Thật trớ trêu, Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, Liên Xô tan rã mà
không thông qua một cuộc chiến tranh nào. Chính các Đảng Cộng sản cầm quyền,
trước hết và chủ yếu là Đảng Cộng sản Liên Xô, lại để mất quyền lãnh đạo, làm
cho hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh sụp đổ và tan rã. Và cũng thật trớ
trêu, những thủ đoạn mỵ dân, “công khai hóa” của giới lãnh đạo Liên Xô, bằng
cuộc bỏ phiếu ngày 17/3/1991, đã “đánh lừa” 76% số người dân Liên Xô hăm hở bày
tỏ sự ủng hộ việc duy trì Liên bang, mà không hề biết rằng, họ đang bỏ phiếu
ủng hộ cho Liên Xô sụp đổ!
Nhìn
sâu hơn, quá trình hủy hoại này diễn ra không giống một cuộc xung đột giai cấp,
mà là sự thay đổi âm thầm trong nhận thức và tư tưởng của xã hội. Đặc biệt, vào
thời gian cuối, sự sụp đổ của Liên Xô diễn ra hết tốc lực, trong khi giai đoạn
đầu “cải tổ” là một cuộc “cách mạng về nhận thức” được che đậy bằng một thuật
ngữ rất mỹ miều là “công khai hóa”. “Công khai hóa” đã dần dần phá hủy toàn bộ
nguyên tắc và nền tảng vốn đã hình thành từ trước đó rất lâu.
Có thể
hình dung tình hình Liên Xô lúc bấy giờ trên bốn phương diện chính yếu:
Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí; cùng với cơ
chế tập trung quan liêu, bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống của nhân
dân không được cải thiện, sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất
mãn trong xã hội.
Gần 20
năm sau khi Liên Xô sụp đổ, đã có nhiều người viết về nguyên nhân vì sao Liên
Xô sụp đổ một cách có hệ thống, nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến kết luận
rằng, sự sụp đổ của Liên Xô có nguyên nhân sâu xa là do những sai lầm, khuyết
tật của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết, một chế độ xã hội đã đạt những thành
tựu vĩ đại, đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại, góp phần quyết
định cứu loài người khỏi thảm họa phát-xít, nhưng đã trở nên trì trệ, không đáp
ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Cuộc cải tổ sai lầm ở Liên Xô
do M. Goóc-ba-chốp đề xướng là nhân tố trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã
hội chủ nghĩa trên đất nước Liên Xô.
Những
nhận định đó hoàn toàn xác đáng.
Vào đầu
thời kỳ cải tổ, việc đầu tiên mà M. Goóc-ba-chốp và ê-kíp của ông ta làm là đẩy
hệ thống điều hành vào trạng thái bất ổn định. Rối loạn hệ thống sẽ có những
hậu quả khôn lường. Điều đó dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế,
xã hội. Trong khi đó, mục tiêu của chiến tranh kinh tế - tài chính của Mỹ chống
Liên Xô lúc đó là khai thác được càng nhiều tài nguyên càng tốt, làm tê liệt
chức năng điều hành nền tài chính quốc gia, ngăn cản Liên Xô tiếp cận khoa học
công nghệ, phục vụ cho một “chiến lược gây căng thẳng”. Chỉ trong một thời gian
rất ngắn, hàng loạt biện pháp, chiến dịch đã được tiến hành nhằm vào những
hướng phát triển kinh tế then chốt ở Liên Xô. Trong khi nền kinh tế Liên Xô vốn
đã có nhiều vấn đề về phát triển, thì sự tác động vào nền kinh tế, phương thức
phá hoại có chủ ý trong lĩnh vực tài chính, khiến kinh tế Liên Xô bị phá vỡ có
tính hệ thống và lâm vào nguy ngập hoàn toàn.
Sự chao
đảo, sai lầm về đường lối chính trị trong thực hiện dân chủ hóa đến công khai,
dư luận đa nguyên hóa, buông lỏng xây dựng lực lượng vũ trang, hạ thấp vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản,… là nguyên nhân từng bước làm suy giảm nghiêm trọng
sức mạnh quân sự của Liên Xô. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không thể bảo vệ nổi
chính mình.
Hai là, khi tiến hành cải tổ, phạm phải sai lầm trên nhiều mặt làm cho
khủng hoảng thêm trầm trọng, cộng thêm với sự chia rẽ, đầu hàng, phản bội của
những kẻ cơ hội chính trị trong giới chóp bu chính trị đã dẫn tới sự tan vỡ
không tránh được.
Công
cuộc cải tổ làm xã hội bất ổn. Nhằm thích ứng với cải tổ hơn nữa, M.
Goóc-ba-chốp tiếp tục phạm sai lầm nguy hiểm khi tung ra cái gọi là “tư duy
chính trị mới” thực chất là xóa nhòa ý thức hệ tư tưởng, tạo ra “diễn biến hòa
bình” ngay trong lòng xã hội Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô.
Các
nhân tố của “tư duy chính trị mới” đã trở thành nền tảng để cải tổ chính sách
quân sự và đối ngoại. Những quan điểm sai lầm đó được phương Tây chào đón nhiệt
thành. Có thể thấy rõ, trong “tư duy chính trị mới” này, bao hàm những nguồn
gốc phá hoại nền quốc phòng và nền an ninh, đối ngoại của Nhà nước Xô- viết,
phá hoại về chính trị và tư tưởng.
Các nhà
lãnh đạo Liên Xô đều đã từng nhận những chỉ dẫn của Mỹ và cùng với M.
Goóc-ba-chốp thực hiện thành công đường lối phản bội nhân danh cải tổ để tiêu
diệt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Tháng 2/1992, phát biểu tại Nghị viện
I-xra-en, M. Goóc-ba-chốp tuyên bố: Tất cả những gì tôi làm với Liên Xô, tôi đã
làm. Năm 1999, tại Trường Đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, M. Goóc-ba-chốp tự thú nhận:
Mục tiêu của toàn bộ đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.
Ba là,
vấn đề đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, từ bỏ quyền
lãnh đạo cao nhất của Đảng. Nói cách khác, sự phản bội lớn nhất của M.
Goóc-ba-chốp là thủ tiêu vai trò của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với xã hội, cổ
vũ hình thành các tổ chức chính trị đối lập, thực hiện đa nguyên, đa đảng.
Bất kỳ
một âm mưu nào nhằm vào Đảng thì nhất định sẽ ảnh hưởng xấu đến vận mệnh quốc
gia. Việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô được hợp pháp hóa
bằng sự xóa bỏ Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô, cũng đồng nghĩa với việc gạt bỏ
Đảng Cộng sản Liên Xô ra khỏi nền tảng chính trị quốc gia, để sau đó không lâu,
chính ngôi nhà Xô-viết sụp đổ.
Cái gọi
là cải tổ kinh tế ngay từ đầu đã thất bại, tiêu cực xã hội ngày càng tăng cao,
được lý giải như là một thứ “học phí” của quá trình cải tổ. Nhân cơ hội này, họ
làm phức tạp hóa tình hình và tiếp tục sai lầm, đẩy mạnh cải cách chính trị với
sự thổi phồng khẩu hiệu công khai hóa, dân chủ hóa. Người ta chứng thực rằng,
chỉ cần thêm bớt vào điều đó một chút xuyên tạc thô bạo lịch sử đất nước với sự
phản bội theo quy mô to lớn ít thấy trong lịch sử thì rõ ràng tất cả những điều
đó mang lại sự xáo trộn khủng khiếp về tư tưởng. Trong nhiều trường hợp, nó còn
là sự xuyên tạc lịch sử của đất nước và Đảng.
Mặt
khác, do không vượt lên được so với các đối thủ phương Tây trong chiến tranh
lạnh về hiệu suất cũng như thành quả lao động, không kiên quyết đấu tranh bài
trừ những căn bệnh vốn bắt rễ và âm thầm lây lan trong giới cầm quyền như nạn
tham nhũng, bè phái, hưởng nhiều đặc lợi vượt giới hạn, sùng bái chủ nghĩa hình
thức, xa rời hay diễn giải sai lệch theo kiểu xu thời những nguyên tắc căn bản
của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lại không có phương án nào khả dĩ để đối phó với trào
lưu dân tộc chủ nghĩa đang sinh sôi, nảy nở và biến tướng từng ngày... nên vai
trò của Nhà nước Xô-viết ngày càng suy giảm tiềm lực và vị trí của mình trong
nước và trên trường quốc tế.
Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác
động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn, nằm ngoài vòng kiểm
soát.
Chính
vì chương trình phá hoại từng bước về chính trị mà kinh tế Liên Xô gặp phải
khủng hoảng nặng nề nhất. Để lật đổ Liên Xô, các thế lực thù địch ở phương Tây,
đặc biệt là Mỹ, đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là cần phải lũng đoạn được cơ quan đầu
não, đó là Đảng Cộng sản Liên Xô. Và một loạt chiến dịch, từ kinh tế, chính
trị, thông tin, tuyên truyền đã được lên kịch bản và thực hiện ráo riết.
Có một
điều cần nhắc lại: Vì sao quá trình sụp đổ của Liên Xô lại diễn ra vào những
năm 1985 - 1991?
Theo
giới nghiên cứu, vào thời điểm này, phương Tây đang đứng trước một cuộc khủng
hoảng toàn cầu. Đối với Mỹ, các nhà nghiên cứu của chính nước Mỹ khẳng định,
cuộc chạy đua vũ trang đã trở thành “trò ngu xuẩn” đối với chính Mỹ và không
thể giành được chiến thắng trước Liên Xô. Theo dự đoán của họ, nếu đến giữa năm
1990 không xảy ra những thay đổi căn bản thì nước Mỹ sẽ có một sự bùng nổ lớn
về chính trị và xã hội. Lối thoát duy nhất đối với giới cầm quyền Mỹ là “phá
tan Liên Xô từ bên trong”.
Nắm bắt
tình thế có một không hai đó, phương Tây tác động mạnh vào chiến dịch cải tổ
sai lầm của Liên Xô, thông qua các chiến dịch tài trợ cho các trung tâm chống
phá Liên Xô. Chính một nhà khoa học Mỹ, ngày 12/5/1994, viết rằng, từ năm 1985
đến năm 1992, Mỹ chi tới 90 tỷ USD cho việc thúc đẩy “'tiến trình dân chủ hóa”
ở Liên Xô. Chỉ riêng chi cho công việc tình báo phá hoại Liên Xô, giới tư bản
độc quyền Mỹ và giới lãnh đạo của các nước tư bản khác thừa nhận tiêu tốn tới 5
nghìn tỷ USD cho việc thúc đẩy những hoạt động gạt bỏ, chế ngự, lật đổ và tiêu
diệt “huyền thoại” Liên Xô đang đe dọa họ.
Cùng
với chiến tranh tâm lý, các thế lực thù địch với Liên Xô đã tiến hành cuộc
chiến về tổ chức. Nhiều nhân vật then chốt trong Ban lãnh đạo Liên Xô trước đây
đã từng học ở nước ngoài, nay đã tha hóa biến chất và được cài sâu vào những vị
trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Những năm 1988 - 1989, họ “tuồn” một
lượng đáng kể “các nhà dân chủ” tham gia chính quyền, có thể can thiệp vào cơ
cấu điều hành; và đây là một thành công của phương Tây trong âm mưu làm sụp đổ
Liên Xô. Nhóm này đã “kết thành tổ kén” phục kích rất sâu và rất cao trong Đảng
Cộng sản Liên Xô và là chỗ dựa cho lực lượng phản cách mạng.
Toàn bộ
công cuộc “cải tổ” diễn ra trước đó đã trở thành khúc dạo đầu cho những gì được
hoàn thành vào tháng 8-1991. Và, khi Đảng Cộng sản Liên Xô giải thể, sẽ kéo
theo Liên Xô sụp đổ vô phương cứu chữa.
Sự thất
bại luôn có thể xảy ra, thậm chí ngay ở đỉnh cao của sự thành công, thậm chí cả
sự chói lọi của vòng nguyệt quế, nếu mất cảnh giác và không biết tự bảo vệ
mình!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét