Hàng
loạt vụ việc cán bộ, đảng viên liên quan đến sai phạm trong hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án bị phanh phui thời gian gần đây, gióng lên hồi chuông
“báo động đỏ” về sự tha hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, công chức đảm
nhiệm thực thi và bảo vệ pháp luật nhưng lại làm trái pháp luật, chà đạp lên
công lý, gây bức xúc dư luận xã hội.
Tuy vậy, mọi cơ chế, chính sách dù có hoàn thiện đến đâu mà người thực thi lòng dạ không trong sáng, lại bị lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm thao túng thì cơ chế, chính sách cũng khó phát huy hiệu lực, hiệu quả. Do đó, vấn đề căn cốt vẫn là giáo dục, rèn luyện nâng cao đạo đức công vụ, phẩm chất liêm chính cho đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực nội chính. Ưu thế, sức mạnh lớn nhất của những người thực thi và bảo vệ pháp luật so với các thành phần khác trong xã hội là trong tay họ sở hữu “vũ khí luật pháp”. Vì thế, khi họ sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng công năng của loại “vũ khí” này thì mới bảo đảm cho những quy định của luật pháp được triển khai, thi hành chính xác, công bằng, nghiêm minh trong cuộc sống, góp phần giữ vững kỷ cương phép nước trong xã hội và làm cho mọi người có cuộc sống yên lành, hạnh phúc. Các cơ quan nội chính như công an, viện kiểm sát, tòa án, thi hành án được ví như “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, “lá chắn” bảo vệ chế độ. Vì vậy, người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta đã yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ, công chức trong các cơ quan nội chính phải thường xuyên tôi luyện, rèn giũa bản thân để “thanh bảo kiếm” luôn rắn rỏi và sắc bén, dám vung kiếm và vung kiếm đúng lúc, chém đúng đối tượng, không bị sứt mẻ; để “lá chắn” luôn vững vàng, chắc chắn, không viên đạn, mũi tên nào có thể xuyên thủng, nhất là những viên đạn, mũi tên “bọc đường”. Đó là cách bảo vệ tốt nhất, an toàn nhất cho mỗi người, mỗi tổ chức và ý nghĩa hơn, đó là bảo vệ tính uy nghiêm tối thượng của luật pháp và bảo vệ những chuẩn mực tốt đẹp của nền pháp chế XHCN. Đảng viên không được: “Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác”. (Điều 13, Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về những điều đảng viên không được làm)./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét