Hiện nay, dân tộc kinh chiếm khoảng 85,3`% dân số
cả nước. Các dân tộc thiểu số còn lại chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước. Các
dân tộc thiểu số có 6 dân tộc có số dân 1 triệu người trở lên như: Tày, Thái,
Mường, Nùng, Mông, Khơ me; 33 dân tộc có dân số từ 10 nghìn người đến 1 triệu
người; 14 dân tộc có dưới 10 ngìn người, trong đó có một số dân tộc chỉ có mấy
trăm người như dân tộc: Ơ đo, Pu péo, Si
la, Brâu, Rơ măm...
Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh
tự nhiên nên các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế xã hội không
đều nhau. Các dân tộc sống ở vùng thấp có trình độ phát triển kinh tế - xã hội
cao hơn các dân tộc ít người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Hiện nay có một
số dân tộc đạt trình độ phát triển tương đối cao như Tày, Thái, Mường, Nùng,
Ngái, Sán Dìu... Các dân tộc này biết canh tác ruộng nước, biết sản xuất hàng
hoá, cư trú ở vùng thấp, đô thị. Một số
dân tộc có trình độ phát triển thấp như La hủ, Cống, Mảng, Chứt..., do sống
bằng canh tác nương rẫy, tự cung, tự túc, cư trú ở vùng cao khó khăn, vùng sâu,
vùng xa, quen với cuộc sống du canh, du cư...
Bên cạnh nguyên nhân lịch sử và hoàn cảnh tự
nhiên, còn có nguyên nhân chủ yếu là do hậu quả của sự áp bức, bóc lột của chế
độ thực dân, phong kiến và đất nước phải liên tục đối phó với chiến tranh xâm
lược trong nhiều năm. Đây là nguồn gốc của sự không bình đẳng giữa các dân tộc
trên thực tế. Giải quyết hậu quả lịch sử này phải có quá trình phấn đấu tích
cực, bền bỉ, lâu dài mới làm cho các dân tộc từng bước tiến kịp trình độ chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét