tinh thần đoàn kết, thống nhất; sự chung sức, đồng lòng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây là minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta. Từ thực tiễn lãnh đạo đất nước, Đảng ta đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngang tầm nhiệm vụ cách mạng thời kỳ mới, đó là:
Một là, nâng cao bản lĩnh chính trị; kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng; kịp thời đổi mới sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ, đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện cơ hội chính trị.
Hai là, phải đặc biệt coi trọng sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, trước hết trong Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt và cấp ủy các cấp. Người đứng đầu cấp ủy các cấp phải thực sự mẫu mực, nói đi đôi với làm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết. Thường xuyên tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân và thực sự dựa vào dân để xây dựng Đảng.
Ba là, phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ; cán bộ là cái gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy phải đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu thực sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và nhân dân.
Bốn là, xây dựng Đảng phải gắn kết chặt chẽ với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, toàn diện, hiệu quả giữa xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó xây dựng Đảng là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài; chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách; đồng thời xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá.
Năm là, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, cách làm bài bản, dân chủ, chắc chắn và có bước đi phù hợp; kiên trì, cầu thị, lắng nghe; không cầu toàn, không chủ quan nóng vội, mất cảnh giác và không tự mãn với thành tích đã đạt được. Đối với việc mới, khó, phức tạp thì tiến hành thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tìm ra cách làm phù hợp, hiệu quả nhất để nhân rộng.
Những bài học kinh nghiệm trên sẽ được Đảng ta tiếp tục vận dụng và phát triển trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn thách thức, không ngừng phát triển trong bối cảnh và tình hình mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét