Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

“TIẾNG DÂN” VÀ TIẾNG NÓI CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN ĐÃ THOÁI HÓA, BIẾN CHẤT

 Mới đây, trên trang Blog Tiếng Dân có đăng tải bài viết của Ông giáo sư Nguyễn Đình Cống “phản biện về Quy định những điều Đảng viên không được làm” vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành. Theo đó, GS Cống cho rằng việc ban hành quy định này “chứng tỏ tổ chức của Đảng đang rệu rã, sự lãnh đạo sai hoặc nhầm phương hướng”. Đây là nhận định được đánh giá là phiến diện và khá chủ quan.

Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm, ngày 25/10/2021, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký. Theo đó, Quy định số 37-QĐ/TW giữ nguyên 19 điều như Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về những điều đảng viên không được làm (đưa nội dung của 2 điều vào những điều khác và thêm 2 điều mới), kế thừa cơ bản những nội dung còn phù hợp, bổ sung một số nội dung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII, XIII. Quy định này đã nêu rõ 19 điều đảng viên không được làm, như: nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép, hay không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng… Đây là những quy định kịp thời trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi mà một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

Trở lại câu chuyện mà GS Cống đã chia sẽ trên trang Blog Tiếng Dân vừa qua, có nêu nội dung “Đảng có điều lệ, quốc gia có luật pháp. Những thứ đó đủ để hướng dẫn và khống chế hoạt động và hành vi của đảng viên khi Đảng là tổ chức bình thường và lãnh đạo đúng đắn. Thế mà phải ban hành thêm rất nhiều lệnh cấm. Việc đó chứng tỏ tổ chức của đảng đang rệu rã, sự lãnh đạo sai hoặc nhầm phương hướng”.

Xin “thưa” với GS, có câu chuyện “thầy bói xem voi”. Với trình độ của ông, chắc chắn ông không muốn mình là một trong số những thầy bói trong câu chuyện. Tuy nhiên ông lại tự vả vào mặt mình bởi cách nhìn nhận vấn đề quá phiến diện và chủ quan, chưa nói đến tâm ý hằn học, thù địch đối với Đảng của đất nước chúng tôi.

Nếu tổ chức Đảng rệu rã thì ắt hẳn kinh tế - xã hội đất nước sẽ trì trệ, thậm trí, sẽ xuất hiện những bất ổn về chính trị, xã hội trong đời sống nhân dân. Nhìn vào thực tế thời gian qua, Đảng và nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn. Đặc biệt, Đại hội XIII đánh giá: Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu trong buổi Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2020): "ĐẤT NƯỚC TA CHƯA BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC CƠ ĐỒ, TIỀM LỰC, VỊ THẾ VÀ UY TÍN NHƯ NGÀY NAY".

Ban chấp hành trung ương Đảng ban hành quy định mới về những điều Đảng viên không được làm. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Ví dụ như Điều 3 quy định đảng viên không được: “Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương…”. Bởi hiện nay, các thế lực thù địch với Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ âm mưu để phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận đường lối của Đảng và đã có một số đảng viên bị lung lay bởi những luận điệu này. Do đó, quy định đặt ra giúp ngăn chặn hành vi đi ngược lại lý tưởng của Đảng của đảng viên. Như vậy, bản chất việc ban hành Quy định số 47 trước đây và thay bằng Quy định 37 hiện nay cho thấy quyết tâm trong việc làm trong sạch bộ máy, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Điều đó không thể nào được lý giải theo cái kiểu suy diễn bậy bạ của ông Cống. Điều này cũng lý giải luôn cho thắc mắc của ông về lý do tại sao không tự kỷ luật mà lại phải “cấm”.

Chúng tôi thấy thật đáng buồn cho một giáo sư từng đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản nhưng lại quay ra xoi mói và tìm mọi cách hạ uy tín của Đảng. Tuy nhiên, những luận điệu của vị giáo sư này đã cũ và không đủ sức thuyết phục. Bởi phía sau những luận điểm ấy là sự tồn tại tâm ý thù địch và mưu đồ chống phá đang đeo bám vào tư tưởng thoái hóa của ông ta. Ông ta có gì đằng sau cái gọi “Giáo sư Cống” khi được các thế lực đen tối cổ súy???...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét