Ngày 20/1/1974, sau 4 ngày tấn công, Trung Quốc đã chiếm toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Binh sĩ VNCH thua chạy thoát thân, Thiệu cho phi đội F5 dự định tái chiếm nhưng ông ta buộc phải dừng lại vì người Mỹ ra lệnh "không được tái chiếm Hoàng Sa". Đó là lời của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Nguyễn Thành Trung, thời điểm đó ông Trung đang thuộc biên chế của Không lực VNCH. Là người Việt Nam sẽ không ai dám quên nỗi đau mất Hoàng Sa năm 1974. Trường Sa, Hoàng Sa muôn đời là của Việt Nam. Chúng ta có đầy đủ các bằng chứng lịch sử về việc xác lập chủ quyền. Thế nhưng, đây là vấn đề gay go, phức tạp, đòi hỏi phải kiên trì bằng biện pháp hoà bình để đòi lại Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm năm 1988; việc biểu tình hay kích động chiến tranh không phải là bước đi khôn ngoan của kẻ cơ trí. Trung Quốc là một nước lớn và mạnh, nếu dùng vũ lực để đòi lại thì chắc chắn chúng ta sẽ thiệt hơn họ rất nhiều.
Với những ai am tường về lịch sử của dân tộc có thể nhận thấy một điều rằng cha ông ta đã rất khôn khéo trong việc chung sống hòa bình với người Trung Quốc - người làng giềng phương Bắc khổng lồ! Chung sống hòa bình vì bách tính của Đại Việt chứ không phải là lệ thuộc Bắc phương. Vua Lê, Chúa Trịnh đã rất khéo léo trong mối quan hệ với Trung Quốc và sau đó nhà Thanh đã phải trả lại 120 dặm đất Vị Xuyên cho chúng ta. Nói thế không có nghĩa là chúng ta đòi thì họ sẽ ngay lập tức trả, cái quan trọng nhất trước mắt là giữ vững chủ quyền, không để họ lấn chiếm thêm và hy vọng vào sự quật khởi của các thế hệ tiếp theo. Ta không bao giờ công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, làm đủ mọi cách để lấy lại hay chí ít cũng để cho thế giới biết rõ là họ đã xâm chiếm biển đảo của tổ quốc ta.
Lịch sử dân tộc ta chưa bao giờ có khái niệm “sợ Trung Quốc”, có nghĩa là một khi họ dấy can qua, mang sức mạnh để uy hiếp, xâm lược thì các Triều đại phong kiến của ta và nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân đứng lên để bảo vệ sơn hà xã tắc; khẳng định với giặc phương bắc chân lý bất diệt “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư”. Triều Tiền Lê và nhà Lý chống Tống; nhà Trần bình quân Mông Cổ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh thắng quân Minh lập nhà Hậu Lê; Vua Quang Trung đại phá quân Thanh, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đập tan 60 vạn quân Trung Quốc tại biên giới phía Bắc năm 1979. Đó là những trận chiến long trời lở đất của quân và dân ta qua các thời kỳ khác nhau, làm cho giặc phương Bắc “chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn” khẳng định rằng “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”!
Có một điều chắc chắn đó là, đến hàng triệu năm sau thì dân nước Nam ta và Trung Quốc vẫn sẽ là hàng xóm láng giềng, đó là điều bất biến! So về thế và lực thì chúng ta phải thừa nhận rằng họ mạnh hơn ta trên hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ lòng yêu nước! Vậy nên khi đánh thắng chúng rồi, các bậc tiền nhân cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thảo cho chúng về nước, cử sứ thần qua hòa hiếu với chúng. Không phải là chúng ta đớn hèn mà đó là vì tiền nhân lấy đại cục làm trọng nên đem đại nghĩa để đối trọng với hung tàn, lấy chí nhân để loại trừ cường bạo. Mục đích cuối cùng là thái bình cho tổ quốc, vì cuộc sống của bách tính nước Việt! Vì sách động binh đao không phải là hồng phúc cho muôn dân trăm họ!
Ta vẫn đang làm tất cả để đòi lại Hoàng Sa (do ngụy Sài Gòn làm mất năm 1974) bằng luật pháp quốc tế chứ không phải là ở bên bờ Đại Tây Dương kêu gào chống Trung Quốc như những kẻ đã làm mất Hoàng Sa. Sách động nhân tâm chống Trung quốc là chiêu bài nham hiểm của bọn lưu vong khi chúng muốn Việt Nam và Trung Quốc đánh nhau đến lưỡng bại câu thương để chúng “tọa sơn quan hổ đấu”, để chúng thừa nước đục thả câu. Lúc đó chúng là kẻ hưởng lợi trên cảnh điêu linh của đồng bào ta!
Chiến tranh xảy ra thì ngọc đá đều tan, đó không phải là cái phúc của xã tắc nhưng lại là món lợi ngàn năm có một của các thế lực thù địch và bọn phản động trong và ngoài nước vì đó là thời cơ để chúng hòng “lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền nhân dân”, rước ngoại bang vào nhà để thỏa mãn mưu đồ đã trở thành bản chất của chúng là bán nước cho giặc để được “vinh thân, phì gia”, ấm no cho chúng và gia tộc của chúng chứ chẳng bao giờ chúng nghĩ cho nước cho dân đâu! Trái lại, những kẻ ấy càng lợi dụng phá thêm, thậm chí mong muốn “Trung Cộng đánh thẳng vào Hà Nội giết sạch Việt Cộng” năm 1979. Bọn Fulro và bọn khủng bố tiền thân của “Việt Tân” đã nhân cơ hội chiến tranh đó mà “đục nước béo cò” đánh phá vào trong nước, đem tiền giả, ma túy, súng đạn vào khủng bố. Những kinh nghiệm từ lịch sử vẫn còn rành rành.
Đến hôm nay, nếu chiến tranh diễn ra thì cả Trung Quốc và Việt Nam đều chịu thiệt hại. Chúng ta sẽ chịu thiệt hại rất lớn về sức người sức của, kinh tế giảm sút mọi mặt, đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng nếu duy trì cuộc chiến lâu dài, chưa biết thắng thua. Chúng ta nên tranh thủ luật pháp quốc tế, sự ủng hộ của thế giới nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo, giữ gìn hòa bình và sự ổn định trong khu vực. Dù vậy, chúng ta vẫn sẵn sàng cầm súng chiến đấu nếu Trung Quốc nổ súng gây chiến tranh, đe dọa quyền lợi quốc gia và sự tồn vong dân tộc; tuy nhiên đó là biện pháp bất đắc dĩ, biện pháp cuối cùng khi không còn sự lựa chọn nào khác. Chúng ta luôn trân trọng hòa bình. Vì thế, ta không hy sinh và dùng chủ quyền đánh đổi hòa bình phụ thuộc. Những năm tháng chống Trung Quốc (1979-1991) đã cho chúng ta thấy rất rõ sự nhất quán trước sau như một, chúng ta vừa đánh để giành chủ quyền vừa tìm cách giữ cho nó trong sự kiểm soát, không để bất kỳ thế lực thứ ba nào lợi dụng, khoét sâu, kích động để leo thang cuộc chiến, cố gắng vãn hồi hòa bình, cố gắng tránh xung đột quy mô lớn. Đó là bài học lịch sử mà mỗi chúng ta cần nắm rõ để đập tan mưu đồ của bọn phản quốc!
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét