Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng

 


 Đảng phải luôn đổi mới tư duy, nâng cao năng lực trí tuệ đề ra đường lối, chính sách tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh đúng đắn, phù hợp với diễn biến phức tạp của tình hình tôn giáo và âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.

 Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu phát triển của công tác tôn giáo ở thời kỳ mới.

 Quan tâm lãnh đạo việc điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

 Củng cố, kiện toàn tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp; xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp; xây dựng quy chế phối hợp hoạt động một cách cụ thể và hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân làm công tác tôn giáo ở các cấp.

 Tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời trấn chỉnh, bổ sung phát triển về chủ trương, chính sách nhất là giải pháp bảo đảm việc thực hiện tốt đường lối, chính sách tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh.

 Nhà nước tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt quan tâm tới các vùng, địa bàn tôn giáo; các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về tôn giáo, gắn tôn giáo với quốc phòng, an ninh nhằm tạo cơ sở chính trị - pháp lý cho quản lý và thực hiện hiệu quả gắn tôn giáo với quốc phòng và an ninh trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Tổ chức thực hiện tốt Luật tín ngưỡng, tôn giáo; chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn các tín đồ đấu tranh, chống lại âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để kịch động gây rối xâm phạm an ninh quốc gia.

 Chủ động nắm chắc tình hình diễn biến của tôn giáo, kịp thời phát hiện và giải quyết hậu quả những mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ tín đồ, trong quan hệ giữa tín đồ với các chức sắc và quan hệ giữa các tôn giáo.

 Khuyến khích tín đồ, chức sắc các tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận tham gia thực hiện xã hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục… phù hợp với nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật.

 Nhà nước thống nhất chủ trương xử lý vấn đề tranh chấp nhà, đất sử dụng vào mục đích tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo trên cơ sở pháp luật để tạo sự đồng thuận xã hội; hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Như vậy quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay nhằm thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc. Quan điểm, chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng đã không chỉ là cơ sở cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam luôn ổn định, tuân thủ pháp luật, mà còn tạo ra động lực to lớn từ việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp cho sự thành công của công cuộc dổi mới dất nước. Quan diểm, chính sách của Dảng, Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, do dó là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ đường lói phát triển đất nước, và luôn đáp ứng dược yêu cầu phải phù hợp với tình hình quốc gia và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để đạt được mục tiêu và đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của quan diểm, chính sách đối với tôn giáo, tín ngưỡng, hệ thống chính trị các cấp cần hết sức chủ động phát huy quyền làm chủ, cũng như tính tích cực chính trị của đồng bào có tôn giáo, tín ngưỡng trong quá trình xây dựng và thực hiện quan đieẻm, chính sách.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét