Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

Một số chiêu trò xuyên tạc trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta

 Phòng, chống tham nhũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Vấn đề trên được Đảng ta đặc biệt quan tâm, đề cập trên nhiều lĩnh vực.

1. Trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI, lần thứ XII đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm về phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. Quan điểm luôn xuyên suốt và nhất quán trong công tác phòng, chống tham nhũng từ trước đến nay của Đảng là sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm”. Đồng chí Tổng Bí thư cũng yêu cầu “không phải cốt xử nhiều là tốt, mà phải làm sao để không phải xử, không để xảy ra mới là tốt”; xét xử không phải để dìm con người xuống tận bùn đen mà là xử đúng người, đúng tội.

Có thể thấy quan điểm về phòng, chống tham nhũng của Đảng ta và cá nhân đồng chí Tổng Bí Thư rất nhân văn trong xử lý tội phạm tham nhũng là để giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn là chính. Quan điểm đó đã được tuyệt đại đa số người dân đồng tình, ủng hộ.

Trên tinh thần đó, từ năm 2013 đến 2020, cả nước đã có hơn 1.900 vụ án tham nhũng bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; 131.000 đảng viên, trong đó có hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (có 27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, 30 sĩ quan cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang) đã bị xử lý kỷ luật. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có 266 vụ/646 bị can bị khởi tố, điều tra liên quan đến tham nhũng; 250 vụ với 643 bị can bị truy tố; 214 vụ với 525 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã kiểm tra, xử lý kỷ luật và kiến nghị, yêu cầu xử lý kỷ luật 12 tổ chức đảng và 20 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Không chỉ bằng lời nói, cả hệ thống chính trị nước ta đã và đang rất quyết liệt trong việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xây dựng các quy định để quản lý, xác minh tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng; đổi mới chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước… Đối với các vụ việc, vụ án sau khi được làm rõ, các cơ quan chức năng đều đã kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí và các cơ quan thông tin, truyền thông để phản ánh, đăng tải để thông tin đến mọi người dân.

2. Vậy nhưng, vẫn còn tồn tại nhiều suy nghĩ, quan điểm lệch lạc, sai trái, mâu thuẫn với các đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác phòng, chống tham nhũng. Vẫn là các chiêu bài cũ rích rêu rao “tự do, dân chủ, nhân quyền”, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội, bất mãn trong và ngoài nước với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau ra sức xuyên tạc, chống phá hòng gây chia rẽ, phá hoại đoàn kết nội bộ, phá hoại công cuộc xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã và việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Tiêu biểu cho những quan điểm, nhận thức lệch lạc đó là:

- Cho rằng “tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam, bản thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, do xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công". Cần xác định rằng, tham nhũng là một hiện tượng tồn tại tất yếu khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp, gắn liền với quyền lực nhà nước; một số cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước để tham nhũng, vơ vét các lợi ích phục vụ cho nhu cầu cá nhân, gia đình dẫn đến gây thiệt hại lớn về kinh tế của các quốc gia, làm suy yếu bộ máy nhà nước, hậu quả lớn nhất chính là có thể đe dọa đến sự tồn vong của cả chế độ, của quốc gia. Vì vậy, vấn đề tham nhũng cần phải được kiềm chế và loại bỏ. Thực chất của luận điệu nêu trên chính là lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu, hòng xóa bỏ chế - Cho rằng tham nhũng là căn bệnh kinh niên của “chế độ độc đảng cầm quyền”, “do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng tất yếu xảy ra...”. Họ còn lớn tiếng “phán” rằng “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công”, kết luận một cách tùy tiện, vô căn cứ kiểu như “căn nguyên tạo ra tham nhũng là do đảng đứng trên pháp luật. Vì thế, phải thực hiện đa đảng để không còn hoặc là hạn chế tham nhũng”. Đây rõ ràng là luận điệu vô căn cứ, mang tính quy chụp để bôi nhọ và chống phá Đảng, phủ định sạch trơn những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển của nước ta, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như quyết tâm chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Họ cho đây là “cuộc chiến nội bộ đã đẩy nhiều cán bộ vào bi kịch, oan nghiệt".  Thông qua các vụ án, vụ việc đã được phát hiện và thông tin rộng rãi đến quần chúng nhân dân, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông như: Các đài phát thanh, truyền hình ở nước ngoài có chương trình phát thanh bằng tiếng Việt (BBC, VOA, RFA, RFI…), lập ra các báo, tạp chí trang web để đăng tải tin, bài, video clip; xuất bản các ấn phẩm có nội dung xuyên tạc để triệt để khai thác đời tư cán bộ, thêu dệt, gán ghép tạo sự tò mò, hiếu kỳ, biến sai phạm phải xử lý của một số cá nhân thành bản chất mặc định của cả hệ thống chính trị, cố tình quy chụp, cho đó là “sự thất bại nặng nề của công tác nhân sự mà Đảng lãnh đạo”. Đáng chú ý, chiêu bài này của các thế lực thù địch diễn ra thường xuyên, nhưng đặc biệt tập trung vào thời điểm diễn ra một số sự kiện nhạy cảm về kinh tế - chính trị như Đại hội Đảng các cấp, Bầu cử Hội đồng nhân dân… mục đích chính là để chống phá công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ của Đảng.

- Họ xuyên tạc mục đích, phủ nhận thành quả cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là sự “đấu đá” vì “lợi ích nhóm” của một bộ phận cán bộ, biến việc xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực và cán bộ có sai phạm thành chuyện “thanh trừng nội bộ, triệt tiêu phe cánh”. Từ các vụ việc đã được thông tin rộng rãi đến công chúng, họ cố tình cóp nhặt, cắt xén, nhào nặn rồi dựng nên câu chuyện về các phe nhóm nội bộ, các nhóm lợi ích hay phe cánh… ngược lại, khi công tác chống tham nhũng chưa đem lại kết quả như mong muốn, họ lại cho rằng công tác chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta chỉ “làm lấy lệ”“chỉ tắm từ vai”, chỉ để "đánh bóng tên tuổi”...

3. Cần khách quan nhìn nhận rằng, trong bất kỳ xã hội nào, chế độ nào cũng đều tồn tại tính chất hai mặt, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được thì vẫn phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, còn tồn tại một số hạn chế nhất định, nhưng chung quy không thể lấy các sự việc, hiện tượng đơn thuần để quy kết thành bản chất vấn đề, không thể dùng cái đơn lẻ để quy chụp thành hệ thống. Vì vậy, từ một số kết quả trong công tác phòng chống tham nhũng hay một số vụ việc, vụ án điển hình về tham nhũng không thể gán ghép, suy diễn thành những vấn đề chính trị lớn trong xã hội, đó càng không thể đại diện cho bản chất chế độ Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Thế nhưng các thế lực thù địch vẫn liên tục sử dụng chiêu trò như đã nêu trên để chống phá, gây rối với tần suất ngày càng phổ biến, chúng tận dụng triệt để mọi cơ hội để xuyên tạc, bôi xấu Đảng và Nhà nước ta. Thủ đoạn của các đối tượng đã phần nào hé lộ cho chúng ta thấy rằng đây thực chất là một âm mưu chính trị hết sức thâm độc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự cũng như việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước.

Để giải quyết vấn đề trên, Đảng, Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tham nhũng, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kiên quyết đấu tranh, lên án không để các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, chính quyền và nhân dân ta. Mỗi người dân cần phải hết sức tỉnh táo, luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tránh bị ngộ nhận, dễ dàng mắc bẫy xúi giục của các thế lực thù địch hay vô tình tiếp tay cho chúng thực hiện việc chống phá Đảng, Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của nhân dân./. Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét