Ngày 7-11-1917, Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I.Lênin và Đảng Bolshevik lãnh đạo đã giành thắng lợi, lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Đằng sau ánh hào quang
đó, có nhiều phần tử thù địch, cơ hội chính trị đã tung ra những luận điệu
xuyên tạc, phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga nhằm phủ nhận chế độ
xã hội chủ nghĩa, hướng lái sự phát triển của nhân loại theo con đường tư bản
chủ nghĩa.
Luận điệu của những kẻ
“trở cờ”
Cách mạng Tháng Mười Nga
đã mở đầu một thời đại mới-thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới. Mặc dù cuộc cách mạng có tầm ảnh hưởng rất lớn, có ý nghĩa vạch
thời đại nhưng ngay khi đó, các học giả tư sản phương Tây đã lên tiếng xuyên
tạc, phủ nhận giá trị của nó. Họ cho rằng Cách mạng Tháng Mười chỉ là “vụ cướp
chính quyền”, “cuộc cách mạng mạo danh”, là “sự chệch hướng lịch sử”... Có kẻ
còn cáo buộc sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sau
Cách mạng Tháng Mười là “quái thai của lịch sử”...
Nguy hại hơn, không
chỉ có những kẻ đứng trên lập trường tư sản mà ngay trong hàng ngũ những người
cộng sản Liên Xô cũng lên tiếng phủ nhận, xuyên tạc giá trị của Cách mạng Tháng
Mười. Điển hình là A.Yakovlev-Trưởng ban Tuyên huấn Đảng Cộng sản Liên Xô,
người có vai trò là một trong những “kiến trúc sư” trong công cuộc cải tổ ở
Liên Xô. Trong những năm cải tổ, A.Yakovlev lộ rõ bản chất của một kẻ chống
cộng với tuyên bố Cách mạng Tháng Mười Nga là “sai lầm lịch sử”.
Theo ông ta, vì Cách
mạng Tháng Mười Nga là “sai lầm lịch sử” nên cần phải xóa bỏ mọi sản phẩm ra
đời từ “sai lầm” đó, bao gồm tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà nước Liên
Xô, Đảng Cộng sản Liên Xô, hệ thống xã hội chủ nghĩa và toàn bộ lịch sử Liên Xô
kể từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, trong đó có cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ
đại. Đây thực chất là luận điệu “lật sử”, “trở cờ” của A.Yakovlev. Ông ta đã
phản bội lại lịch sử của dân tộc, phản bội lại cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
mà chính ông ta đã từng tham gia.
Hơn 100 năm đã trôi qua
nhưng chủ đề về Cách mạng Tháng Mười Nga chưa bao giờ “hạ nhiệt”. Có không ít
kẻ cơ hội chính trị vẫn luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa
của Cách mạng Tháng Mười. Nhất là khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, họ lại được
dịp hả hê, coi đây là cái cớ không gì thuyết phục hơn để tiếp tục xuyên tạc,
phủ nhận giá trị của cuộc cách mạng này. Họ cho rằng việc Cách mạng Tháng Mười
Nga thành công hướng lái nước Nga theo con đường xã hội chủ nghĩa là trái với
quá trình “lịch sử-tự nhiên” mà Karl Marx đã chỉ ra.
Gần đây, trên các diễn
đàn mạng xã hội xuất hiện những phần tử phản động, cơ hội chính trị, trong đó
có Trần Quốc Quân-kẻ đã viết bài đăng trên BBC lên tiếng coi “Cách mạng Tháng
10 Nga thực chất là một cuộc bẻ ghi đường tàu, khiến một phần nhân loại rẽ sang
“đường vòng”. “Đường vòng” mà chúng nhắc đến là chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nhiều nước đang hướng đến.
Từ việc coi Cách mạng
Tháng Mười Nga là “sai lầm lịch sử”, các đối tượng này còn lên tiếng phủ nhận
những giá trị nhân văn, tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội; đồng nhất sự sụp đổ của
mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu với chủ nghĩa xã hội nói
chung; rêu rao rằng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga là “đẻ non”, “chín ép” và đã
đến “hồi kết thúc”...
Bản chất của sự xuyên
tạc ấy không chỉ nhắm vào một sự kiện lịch sử cụ thể mà sâu xa hơn nữa là phủ
nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa, hướng lái các quốc
gia, dân tộc đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Thực tiễn cách mạng thế
giới, nhất là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã cho thấy sự nguy hại
lớn của những luận điệu xuyên tạc này vì nó gây ra sự xáo trộn về tư tưởng
chính trị, hoài nghi về mục tiêu và phản bội lại lý tưởng cách mạng. Do đó,
chúng ta không thể coi thường, xem nhẹ âm mưu, thủ đoạn tinh vi của những kẻ
“lật sử”, “trở cờ”!
Sức sống trường tồn
Cho đến nay, mặc dù
Cách mạng Tháng Mười Nga đã diễn ra hơn một thế kỷ nhưng dư âm của nó vẫn còn
rất sâu đậm trong đời sống chính trị-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Từ chỗ chỉ là ước mơ cao đẹp của loài người, sau Cách
mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực và có sức mạnh vô
cùng to lớn, mở đường cho các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh giành độc lập,
tự do.
Thắng lợi của Cách
mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế
giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ 20; trở thành biểu
tượng của niềm tin và sự cổ vũ mãnh liệt đối với phong trào cách mạng của các
dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Cách mạng Tháng Mười
Nga nổ ra đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cấp thiết của lịch sử là xóa bỏ chế
độ tư bản chủ nghĩa để xây dựng một chế độ xã hội mới-chế độ xã hội cộng sản
chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Để có được thắng lợi vang dội
đó, những người Bolshevik Nga dưới sự lãnh đạo của V.I.Lenin đã chuẩn bị về mọi
mặt như chính trị, tư tưởng, tổ chức, quân sự...
Dưới ánh sáng của
“Luận cương tháng Tư” và sự chỉ đạo của V.I.Lenin, những người Bolshevik xác
định nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất cho toàn Đảng là phải lôi cuốn đông
đảo giai cấp công nhân và nhân dân lao động về phía cách mạng; thành lập đội
quân chính trị đông đảo đủ sức mạnh đánh bại lực lượng phản cách mạng; thành
lập lực lượng vũ trang cách mạng làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh chính
trị và chủ động đối phó với sự thay đổi của tình hình. Do đó, không thể nói
thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga là sự “ăn may” mà nó được chuẩn bị một
cách kỹ lưỡng và hội tụ đầy đủ cả điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã
chín muồi.
Sau Cách mạng Tháng
Mười, V.I.Lenin và Đảng Bolshevik Nga đã tập trung củng cố chính quyền Xô viết,
xây dựng chế độ xã hội mới, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho quần chúng nhân dân.
“Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất” được ban hành ngay sau khi cách
mạng thành công đáp ứng được ý nguyện của quần chúng nhân dân lao động Nga về
một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc.
Sự thống nhất về mặt
lợi ích của giai cấp vô sản với nhân dân lao động đã hình thành và phát triển
một nguyên tắc đạo đức mới, đó là chủ nghĩa tập thể. Vì thế, những luận điệu
cho rằng Cách mạng Tháng Mười Nga là “cuộc bẻ ghi đường tàu”, “đưa một phần
nhân loại vào đường vòng”, vào “khúc quanh của lịch sử” là hoàn toàn phiến
diện, xuất phát từ dã tâm của những kẻ cố tình xuyên tạc, bóp méo lịch sử và
chống phá sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Về ý nghĩa của Cách
mạng Tháng Mười đối với phong trào cách mạng trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, ngay từ những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Trong thế
giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa
là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật không phải tự do,
bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang ở bên An Nam. Cách
mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công, nông các
nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc
chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong thế giới” .
Kế thừa tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn đề cao ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga; luôn kiên định với con
đường cách mạng vô sản mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã lựa chọn. Ngay cả khi chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào thoái trào rồi khủng hoảng, sụp đổ
vào những năm 90 của thế kỷ 20, Đảng ta vẫn luôn vững vàng niềm tin về tương
lai của lịch sử loài người là chủ nghĩa xã hội: “Lịch sử thế giới đang trải qua
những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa
xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”; “Đi lên chủ nghĩa xã hội là
khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” .
Sự kiên định đó cũng
chính là tình cảm, là niềm tin dành cho Cách mạng Tháng Mười Nga và là luận cứ
để phản bác những luận điệu của những kẻ cố tình xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý
nghĩa to lớn của cuộc cách mạng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét