Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

Hệ thống chính sách dân tộc của Việt Nam hiện nay được hoàn thiện và đầy đủ hơn

Hệ thống chính sách dân tộc được hoàn thiện, đầy đủ hơn, bao phủ toàn diện các lĩnh vực, phân cấp khá triệt để cho các địa phương tổ chức thực hiện; đã tích hợp một số chính sách, khắc phục một bước tình trạng dàn trải, chồng chéo về chính sách. Thực hiện chính sách dân tộc là việc đưa pháp luật, chính sách vào cuộc sống, trên cơ sở cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, từ khâu hướng dẫn, thông tin, phân công trách nhiệm, chuẩn bị các điều kiện nguồn lực tài chính, nhân lực cần thiết đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ yêu cầu quy định trong chính sách

 Kể từ khi đổi mới đến nay, chính phủ đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dân tộc khá dầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn vùng dân tộc, miền núi. Chỉ tính từ năm 2010- 2015, ngoài những văn bản do quốc hội ban hành, trong đó có những nội dung liên quan đến dận tộc thiểu số, Chính phủ đã ban hành 154 chính sách dân tộc được thể hiện tại 177 văn bản, 37 nghị định và nghị quyết của Chính phủ, 140 quyết định của Thủ tướng chính phủ. (Ủy ban dân tộc: Báo cáo tại hội thảo “Đề xuất các chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020” Tháng 9/2015). Mặc dù số lượng văn bản rất lớn, bao gồm những văn bản chỉ điều chỉnh và áp dụng riêng đối với các DTTS/ vùng DTTS và cả những văn bản áp dụng chung đối với mọi đối tượng, trong đó có quy định riêng về việc áp dụng đối với DTTS nhưng trong hệ thống văn bản đó, các nguyên tắc cơ bản xác định quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo quan điểm của Đảng được thể hiện khá đầy đủ. Cùng với tính toàn diện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dân tộc còn thể hiện tính kịp thời, tính liên kết, tính minh bạch. Ở mỗi lĩnh vực đều có văn bản pháp luật cụ thể khác nhau, một số văn bản (chủ yếu là văn bản dưới luật) có nội dung quy định cụ thể các chế độ, chính sách áp dụng đối với đồng bào DTTS/đồng bào DTTS được sửa đổi, bổ sung thường xuyên nhằm phù hợp với sự phát triển KT-XH của đất nước và tình hình thực hiện chính sách dân tộc đối với các vùng, miền hoặc các đối tượng cụ thể. Cơ chế chính sách đã từng bước thay đổi về quan điểm, tư duy khi thực hiện phân cấp cho địa phương trên cơ sở công khai, minh bạch từ công tác xây dựng, lạp kế hoạch dến tổ chức thực hiện.

Đối với các địa phương, theo quy trình triển khai văn bản cũng như căn cứ trách nhiệm được quy định, sau khi văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo điều hành ở cấp trung ương có hiệu lực, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành hoặc chỉ đạo  cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ban hành văn bản để thực hiện các nội dung, quy định, nhiệm vụ về công tác dân tộc trên địa bàn quản lý của mình. Đối với văn bản luật, nghị định, thông tư, ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thường thông qua hình thức tuyên truyền, phổ biến để triển khai đến nhân dân và áp dụng những quy định luật pháp để điều chỉnh, thống nhất hệ thống quy tắc xử sự chung của các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Đối với các văn bản chỉ đạo, điều hành, căn cứ vào nội dung, các địa phương sẽ xây dựng văn bả triển khai các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm được giao hoặc tổ chức thực hiện. Đến nay, nước ta có 181 chính sách dân tộc, thể hiện trên 264 văn bản (UBDT, 2016), chia làm 3 nhóm: Nhóm chính sách cho một số dân tộc: Chăm, Hoa, Khmer, Mông, 5 dân tộc dưới 1000 người (PuPéo, Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm) và 4 dân tộc có nhiều khó khăn (Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao). Nhóm CS phát triển theo địa bàn : Phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng.Nhóm CS phát triển KTXH theo lĩnh vực, bao gồm các chính sách hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo, nước sạch, môi trường, giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, cán bộ dân tộc thiểu số, trợ giúp pháp lý,... 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét