Với tư duy mới, Đảng ta đã vận
dụng tổng hợp, sáng tạo các phương pháp tiếp cận thời đại trên cơ sở phương
pháp luận biện chứng duy vật để phân tích, nhận diện, rút ra những đặc điểm của
thời đại trong giai đoạn hiện nay, gồm những đặc điểm sau đây:
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ:
Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ đã đưa loài người bước vào nền kinh tế tri thức, đồng thời tạo ra quá
trình toàn cầu hóa, tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự phát triển của nhiều quốc
gia. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung phát triển năm 2011), Đảng ta nhận định: Cuộc cách mang khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình
toàn cầu hóa mạnh mẽ, tác động đến sự phát triển của nhiều nước[1].
Do sự tác động của các quá trình này đã tạo nên xu thế hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; song bên cạnh đó, đấu tranh
dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc
tộc, chạy đua vũ trang, bạo loạn lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển,
đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra
rất phức tạp. Thực tế đang diễn ra trên thế giới hiện nay đã chứng tỏ cho sự
nhận định trên của Đảng, đó là sự liên kết khu vực, liên kết toàn cầu như
ASEAN, APEC, ASEM...; chiến tranh ở Apganixtan, Irac...; bất ổn chính trị ở
Trung Đông và Bắc Phi...; tình hình phức tạp ở biển Đông...
Về
chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng trên thế giới
Đảng ta đánh giá: Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới[2].
Chính tổn thất này mà phong trào cách mạng thế giới ở thập kỷ 90 của thế kỷ
XX và một số năm đầu thế kỷ XXI đã lâm
vào thoái trào.
Tuy nhiên, một số nước theo con
đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng,
tiến hành cải cách, đổi mới đã giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát
triển. Đặc biệt hiện nay, phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế đã có những bước hồi phục[3], song
Đảng ta cũng thấy rõ sự gian nan, thử thách đối với những nước đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả sẽ còn gặp nhiều khó
khăn, vì các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá, tìm mọi cách để
xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
Về
chủ nghĩa tư bản: Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng
phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công.
Đi sâu phân tích những mâu thuẫn
nội tại của chủ nghĩa tư bản, Đảng đã khẳng định: Nhưng mâu thuẫn cơ bản vốn có
của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao
của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng
những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc, khủng hoảng kinh tế
tiếp tục diễn ra. Từ đó Đảng ta kết luận: Chính sự vận động của những mâu thuẫn
nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân lao động các nướcsẽ quyết định vận mệnh
của chủ nghĩa tư bản.
Về độc
lập dân tộc và phát triển
Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ, ưu thế về kinh tế, khoa học và công nghệ lại nằm trong tay các nước tư
bản, cho nên Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu
tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp,
áp đặt và xâm lược để bảo vệ đọc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Về những
vấn đề toàn cầu
Giai đoạn hiện nay của thời đại
đã và đang nổi lên những vấn đề cấp bách, liên quan đến vận mệnh sống còn của
cả nhân loại như: “ gìn giữ hòa bình, đẩy
lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố bảo vệ môi trường và ứng phó với biến
đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những
dịch bệnh hiểm nghèo.... Giải quyết được những vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực
hợp tác với tinh thần, ý thức trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc.
Từ những đặc điểm trên, Đảng ta
khái quát nêu lên đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là: (Đại
hội XIII của Đảng dự báo tình hình thế giới những năm sắp tới: “Thế giới đang trải qua những biến động to
lớn, diễn biẾn rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình hợp tác và phát
triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó kăn; cạnh
tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục, diễn ra dưới
nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đới với môi
trường kinh tế, chính trị, anh ninh quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng
rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế, Toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang bị thcáh thức bởi sự cạnh tranh
ảnh hưởng giữa các nước lớn và sự trỗi dậy của CN dân tộc cực đoan. Luật pháp
quốc tế và các theé chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn.
Cục
diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; các nước
lớn vẫn hợp tác, thỏa hiệp, nhưng đấu tranh kiềm chế lẫn nhau, gay gắt hơn. Chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng
trong quan hệ quốc tế gia tăng. Các nước đang phát triển, nhất là các nước nhỏ
đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.
Kinmh
tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kép
dài do tác động của dịch COVID- 19. Các quốc gia nhất là các nước lớn, điều
chỉnh lại chiến lược phát triển giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, làm thay
đổi các chuỗi cung ứng. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành
thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút
đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi
sản xuất và phân phối toàn cầu.
Cuộc
cáh mạng công nghiệp lần thứ 4, nhát là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo
đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc
gia, dân tộc
Những
vấn đề toàn cầu, như: bảo vệ hòa bình, anh ninh con người, thiên tai, dịch
bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến
đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường…tiếp tục diễn biến phức tạp.
Khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam á có vị trí chiến lược ngỳa
càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn
nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo diễn ra căng
thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn, Hòa bình, ổn định, tự do, anh ninh, an toàn
hàng hải, ghàng không trên biển Đôngh đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy
cơ xung đột. Ásean có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc
đẩy hợp tác khu vực nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn.”
Các
nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp
tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu
tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển
và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước
tiến mới. Căn cứ
vào lôgic, quy luật vận động, phát triển của tiến trình lịch sử nhân loại, Đảng
ta rút ra kết luận: Theo quy luật tiến
hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét