Để
nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên
không gian mạng, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một
là, bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống quan điểm
sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội trước tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, không gian mạng phát triển như vũ bão,
thông qua “thế giới ảo”, các thế lực thù địch không đơn thuần sử dụng các
phương pháp truyền thống, chúng triệt để lợi dụng không gian mạng xã hội để
chống phá với các hình thức, phương thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Do vậy,
đòi hỏi nội dung, phương thức đấu tranh của chúng ta cũng phải đổi mới, bổ
sung, từng bước hoàn thiện cho phù hợp. Nội dung, phương thức đóng vai trò rất
quan trọng trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trên không
gian mạng. Nội dung đấu tranh phong phú, phương thức đa dạng, biện pháp phù
hợp, cụ thể, sáng tạo thì công tác đấu tranh mới có hiệu quả cao.
Hai
là, thực hiện có hiệu quả các giải pháp công nghệ, xử lý nghiêm các vi phạm
trên không gian mạng.
Cùng
với các giải pháp tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch trên không gian mạng, cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp công nghệ như:
Bảo vệ tốt thông tin cá nhân, kỹ thuật phát tán thông tin trên không gian mạng,
kỹ thuật phân tích điều tra, ngăn chặn, bóc gỡ khóa tài khoản của đối phương,…
có vị trí rất quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi trong đấu tranh phòng,
chống, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng hiện nay.
Ba
là, cần xác định công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng là nhiệm vụ quan
trọng, thường xuyên, lâu dài, tránh tư tưởng xem nhẹ, buông lỏng, mất cảnh
giác.
Công
tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, phản bác các thông tin xuyên tạc, sai trái,
thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần xác định là nhiệm vụ quan trọng
thường xuyên, lâu dài, khó khăn và quyết liệt, do vậy cần tuyệt đối tránh tư
tưởng xem nhẹ, lơ là, buông lỏng, mất cảnh giác. Cần lấy chính các phương tiện
truyền thông mới và không gian mạng làm phương tiện và nền tảng chủ đạo để khắc
chế thủ đoạn dùng không gian mạng để chống phá ta của các thể lực thù địch theo
phương châm “lấy độc trị độc”, tận dụng những ưu thế của phương tiện truyền
thông mới để phản tuyên truyền lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù
địch.
Bốn
là, giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực của hệ thống cơ quan chuyên
trách đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Giữ
vững và phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực của hệ thống cơ quan chuyên trách
đấu tranh tư tưởng, lý luận, các cơ quan tuyên giáo, báo chí của Đảng; mở rộng
các kênh, lực lượng thông tin rộng khắp, làm chủ không gian thông tin trong
nước và không gian mạng. Có cơ chế chỉ đạo thông tin thống nhất, hiệp đồng
thông tin đồng bộ, tác chiến thường trực, đa dạng, đa tuyến. Kết hợp thông tin
phản bác của các cơ quan báo chí chính thống với các kênh truyền thông khác,
theo phương thức lấy thông tin chủ đạo từ các cơ quan báo chí làm thông tin
nguồn để lan tỏa trên không gian mạng, tận dụng tính năng siêu kết nối xã hội
của các phương tiện truyền thông mới, truyền thông xã hội, tích hợp tính năng
chia sẻ thông tin của các báo, tạp chí điện tử đến một số ứng dụng truyền thông
xã hội lớn.
Coi
trọng công tác dự báo khoa học về những xu hướng truyền thông mới tác động trực
tiếp tới sự thay đổi về thủ đoạn, cách thức, phương tiện chống phá kiểu mới của
các thế lực thù địch, phục vụ trực tiếp cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sát, đúng,
trúng, có tầm nhìn chiến lược, chủ động trong mọi tình huống. Kết hợp các giải
pháp về nội dung với các giải pháp kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ an ninh
bao gồm việc chặn lọc, vô hiệu hóa, đấu tranh với các nhà cung cấp các phương
tiện truyền thông xã hội nước ngoài, gỡ bỏ thông tin xấu độc, răn đe, xử lý
hình sự để tạo hiệu quả đấu tranh tổng lực.
Năm
là, xây dựng hệ thống bài viết chuyên luận chuyên sâu phản bác những quan điểm
sai trái, thù địch bằng lý luận và thực tiễn khoa học với hệ thống luận cứ,
luận chứng chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Chú
trọng xây dựng hệ bài chuyên luận chuyên sâu phê phán, phản bác, bẻ gãy từ gốc
những luận điệu xuyên tạc, những quan điểm sai trái, thù địch bằng lý luận và
thực tiễn khoa học với hệ thống luận cứ, luận chứng chặt chẽ, có tính thuyết
phục cao giúp độc giả hiểu sâu sắc, thấy rõ bản chất vấn đề, từ đó có niềm tin
khoa học vững chắc vào nền tảng tư tưởng của Đảng.
Sáu
là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác đấu tranh chống quan điểm
sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội.
Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác đấu tranh phản bác các luận
điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội theo
định hướng, chỉ đạo thống nhất; đồng thời, giao mỗi ban ngành, đoàn thể, địa
phương, đơn vị phải xây dựng lực lượng, hệ thống, kế hoạch tuyên truyền. Thường
xuyên nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, trong
các tổ chức đoàn thể, khắc phục tình trạng mơ hồ về chính trị trong cán bộ,
đảng viên và trong quần chúng nhân dân.
Thường
xuyên gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng, tuyên truyền giáo dục chính trị với
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần phòng, chống
“diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch.
Lãnh
đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh
thần chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân
thấy rõ “tính hai mặt” của mạng xã hội, hiểu biết đầy đủ những thủ đoạn hoạt
động và nội dung chống phá của các thế lực thù địch, mức độ nguy hại của “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh
là vấn đề hết sức quan trọng. Thường xuyên nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội
trong quần chúng nhân dân, định hướng thông tin chính xác, kịp thời nhằm tạo
khả năng “miễn dịch”, “tự đề kháng” trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của
các thế lực thù địch để chủ động tiến công, kiên quyết đấu tranh không khoan
nhượng với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, phản bác, đẩy lùi những luận
điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, kích động, góp phần ổn định tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bảy
là, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, đa dạng hình thức đấu tranh
chống “diễn biến hòa bình”, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không
gian mạng xã hội.
Đổi
mới nội dung, phương thức đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch trong các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế,
văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh,… trên mạng xã hội; trong đó chú trọng
tuyên truyền, giáo dục truyền thống, định hướng giá trị, bồi dưỡng bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam cho thế hệ trẻ một cách khoa học, thiết thực, sâu rộng, có
tính thuyết phục cao, qua đó nâng cao khả năng đề kháng và phản bác của cán bộ,
đảng viên và người dân trước những luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù
địch.
Đẩy
mạnh và đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền, lựa chọn đúng nội dung và
luôn có những thông tin mới trong tuyên truyền, tăng cường thông tin đối ngoại.
Tiến hành điều tra dư luận xã hội để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cơ sở để xây dựng nội dung tuyên truyền, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kịp thời cung cấp thông tin,
định hướng tư tưởng trước các vấn đề xã hội, tạo thế chủ động trên mặt trận đấu
tranh trên mạng xã hội.
Tám
là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Ban Bí thư, Bộ
Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tiếp
tục triển khai thực thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16-9-2013
của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “về tăng cường công tác bảo đảm an toàn
thông tin mạng”, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17-6-2014 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình
hình mới, Thông báo số 17/TB-VPTW, ngày 23-8-2016 của Thường trực Ban Bí thư về
biện pháp cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; đặc biệt là Nghị
quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “tăng cường bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới” và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thực hiện Luật An ninh
mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
12-6-2018. Tuyên truyền sâu rộng về những hành vi bị cấm trong Luật an ninh
mạng, nhất là các hành vi sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống phá Nhà
nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc./.
VHT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét