Dựng nước đi đôi với giữ nước là vấn đề có tính quy
luật xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, là điều kiện đảm bảo cho dân tộc Việt
Nam tồn tại và phát triển. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
là hai mặt của quá trình thống nhất có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, vừa
là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau, thúc đẩy lẫn nhau.
Bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế
độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia dân tộc; giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người, xây dựng xã hội
trật tự kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa”.
Bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã họi chủ nghĩa là trách nhiệm của toàn dân tộc, là nghĩa
vụ quyền lợi, vinh dự của mọi người Việt Nam. Để làm tròn nhiệm vụ đó, trước hết
mỗi người Việt Nam cần phải có ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đầy đủ và
sâu sắc.
Ý thức bảo vệ tổ quốc xã họi chủ nghĩa của mọi người Việt
Nam trong thời kỳ mới là tổng hòa nhận thức, tình cảm, thái độ, niềm tin và ý
chí quyết tâm biểu hiện ở hành vi của mỗi cá nhân và cả cộng động dân tộc đối với
sự nghiệp bảo vệ vững chắcđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nền tảng của ý
thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời
đại Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là là sự kế
thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghia yêu nước
theo lập trường giai cấp công nhân. Đó là sự hòa quyện giữa ý thức dân tộc với
ý thức giai cấp, giữa truyền thống với hiện đại, trở thành chủ nghĩa yêu nước
Việt Na m xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là yêu
nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, yêu nước chân chính gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, tình yêu
giai cấp gắn với tình yêu dân tộc và tình yêu nhân loại, yêu thương con người.
Ý
thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của
mọi người Việt Nam trong thời kỳ mới là sự kế thừa và phát huy, nâng lên tầm
cao mới, chất lượng mới của ý thức dân tộ, ti h thần yêu nước, tự tôn dân tộc,
ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc, ý thức kiên cường, bất
khuất không cam chịu nô lệ và cúi đầu trước mọi kẻ thù, quân cướp nước và bè lũ
bán nước; là sự khát vọng vươn lên xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh
vượng. Đây là cơ sở xã hội rất sâu xa, bền vững cho sự hình thành, phát triển ý
thức bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa của mọi người dân hiện nay. Song,
ý thức bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa không hình thành tự phát, mà nó là kết
quả của quá trình giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng mang tính chủ động, tích cực, tự
giác của toàn bộ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo và mỗi người thông qua nhận thức và
hoạt động thực tiễn tạo dựng nên.
Làm chuyển hóa ý thức dân tộc, ý thức bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, nội dung chủ yếu, cốt lõi của việc xây dựng
ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho mọi người Việt Nam trong thời
kỳ mới, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thực
hiện mục tiêu đó, trong điều kiện hiện nay xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:
Một
là, vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Hai
là, phải thường xuyên bám sát thực tiễn đất nước, khu vực, thế giới, yêu cầu,
nhiệm vụ cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới…
Ba
là, sử dụng tổng hợp và đổi mới toàn diện nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng
ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phù hợp với các tầng lớp nhân dân.
Bốn
là, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong hệ thống chính trị
các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở trong xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa.
Năm
là, kết hợp công tác giáo dục với công tác tổ chức các phong trào thi đua yêu
nước, các hoạt động thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để xây dựng ý thức bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Biện
pháp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tập trung vào:
- Chăm
lo xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước
và kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
làm cơ sở hiện thực, nền tảng vất chất để
phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Bằng
công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách; thông qua giáo dục và tổ chức các phong
trào cách mạng của nhân dân để xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho mọi người Việt Nam trong thời kỳ
mới.!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét