Trong lịch sử các tôn giáo ở Việt Nam có
lúc chung sống không thật yên ả, nhưng về cơ bản tôn trọng lẫn nhau, không đối
đầu, không có chiến tranh tôn giáo, chỉ có các lực lượng chính trị lợi dụng vấn
đề tôn giáo để hòng chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam, nhưng chúng
đều thất bại. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có tính dung hợp, đan xen, hòa
đồng, dễ chấp nhận sự hiện diện của các vị thần, thánh của các tôn giáo khác. Những
người theo tôn giáo khác nhau không xa lánh người mình thờ phụng; có thể sống
chung trong một làng, một dòng họ, thậm chí một gia đình.
Đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, trong đó chủ yếu là nông dân. Từ lối sống mang đậm nét tiểu nông, nên nhiều tín đồ tôn giáo ở Việt Nam tuy khá sùng đạo nhưng lại không hiểu rõ giáo lý, thậm chí ra nhập đạo chỉ do sự lan truyền tâm lý, do sự lôi kéo. Đối với bộ phận khá lớn cư dân Việt nam, tôn giáo thuần tuý là lĩnh vực tình cảm, tâm lý, nó như cái gì bình thường tự nhiên, đây cũng là một nguyên nhân khiến người Việt Nam có thái độ dung hoà, cởi mở khi tiếp nhận các tôn giáo. Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam có nhu cầu cao trong sinh hoạt tôn giáo, nhất là những sinh hoạt tôn giáo mang tính chất lễ hội. Một bộ phận tín đồ của một số tôn giáo vẫn còn mê tín dị đoan, thậm trí cuồng tín dễ bị các phần từ thù địch lôi kéo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét