Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; đẩy mạnh việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong mỗi cán bộ, đảng viên.

 Việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trải qua quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên sẽ nắm vững những quan điểm, chủ trương về xây dựng Đảng; củng cố bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh; năng lực, phương pháp, tác phong công tác tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật cao trong công tác và trong quan hệ với quần chúng nhân dân. Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa XIII đặc biệt nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn ý thức đầy đủ về trách nhiệm, "đúng vai, thuộc bài", thật sự chuyên nghiệp, làm tốt nhiệm vụ được giao, phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước”[1].  Từ đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên mới có đủ khả năng và điều kiện để đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đặt ra, trong đó có nâng cao chất lượng xây dựng Đảng về đạo đức. Mọi nhiệm vụ dù là nhỏ nhất, nếu không có những con người phụ trách đủ đức, đủ tài, đủ bản lĩnh, khả năng và trách nhiệm thì nhiệm vụ đó khó có thể hoàn thành.

Thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình, Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa XIII khẳng định cần phải “đề cao và thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, “dĩ hòa vi quý”. Kịp thời phát hiện và kiên quyết ngăn chặn biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”[1]. Mỗi tổ chức cũng như mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp cao, chủ chốt đứng đầu cần tự giác, trung thực, tự phê bình thật nghiêm túc, khách quan có lý, có tình, mang tính xây dựng. Tập trung kiểm điểm về trách nhiệm đối với công việc và nhiệm vụ của đơn vị; về phẩm chất cá nhân của mình trên tất cả các mặt từ nhận thức, tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đến quan hệ với quần chúng... Và thông qua việc nêu gương tự phê bình và phê bình để củng cố lòng tin, tinh thần đoàn kết trong tổ chức, tập hợp lực lượng thực hiện nhiệm vụ tốt nhất. Đây cũng là một biện pháp quan trọng để làm trong sạch Đảng, cũng như trong nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Trong mỗi cuộc họp, cán bộ, đảng viên có phát huy được quyền, trách nhiệm của bản thân và phải thể hiện thái độ rõ ràng trước cái đúng, cái sai, cái tích cực và cái hạn chế, sai sót cần phải khắc phục, sửa chữa để làm cho bản thân mình tiến bộ hơn.

Khi tiến hành tự phê bình và phê bình, cán bộ, đảng viên phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải tự nhận và phải có kế hoạch sửa chữa một cách nghiêm túc. Trên tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng phê bình với động cơ xấu. Cấp ủy các cấp nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, nêu gương bằng hành động thực tế. Xây dựng quy định nêu gương tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người tốt, ủng hộ bảo vệ lẽ phải, dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét