Từ
thực tế trên, để khắc phục căn bệnh đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức;
phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả tình trạng tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lợi
ích nhóm, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: Thứ
nhất, về nhận thức: Việc đẩy lùi, đánh đuổi “giặc nội xâm” trong thời bình là
cuộc chiến cam go trong mỗi tổ chức, mỗi cá nhân, nhất là với những người là đồng
chí, là cấp trên, cấp dưới..., trong khi các đối tượng này lại thường xuyên “đổi
màu”, thủ đoạn rất tinh vi. Tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm… không
thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Do vậy, cần đề cao truyền thống đại
đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống văn hóa, trọng danh dự; đề cao nhận thức tư
tưởng và tình cảm, tri ân sâu sắc hàng triệu đồng chí, đồng bào nhiều thế hệ đã
phải trải qua bao gian khổ, hy sinh để có cơ đồ Tổ quốc Việt Nam như ngày nay. Một
trong những bài học lớn về sự thành công sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới
của các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị, tổ chức xã hội…
là quán triệt, học tập nắm vững các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng
tạo vào thực tiễn; cán bộ “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, như lời
Bác Hồ căn dặn “Việc gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm, việc gì có hại cho
dân thì kiên quyết tránh”. Việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt các chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cần được tiến hành
thường xuyên, không để tình trạng “học xong là xong”.Thứ
hai, cần đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cả về tư tưởng,
chính trị, tổ chức, đạo đức và cán bộ. Công tác cán bộ phải quán triệt, thấu suốt
và thực hiện thật tốt quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại
phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 11-8-2021: “Làm tốt
hơn nữa công tác cán bộ, nhất là việc quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ để lựa
chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài; thật sự “cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư”; thật sự tâm huyết vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo
của bộ máy Chính phủ và chính quyền các cấp…Kiên
trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với đẩy
mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để “không thể, không
dám, không muốn, không cần tham nhũng”.Thứ
ba, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tư pháp đã được quy định
rõ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, cần
tăng cường các biện pháp cụ thể. Ví dụ, đối với ngành xây dựng, để giám sát, điều
tra các dự án đầu tư công, cần tăng cường kiểm tra chất lượng, khối lượng đã
thi công thực tế, đối chiếu với với tổng vốn đầu tư thiết kế thi công thì sẽ biết
ngay. Thời
gian qua, tình trạng hợp thức hóa hợp đồng, hóa đơn chứng từ mua bán để nâng
giá, rút tiền công quỹ; cá biệt một số nơi còn lập các “dự án ma” để tham ô tài
sản của Nhà nước… gây bức xúc dư luận. Do vậy, việc kiểm tra hồ sơ quyết toán
phải được chỉ đạo trực tiếp, sát sao, thường xuyên. Cần xử lý nghiêm minh các lực
lượng làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… có hành vi tiêu cực, nhũng
nhiễu, hoặc năng lực, trách nhiệm yếu kém. Thứ
tư, trong các chủ trương và giải pháp chống tham nhũng, tiêu cực, việc làm chuyển
biến nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn dân có ý nghĩa quyết định.
Công tác thông tin, tuyên truyền cần tập trung làm tốt hơn, quyết liệt và cụ thể
hơn. Cần bám sát thực tiễn; phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin đại
chúng, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật), nhằm “bóc trần”
sự thật về những hành động “giả nhân, giả nghĩa”, sự tham lam không giới hạn,
trái với luân thường đạo lý, trái với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, của
dân tộc… của một số phần tử cơ hội trên từng lĩnh vực, để cán bộ, đảng viên và
nhân dân nhận diện, lên án; chỉ rõ họ chính là thủ phạm làm giảm uy tín, sức mạnh
lãnh đạo của Đảng, cản trở sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Cùng với đó, cần
tăng cường định hướng, tạo dư luận tích cực trong mọi lĩnh vực; tôn vinh, ủng hộ
những người có dũng khí tố giác, đấu tranh phê bình những hành vi tiêu cực,
tham ô, tham nhũng; chỉ đạo cụ thể hơn hoạt động giám sát, phản biện của các
đoàn thể chính trị và nhân dân trong phòng chống tiêu cực, lợi ích nhóm. Lịch
sử nhân loại, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây không nể trọng và tôn vinh những
người để lại “kho vàng, kho bạc” cho con cháu thụ hưởng. Điều cao quý nhất được
lưu truyền, tôn vinh là giá trị cống hiến cho quốc gia, dân tộc và nhân loại. Đội
ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng đã có quá trình học tập, công tác, cống hiến, được
Đảng và nhân dân giao chức vụ, quyền hạn, phải luôn thấy rõ, đó là cơ hội để được
phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Với
trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam, chúng ta tin tưởng, với sức mạnh đại đoàn kết dân tộc,
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta sẽ ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, lợi
ích nhóm, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
đi ngược lại lợi ích của Đảng, của dân tộc và công cuộc đổi mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét