Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

“NẾU NHƯ V.I.LÊNIN BỊ XÉT XỬ” - LUẬN ĐIỂM LỐ BỊCH!

         Thời gian vừa qua trên trang mạng xã hội, có bài viết: “Nếu như Lênin bị xét xử…”. Nội dung thể hiện trong bài viết thiếu khách quan, sai sự thật nên cần bác bỏ, làm rõ sự thật và khẳng định một số vấn đề đúng đắn sau:

V.I.Lênin là nhà tư tưởng, lãnh tụ trực tiếp chỉ đạo Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga giành thắng lợi là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Nói đến V.I.Lênin là nói đến nhà tư tưởng, lãnh tụ thiên tài kế tục sự nghiệp đấu tranh của C.Mác, Ph.Ăngghen để giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân khỏi áp bức, bóc lột và bất công. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvic đã huy động sức mạnh của lực lượng công – nông – binh tham gia nên Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 giành thắng lợi. Đây là cuộc cách mạng vĩ đại, trọn vẹn, có nội dung toàn diện, có giá trị nhân văn. Tính nhân văn của Cách mạng tháng Mười thể hiện ở nhiều khía cạnh, trước tiên là giành chính quyền, phá tan “nhà tù của các dân tộc” do chế độ Nga Sa Hoàng lập ra, phá bỏ hệ thống thuộc địa của đế quốc Nga, của thế lực thần quyền (tôn giáo) và sự bất bình đẳng giữa các dân tộc. Ngày 15 tháng 11 năm 1917, chính quyền Xô Viết ra đời, tuyên bố quyền bình đẳng dân tộc và tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, đem lại quyền làm chủ thực sự cho nhân dân Nga. 

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, V.I.Lênin cùng với Đảng Bônsêvic Nga tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đem lại hạnh phúc thực sự cho nhân dân lao động. Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, V.I.Lênin đã chỉ đạo nhiệm vụ vừa cải tạo xã hội cũ vừa tổ chức xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa – một chế độ xã hội chưa có sẵn mô hình trong lịch sử. Trong điều kiện là nước tiền tư bản, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Người chỉ đạo chuyển đổi chính sách kinh tế thời chiến “chính sách cộng sản thời chiến”, sang chính sách kinh tế thời bình “Chính sách kinh tế mới” (NEP) là vì lợi ích của người lao động. Nhờ có sáng kiến thiên tài đó của V.I.Lênin trong thực hiện chính sách kinh tế mới, cùng với hiệu quả đem lại từ cải tạo xã hội cũ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội vào đúng lúc cần thiết, mà nước Nga ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, nhân tố xã hội chủ nghĩa hình thành, đời sống nhân dân được cải thiện và tiềm lực của đất nước được củng cố. Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, trong tình cảnh nước Nga Xô Viết non trẻ vừa mới ra đời thì các thế lực chống đối bên trong câu kết với bên ngoài, với 14 nước tư bản đế quốc bao vây hòng bóp chết chủ nghĩa xã hội mới chỉ như một mầm non mới nhú để trở lại chế độ xã hội cũ. Nhưng với sự thiên tài của V.I.Lênin cùng với Đảng Bônsêvic đã vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác, trong đó có nguyên lý chuyên chính vô sản và phát huy sức mạnh của quần chúng chống lại thù trong, giặc ngoài nên chính quyền Xô Viết non trẻ vẫn được giữ vững và nước Nga xã hội chủ nghĩa nhanh chóng hồi sinh khiến cho các nước tư bản lớn cũng ngưỡng mộ. V.I.Lênin chỉ có thực tiễn bảy năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1917 - 1924), Ông mất vào năm 1924 khi mới 54 tuổi, nhưng những di sản mà ông để lại cho nước Nga, nhân loại, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là vô cùng quan trọng, quý giá. 

Sự thiên tài của V.I.Lênin là vừa vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội của C.Mác – Ph.Ăngghen, vừa phát triển lý luận để định hướng cho công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn nước Nga, mở ra con đường mới cho các nước thuộc địa sau khi giành được độc lập dân tộc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa quá độ tiến lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa để đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Trong lịch sử nhân loại đã diễn ra cuộc cách mạng 1776 ở Mỹ, cách mạng Pháp 1789, được đánh giá là “đại cách mạng” vì xóa bỏ xã hội phong kiến và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Hồ Chí Minh đã đánh giá rằng: “Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức các dân tộc thuộc địa”. Đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thực sự là cuộc cách mạng triệt để, Người cho rằng: “Chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga mới thành công đến nơi, mang lại tự do bình đẳng thật cho tất cả nhân dân lao động và giúp đỡ giải phóng các dân tộc thuộc địa. Cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga – con đường cách mạng vô sản, bởi: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. 

Thực chất luận điểm đòi xét xử V.I.Lênin của những người theo chủ nghĩa xét lại, là bôi đen sự thật, phủ nhận cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin đối với cách mạng Nga và nhân loại tiến bộ là sự phản động. Đây là chiêu trò không mới, thực chất các luận điểm sai trái muốn hạ bệ, phủ nhận vai trò của V.I.Lênin đối với ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười để hướng tới phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Lênin (mà thực chất là phủ nhận học thuyết Mác – Lênin) và thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Cách mạng tháng Mười cùng với cống hiến phát triển lý luận của V.I.Lênin là những di sản mãi mãi trường tồn trong lịch sử nhân loại. Học thuyết Mác - Lênin vẫn giữ nguyên giá trị khoa học, cách mạng và thể hiện tính nhân văn sâu sắc và chủ nghĩa xã hội vẫn là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người./.

Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét