Lâu nay, câu chuyện “dân chủ” không còn là chủ đề xa lạ. Dân chủ là điều ai cũng mong muốn. Nhưng lợi dụng “dân chủ” để phát ngôn sai lệch, gây rối loạn trật tự xã hội thì là hành vi đáng bị lên án.
Mới đây, RFA trích dẫn những nhấn mạnh về một số mục tiêu, nhiệm vụ thời gian tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp trực tuyến toàn quốc về phòng chống dịch Covid-19 ngày 10/12. Đó là: “Kiểm soát rủi ro, giảm tối đa số ca chuyển nặng và tử vong, tăng cường phủ vaccine”.
Có thể nói, đây là những chỉ đạo hết sức sát sao, kịp thời trước
diễn biến phức tạp đại dịch, số lượng ca nhiễm tăng và nguy cơ chủng mới
Omicron có thể xâm nhập vào Việt Nam bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, bằng một sự
không liên quan, RFA đã dùng những mục tiêu, nhiệm vụ chống dịch của Việt Nam
để đá sang vấn đề dân chủ. Đây là hành động hết sức khó hiểu và nực cười.
Từ mục tiêu và nhiệm vụ chống dịch, các đối tượng lại phê phán
quan điểm dân chủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Phải chăng, các đối tượng đang
cố xuyên tạc những mục tiêu này đã xâm phạm dân chủ ư? Thật nực cười!
RFA đừng quên rằng, nhiệm vụ chống dịch là nhiệm vụ toàn cầu.
Không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia khác trên thế giới đang nỗ lực
giải quyết dịch bệnh. Mỗi quốc gia đều có những phương án chống dịch khác nhau,
tùy từng điều kiện kinh tế, xã hội, yếu tố khách quan, chủ quan khác. Trong
thời điểm tháng 9/2021, khi số ca nhiễm Singapore tăng gấp đôi so với tuần
trước đó, quốc gia này cũng đã phải triển khai thêm nhiều biện pháp cứng rắn,
hạn chế tập trung để làm giảm số ca mắc trong cộng đồng.
Với thời điểm hiện tại, khi số ca nhiễm tại Việt Nam đã lên đến
hơn 15.000, Hà Nội 1000 ca, việc thần tốc tiêm chủng theo kế hoạch thì có gì là
sai? Mục tiêu cuối cùng của Chính phủ là muốn kiểm soát dịch bệnh lây lan,
tránh quá tải và áp lực cho hệ thống y tế, đảm bảo sức khỏe cho người dân. Như
vậy là đi ngược với “dân chủ” hay sao? RFA đừng quên, nhờ có tỷ lệ tiêm chủng
cao nên hơn 80% ca mắc tại Việt Nam đều có chỉ có biểu hiện nhẹ, tỷ lệ tử vong
giảm. Đó là những thành quả nhờ những chiến dịch tiêm chủng thần tốc, là những
chiến dịch mà các đối tượng từng lên án, phản đối gay gắt, xuyên tạc đã mụ mị
và kích động người dân.
RFA phê phán định nghĩa “dân chủ là mọi người có cơm ăn, có áo
mặc, có nhà ở…” của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các đối tượng xuyên tạc rằng,
chính định nghĩa này “kéo đất nước thụt lùi ít nhất cũng nửa thế kỷ”. Không
hiểu RFA lấy số liệu ở đâu, nhưng hãy nhìn vào con số thực tế. Theo Báo cáo
phát triển năm 2020 của Liên Hợp Quốc, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019
là 0,704 đưa Việt Nam vào nhóm phát triển con người cao và xếp thứ 117 trong số
189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 – 2019, giá trị HDI của Việt Nam đã
tăng gần 46%, nằm trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới.
Vậy, đây là sự “thụt lùi ít nhất nửa thế kỷ” mà các đối tượng rêu rao hay sao?
Các đối tượng nói rằng, những điều Thủ tướng nói chỉ là nhu cầu và
bản năng tự nhiên. RFA đừng quên, cái gọi là “nhu cầu, bản năng tự nhiên” chính
là thành quả mà cha ông ta đã phải đổ máu để có được. Một đất nước không độc
lập, không tự do, không có chính trị ổn định thì nhân dân sao có thể an tâm làm
ăn, sao có thể phát triển kinh tế?
Đối với Đài Á Châu Tự Do, thực chất dân chủ chính là thiết lập hội
nhóm lôi kéo người dân vi phạm pháp luật, bạo loạn, biểu tình, phát ngôn xuyên
tạc,.. Mục đích cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, hướng lái đất
nước theo chủ nghĩa tư sản. Hãy nhìn vào những cuộc bạo loạn chính trị tại Thái
Lan, Myanmar,… Tất cả những gì chúng ta thấy được là toàn cảnh người dân lầm
than, khổ cực khi đứng giữa các xung đột chính trị. Đấy chính là cái kết của
những lời “dân chủ sáo rỗng”.
Nếu muốn đất nước phát triển, người dân yên tâm làm ăn, ổn định
cuộc sống, hãy thôi ngay cái trò “dân chủ sáo rỗng”. Đồng thời, người dân cần
hết sức tỉnh táo trước những luận ngôn xuyên tạc của thế lực thù địch. Cái
chúng ta đang cần là một đất nước hòa bình, không chiến tranh, một đất nước có
thể sống an toàn. Chúng ta không cần cái thứ gọi là “dân chủ sáo rỗng” như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét