Trong ngày Hội nghị bàn về công tác ngoại giao, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có đưa ra hình tượng cây tre cho chính sách ngoại giao nước nhà. Từ xưa, cây tre Việt Nam là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm thi ca.
Nhà thơ Viễn Phương khi ra Hà Nội, đứng trước lăng cụ Hồ, đã phải thốt lên:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
“Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng…”
Bài hát đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc, mỗi lần lời ca cất lên làm rung động bao con tim.
Vâng, có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm “bão táp mưa sa” nhưng “vẫn đứng thẳng hàng”. Phải, chỉ có những người có tấm lòng yêu nước mới nhận ra điều đó.
Làng Nguyễn của tỉnh Thái Bình, được nhà nước phong tặng danh hiệu “anh hùng” trong thhời kỳ chống Pháp vì suốt 9 năm kháng chiến, chưa một lần giặc có thể vào làng. Chỉ nhờ có lũy tre ken dầy quanh làng, cùng với hào sâu ngay bên ngoài lũy tre, dưới hào là những chiếc chông tre.
Thật không khác gì cây tre trong bài thơ của nhà thơ Nguyễn Duy, trong đó có những câu:
“Thân gầy guộc, lá mong manh
“Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?...”
Viết đến đây lại nghĩ đến bài hát “Cô gái vót chông” mà người đẹp Việt Nam cất lên trên đất Mỹ, qua tiếng đàn T’rưng, một nhạc cụ cũng lại được làm bằng tre. Sau buổi trình diễn này có nhiều người lo sợ “sẽ làm mất lòng Mỹ”! Ơ hay sao hèn thế? Cả dân tộc ta đánh nhau với Mỹ suốt 20 năm, cuối cùng Mỹ phải cuốn cờ leo lên máy bay trực thăng để chạy khỏi nước Nam mà ta còn chẳng sợ mất lòng ai, huống chi chỉ là một bản nhạc không lời?
Nhà văn Thép Mới, khi nói về cây tre Việt Nam đã có một câu kết: “Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”. Thế đấy! Thế mà có những kẻ không nhận ra sức mạnh của tre, lại bắt chước kẻ thù, quay lại chê bai dân tộc mình. Chúng là những kẻ đớn hèn, là những cây tre tuy đứng trong cùng một khóm nhưng bên trong thân đã để cho sâu đục khoét. Những cây tre loại này không thể dùng làm rường cột cho ngôi nhà, chúng chỉ xứng đáng để làm chuồng trâu, chuồng lợn.
Trong thời gian chống Mỹ, nhà nước đã cử hàng chục ngàn học sinh qua nhờ Liên Xô đào tạo thành các nhà khoa học để sau này về xây dựng đất nước. Có những kẻ thấy sao người Việt giống cây tre quá, họ không hiểu được bản chất của cây tre, chỉ thấy rằng chúng có thể tồn tại và phát triển trên những môi trường cằn cỗi. Thế là có một bài viết, chê bai cả một dân tộc và có ý phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, đòi nhổ bỏ bụi tre nào đó.
Nhìn bề ngoài mà đánh giá thì có phần đúng, vì tre có thể trồng trên bất cứ chỗ nào miễn chỗ đó là đất của nước; tre không cần phân bón và những chiếc rễ tre bò lan đến đâu, đều có thể sinh con ở đó. Những cây măng tre, dù mới trồi lên khỏi mặt đất, chúng được bao bọc chỉ là một lớp áo mong manh, song cái đầu đã nhọn như một mũi mác chĩa thẳng lên trời đầy khí phách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét