Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội tuy không còn có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN như trước nhưng trong giai đoạn mới của thời đại, khi cách mạng khoa học-công nghệ và toàn cầu hóa đời sống thế giới, tất cả các nước đều ở trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, không một nước nào sống biệt lập mà có thể phát triển được.
Sự hợp tác kinh tế với
các nước bằng nhiều hình thức sinh động trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi,
tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại,
kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội. Đó cũng là một khả năng thực tế mà chúng ta đã và đang cố gắng tận dụng,
đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Như vậy, từ một nước kinh
tế kém phát triển, nếu chúng ta biết tranh thủ những thời cơ, thuận lợi và biết
vượt qua những thách thức, nguy cơ, chúng ta có thể “phát triển rút ngắn” lên
XHCN bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa theo quan điểm của V.I.Lenin-người đã
có đóng góp to lớn vào lý luận về sự “phát triển rút ngắn” và Chính sách kinh
tế mới (NEP). Nó đã được thực tiễn khảo nghiệm mà ngày nay Đảng ta đang vận
dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.
Xuất phát từ tình hình
như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng Việt Nam đang trong tư thế
vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, đã có đủ sức lực và trí tuệ để tiến
bước cùng thế giới, tiến cùng thời đại; phấn đấu hiện thực hóa mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét