TP Hồ Chí Minh diễn tập
tình huống xảy ra trên tòa nhà cao tầng ngày 30/10. (Ảnh: Thanhnien.vn)
Lắc thuyền tạo sóng
là thao tác bình thường của những người làm nghề chài lưới. Theo đó, sau khi thả
lưới, người ta bơi thuyền ra xa đón luồng cá, sử dụng hai chân giữ thăng bằng,
nhún, lắc cho thuyền dập dềnh để tạo sóng, xua đàn cá bơi vào lưới.
Trên không gian mạng
hiện nay, các thế lực thù địch ra sức bám vào các sự kiện của đất nước ta để “lắc
thuyền tạo sóng”, gây hoang mang tâm lý xã hội nhằm thực hiện mưu đồ đen tối...
Từ cuộc diễn tập thường
kỳ...
Ngày 30/10/2022, thực
hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh, các lực lượng công an, cơ quan
quân sự phối hợp với một số ban, ngành, địa phương ở TP Hồ Chí Minh tổ chức diễn
tập xử lý tình huống an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ.
Đây là cuộc diễn tập thường kỳ, được thông báo, tuyên truyền rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Mục đích của diễn tập nhằm kiểm tra, đánh giá
kết quả huấn luyện của các đơn vị, địa phương, tăng cường khả năng phòng thủ
dân sự, kỹ năng phối hợp các lực lượng, chủ động ứng phó, xử lý hiệu quả các
tình huống về an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ. Thông qua
diễn tập để nhân dân thấy được năng lực, cách thức tổ chức phối hợp thực hiện
nhiệm vụ của các lực lượng, củng cố lòng tin của nhân dân vào cấp ủy, chính quyền
và lực lượng chức năng với vai trò là chỗ dựa vững chắc của nhân dân. Diễn biến
và kết quả cuộc diễn tập đã phản ánh đúng mục đích, ý nghĩa và yêu cầu do Ban
chỉ đạo, Ban tổ chức diễn tập đề ra.
Ở các địa phương, hoạt
động diễn tập là nội dung nằm trong chương trình, kế hoạch huấn luyện hằng năm
của lực lượng công an, cơ quan quân sự các cấp. Tùy vào đặc điểm của từng đơn vị,
địa phương và yêu cầu thực tế, hình thức, nội dung, phương pháp diễn tập sẽ được
xác định phù hợp. Vào dịp cuối năm, bên cạnh hoạt động diễn tập của lực lượng
chức năng các cấp, còn có các hoạt động phối hợp ra quân tấn công, trấn áp tội
phạm. Các địa phương huy động lực lượng tuần tra, kiểm soát, duy trì trật tự an
toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, ứng phó với các tình huống thiên tai,
sự cố sập đổ công trình... Tất cả hoạt động ấy, dù diễn ra ở cấp độ, phạm vi
nào cũng đều công khai, được tuyên truyền rộng rãi, có sự tham gia của nhiều
thành phần, lực lượng... Những cuộc diễn tập thường kỳ, thường niên là hoạt động
bình thường, hoàn toàn không có yếu tố bất thường, bất ngờ, đột biến... như nhiều
thông tin lệch lạc, suy diễn, bịa đặt mà một số phần tử cực đoan có tư tưởng
thù địch rêu rao trên không gian mạng những ngày qua.
Vì sao lại có chuyện
“lắc thuyền tạo sóng”?
“Hóng biến”, “có biến
lớn”, “biến căng”... là những thuật ngữ được các đối tượng bất mãn có tư tưởng
thù địch với Đảng, Nhà nước sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền,
kích động, gây nhiễu loạn thông tin. Mục đích của họ là lèo lái dư luận hiểu
sai lệch bản chất của các sự kiện đã và đang diễn ra một cách bình thường. Bám
vào cuộc diễn tập như đã dẫn ở trên, họ cố tình “lắc thuyền” thật mạnh để tạo
làn sóng dư luận đi ngược lại mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của các sự kiện trong đời
sống xã hội. Họ cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, TP Hồ Chí Minh tổ chức diễn
tập, trong đó có các nội dung như chống khủng bố, giải tán tụ tập đông người,
thực binh xử lý tình huống an ninh trật tự, giải cứu con tin... là dấu hiệu cho
thấy sắp có “biến lớn”. Họ lấy việc cơ quan điều tra của Bộ Công an ra quyết định
khởi tố, bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gán
ghép vào hoạt động diễn tập của TP Hồ Chí Minh. Họ suy diễn rằng, đó là những
“bằng chứng” về tình hình an ninh trật tự và đời sống kinh tế-xã hội ở thành phố
này đang diễn biến phức tạp và sắp có biến động lớn?! Họ ngụy tạo các chứng cứ,
luận điểm, lấy giả làm thật để suy đoán, xuyên tạc về công tác phòng, chống
tham nhũng ở thành phố đông dân nhất cả nước nhằm hướng lái dư luận xã hội theo
hướng tiêu cực.
Có thể thấy, chiến dịch
tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch nhân các sự kiện này là từ những
cơn sóng thông tin tạo thành những đợt sóng dồn dập để gây hoang mang dư luận.
Chiến dịch tuyên truyền do những phần tử phản động cấu kết với các phương tiện
truyền thông phát tiếng Việt có tư tưởng thù địch ở hải ngoại thực hiện, đã
đánh lừa được không ít người nhẹ dạ, cả tin. Ở chừng mực nào đó, nó đã gây rối
ren trong một bộ phận dư luận xã hội, ảnh hưởng đến môi trường văn hóa, an ninh
trên không gian mạng và đời sống của một bộ phận cư dân đô thị. Không ít người
vì lo ngại, đã đến một số ngân hàng liên quan để rút tiền tiết kiệm trước kỳ hạn,
suy đoán vô căn cứ về những diễn biến đời sống kinh tế-xã hội ở TP Hồ Chí
Minh...
Sự tinh vi của chiêu
trò “lắc thuyền tạo sóng” trong các hình thức truyền thông, chiến dịch tuyên
truyền để thực hiện mục đích chống phá của các thế lực thù địch, không phải đến
bây giờ mới diễn ra. Từ trước đến nay, mỗi khi đất nước ta có các sự kiện quan
trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại, quốc phòng, an ninh... là lập
tức họ lại ký sinh, tầm gửi tư tưởng cực đoan, bất mãn, chống đối... để xuyên tạc
sự thật. Trong giai đoạn này, họ tiếp tục chĩa mũi dùi kích động, chống phá vào
TP Hồ Chí Minh bởi những lý do sau: Thứ nhất, những thông tin liên quan đến việc
khởi tố, bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm là một vụ án lớn, phức
tạp. Trong quá trình cơ quan chức năng đang thực hiện các thủ tục tố tụng, biện
pháp nghiệp vụ mở rộng điều tra, các thế lực thù địch nhân cơ hội này tung tin
thất thiệt, gây rối an ninh trật tự trên không gian mạng nhằm mưu đồ phá hoại.
Thứ hai, sau đại dịch Covid-19, với vị thế là đầu tàu phát triển, TP Hồ Chí
Minh đã và đang trên đà phục hồi nhanh chóng, mạnh mẽ các mục tiêu, chỉ số tăng
trưởng kinh tế. Hiện thực đời sống xã hội vận động theo xu hướng tích cực ấy là
điều các thế lực thù địch không bao giờ mong muốn. Họ tìm mọi cách để xuyên tạc,
lôi kéo, phá hoại. Thứ ba, việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù để
phát triển TP Hồ Chí Minh bên cạnh những thành tựu, thành tích đạt được đã bộc
lộ một số bất cập, hạn chế. Bám vào những “điểm nghẽn” bất cập này để xuyên tạc,
phá hoại là mục đích của các thế lực thù địch...
Chỉ ra những yếu tố
căn bản như vậy để thấy rõ hơn mục tiêu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù
địch. Họ không vô cớ “tạo sóng”, mà các chiến dịch tuyên truyền với mưu đồ chống
phá đều được tính toán, thực hiện ở những thời điểm dư luận xã hội có biểu hiện
tâm lý tò mò, hiếu kỳ; một bộ phận bộc lộ tâm lý hoang mang khi nhiều quan chức,
nhân vật "cộm cán" lần lượt sa lưới pháp luật...
Để không ai bị cuốn
theo thông tin thất thiệt, phản động
Tin giả (bao gồm cả
những thông tin lừa đảo, thông tin phản động) đang là vấn nạn của môi trường số.
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào ngày 4/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Hầu hết các vấn đề trong
cuộc sống con người đã sang môi trường số. Tin giả không chỉ là vấn nạn ở Việt
Nam mà là thách thức mang tính toàn cầu. Việc ngăn chặn thông tin xấu độc thực
sự là công việc khó khăn. Giải pháp căn bản là cần có sự vào cuộc tích cực, chủ
động của mọi bộ, ngành, các tổ chức, gia đình. Khi toàn xã hội vào cuộc thì mới
giải quyết được căn cơ vấn đề này trên không gian mạng...
Tận dụng triệt để tiện
ích công nghệ số, lợi dụng vào những khó khăn, thách thức trong quản lý, xử lý,
ngăn chặn thông tin xấu độc của các cơ quan quản lý Nhà nước, các thế lực thù địch
ngày càng thực hiện nhiều hơn, sâu hơn, rộng hơn, tinh vi hơn... các chiến dịch
tuyên truyền bằng thông tin thất thiệt, tư tưởng phản động. Thông tin trên môi
trường số cũng giống như luồng cá giữa đồng nước mênh mông, rất khó để có thể
ngăn chặn chúng. “Lắc thuyền tạo sóng” chỉ là một chiêu trò; xuyên tạc, lèo lái
dư luận hiểu sai lệch về các sự kiện thường kỳ, thường niên cũng chỉ là một
trong rất nhiều hình thức, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” do các
thế lực thù địch thực hiện. Cách tốt nhất chúng ta cần làm là nâng cao khả năng
miễn nhiễm, trình độ thẩm định, kỹ năng thanh lọc để không bị cuốn vào các
thông tin thất thiệt, phản động do các thế lực thù địch tung ra. Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên: “Không
cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”. Muốn phát huy được sức mạnh cộng đồng,
sức mạnh toàn xã hội trong môi trường số thì cán bộ, đảng viên phải thể hiện rõ
tinh thần, trách nhiệm tiên phong. Bắt đầu từ mỗi chi bộ, đơn vị, tổ chức trong
hệ thống chính trị phải nhất quán quan điểm “lấy xây để chống”, “lấy cái đẹp dẹp
cái xấu”. Chúng ta có mạng lưới thông tin từ hệ thống báo chí, truyền thông dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Đó là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của toàn
dân, toàn quân; là môi trường cung cấp, lan tỏa thông tin chính thống, tin cậy;
là cơ sở để nhận diện, đấu tranh vạch trần, đẩy lùi các luận điệu xuyên tạc,
thù địch...
Phan Tùng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét