Vụ “bác sĩ Khoa” nên
xem là một điển hình về việc lan tỏa thông tin ngỡ rằng tích cực nhưng lại là
tin giả. Do đó, cần có căn cứ xác đáng mới chia sẻ các thông tin, bài viết tích
cực, truyền cảm hứng.
(Thanhuytphcm.vn) –
Lan tỏa thông tin tích cực và các câu chuyện, các trạng thái (status) truyền cảm
hứng là trách nhiệm của tất cả các cán bộ, đảng viên cũng như của những người sử
dụng mạng xã hội có trách nhiệm. Tuy nhiên, việc thực hiện cần có những lưu ý
nhất định để có tác dụng và hiệu quả cao, tránh gây ra những trường hợp phản
tác dụng hoặc “chỉ cho có”, từ đó không còn thuyết phục được sự quan tâm của
người xem.
Đó là phải nêu “người
thật việc thật”, không tô hồng, không thêm thắt, không bôi đen…, đồng thời chọn
cho được những khía cạnh đắt giá, có thể làm lay động lòng người. Câu chuyện
“bác sĩ Khoa” năm 2021 là một thí dụ sinh động về việc nhiều người đã vội vàng
chia sẻ về một câu chuyện hư cấu mà cứ ngỡ là chuyện đẹp như cổ tích. Do đó,
tuyệt đối không vì bất kỳ lý do gì mà lan tỏa những chuyện không có thật hoặc
không có cơ sở để khẳng định nó đúng đắn; nếu tác phẩm là một sáng tác (truyện
ngắn, tiểu phẩm, phim với cốt truyện hư cấu…) thì phải nói rõ với người xem điều
đó.
Các bài viết, status,
video clip… cần sử dụng ngôn ngữ hợp lý, chừng mực, nhất là phải dẫn dắt câu
chuyện thế nào để hướng đến nhận thức và cảm xúc phù hợp cho người đọc chứ
không phải áp đặt; cần “nói giảm nói tránh”, dùng “uyển ngữ”… và tránh “tự
nhiên chủ nghĩa” hoặc để “sự thật trần trụi” dẫn dắt. Chẳng hạn, phê phán một
cá nhân có những ngôn từ dung tục mà lại “trích dẫn” chính xác các lời ấy thì
khác nào làm người đọc tiếp nhận điều tiêu cực ấy thêm lần nữa! Nếu có “diễn đạt
lại” thì cũng không được làm sai lệch bản chất sự việc.
Bên cạnh đó, khi lan
tỏa thông tin tích cực hoặc phản bác thông tin xấu độc cần quan tâm đến tính
truyền cảm hứng từ cả trong câu chuyện, cách thể hiện câu chuyện và phương thức
truyền tải câu chuyện đó. Chẳng hạn, một thông tin tốt cần lan tỏa phải thực sự
phù hợp, chính xác, chú ý tính tự nhiên, giản dị (không “lên gân”, không cầu kỳ),
thông qua các kênh nào hiệu quả nhất (như một video clip cần phát ngay trên
không gian mạng thay vì đợi họp tổ dân phố mới phát thì nguội mất)… Tức là, hạn
chế dùng ý chí áp đặt của người chia sẻ mà hãy để tự bản thân câu chuyện, hình ảnh,
nội dung bộc lộ điều mình muốn nói.
Do đó, chúng ta nên để
bản thân câu chuyện và nhân vật gửi thông điệp đến người tiếp nhận, người làm
công việc truyền tải không nên tác động một cách sống sượng, để mục đích của
mình quá “lộ”, có khi làm “tuột” cảm hứng của người tiếp nhận. Chẳng hạn, với những
ý kiến sai trái về công viên Bến Bạch Đằng và công viên Mê Linh, nên để các
hình ảnh sinh động, đẹp mắt cùng sự phấn khởi của người dân tự tạo nên thông điệp
gửi đến người đọc, người thực hiện không cần dẫn dắt quá nhiều, dẫn đến nghĩ
thay người tiếp nhận, cũng không cần nặng nề phê phán người nọ người kia, khi
đó yếu tố cảm hứng có thể không còn nguyên vẹn…
Dù là bài viết,
status hay clip thì cũng chú ý ngắn, gọn, tránh có nhiều cách hiểu hoặc gây hiểu
lầm. Trong một tác phẩm nên tập trung nêu một vấn đề và giải quyết đến cùng vấn
đề đó thay vì nói nửa vời hoặc cùng lúc bàn nhiều việc. Chẳng hạn, trong một
clip về một gương điển hình, nên chọn chủ đề trọng tâm mà điển hình đó thể hiện
rõ nét nhất và tập trung phản ánh đầy đặn, thuyết phục, tránh lan man sang nhiều
nội dung khác khiến câu chuyện bị loãng, làm giảm sức hấp dẫn của người xem.
Đồng thời, nội dung cần
lan tỏa phù hợp với phương tiện và đối tượng cần hướng tới. Tức là, đối tượng,
phương tiện nào thì ngôn ngữ ấy. Thí dụ, ngôn ngữ của video là âm thanh và hình
ảnh thì phải lựa chọn âm thanh cho phù hợp, hình ảnh cần tuân thủ các quy tắc về
ánh sáng, bố cục…; ngôn ngữ của một bài viết là cách dùng và diễn đạt chữ nghĩa
sao cho súc tích, cô đọng, chính xác…; tác phẩm dành để tác động đến giới trẻ
thì cần có ngôn ngữ, câu chuyện của người trẻ, kể cả biết lồng ghép các trend
(xu hướng) phù hợp; tác phẩm dành cho cán bộ, đảng viên phải có sự nghiêm túc cần
thiết…
Nếu chúng ta sử dụng
tác phẩm của người khác thì cần ghi rõ nguồn của các tài liệu, hình ảnh, video
clip, nội dung… có liên quan; chú ý vấn đề sở hữu trí tuệ, như không sử dụng với
mục đích thương mại nếu chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu, không cắt cúp, chỉnh
sửa làm sai lệch nội dung, không lồng ghép các nội dung khác không phù hợp…
Hình ảnh từ trên cao
của công viên Bến Bạch Đằng trên đường Tôn Đức Thắng (Quận 1) sau khi mở cửa
cho người dân tham quan sau hơn nửa năm thi công, ngày 26/1/2022. (Ảnh:
VnExpress.net)
Hình ảnh từ trên cao
của công viên Bến Bạch Đằng trên đường Tôn Đức Thắng (Quận 1) sau khi mở cửa
cho người dân tham quan sau hơn nửa năm thi công, ngày 26/1/2022. (Ảnh:
VnExpress.net)
Đương nhiên, phải hết
sức cân nhắc đưa những vấn đề, nội dung đang có ý kiến khác nhau nhưng chưa được
cơ quan có thẩm quyền kết luận. Tương tự, không đưa những thông tin, hình ảnh,
tư liệu nội bộ cơ quan, đơn vị; không đưa thông tin một cách lập lờ để dẫn dắt
dư luận nhằm mục đích công kích cá nhân hoặc tổ chức với dụng ý không tốt.
Ngoài ra, chúng ta
còn nên đăng tải các bình luận, ý kiến nhận xét có văn hóa, có trách nhiệm và
có tính xây dựng về những vấn đề mà bản thân cho rằng nên có ý kiến hoặc đang
được dư luận xã hội quan tâm. Nhất là với các vụ việc đang “nóng”, nên đưa
thông tin từ cơ quan chức năng, nếu đưa ý kiến cá nhân cần tránh tạo tâm lý
kích động hoặc dẫn dắt dư luận một cách sai lệch; thể hiện bằng văn phong đúng
mực, tránh để bị quy chụp, xuyên tạc về thái độ, tư cách của cán bộ, đảng viên
nói chung.
Cuối cùng, cần chủ động
phản ánh với các cơ quan có chức năng hoặc với cấp ủy khi phát hiện, đồng thời
tích cực đấu tranh phản bác những trang, những thông tin sai trái, xuyên tạc,
tiêu cực…, nhất là trong sinh hoạt chi bộ. Việc phản ánh đó có thể giúp đồng
nghiệp, đồng chí có được thông tin cần thiết từ đó cảnh giác hơn và có biện pháp
ứng phó chủ động hơn, đồng thời có thể tạo điều kiện cho cấp ủy hoặc người am
hiểu vấn đề giải đáp, định hướng nhằm giúp bản thân và người khác hiểu rõ vấn đề
hơn. Bên cạnh đó, việc báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền là giải pháp cần
thiết để có biện pháp ngăn chặn, đấu tranh, phản bác hoặc các hình thức xử lý
khác phù hợp. Khi có những sản phẩm truyền thông phản bác có hiệu quả có thể đề
xuất với cấp có thẩm quyền thực hiện việc lan tỏa kịp thời, nhất là các sản phẩm
của các tổ chức hoặc cá nhân chính danh, có uy tín, thông tin có căn cứ, nội
dung và cách thể hiện thuyết phục… Tức là, chúng ta nên xem việc đăng tải kịp
thời các tác phẩm phản bác cũng là một hình thức lan tỏa thông tin tích cực, bởi
chính các tác phẩm đó góp phần quan trọng vào việc cung cấp thông tin, kiến thức
đúng đắn, chính xác, có định hướng đến với công chúng.
Nguyễn Minh Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét