Tính đến thời điểm này, xung đột vũ trang xảy ra giữa Nga và Ukraina mới diễn ra mới được khoảng gần 40 giờ đồng hồ… Thế nhưng thế giới và bách tính trong nước đã phần nào thấy được sự khốc liệt của chiến tranh. Chúng ta cách xa trận chiến hàng nghìn km nhưng cũng đã dấy lên nỗi sợ hãi, đau xót vì bom rơi đạn nổ. Vì sao, vì ngày nay công nghệ internet đã giúp phổ cập thông tin, hình ảnh đến mọi ngõ ngách thế giới, từng giờ, từng phút… Nhìn ra nước ngoài mà nghĩ nước mình. Một quốc gia mà trong vòng 100 năm gần đây thì có tới nửa thế kỷ chiến tranh liên tục (9 năm kháng chiến chống Pháp; 21 năm chống Mỹ; 10 năm chiến tranh chống xâm lược phương Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia). Thậm chí chỉ riêng số bom đạn đế quốc ném xuống tỉnh Quảng Trị trong 81 ngày đêm ước tính súc công phá đã gấp 7 lần quả bom nguyên tử “Litte Boy” ném xuống Hiroshima.
Một đất nước mà làng bản nào cũng có anh hùng, liệt sĩ, có Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; một dân tộc nào mà gia đình cũng có tấm bằng Tổ quốc ghi công… thì chắc chắn họ hiểu cái giá của hòa bình đắt đến nhường nào. Ấy vậy mà mỗi dịp đất nước kỷ niệm các ngày lễ lớn hoặc trải qua biến cố gì đó... , lại thấy một bộ phận quá khích, xét lại, kích động biểu tình, bạo loạn, tự “bôi mỡ dân chủ, nhân quyền vào chân cho kiến ngoại bang đến đốt”. Hãy nhìn vào các quốc gia đang chìm trong thuốc súng để thấy cái giá của hòa bình chúng ta đang có, để hiểu, người ta có thể biết thời điểm bắt đầu một cuộc chiến nhưng sẽ chẳng thể biết khi nào nó kết thúc. Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, đi ngang qua phố phường đổ nát đầy rẫy những chiếc xe cháy rụi.
Đừng quên rằng bạn đã từng có những con phố đầy ắp xe cộ và tiếng còi. Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn đi bộ 3km chỉ để nạp pin điện thoại ở một trạm gác của lính gìn giữ hòa bình. Đừng quên bạn đã từng có một tổ quốc, đầy ắp những nhà máy điện. Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn đi bộ 10km trong khói thuốc súng và nơm nớp lo dính đạn của một phe nào đó, nhận ổ bánh mì và chai nước khoáng từ đội tình nguyện Liên Hợp Quốc. Đừng quên rằng bạn đã từng có một đất nước thừa mứa lương thực và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Nếu sớm mai bạn thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn không gặp mẹ 3 tuần liền, bạn chỉ mới được nghe giọng của bà qua điện thoại vệ tinh, bà khóc và nói hôm qua pháo kích ngay đầu ngõ, người cha thân yêu của bạn đã qua đời. Đừng quên rằng, bạn từng có một đất nước tràn ngập sóng điện thoại và một gia đình đầy ắp tình yêu thương. Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn chẳng thể vào facebook, chẳng có youtube hay wifi, đường dây cáp quang quốc tế đã bị cắt, các nhà mạng dừng cung cấp dịch vụ. Đừng quên rằng, bạn đã từng có một đất nước tràn ngập sóng wifi, có thể vào tất cả các trang mạng với giá cực rẻ. Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn phải cầm súng bắn vào người khác. Đừng quên những giây phút cả dân tộc cùng cười, cùng khóc, cùng nắm tay nhau trong ngày đội tuyển U23 chiến thắng hôm qua. Nếu sớm mai thức dậy, đất nước có chiến tranh, bạn đứng trên một toà nhà cao tầng, nhìn thấy xung quanh đổ nát, những công viên, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, nhà hàng… mà ngày nào bạn đưa con cái đi ăn, vui vẻ với gia đình… bây giờ chỉ còn những vết đạn. Đừng quên, những gì bạn làm hôm nay có thể sẽ là hậu quả ngày mai. Ngọn cờ mọc xôn xao vòm cây xanh Dưới gốc cây Có dòng máu đỏ Ngọn cờ mọc trên nóc thành phố Mặt đất còn lởm chởm rào gai Những người cắm cờ năm Sáu tám Những người cắm cờ năm Bảy lăm Họ vắng mặt ngày vui sum họp Chúng tôi nhớ nhau nhìn vết đạn trên cờ Vết đạn trên cờ cháy lên câu hỏi: Có nơi đâu như đất nước mình Một ngày vui hoà bình Ba mươi năm súng nổ...? Ôi ngọn cờ đo hết mọi hy sinh. Đất nước ta đang trong giai đoạn xây dựng tiềm lực, nhân dân được sống trong hòa bình dù là chỉ mới hơn mấy chục năm thôi... dù còn nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận sự phát triển. Không thể vì những hiện tượng tiêu cực trong xã hội rồi đánh đồng với bản chất chế độ... CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Tình hình chiến sự thông tin mạng internet đang diễn ra phức tạp, không đơn giản chỉ là xem tin tức hay giải trí... Đặc biệt, âm mưu chống phá Nhà nước trên mạng xã hội (facebook) diễn ra ngày càng phức tạp. Các thế lực thù địch ban đầu tập trung tấn công vào tâm lý đám đông và dư luận, gây bất mãn trong quần chúng nhân dân nhằm kích động nổi loạn, bạo động, gây mất an ninh trật tự xã hội và lật đổ chính quyền. Thậm chí chúng tạo lý do liên quan đến nhân quyền, tự do tôn giáo để kêu gọi sự can thiệp của quân đội các nước khác, để giành chính quyền... Một số vụ điển hình gần đây như gây rối BOT Cai Lậy, biểu tình giáo dân ở Nghệ An, vụ Đồng Tâm... đều có các đối tượng đầu sỏ bên trong kích động. Các đối tượng này lợi dụng việc yếu kém trong công tác quản lý nhà nước ở một số khâu, lĩnh vực. Từ đó chúng quy chụp nói xấu chính quyền và xuyên tạc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nhiều đối tượng nguy hiểm đã được đồng bọn đón sang nước ngoài để đào tạo. Vì vậy, khi dùng mạng xã hội cần lưu ý:
1. Người nổi tiếng chưa chắc nói gì cũng đúng. Giả mạo người nổi tiếng là một chiêu thức mà bọn phản động thường dùng. Nhiều câu nói của lãnh đạo các cấp bị cắt ghép, không nằm trong ngữ cảnh nói, không được kiểm chứng và được tung lên với mục đích xấu, xuyên tạc...
2. Thông tin được chia sẻ nhiều chưa chắc là thật. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra nhận định hay chia sẻ.
3. Cái xấu bao giờ cũng lan truyền nhanh hơn cái tốt.
4. Các thông tin xuyên tạc nguy hiểm bao giờ cũng ẩn mình một cách kín đáo và khéo léo trong các vấn đề xã hội nhạy cảm, dễ gây bức xúc.
5. Cảnh giác cao độ, đừng quá cả tin. Hình ảnh, video hoàn toàn có thể làm giả... Hòa bình - thiêng liêng và cao cả lắm."
Nguyễn Thảo Lan Oanh Tạp chí NTQS Việt Nam/ Bài LL 47 tháng 3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét